Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp dạy tiết tự chọn về cách giải bài toán Axit Nitric - Lê Thị Mỹ Linh
C©u 5 (CĐ-08): Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 6: Hòa tan 2,16 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được V lít (đktc) khi NO duy nhất. V bằng
A.0,224lit B. 0,336li C. 0,448lit D. 2,24lit
Câu 7. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là:
A. 69%. B. 96%. C. 44% D. 56%.
Câu 8: Hoà tan a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 4,48 lit
( đktc) hỗn hợp khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1: 2: 2. Giá trị của a là:
A. 14,04g B. 70,2g C.35,1g D. 15.05g
Câu 9: Lấy 9,94g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu cho tan trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lit khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng muối khan tạo thành là:
A. 39,7g B. 29,7g C. 39,3g D. 40,18g
Câu 10:( ĐH 2009A) Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg. B. NO2 và Al.
C. N2O và Al. D. N2O và Fe.
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Hơn thế nữa, thông qua các đề thi đại học, cao đẳng hiện nay tôi nhận thấy trong đề thi có nhiều bài tập liên quan đến axit nitric. Và trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài toán này vì không cân bằng được các phản ứng oxi hóa khử hoặc không định hướng được cách giải dù bài toán khá đơn giản. Chính vì thế, giáo viên cần phải dạy cho học sinh hiểu rõ bản chất, cách giải tự luận của một số dạng bài toán đơn giản về axit nitric. Sau đó, giáo viên hình thành cho học sinh các cách giải nhanh, đáp ứng được yêu cầu kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan. Từ năm 2010 đến nay tôi nhận thấy trong các đề thi đại học, cao đẳng tác giả đã hạn chế cho những kiểu bài toán ráp trực tiếp công thức giải nhanh để tìm đáp án nhưng muốn dùng công thức nhanh thì trước tiên thí sinh phải suy luận kỹ để thây được bản chất của bài toán. Từ những hạn chế này và những yêu cầu về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nay tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm đã áp dụng có hiệu quả trong việc khắc phục trình trạng học sinh còn yếu kém và nâng cao kỹ năng giải bài toán axit nitric của cả học sinh khá tốt. Đó là: Một số phương pháp dạy tiết tự chọn về cách giải bài toán axit nitric. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Ngành Giáo dục tỉnh nhà đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên có cơ hội mở rộng kiến thức mới phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy – học. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường đã đầu tư Internet và hỗ trợ 3G cho giáo viên để nhanh chóng tập nhật thông tin, tìm kiếm tài liệu giúp cho người dạy học có điều kiện chiếm lĩnh những kiến thức khoa học hóa học mới nhằm theo kíp sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển lớn mạnh. Đội ngũ giáo viên của tổ hóa trẻ, nhiệt tình năng động, có sự cầu tiến nên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao tay nghề. Học sinh của trường nhìn chung chăm ngoan, nhiều em có năng lực tốt trong học tập và đa số các em yêu thích môn hóa. Cơ sở vật chất của các trường khá đầy đủ về phòng học, phòng chức năng, phương tiện dạy học đề hỗ trợ giảng dạy khá tốt. 2. Khó khăn Học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, phương tiện thông tin đại chúng, Internet chưa có ảnh hưởng lớn trong quá trình tìm kiếm thông tin, tư liệu phục vụ việc học tập năng cao kiến thức của học sinh. Đội ngũ giáo viên dạy môn hóa ở trường trẻ nên còn nhiều hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy. Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên thường cung cấp thông tin mà ít tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, chưa thể gây được hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tuyển vào có chất lượng thấp , đa số học sinh có học lực trung bình, kỹ năng suy luận và tính toán kém. Khả năng tự học của các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên lớp của nhiều học sinh còn nặng nề. Qua những năm giảng dạy tại trường phổ thông tôi nhận thấy rất nhiều học sinh cứ loay hoay viết rất nhiều phương trình phản ứng khi cho hỗn hợp kim loại hoặc oxit kim loại tác dụng với axit nitric. Điều đó, sẽ mất nhiều thời gian làm bài và đôi khi không làm ra được kết quả. Để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của bộ môn hóa học nói chung và bài toán về axit nitric nói riêng, hình thành kỹ năng giải bài toán hóa học cho học sinh. Tôi xin xây dựng nội dung bài dạy thông qua tiết tự chọn dùng cho học sinh khối 11 ban cơ bản với chủ đề: “ Giải bài toán về axit nitric” 3. Số liệu thống kê Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã dạy nội dung này cho 3 lớp 11C3, 11C6 và 11C8( Năm học 2008-2009); Ban Cơ bản: 2 lớp (11C6 và 11C8) thuộc đối tượng trung bình- khá, Ban KHTN(11C3) thuộc nhóm lớp khá - giỏi. Sau 2 tiết dạy tôi có 15 phút để kiểm tra nhận thức của học sinh với 02 câu bài tập tự luận và 5 câu trắc nghiệm, kết quả đạt được như sau : A. Tự luận(5đ) Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 2,24 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp trên. Tính số mol HNO3 đã dùng Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6,81 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dd HNO3 đặc nóng thu được 1,344lít NO2 ở đktc . Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên? B. Trắc nghiệm(5đ) Câu 1: Cho 1,92 gam Cu tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng thu được V lit khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là A.0,224 B.0,448 C.0,672 D. 0,336 Câu 2: Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 0,672 lít NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m : A.0,28g B.0,56g C.1,12g D.0,84g Câu 3: Cho 14,45gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 15,68 lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng của Zn là: A. 3,25 B. 6,5 C. 2,8 D. 13 Câu 4: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 8,88 g. B. 13,92 g. C. 6,52 g. D. 13,32 g Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là : A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. Sau khi thống kê kết quả thu được bảng số liệu sau: TT Lớp Sĩ số < 5 điểm 5 đến 7,9 điểm ≥ 8 điểm 1 11C3 49 34,7 % 40,8% 24,5% 2 11C6 46 43,5% 43,5% 13% 3 11C8 48 47,9% 41,7% 10,4% Qua các bảng thống kê ta nhận thấy, phương pháp dạy bài này chưa phù hợp với trình độ và năng lực nên kết quả học tập đạt chưa cao. Từ đó , tôi thấy cần thay đổi cách dạy đề hiệu quả dạy học càng được nâng cao. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là đề tài quan trọng, đây vừa là mục tiêu vừa là sự đảm bảo uy tín danh hiệu của mỗi trường học. Chất lượng dạy và học là sự quan tâm hàng đầu, thường xuyên, không chỉ của những nhà quản lý trường học có tâm huyết, của mỗi cán bộ giáo viên mà còn là sự quan tâm, là niềm tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào các nhà trường. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào của học sinh trong đó yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng. Trước thực tế học sinh đặc thù của một trường chất lượng đầu vào còn thấp, hổng kiến thức, thậm chí có những em thực hiện không được những phép tính sơ đẳng nhất. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy học sinh đa số có học lực yếu không phải hoàn toàn do lỗi của các em hoặc không phải vì các em có hạn chế về nhận thức mà hầu hết các em đều ham hiểu biết, ưa thích khám phá, có một số em còn rất cầu tiến ham học, vui sướng khi hiểu bài, khi được giáo viên khen về sự tiến bộ của bản thân, như vậy hạn chế của các em một phần là do phương pháp giảng dạy của một số thầy cô còn chưa phù hợp. Hiểu được điều đó, tôi đã cố gắng chuẩn bị kĩ bài giảng, đơn giản hoá vấn đề để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu nhất. Để dạy hay thì rất khó, còn để dạy dễ hiểu , dễ nhớ thì nếu cố gắng chắc ai cũng làm được. Hóa học là bộ môn khoa học nên rất cần sự tư duy sáng tạo của học sinh khi làm bài toán. Bên cạnh việc giải tự luận chi tiết rõ ràng