Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao năng lực cảm thụ Văn ở học sinh lớp 6

VD3: Với nhóm truyện ngụ ngôn tiết 39, 40, 45, 51 trong hệ thống truyện dân gian có trong chương trình . Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản cần có những câu hỏi liên hệ để đảm bảo yêu cầu giáo dục của tiết học

Ví dụ :

? Theo em liệu Ếch có tránh được cái chết không ? Tránh bằng cách nào ?

? Đây có đơn thuần là câu truyện về con Ếch hay còn mang hàm ý nào khác ? Em hãy chỉ ra ?

 ( Văn bản Ếch ngồi đáy giiếng )

? Tai sao trong truyện " Thầy bói xem voi " dân gian không lấy người bình thường để xây dựng cốt truyện mà lại là các ông thầy bói mù ?

( Người sáng mắt có học mà cách nhìn không đúng ,sai lệch hậu quả cũng không kém )

? Trong truyện " Thầy bói xem voi " quan hệ giữa các nhân vật có ý nghĩa gì?.

Giáo viên bình: Đó chính là quan hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau của những cá nhân trong một tổ chức, một cộng đồng mà ở đây dân gian đã thu lại trong phạm vi mấy cơ quan trên một cơ thể con người. Từ đó chúng ta cần phải lưu ý trong quan hệ sống với tập thể (cụ thể là với gia đình, lớp, trường).

 

