Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

1.Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).

- Giới thiệu về tác phẩm, nghệ thuật của tác phẩm

2. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Phân tích các phương diện cụ thể nghệ thuật của tác phẩm

+ Nghệ thuật 1.ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Nghệ thuật 2.ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Nghệ thuật 3.

- Bình luận về các phương diện cụ thể nghệ thuật của tác phẩm

3. Kết bài:

 - Đánh giá các phương diện cụ thể nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân.

 

doc43 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả làm văn phần truyện ngắn cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng qua hệ thống các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà, khi hiểu ra cớ sự , bà hiểu lí do của mối duyên này .Và từ chỗ xót xa cho con trai , bà chuyển sang thương xót con dâu; Chấp nhận con dâu mới không xét nét khen chê; Nén nỗi lo trong lòng bà an ủi, động viên khuyên nhủ con tin vào tương lai 
 - Sáng hôm sau , tâm trạng bà thay đổi hẳn. Trong bữa cơm nghèo , bà là người tạo không khí vui vẻ cho cả nhà. 
 - Đánh giá : Nghệ thuật; .Giá trị tác phẩm qua nhân vật bà cụ Tứ 
3.KẾT BÀI :
 Bà cụ Tứ là người mẹ bao dung , độ lượng , hết mực thương con . Người mẹ nghèo ấy bằng mọi cách nhen nhóm cho các con một niềm vui , niềm hi vọng . Chính niềm vui , niềm tin vào cuộc sống ngày mai ấy đã hướng con người vào những hành động thiết thực để tạo dựng một sống tốt đẹp hơn .
Sau khi lập dàn ý một số đề, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
1. Mở bài:- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
2. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
 3.Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
2.Phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm:
Dạng đề này thường yêu cầu:
*Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý 
Đề 1: Qua nhân vật Mị và A Phủ, anh ( chị) hãy phân tích giá trị hiện thực của truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm
2.THÂN BÀI:
- Hiện thực người dân lao động bị chà đạp
+ Thế lực cường quyền
+ Thế lực thần quyền
- Ý nghĩa của giá trị hiện thực
+ Thể hiện nhân quan sắc sảo của Tô Hoài
+ Tiếng nói tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống con người
3.KẾT BÀI: Chốt lại giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm
Mị và A Phủ  tuy cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều trở thành nô lệ cho nhà thống lí. Tuổi trẻ, thân xác, tâm hồn... bị chà đạp dã man. Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mị và A Phủ đối lập với cha con thống lí Pá Tra, khắc họa bi kịch của số phận, từ đó làm nổi bật giá trị hiện thực của truyện ngắn này. 
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA TÁC PHẨM
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
2. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan, trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
3. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
Đề 2: Qua nhân vật Mị và A Phủ, anh ( chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
*Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
b.THÂN BÀI:
-Tác giả cảm thông cho số phận của nhân dân lao động miền núi Tây Bắc tiêu biểu là Mị và A Phủ
- Qua đó, tác giả tố cáo tội ác của bọn phong kiến, địa chủ miền núi tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra
- Tác giả đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của người lao động
- Niềm tin vào con người, đến với cách mạng để đổi đời
c.KẾT BÀI: Chốt lại giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
Nửa thế kỉ đã trôi qua, truyện ngắn này vẫn đứng vững trước thời gian và thử thách của bạn đọc. Từ sự đổi đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài như muốn tâm sự cùng độc giả gần xa: muốn có sự đổi đời, muốn được sống trong tự do và hạnh phúc thật sự thì phải đấu tranh, phải một lòng đi theo cách mạng và kháng chiến. Đó là giá trị đích thực của áng văn này: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp.
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
2.Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
3. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
Dạng đề này thường yêu cầu:
Đề 1: Phân tích tình huống truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
*Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
	- Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
b.THÂN BÀI:
-Tình huống truyện là "cái tình thế xảy ra truyện" là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc" là "cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người" (Nguyễn Minh Châu).
	Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó nhân vật được bộc lộ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm.
-Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn: Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân xóm ngụ cư (bị người làng khinh bỉ) giữa lúc đói khát lại lấy được vợ.
-Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của truyện làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm:
 c.KẾT BÀI:
	- Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân.
	- Tình huống ấy không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: Niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất.
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG CỦA TÁC PHẨM
1.Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
2. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống:.....
- Bình luận về giá trị của tình huống
3. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
Đề 2: Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
b.THÂN BÀI:
- Sơ lược về cốt truyện
- Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ
+ Giới thiệu nhân vật
+ cách kể chuyện uyển chuyển, linh hoạt mang phong cách truyền thống nhưng cũng đầy sáng tạo
+ Dẫn dắt các tình tiết khéo léo làm mạch truyện liên tục biến đổi, hấp dẫn mà không trùng lập.: tuân theo lối trần thuật sự kiện theo trình tự thời gian, tạo nên một dòng chảy liền mạch, đan xen các hồi ức một cách tự nhiên.
+ Vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh( đồng hiện quá khứ, hiện tại, viễn cảnh tương lai)
+ Giọng điệu trần thuật: Nhịp kể chậm, giọng trầm lắng, nhiều chỗ hòa vào dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật.
-> Mang lại vẻ đẹp, sức hấp dẫn cho truyện ngắn; tình cảm của nhà văn.
c.KẾT BÀI: chốt lại nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Phát biểu cảm nghĩ
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
1.Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm, nghệ thuật của tác phẩm
2. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các phương diện cụ thể nghệ thuật của tác phẩm
+ Nghệ thuật 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Nghệ thuật 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Nghệ thuật 3....
- Bình luận về các phương diện cụ thể nghệ thuật của tác phẩm 
3. Kết bài:
 - Đánh giá các phương diện cụ thể nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân.
II/ Kiểu bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi: 
Đề: Anh (chị) hãy chọn và phân tích một đoạn nào đó trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để chỉ ra vẻ đẹp của văn xuôi Nguyễn Minh Châu. 
a. Mở bài : 
 - Giới thiệu Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, vị trí đoạn trích cần phân tích “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”
 - Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích mà đề yêu cầu phân tích.
b.Thân bài: Phân tích vẻ đẹp văn xuôi
- Tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Giọng điệu chủ đạo
- Vẻ đẹp nhân văn: Tình mẫu tử tuyệt đẹp.
Cội nguồn làm nên vẻ đẹp nhân văn của đoạn văn nói riêng và của tác phẩm nói chung là lòng yêu thương, sự cảm thông đối với con người
( Mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn bằng cách diễn dịch hoặc quy nạp và được liên kết bằng các câu từ chuyển ý)
c. Kết bài : 
- Khẳng định vẻ đẹp nhân văn: Tình mẫu tử tuyệt đẹp được tác giả thể hiện trong đoạn trích
- Vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm.
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM
1.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,)
- Dẫn nội dung nghị luận.
2.Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm, đoạn trích.
- Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
3. Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
 III. Dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Dạng đề này thường yêu cầu:Phân tích tác phẩm để làm rõ một ý kiến hoặc một nhận định nào đó
Đề: Nguyễn Trung Thành đã từng nói về tác phẩm của mình: “ Rừng xà nu” là truyện của một đời và được kể trong trong một đêm.
Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để làm sáng tỏ điều mà nhà văn đã nói.
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- “ Rừng xà nu” là truyện của một đời và được kể trong trong một đêm.
b.THÂN BÀI:
Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
Phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ điều nhà văn nói:
+ Rừng xà nu là truyện của một đời nhân vật Tnú: anh là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng Xô Man. Khi Tnú đi làm liên lạc, anh bị giặc bắt và tra tấn dã man. Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay mà anh vẫn không thèm kêu vanTnú là người sống rất tình nghĩa: là người chồng, người cha có trách nhiệm ( xông vào cứu mẹ con Mai chỉ bằng hai bàn tay không)Cùng với dân làng Xô Man, Tnú đã trải qua nhiều đau thương căm hờn, mất mát hi sinh để trưởng thành. Anh chính là nhân vật điển hình cho số phận và phẩm chất người dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên.
+ Rừng xà nu là truyện của một đời nhân vật Tnú nhưng được kể trong một đêm qua lời già làng bên bếp lửa nhà ưng: giọng kể trang trọng như truyền lại lại cho thế hệ sau những trang sử bi hùng của cộng đồng, lưu truyền cho con cháu một kinh nghiệm sống và chiến đấu. Cách kể như vậy gợi nhớ tới lối kể khan của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Câu chuyện mà cụ Mết kể là câu chuyện của thời hiện tại nhưng vẫn được kể như là câu chuyện lịch sử, với giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng của sử thi.
c.KẾT BÀI: Rừng xà nu là câu chuyện về một đời con người nhưng qua đó ta thấy số phận của một dân tộc
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
 1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn ý kiến).
 2. Thân bài:
	- Giải thích ý kiến: các khía cạnh, vấn đề được nêu trong đề bài.
	- Phân tích, chứng minh, bình luận:
	+ Phân tích các khía cạnh của vấn đề được nêu trong đề bài (dẫn chứng).
	+ Bình luận: 
	. Ý nghĩa (đối với văn học và đời sống).
	. Tác dụng (đối với văn học và đời sống).
	3 Kết bài
 - Thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề.
	- Liên hệ rút ra bài học.	 