để qua đó phát hiện phướng pháp mới , hay của học sinh thì giáo niên có thể giới thiệu một số công thức giải nhanh để rèn kỹ năng suy luận , tính toán để đáp ứng được yêu cầu kết hợp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Để minh họa cho những vấn đề nhận thức lý luận trên tôi xin trình bày kinh nghiệm dạy nội dung:“ Giải bài toán về axit nitric” Bước 1. Xác định mục đích yêu cầu của bài học 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức : xác định được chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử và quá trình oxi hoá. - Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử. - Xử lí các dữ kiện bài toán: số mol, thể tích khí, khối lượng. - Tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric là tính oxi hóa mạnh( đặc biệt với kim loại) KL + HNO3 ® muối nitrat + sản phẩm khử + H2O (trừ Au, Pt) (kim loại với số oxh cao) ( NO2, NO, N2, N2O, NH4NO3) - Phương pháp bảo toàn electron + Chỉ áp dụng cho bài toán xảy ra các phản ứng oxi hoá khử. + Xác định và viết đầy đủ các quá trình khử, quá trình oxi hoá. Định luật bảo toàn electron: n e cho= n e nhận Các kiến thức về phản ứng oxi hoá khử học sinh đã được trang bị ở lớp 10. Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ xin đề cập tới một số dạng bài toán kim loại tác dụng với axit nitric từ đơn giản đến một số bài trong đề thi TSĐH theo cách giải thông thường ( viết phương trình phản ứng và tính theo phương trình phản ứng ) và phương pháp bảo toàn electron( giải tự luận và đưa ra công thức giải nhanh). 2. Kỹ năng: Phát triển khả năng quan sát, ghi chép và phân tích ở học sinh. 3. Thái độ: Khi học sinh có thể giải được bài toán dù đơn giản hay phức tạp đều tạo sự hứng thú, lòng say mê khoa học, kích thích các em tích cực học tập hơn. Bước 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: - Các tài liệu liên quan đến bài học - Bảng phụ - Phiếu bài tập ( giáo viên photo phát cho cả lớp) PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Bài 1: Cho 1,35 gam Al tác dụng vừa đủ với HNO3 đặc, nóng thu được V lit khí NO2(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V ? Bài 2: Cho 1,092 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,448 lít NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính thành phần % về của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Bài 3: Hòa tan 2,24 g Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 672 ml hỗn hợp 2 khí NO, NO2 (đktc). Tính thể tích khí mỗi khí ? Bài 4: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3(dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO(đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X ? PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1: Cho 0,64 gam Cu tác dụng vừa đủ với HNO3 đặc, nóng thu được V lit khí NO2(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V ? Bài 2: Cho 0,24 gam Mg tác dụng vừa đủ với loãng dư thu được V lit khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V ? Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,87g hỗn hợp kim loại Cu và Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc ,sản phẩm khử duy nhất). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ? Bài 4: Hòa tan hết 1,08g Al trong HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ khối hơi của X so với H2 là 19). Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X( ở đktc). Bài 5: (ĐH 2007 –A) Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit( đkc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 và dd Y ( chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Tính giá trị của V PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Câu 1: Cho 1,92 gam Cu tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng thu được V lit khí NO(đktc, sản phẩm khử duy nhất).Giá trị của V là A.0,224 B.0,448 C.0,672 D. 0,336 Câu 2. Cho 0,48 gam magie tác dụng với dung dịch HNO3loãng , dư thì thu được V lít khí N2O duy nhất (ở đktc). Giá trị của V là A.0,224 B.0,448 C.0,112 D. 0,336 Câu 3: Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 0,03 mol NO2 và 0,01 mol NO. Giá trị của m : A.1,12g B.0,56g C.3,36g D.2,24g Câu 4: Hòa tan hỗn hợp gồm Mg, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thì thu được 0,336 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol của HNO3 phản ứng là: A. 0,045 mol B. 0,015 mol C. 0,03mol D. 0,06mol C©u 5 (CĐ-08): Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO. Câu 6: Hòa tan 2,16 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được V lít (đktc) khi NO duy nhất. V bằng A.0,224lit B. 0,336li C. 0,448lit D. 2,24lit Câu 7. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: A. 69%. B. 96%. C. 44% D. 56%. Câu 8: Hoà tan a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 4,48 lit ( đktc) hỗn hợp khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1: 2: 2. Giá trị của a là: A. 14,04g B. 70,2g C.35,1g D. 15.05g Câu 9: Lấy 9,94g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu cho tan trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lit khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng muối khan tạo thành là: A. 39,7g B. 29,7g C. 39,3g D. 40,18g Câu 10:( ĐH 2009A) Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 Câu 1: Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc ,nóng dư thì thu được 0,336 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là: A.0,28g B.0,56g C.1,12g D.0,84g Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 1, 625 gam Zn trong dung dịch HNO3 thu được 0,672 lit hỗn hợp khí A (đktc) gồm NO2 và NO. Thể tích khí NO : A. 0,56 lit B. 0,672 lit C. 0,448 lit D. 0,224 lit Câu 3: Cho 1,8 gam một kim loại hóa trị Z tác dụng hết với HNO3 dư tạo ra 1,12 lit NO (đktc sản phẩm khử duy nhất). Kim loại Z là: A. Mg B. Zn C.Cu D. Fe Câu 4. Cho 1,2 gam magie tác dụng với dung dịch HNO3 loãng , dư thì thu được V lít khí N2 duy nhất (ở đktc). Giá trị của V là A.0,224 B.0,448 C.0,112 D. 0,336 Câu 5. Cho 32,8 gam hỗn hợp Fe và FeO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp là: A. 43%. B. 34%. C. 44% D. 66%. Câu 6. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 6 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3(dư), thoát ra 1,12 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 4,64. B. 4,44. C. 5,14. D. 5,04. Câu 7: (ĐH 2009 –A): Hoà tan 12,42g Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư được dungdịch X và 1,344 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2, tỉ khối của Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan: A. 106,38g B. 34,08g C. 97,98g D. 38,34g Câu 8: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu tan hết trong 2 lit dung dịch HNO3 thu được 1,792 lit(đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với He là 9,25. Nồng độ CM của dung dịch HNO3 ban đầu là (Biết He = 4) A. 0,28M B.1,4M C. 1,7M D. 1,2M 2. Đối với học sinh - Kiến thức về phản ứng oxi hoá khử học sinh - Tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric là tính oxi hóa mạnh( đặc biệt với kim loại) 3. Xác định nội dung tiết học (04 dạng chủ yếu) a. Một kim loại + HNO3 à một sản phẩm khử b. Hai kim loại + HNO3 à một sản phẩm khử c. Một kim loại + HNO3 à hỗn hợp sản phẩm khử d. Hai kim loại + HNO3 à hỗn hợp sản phẩm khử Nội dung cụ thể Tiết 1: Giải bài toán về axit nitric Để giúp học sinh có thuận lợi trong việc tìm hiểu về cách giải bài toán về axit nitric giáo viên cần tiến hành mấy nội dung chủ yếu sau: Hoạt động 1: Lý thuyết ( 5 phút) -Tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric là tính oxi hóa mạnh KL + HNO3 ® muối nitrat + sản phẩm khử + H2O (trừ Au, Pt) (kim loại với số oxh cao) ( NO2, NO, N2, N2O, NH4NO3) - Phương pháp bảo toàn electron: n e cho= n e nhận * Lưu ý: + Chỉ áp dụng cho bài toán xảy ra các phản ứng oxi hoá khử. + Xác định và viết đầy đủ các quá trình khử, quá trình oxi hoá. Hoạt động 2: Giáo viên phát biếu bài học số 1( 25 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận giải tự luận các bài toán trong phiếu số 1 theo cách giải thông thường ( viết phương trình phản ứng và tính theo phương trình phản ứng ) ( 15 