docx25 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao năng lực cảm thụ Văn ở học sinh lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? ở đây Âu Cơ sinh nở có gì khác lạ?
? Những đứa con của Âu Cơ có gì khác những đứa trẻ bình thường?
Đấy là dạng câu hỏi "tìm" . Từ đó nâng lên câu hỏi cảm thụ:
? Những chi tiết vừa tìm được có đúng với cuộc sống thực tế không? Vì sao?.
? Vậy các chi tiết đó có vai trò như thế nào trong truyện?
Học sinh trả lời:
- Tăng tính ly kỳ, hấp dẫn cho truyện;
- Khắc hoạ được tính chất kỳ lạ đẹp đẽ của các nhân vật.
Yêu cầu cao hơn:
- Đề cao sự thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi, khẳng định dòng dõi cao quý của dân tộc Việt Nam. Từ đó tự hào tôn kính tổ tiên.
GV hỏi tiếp ? Chi tiết 100 trứng trong cùng một bọc có ý nghĩa gì?
HS trả lời: thể hiện tinh thần đoàn kết thống nhất của nhân dân khắp mọi miền đất nước.
GV bình và nâng lên thành bài học giáo dục cho học sinh về tinh thần đoàn kết các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
VD2: Tiết 9: "Sơn tinh - Thuỷ Tinh"
Văn bản này (SGK) nội dung câu hỏi quá lớn, dễ làm, học sinh thấy khó khăn hoang mang khi chuẩn bị bài:
? Từ truyện "Sơn tinh - Thuỷ Tinh" em nghĩ gì về chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đây thực chất là câu hỏi thực hành - Tuy nhiên, với học sinh lớp 6 để trả lời câu hỏi này không hẳn là khó, nhưng cách cảm nhận như thế nào mới là hiệu quả. Từ đó giáo viên có các câu hỏi phụ:
? Theo em trồng và bảo vệ rừng có tác dụng như thế nào?
? Hàng năm nhân dân ta vẫn đắp đê ngăn lũ - việc làm này có cần thiết thường xuyên không? Tại sao?
? Gia đình em đã làm được gì để góp phần ngăn chặn lũ lụt, sạt lở đê điều và bảo vệ rừng?
? Nếu trên đường đi học về gặp một nhóm người đang chặt phá khu rừng đầu nguồn em sẽ xử lý như thế nào?
Đó là những dạng câu hỏi mang tính thực hành cảm hoá tự động để các em mạnh dạn bộc lộ nhận thức của mình.
VD3: Với nhóm truyện ngụ ngôn tiết 39, 40, 45, 51 trong hệ thống truyện dân gian có trong chương trình . Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản cần có những câu hỏi liên hệ để đảm bảo yêu cầu giáo dục của tiết học 
Ví dụ : 
? Theo em liệu Ếch có tránh được cái chết không ? Tránh bằng cách nào ? 
? Đây có đơn thuần là câu truyện về con Ếch hay còn mang hàm ý nào khác ? Em hãy chỉ ra ? 
 ( Văn bản Ếch ngồi đáy giiếng ) 
? Tai sao trong truyện " Thầy bói xem voi " dân gian không lấy người bình thường để xây dựng cốt truyện mà lại là các ông thầy bói mù ?
( Người sáng mắt có học mà cách nhìn không đúng ,sai lệch hậu quả cũng không kém ) 
? Trong truyện " Thầy bói xem voi " quan hệ giữa các nhân vật có ý nghĩa gì?.
Giáo viên bình: Đó chính là quan hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau của những cá nhân trong một tổ chức, một cộng đồng mà ở đây dân gian đã thu lại trong phạm vi mấy cơ quan trên một cơ thể con người. Từ đó chúng ta cần phải lưu ý trong quan hệ sống với tập thể (cụ thể là với gia đình, lớp, trường).
VD4: Văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Tiết 81, 82
Đây là một văn bản mang tính nhân văn cao, cốt truyện lại thực tế gần gũi với các em, giá trị của văn bản và cái cần học sinh cảm thụ nằm ở câu nói mà người anh thầm nói với mẹ về em gái mình: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn mà lòng nhân hậu của em con đấy".
Sau khi đã phân tích tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản của câu truyện, giáo viên đưa câu hỏi trên để học sinh thảo luận. Đây là câu hỏi cảm thụ ở dạng khá cao so với học sinh lớp 6. Nếu để nguyên câu hỏi, học sinh lớp 6 sẽ khó khăn bởi câu hỏi mang tính triết lý. Vì vậy, tôi thay đổi câu hỏi như sau:
? Suy nghĩ lúc này của người anh có gì khác so với suy nghĩ ban đầu về em gái mình?
? Điều gì đã làm cho người anh thay đổi suy nghĩ?
? Câu nói thầm của người anh với mẹ chứng tỏ điều gì?
Vậy, "bức tranh" lúc này có còn là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần nữa không? Nếu không thì "bức tranh" lúc này có ý nghĩa nào khác?
Giáo viên bình: Bức tranh không còn là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà nó đã trở thành nghệ thuật cảm hoá. Nghệ thuật đã làm nên cái đẹp, làm đẹp con người cả về tính cách, suy nghĩ. Nghệ thuật đã có tác dụng hoàn thiện vẻ đẹp của con người, xây dựng tình cảm trong sáng, cảm hoá những lỗi lầm. Lòng nhân hậu bao giờ cũng chiến thắng và cao đẹp hơn bất cứ thứ gì trên đời.
Qua lời bình, giáo viên cần nhằm nhấn mạnh cho học sinh sự tự nhận thức về mình, khẳng định lại mình và tiếp tục hoàn thiện mình để sống tốt hơn cho bản thân, cho cuộc đời.
