Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp dạy – học Thủ công lớp 2

Đặc trưng của bài dạy thủ công là các hoạt động thực hành, học sinh tiếp thu tri thức , rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen lao động theo quy trình. Vì vậy, khi dạy thủ công 2, giáo viên cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy.

 Việc nắm vững nội dung chương trình, sách tài liệu liên quan là những điều kiện để những giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không chỉ làm mẫu cho học sinh bắt chước mà trước khi thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, nguyên vật liệu, dụng cụ, quy trình kĩ thuật để phát huy năng lực làm việc độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời định hướng chú ý cho học sinh vào bài giảng và khuyến khích các em tham gia xây dựng bài bằng những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để học sinh suy nghĩ và trả lời. Dạy – học phải nhẹ nhàng, sinh động, tránh những áp đặt nặng nề. Mà giáo viên hướng dẫn lôi cuốn học sinh tự tòm ra các bước của mỗi sản phẩm.

 Nên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm, để từ đó học sinh mỗi bạn một việc hỗ trợ lẫn nhau, đoàn kết và hoàn thành sản phẩm.

 Đối với các bài học thủ công. Tôi luôn thấy thực hành làm trọng tâm. Trong thực hành, tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, làm việc theo kế hoạch. Đó là nguyên tắc quan trọng trong quá trình lao động. Đồng thời, tôi yêu cầu học sinh đã thực hành phải có sản phẩm và phải hoàn thành ngay tại lớp, mặc dù những sản phẩm đó chỉ là đồ chơi. Từ đó giúp học sinh tự tìm, làm việc với tinh thần trách nhiệm.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp dạy – học Thủ công lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề:
1. Cơ sở lí luận.
 Đất nước ta càng ngày càng đổi mới. Để tiến tới họi nhập kinh tế, Quốc tế. Nghị quyết 9của Trung ương Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của giáo dục. Nhằm tạo ra những con người có văn hoá, có đức, có tài. Những con người phát triển toàn diện để đưa đất nước bước vào hội nhập Quấc tế, sánh vai với các cường quốc nam châu.
 Muốn vậy đòi hỏi nề giáo dục làm cho mỗi trẻ em, khi đến tuổi nhất định, đều biết kết hợp trí dục, thể dục với lao động sản xuất, lao động có quy trình kĩ thuật. 
 Do vậy đối với học sinh tiểu học giờ đây đang ngồi trên ghế nhà trườnglà phải học tốt, yêu thích lao động trong bất kì hoàn cảnh nào? Rõ ràng phân môn thủ công đã trở thành môn học rất quan trọng trong chương trình tiểu học. Bởi lẽ nó góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Bộ giáo dục đào tạo soạn chương trình thủ công cho tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 2 nói riêng. Thấy rõ tầm quan trọng đó, tôi đã tâm đúc rút “một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp dạy – học thủ công lớp 2” đạt kết quả tốt.
2. Cơ sở thực tiển:
 Như chúng ta đã biết chương trình tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm và có tính tích hợp cao. Điều đó cho ta thấy rõ qua lớp 1 học sinh chỉ học nội dung xé, dán giấy nhằm củng cố, hoàn chỉnh kĩ năng xe giấy trước khi học các nội dung có sử dụng dụng cụ học tập. Nội dung gấp hình và phối hợp gấp cắt dán hình là hai nội dung chủ yếu của chương trình, được dạy xuyên suốt cả ba lớp. ở lớp 2, nội dung gấp hình và phối hợp gấp, cắt, dán hình giúp cho học sinh biết vận dụng những quy ước về gấp hình để gấp được tên lửa, máy bay, thuyền và gấp cắt, dán được hình tròn, biển báo giao thông đơn giản, thiếp chúc mừng, phong bì, vận dụng kĩ năng gấp, cắt dán để làm thành đồ chơi. Cụ thể 1 tiết/ 1 tuần.
 Chương trình được biên soạn sách giáo viên là phương tiện dạy – thiết yếu của giáo viên và học sinh. Vì vậy sách thủ công lớp 2 bao gồm cả nội dung sách giáo khoa và hướng dẫn giáo viên. Giáo viên cần dựa vào sách để nghiên cứu mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình độ chuẩn và soạn kế hoạch bài học. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học và tổ chức giờ học. Kế hoạch bài học cần phải bám sát những nội dung cơ bản và khia thác được những thông tin được thể hiện trên kênh hình và kênh chữ trong sách giáo viên lớp 2. Làm sao để học sinh thể hiện các thao tác đúng thứ tự, đúng quy trình kĩ thuật hoàn thành sản phẩm đúng đẹp. Năm nay bản thân tôi đứng lớp 2, tôi đã tìm cách vận dụng tốt các phương pháp dạy – học nhằm nâng cao chất lượng luyện tập – thực hành thủ công cho các em.