IV/Kiểu bài nghị luận so sánh hai hoặc nhiều nhân vật trong một hoặc nhiều tác phẩm. 
Dạng đề này thường yêu cầu:
1.Phân tích so sánh hai nhân vật trong một tác phẩm
Đề 1 : Phân tích và so sánh tính cách của hai nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai nhân vật Việt và Chiến
b.THÂN BÀI:
*Những điểm giống nhau:
- Chiến và Việt là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Cả hai có lòng căm thù giặc sâu sắc, luôn khao khát ra trận trả thù nhà, đền nợ nước.
- Cả hai chị em đều là những đứa con hiếu thảo, giàu tình cảm với gia đình, với người thân, với quê hương.
- Việt và Chiến đều là những chiến sĩ trẻ, sớm lập được chiến công.
- Dù là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường nhưng vẫn còn nét ngây thơ, trẻ con
*Những điểm khác nhau:
- Chiến hơn Việt có một tuổi nhưng chị đảm đang, tháo vát, chính chắn hơn Việt
- Việt nhỏ hơn chị một tuổi nhưng ngây thơ, hồn nhiên.
* Đánh giá:
- Nghệ thuật
- Nội dung
c.KẾT BÀI: Chốt lại vấn đề
- Từ hai nhân vật Việt, Chiến, ta nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phát biểu cảm nghĩ
2.Phân tích so sánh hai nhân vật trong hai tác phẩm hoặc ba tác phẩm 
Đề: Hình tượng người phụ nữ gợi cho anh (chị) nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vợ nhặt ( Kim Lân), Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
a.MỞ BÀI: - Dẫn dắt vào nội dung đề
- Trong văn học Việt Nam, những trang viết về người phụ nữ luôn là những trang hay và đẹp nhất.
- Mỗi lần đọc Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vợ nhặt ( Kim Lân), Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu), tôi vẫn thường tự hỏi, trong tất cả những người phụ nữ ấy, ai là người khiến chúng ta phải suy nghĩ nhất? 
b.THÂN BÀI:
*Điểm khác biệt, tương đồng trong hình tượng người phụ nữ ở các sáng tác Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vợ nhặt ( Kim Lân), Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) :
- Khác nhau về cảnh ngộ.
- Nhưng thống nhất ở tâm hồn ẩn chứa những vẻ đẹp: chịu thương, chịu khó, đức hi sinh.
*Hình tượng nhân vật bà Hiền trong một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) có nhiều điểm khác so với các sáng tác trên:
- Giai cấp, hoàn cảnh sống
- Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật:
+ Bản lĩnh, dám sống, dám là chính mình bất luận thời thế đổi thay.
+ Tự trong
+ Ý thức sâu sắc về giá trị bản thân
-> Vẻ đẹp của nhân vật trong truyện là vẻ đẹp của con người hiện đại.
c.KẾT BÀI: Chốt lại nội dung vấn đề
- Tôi vẫn nghĩ trong cuộc sống này, không còn những cảnh ngộ éo le như người “ vợ nhặt” nhưng ở những kẽ ngách nhất của đất nước vẫn chưa hết những số phận như Mị, như người đàn bà miền biển. Nhưng những người như bà Hiền đang xa dần cõi đời này, một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Phải làm thế nào để nhân lên nhiều hơn gấp bội những hạt bụi quí- đó là điều chúng ta nên nghĩ tiếp.
- Phát biểu cảm nghĩ
Sau khi lập dàn ý đề bài, giáo viên chốt lại:
DÀN Ý CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN SO SÁNH HAI HOẶC NHIỀU NHÂN VẬT TRONG MỘT HOẶC NHIỀU TÁC PHẨM
1. Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh 
2. Thân bài:
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
	- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
- Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
3. Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
V/ Kiểu bài kết hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội
Đề 1. Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ đó, anh ( chị) hãy nêu trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Trong tác phẩm , Việt là nhân vật xuất hiện nhiều nhất ,vừa là cậu con trai mới lớn , vừa là một chiến sĩ gan góc , dũng cảm kiên cường và trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
b.THÂN BÀI:
 . * Nghị luận văn học:Nhân vật Việt
 - Giới thiệu.lai lịch , hoàn cảnh
 - Tính cách:
 +Việt là cậu con trai mới lớn , tính tình vô tư còn trẻ con , ngây thơ , hiếu động 
 + Với lòng căm thù giặc sâu sắc ,Việt thật chững chạc đường hoàng trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. 
 +Việt giàu tình yêu thương gia đình : Đối với má, chị, chú Năm, đồng đội: Việt quí mến, tin cậy hết lòng
 * Nghị luận xã hội: Trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Phấn đấu học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức
- Tham gia vào hoạt động bổ ích: thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh 
c.KẾT BÀI: Chốt lại vấn đề
- Từ hai nhân vật Việt, ta nghĩ về tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phát biểu cảm nghĩ
Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó, anh 
( chị) có suy nghĩ gì về lòng thương người của tuổi trẻ hiện nay.
*Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý
a.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, lòng thương người của tuổi trẻ hiện nay.
b.THÂN BÀI:
*Nghị luận văn học: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn
- Tác giả cảm thông cho số phận của người dân xóm ngụ cư phải chịu thảm cảnh nạn đói.
- Qua đó, tác giả tố cáo tội ác của bọn Pháp, Nhật. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, còn thực dân Pháp thì vơ vét thóc gạo.
- Tác giả đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của người lao động
- Niềm tin vào con người, đến với cách mạng để đổi đời
* Nghị luận xã hội: Lòng thương người của tuổi trẻ hiện nay
- Quan tâm đến những người khó khăn, bất hạnh
- M

File đính kèm:

  • docDuyen- DE TAI-2014-2015.doc