VD5: Văn bản "Lao Xao" - Duy Khán. Tiết 113, 114
Cuối bài có một câu hỏi:
? Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh của các loài chim?
Đây là dạng câu hỏi cảm thụ trực tiếp. Muốn học sinh trả lời được câu hỏi này ở phần trên giáo viên phải làm tốt việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế giới loài chim có trong văn bản, với những nét nổi bật đáng chú ý: tiếng kêu, hình dáng, màu sắc, tập tính. Kết hợp với bài hát đồng dao để học sinh hứng thú hơn khi cảm nhận nét mới về làng quê qua văn bản. Đó là một làng quê bình dị như bao làng quê Việt Nam: Một góc vườn nhỏ, lao xao bướm và chim. Đó là quê hương, là nơi ta phải sống, học tập để xây dựng giàu đẹp hơn, đồng thời phải biết bảo tồn thiên nhiên giữ mãi những khoảng khắc lao xao của tuổi thơ.
VD6: Trong phân môn tiếng Việt - tiết 91 bài "Nhân hoá"
Ở tiết này nâng cao cảm thụ cho học sinh ở chỗ tìm và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của việc dùng các biện pháp nhân hoá trong nói, viết.
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài sách giáo khoa chỉ có một câu hỏi.
? Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ?
Lúc này, học sinh chưa học nhân hoá nên việc tìm phép nhân hoá đột ngột như vậy là không hợp lý. Giáo viên xây dựng lại hệ thống câu hỏi để học sinh cảm thụ từng bước:
? Yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu ví dụ?
? Chỉ ra các sự vật, con vật, đồ vật được nói tới trong khổ thơ?
- Ông trời, cây mía, kiến.
? Những sự vật, con vật, đồ vật ấy được miêu tả có những hoạt động, hành động gì?
- Mặc áo, múa gươm, hành quân.
Từ đó giáo viên đặt câu hỏi:
? Mặc áo, múa gươm, hành quân là những từ dùng để chỉ hoạt động của ai? (chỉ người).
? So sánh với cách diễn đạt thứ hai ta thấy cách một có gì hay?
- Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng.
- Kiến bò đầy đường.
Học sinh sẽ nhận ra cách 1 làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật gần gũi với con người và biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Giáo viên nhấn mạnh tác dụng của phép nhân hoá và cho học sinh tìm phát hiện phép nhân hoá ở các văn bản đã học.
II.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - KẾT QUẢ
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Cần nghiên cứu chương trình SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học, đối tượng học sinh...
2. Phương pháp vấn đáp trò chuyện
Dùng các hệ thống câu hỏi trong bài soạn giảng để vấn đáp trò chuyện cùng học sinh, tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ những cảm thụ, cảm nhận qua các tác phẩm văn học.
3. Phương pháp thực nghiệm
- Áp dụng và đề xuất từ đầu năm kế hoạch tiến hành
- Sau 4 tuần làm bài khảo sát, đánh giá tình hình và điều chỉnh, lên kế hoạch tiếp tục tiến hành.
II.3.2 Kết quả nghiên cứu
Sau thử nghiệm, tôi nhận thấy học sinh lớp 6 dần làm quen với cách học, không còn lúng túng khi soạn bài, trả lời câu hỏi. Cách diễn đạt của các em lưu loát hơn, đặc biệt là những câu hỏi cảm nhận có nhiều em (so với đầu năm) đã mạnh dạn trình bày suy nghĩ. Bài làm (nói - viết) của các em đã mang màu sắc "Văn" hơn là cách trả lời thông thường vụn vặt. Các kỹ năng nghe - nói- đọc - viết được nâng lên rõ rệt. Các câu sai ngữ pháp chỉ còn là số ít. Các em biết lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với câu trả lời. Năng lực phán đoán ngôn ngữ cũng nhanh nhạy hơn, đọc hiểu nhanh hơn. Đa số học sinh hiểu mục đích đối thoại khi vấn đáp, biết chọn lọc thông tin khi trả lời, định hướng trả lời chính xác hơn, bộc lộ cảm xúc rõ nét hơn, có thái độ học tập nghiêm túc so với đầu năm. Trong các bài viết, các em đã biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, kể, biết lồng ghép cảm xúc chân thành tự nhiên.
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN
Tóm lại: Dạy học Văn nói chung và dạy học văn ở học sinh lớp 6 là một việc làm đa dạng, đòi hỏi nhiều thao tác đồng thời, giáo viên phải dày công xây dựng kế hoạch bám sát thực tế học sinh, nghiên cứu kỹ chương trình môn học, có kế hoạch hướng dẫn từ đầu năm. Bên cạnh đó phải kiên trì hướng dẫn các đối tượng học sinh từ trung bình, yếu trở xuống.
Khi soạn bài phải dự kiến 2-3 tình huống câu hỏi, cách trả lời.
Thường xuyên khảo sát (3-5 phút) để kiểm tra quá trình vận dụng việc thử nghiệm.
Với những học sinh có năng khiếu phải kịp thời bồi dưỡng cho đề bài riêng về nhà làm, có câu hỏi cao hơn khi trên lớp, chấm chữa bài tay đôi để học sinh bộc lộc năng khiếu cảm thụ văn học.