3. Đối tượng phạm vi:
 Dựa vào phương pháp dạy – học của môn thủ công.
Một số kinh nghiệm đề cập đến các vận dụng phương pháp, phương pháp quan sát, phương pháp trình bày trực quan, phương pháp làm mẫu, phương pháp huấn luyện – minh hoạĐể học sinh làm được sản phẩm thực hành ngay tại lớp đạt kết quả tốt.
4. Thực trạng:
 Song một thực tế của môn thủ công hiện nay chưa được bố mẹ quan tâm mua đúng, đủ đồ dùng và dụng cụ để học thủ công cho các em, một số học sinh thiếu giấy màu, thiếu kéo, thiếu hồ dánMọi người còn chưa coi trọng môn học này, học sinh còn làm việc tuỳ tiện, chưa theo đúng thứ tự quy trình. Khảo sát 1 tiết học thủ công: Làm đồng hồ đeo tay (tiết 1) năm học 2003 – 2004 thay sách lớp 2 năm thứ nhất như sau:
 Lớp : 29 em
 Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ: 14 em
 Chuẩn bị nhưng chưa đủ: 7 em.
 Không chuẩn bị : 8 em.
 Giáo viên phải cung cấp đồ dùng cho các học sinh chưa đủ và chưa có. Kết quả là:
 Hoàn thành xuất sắc: 6 em.
 Hoàn thành: 10 em (trong đó có 4 em chưa theo quy trình).
 Chưa hoàn thành: 13 em
 Đứng trước thực trạng như vậy.
 Cô giáo viên thì sao? đây là yếu tố quyết định người hướng dẫn cho các em kĩ thuật làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, an toàn, vệ sinh. Giáo dục cho các em yêu thích lao động thủ công và yêu quý sản phẩm lao động.
 Như vậy làm sao phát triển kĩ năng đơn giản như gấp, cắt, dángiấy và sử dụng, dụng cụ học tập thông thường như bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
 Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay mà chương trình mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định học sinh lớp 2 phải hoàn thành nội dung thủ công 2 bao gồm: 3 chương:
Kỹ thuật gấp hình: 11 tiết.
Phối hợp gấp, cắt dán hình: 13 tiết.
Làm đồ chơi: 11 tiết.
 Vậy là giáo viên phải làm gì đây? Để lựa chọn những phương pháp tôi ưu và cơ bản nhất phục vụ cho bài học đạt hiệu quả cao. Theo tôi điều này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải chịu khó đào sâu suy nghĩ mới tìm được phương pháp tối ưu.
 Từ thực tế này. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tôi đã tìm được phương pháp cơ bản cho môn học.
 Phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật bao gồm phương pháp làm mẫu và phương pháp huấn luyện – luyện tập, kết hợp với phương pháp trực quan, và phương pháp dùng ngôn ngữ.
Giải quyết vấn đề:
 Đặc trưng của bài dạy thủ công là các hoạt động thực hành, học sinh tiếp thu tri thức , rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen lao động theo quy trình. Vì vậy, khi dạy thủ công 2, giáo viên cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Việc nắm vững nội dung chương trình, sách tài liệu liên quan là những điều kiện để những giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không chỉ làm mẫu cho học sinh bắt chước mà trước khi thực hành giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, nguyên vật liệu, dụng cụ, quy trình kĩ thuật để phát huy năng lực làm việc độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời định hướng chú ý cho học sinh vào bài giảng và khuyến khích các em tham gia xây dựng bài bằng những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để học sinh suy nghĩ và trả lời. Dạy – học phải nhẹ nhàng, sinh động, tránh những áp đặt nặng nề. Mà giáo viên hướng dẫn lôi cuốn học sinh tự tòm ra các bước của mỗi sản phẩm.
 Nên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm, để từ đó học sinh mỗi bạn một việc hỗ trợ lẫn nhau, đoàn kết và hoàn thành sản phẩm.