phút) - Học sinh lên trình bày và ghi bài (10 phút). Bài 1: Al+ 6HNO3 à Al(NO3)3 +3NO2 +3H2O 0,05mol 0,15 mol Bài 2: 3Cu + 8 HNO3 à 3Cu( NO3)2 + 2NO + 4H2O x 2x/3 Al+ 4HNO3 à Al(NO3)3 + NO + 3H2O y y Gọi x,y là số mol của Cu, Al Bài 3: 3Cu + 8 HNO3 à 3Cu( NO3)2 + 2NO + 4H2O 3x/2 x Cu+ 4HNO3 à Cul(NO3)2 + 2NO2 + 3H2O y/2 y Gọi x,y là số mol của NO và NO2 Bài 4: 3Mg + 8 HNO3 à 3Mg( NO3)2 + 2NO + 4H2O (1) 0,06 0,04 nMg (1)=0,06 mol< nMgbđ =0,09 mol à Sản phẩm khử ngoài NO có NH4NO3 4Mg + 10 HNO3 à 4Mg( NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O (2) 0,03 0,0075 m muối = 0,09.148+0,0075.80=13,92 gam Hoạt động 3(13 phút): Giáo viên giới thiệu cho học sinh giải tự luận các bài toán trong phiếu số 1 theo phương pháp bảo toàn electron: n e cho= n e nhận Bài 1: B1: Tính n Al= 1,35/27=0,05 B 2: Viết quá trình nhường, nhận e 0,05 à 0,15 0,15 à 0,15 B3: nAlà n e cho = n e nhan à = 0,15 mol B4: Bài 2: B1: Tính n NO= 0,448/22,4=0,02 B 2: Viết quá trình nhường, nhận e x à 2x y à 3y 0,06 ß0,02 B3: Gọi x,y là số mol của Cu, Al n e cho= n e nhận 2x+3y= 0,06 (1) mCu+ mAl=1,092 64x+27y=1,092(2) B4: Bài 3,4: tương tự trên Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò ( 2 phút) - Phương pháp bảo toàn electron: n e cho= n e nhận + Chỉ áp dụng cho bài toán xảy ra các phản ứng oxi hoá khử. + Xác định và viết đầy đủ các quá trình khử, quá trình oxi hoá. - Dặn dò: Giáo viên phát biếu bài học số 2( về nhà giải 2 cách) Tiết 2: Giải bài toán về axit nitr Hoạt động 1: (10 phút) Giáo viên gợi ý và cho đáp án các bài tập về nhà Bài 1: V= 0,448 lit Bài 2: V= 0,0448 lit Bài 3 : Gọi x,y là số mol Cu và Zn + Viết PTHH : +Phương pháp bảo toàn electron: Bài 4 : Gọi x,y là số mol NOvà NO2 + Viết PTHH : + Phương pháp bảo toàn electron: Bài 5 : V=5,6 lit + Viết 4 PTHH (phức tạp không nên dùng cách này) + Phương pháp bảo toàn electron Gọi x là số mol của Cu, Fe( tỉ lệ mol 1:1) à 56x+64x=12 àx=0,1 Gọi a,b là số mol của NO,NO2 : Hoạt động 2(15 phút): Giới thiệu công thức giải nhanh ( dùng bảng phụ) + Không phụ thuộc vào bản chất và số lượng các kim loại ta luôn có các bán phản ứng khử: 2HNO3 + 1e → NO2 + H2O + NO 2x x x x 4HNO3 + 3e → NO + 2H2O + 3NO 4y 3y y 3y 10HNO3 + 8e → N2O + 5H2O +8 NO 10z 8z z 8z 12HNO3 + 10e → N2 + 6H2O + 10 NO 12t 10t t 10t + Bán phản ứng oxi hóa: a mol na mol * Tính khối lượng muối: mmuối = mkim loại + mgốc axit Từ các bán phản ứng khử: ∑n NOtạomuối=∑n e nhận=∑ne nhường Hay : ∑ nNOtạomuối== na mmuối = mkim loại + Mặt khác: Tổngquát: ∑nNOtạomuối= =na ( n : số electron kim loại nhường; a : số mol của kim loại; b: số oxi hóa của sản phẩm khử) naxit nitric phản ứng = ntạo muối + ntạo khí và muối amoni * Tính số mol HNO3 phản ứng: naxit nitric phản ứng = Hoạt động 3(19 phút): Giáo viên phát phiếu bài học số 4 - Giáo viên phát biếu bài tập số 3, học sinh áp dụng công thúc nhanh cho bài trắc nghiệm(13 phút): - Giáo viên gợi ý (6 phút) Câu 1: nCu =0,03mol. =na(5-3)nNO=2.0,03 hay na= 3nNO nNO= 0,02 molB Câu 2: n Mg= 0,02 =na2(5-1)nN2O=2.0,02hayna= 8nN2O nN2O= 0,005 molC Câu 3: (5-4)nNO2+(5-2)n NO= 3.n Fe nFe= 0,02 molA Câu 4: naxit nitric = ntạo muối + ntạo khí hay=0,03 mol C C©u 5 : n Mg= 0,15 mol; n khí=0,1 =na 2.0,15= (5-b) 0,15-b=3b=2D Câu 6: n FeO=0,03( vì ) 0,03 .1= 3nNOnNO= 0,01A Câu 7: nNO=0,6 mol (5-2).0,6=2.nCun Cu=0,9mol%mCu=B Câu 8: nNO= ; (0,2 – 0,04)/2 = 0,08 mAl = 27a = A Câu 9: mmuối nitrat = 9,94 + 62 3 (3,584/22,4) = 39,7(g) A Câu 10: n NxOy= 0,042mol; M=44 NxOy là N2O 8. 0,042= an M là Al B Hoạt động 4: Giáo viên phát biếu bài học số 4( về nhà) IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cách dạy học này do phù hợp với học sinh kể cả học sinh yếu không biết cân bằng phản ứng hóa học vẫn có thể giải bài tập trắc nghiệm nên mang lại hứng thú học tập ở các em. Nó phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh nên nâng cao được kết quả học tập. Và quan trọng hơn sau tiết học các em học sinh hiểu và giải bài tập chính xác hơn những nội dung câu hỏi mà năm học 2008 – 2
File đính kèm:
- sangkienkinhnghiem-org-421.doc