Giáo viên phải nghiên cứu sưu tầm tài liệu có liên quan, tinh giản các câu hỏi SGK (nhưng không làm mất đi yêu cầu bài học). Thấy cần thiết những ngày đầu năm học phải có hệ thống soạn bài cụ thể với mỗi bài, giao học sinh về nhà soạn, giáo viên kiểm tra, nhận xét, bổ sung tuyên dương, nhắc nhở để các em tự tin, mạnh dạn học tập. 
Đồng thời giáo viên phải bám sát mục tiêu môn học, cấp học để từng bước đạt được kết quả ở các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Phát huy tính ság tạo của học sinh. Và cuối cùng là hoàn thành mục tiêu môn học, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên ở các lớp 7, 8, 9 với những yêu cầu cảm thụ cao hơn.
Học sinh: 
- Phải làm theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn
- Có đủ SGK, vở ghi chép. 
- Tích cực học tập.
- Mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ trong khi học cũng như khi kiểm tra.
III.2. Kiến nghị
- Tổ chức thường kỳ những hội thảo về phương pháp dạy môn Ngữ văn THCS theo thể loại văn bản để giáo viên có thể định hình phương pháp dạy hiệu quả cao hơn.
 Ngày 15 tháng 2 năm 2010
Người thực hiện
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân phối chương trình ngữ văn THCS - BGD
2. SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1-2 - BGD
3. Một số vấn đề về phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS - BGD.
4. Hỏi đáp kiến thức Ngữ văn 6 - NXBGD 2006
5. Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 6 của NXBGD 2005.
6. Phân tích - bình giảng tác phẩm Văn học dân gian của NXBGD-2003
7. Những bài tập tiếng Việt lý thú - NXBGD 1995.
8. Ôn tập Ngữ văn 6 - NXBGD 2006.
V. NHẬN XÉT CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
 VI. NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ ĐỔNG
*****
&?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nâng cao năng lực cảm thụ Văn 
ở học sinh lớp 6
 NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐÌNH MÔNG 
 ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG
 NĂM HỌC : 2009-2010
Chuyên đề Ngữ văn 9
ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN CÓ KẾT QUẢ
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu và hiện nay giáo dục là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng CNTT vào giảng dạy; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông trong những năm gần đây cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù có những thay đổi mang tính chiến lược đó nhưng chất lượng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ở một số môn, chất lượng chưa có chiều hướng tiến triển, nếu không muốn nói là “giẫm chân tại chỗ”, trong số đó có bộ môn Ngữ văn. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, Ngữ văn được coi là một trong những bộ môn quan trọng bậc nhất, được bố trí số tiết dạy nhiều hơn các môn khác, nhưng thái độ của người học và sự quan tâm của xã hội thì còn hạn chế rất nhiều. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có lẽ sự lúng túng, thiếu tính linh hoạt trong giảng dạy, trong phương pháp giáo dục của người thầy đã dẫn đến sự chán nản, xa rời bộ môn của người học. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của chất lượng môn Văn chưa cao. Trước tình hình chất lượng môn Văn có chiều hướng đi xuống; trước thái độ thiếu mặn mà của người học; trước thái độ chán nản, bê tha lúng túng của người dạy. Tập thể sư phạm môn Văn trường THCS Nam Ninh đã tìm cách tháo gỡ. nhưng rải rác đây đó vẫn có những đơn vị kiến thức nằm trong tình trạng luẩn quẩn “nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”, đặc biệt với một tiết trả bài Tập làm văn. Đây là đơn vị kiến thức mà nhiều thầy cô coi là phức tạp khó thực hiện theo quy trình và yêu cầu của giáo học pháp. Làm thế nào để chất lượng bài tập làm văn ở tiết sau cao hơn tiết trước? Đó là câu hỏi đặt ra cho tập thể các thầy cô giáo tham gia giảng day môn Văn ở trường THCS Nam Ninh. Sau nhiều năm trăn trở tìm tòi, cuối cùng chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng CNTT vào để tháo gỡ và đã có kết quả khả quan. Từ thực tế trải nghiệm đó, tổ Văn trường THCS Nam Ninh xin mạnh dạn đề xuất giải pháp “Ứng dụng CNTT để tiết trả bài Tập làm văn có kết quả”. 