 Đối với các bài học thủ công. Tôi luôn thấy thực hành làm trọng tâm. Trong thực hành, tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, làm việc theo kế hoạch. Đó là nguyên tắc quan trọng trong quá trình lao động. Đồng thời, tôi yêu cầu học sinh đã thực hành phải có sản phẩm và phải hoàn thành ngay tại lớp, mặc dù những sản phẩm đó chỉ là đồ chơi. Từ đó giúp học sinh tự tìm, làm việc với tinh thần trách nhiệm.
 Trong mỗi bài học tôi tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, có kích thước đủ lớn, màu sắc hài hoà, các chi tiết rõ ràng và đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
 Trong quá trình học sinh thực hành, học sinh có những dụng cụ nhọn, sắc như kéo, bút chìVì vậy tôi luôn luôn lưu ý nhắc nhỡ học sinh đảm bảo an toàn và giữ gìn dụng cụ học tập.
 Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy – học với hướng dẫn của giáo viên học sinh hiểu cặn kẽ từ mô hình trực quan cụ thể và dựa vào các phương pháp dạy – học đan xen kẽ nhau một cách hợp lí. Mỗi giáo viên có mỗi cách dạy riêng, song đối với tôi thì tôi kết hợp hài hoà các phương pháp dạy – học phù hợp nội dung và phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Sau đây tôi xin liệt kê một số phương pháp mà tôi đã vận dụng trong một số bài học nhất định.
1. Đối với phương pháp quan sát:
 Phương pháp quan sát được dùng để dạy học cách sử dụng các giác quan để trí giác trực tiếp các đối tượng sờ, mó, ngửimà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của sự vật đó. Bởi vậy tôi xem phương pgáp quan sát là phương pháp học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm của vật mẫu. Song tuy từng bài học mà giáo viên cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi khác nhau.
Ví dụ dạy bài 1: Gấp tên lửa trang 191 sách giáo viên.
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu gấp tên lửa (đủ to) và đặt các câu hỏi về hình dáng, màu sắc, các phần của tên lửa.
Đây là cái gì? – Cái tên lửa.
Gấp bằng gì? – Gấp bằng giấy màu (hoặc giấy thủ công).
Tên lửa có mấy phần? đó là phần nào? (có 2 phần đó là thân và mũi tên lửa).
Màu sắc như thế nào?màu sắc rất đẹp, đa dạng.
 Qua trực quan nhìn, sờ, mó học sinh hiểu cặn kẽ về vật mẫu hơn tạo điều kiện cho phần thực hành tốt.
1. Phương pháp làm mẫu:
Để phát huy tình tích cực của học sinh. Giáo viên nên sử dụng phương pháp làm mẫu trong dạy thủ công 2.
 Khi làm mẫu tôi thực hiện với tốc độ chận vừa phải tưng thao tác mẫu theo quy trình kỹ thuật. Tôi có thể đứng ở bục giảng, bàn giáo viên, hoặc ở giữa lớp để cho học sinh quan sát ở nhiều góc độ khác nhau. Tôi kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng quy trình thông qua các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ trả lời. 
2. Sử dụng phương pháp huấn luyện – Thực hành.
 Trước khi tổ chức cho học sinh luyện tập các thao tác thực hành. Tôi cần kiểm tra mức độ hiểu bài và khả năng thực hiện các thao tác kĩ thuật của học sinh. Nếu cần tôi có thể cũng cố, nhắc lại thực hiện một số thao tác khó hoặc đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao trong quy trình kĩ thuật. Sau đó cần kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho mọi học sinh đều có đủ dụng cụ, vật liệu để tham gia vào hoạt động luyện tập.
 Tôi cần nêu yêu cầu kĩ thuật, nhiệm vụ, quy định thời gian thực hành để học sinh theo đó luyện tập.
 Có thể tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập dưới nhiều hình thức như thực hành cá nhân, thực hành theo cặp, (nhóm nhỏ) theo nhóm.
Chú ý: Bố trí học sinh ngồi vị trí đủ ánh sáng và thuận lợi cho hoạt động thực hành của các em.
 Trong khi học sinh luyện tập các thao tác thực hành. Giáo viên đến từng bàn, từng nhóm ngay từ khi học sinh bắt đầu thực hành để vừa kiểm tra, vừa giám sát tốc độ thực hành của học sinh vừa trả lời, giải đáp hoặc hướng dẫn các nhóm giúp đỡ lẫn nhau khi có thành viên trong nhóm gặp khó khăn. Nếu cần có thể giải thích hoặc hướng dẫn thêm để các em hiểu rõ căn nguyên của khó khăn và cách khắc phục. Nếu thấy nhiều học sinh chưa biết cách làm hoặc cùng mắc một sai sót. Tôi có thể cho tạm dừng thực hành để hướng dẫn lại.