PHẦN II : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Trước đây, trong các tài liệu chuyên môn cũng đã đề cập đến một tiết trả bài Tập làm văn. Cụ thể như tài liệu bồi dưỡng thường xuyên “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn ngữ văn THCS” của Nguyễn Thuý Hồng và Nguyễn Quang Ninh chủ biên (ở phần D. “Kiểu bài trả bài tập làm văn”) chỉ nêu ra một giáo án minh hoạ, trong đó không có những quy định cụ thể về quy trình của một tiết trả bài. Còn tài liệu “Phương pháp dạy học tập làm văn” (Giáo trình ĐHSP - chương trình cũ) lại nêu lên: “bước trả bài là bước cuối cùng trong tiến trình của một tiết trả bài Tập làm văn. Lại nữa, trong “Những vấn đề cơ bản về chương trình và sách giáo khoa mới” của Đỗ Ngọc Thống lại nêu ra hoạt động trả bài là bước đầu tiên trong giờ trả bài. Điều này rất khó thực hiện bởi vì các tài liệu không thống nhất quan điểm. Mặt khác, nếu thực hiện theo một trong những tài liệu đó thì kết quả và chất lượng ở bài Tập làm văn của học sinh trong tiết liền kề là không cao. Thực ra việc tháo gỡ cho một tiết trả bài Tập làm văn để có kết quả cao không phải là một chuyên đề mới. Cũng đã có nhiều giáo viên tìm cách đưa ra các giải pháp khác nhau. Tuỳ vào từng hoàn cảnh vùng miền, điều kiện đã cho những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong tiết trả bài Tập làm văn lại đưa đến kết quả và sự đồng thuận rất cao. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : 
Về mặt lý thuyết và giáo học pháp của một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình sau đây: 1. Quan sát (nhắc lại) đề bài. 2. Đáp án – thang điểm (dàn bài). 3. Đánh giá và nhận xét chung về những ưu, nhược điểm từ bài làm của học sinh. 4. Trả bài cho học sinh. 5. Sửa chữa những lỗi cơ bản. 6. Đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm. Trong thực tế, có một số thầy cô chưa ý thức được sâu sắc vai trò của giờ trả bài làm văn với ý nghĩa cần và vốn có của nó. Nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Học sinh chưa rút được kinh nghiệm cho lần làm bài tiếp theo. Hậu quả đó bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Việc chuẩn bị cho giờ trả bài chưa chu đáo (chấm bài, quan sát bài học sinh trên cơ sở đối chiếu với bài trước hoặc chất lượng đầu năm, cách tổ chức một tiết trả bài trên lớp,) - Thái độ của người chấm bài qua loa, tắc trách, đại khái. Thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự trân trọng động viên đối với thành tích của các em. Nhiều bài viết học sinh có điểm rất thấp nhưng không nhận được từ phía người chấm bất kỳ một sự hướng dẫn sửa chữa. Thậm chí nhiều giáo viên trút cả sự bực dọc lên bài làm của học sinh. - Nhiều giờ trả bài được thực hiện một cách qua loa tắc trách bằng cách giáo viên phát bài cho học sinh mà không sửa chữa hoặc hướng dẫn. Nếu có giáo viên nào đó có thực hiện đúng quy trình tiết trả bài như hướng dẫn thì thời gian lại không cho phép, nên thường rơi vào tình trạng cháy giáo án. - Khi sử dụng CNTT vào giờ học, đa số lại rơi vào trình chiếu, thiếu hướng dẫn kỹ năng hoặc thiếu tỉ mỉ trong sửa chữa. 
III/ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
A/ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP : 
1. Vai trò và ý nghĩa của tiết trả bài: Tiết trả bài tập làm văn là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ vốn liếng nhiều mặt của các em : vốn ngôn ngữ, vốn tri thức, vốn sống kết hợp với kĩ năng diễn đạt ở dạng văn bản viết. Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu; mà nhất là mặt yếu, mặt hạn chế của mình để rút kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn ngày một tiến bộ hơn. Có thể nêu ra đây nhiều ý nghĩa của việc chấm bài và tiết trả bài: 
* Về phía người giáo viên : 
- Đây là công việc lao động mà người dạy có thể đánh giá tình hình học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ văn.
- Thông qua chấm bài giáo viên có thể đánh giá kĩ năng của học sinh, mà đặc biệt là kĩ năng làm văn, kĩ năng viết văn. 
- Thông qua việc chấm bài và trả bài giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra những sai sót, những hạn chế của các em và giúp các em khắc phục trong những bài viết tiếp theo. 
- Lao động chấm bài là một việc làm có thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết của người thầy giáo đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh. 
- Có thể thấy cả tình cảm và cách ứng xử của thầy giáo đối với học sinh trong việc chấm bài và trả bài. 
- Qua việc chấm bài và trả bài, giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy học của mình và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ văn. 
* Về phía học sinh : 
- Bài làm là thành quả lao động sáng tạo của học sinh. Các em mong đến giờ trả bài để được biết thầy cô giáo đã đánh giá bài làm của mình như thế nào. Cho nên cũng dễ hiểu khi giờ trả bài là một trong những giờ học được các em trông đợi nhất, kể cả các em thường có mức điểm không cao cũng có tâm lí như thế. 
- Qua việc phân tích lỗi sai trong bài làm, học sinh có thể tự điều chỉnh và rút ra nhiều kinh nghiệm trong học tập nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn. 
- Điểm số cũng là điều quan trọng đ

File đính kèm:

  • docxSKKN_Ngu_van_6.docx