 Tôi thường xuyên cổ vũ, khen ngợi hoặc động viên học sinh trong quá trình học sinh thực hành. Tránh những lời nói hoặc hành động làm học sinh xấu hổ nếu như các em mắc lỗi hoặc lúng túng.
 Tôi gợi ý cho học sinh trang trí sản phẩm để những học sinh làm nhanh. Sau đó tôi tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành. Tôi có thể chỉ định các cá nhân hoặc nhóm làm xong trước được trưng bày sản phẩm. Hoạt động này không chỉ có tác dụng tích cực hoá hoạt động của học sinh mà còn tạo không khí thi đua học tập, tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học.
 Tôi kết hợp cho học sinh tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí (theo 2 mức):Hoàn thành và chưa hoàn thành.
 Đối với học sinh có kết quả thực hành tốt, thể hiện được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học. Giáo viên đánh giá ở mức hoàn thành tốt và biểu dương, khen ngợi kịp thời để động viên khuyến khích học sinh học tập.
 Sau đây là một ví dụ khi dạy bài: Làm đồng hồ đeo tay tiết 1 lớp 2.
Bài 15 trang 242 sách giáo viên lớp 2 (tiết 1)Tôi tiến hành một tiết dạy như sau: 
1, ổn định lớp. 
2, Kiểm tra đồ dùng của học sinh
Yêu cầu HS để đồ dùng, dụng cụ học tập lên bàn. GV kiểm tra và nhận xét.
Yêu cầu HS cất tất cả đồ dùng, dụng cụ học tập vào gầm bàn (tránh tò mò mất tập trung)
3. Giới thiệu bài:
 Cho HS quan sát chiếc đồng hồ đeo tay thật.
Đây là cái gì? dùng để làm gì?
GV: Đồng hồ có nhiều loại, đều để xem giờ. Chiếc đồng hồ đeo tay có rất nhiều thuận lợi, có thể xem giờ, ở mọi lúc mọi nơi. Mặt khác, nó là món đồ trang sức đẹp. 
Vậy các em có muốn làm đồng hồ đeo tay bằng giấy làm đồ chơi không?
Vậy hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu cách làm một chiếc đồng hồ đeo tay bằng giấy. 
GV ghi mục bài.
Gọi:
4. Quan sát và nhận xét:
GV cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ đeo tay làm bằng giấy và hỏi
Đây là cái gì?
GV cho học sinh quan sát, sờ, mó, vào đồng hồ.
Đồng hồ đeo tay làm bằng gì ?
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Cái đồng hồ đeo tay. Dùng để xem giờ.
Lớp đồng thanh: “Có ạ!”
Làm đồng hồ đeo tay
 (Tiết 1)
3 học sinh nhắc lại mục bài.
Quan sát và nhận xét.
Đồng hồ đeo tay (2 học sinh trả lời)
Bằng giấy màu
Có mấy mẫu?
Giáo viên à, Đúng rồi đồng hồ đeo tay được làm bằng giấy màu, ba màu sắc khác nhau.
GV: Chỉ vào đồng hồ mẫu cầm ở tay để hỏi học sinh.
Chỉ vào mặt đồng hồ?
Hỏi: Đây là bộ phận gì của đồng hồ?
? Đây là bộ phận gì của đồng hồ?
Chỉ vào đáy treo đồng hồ.
? Đây là bộ phận gì của đồng hồ?
GV: Đai đồng hồ dùng để cài dây đeo đồng hồ cho chặt.
? Vậy đồng hồ đeo tay này gồ có mấy bộ phận đó là những bộ phận nào?
Gọi 1 học sinh đại diện lên bảng.
Giáo viên cùng cả lớp tuyên dương.
Giáo viên làm mẫu, thao tác chậm, để học sinh theo dõi, xong đính ở bảng
? Vậy muốn là một chiếc đồng hồ đeo tay ta phải cắt tất cả bao nhiêu băng giấy.
? Những băng giấy đó có độ dài như thế nào? Thì cô mời các em đọc quy trình bước 1 ở bảng.
GV: Nhắc lại đồng thời vừa nói vừa chỉ chiều rộng, chiều dài của từng bộ phân.
Khi cắt được các băng giấy rồi tiếp theo ta phải làm gì?
Đó chính là bước 2.
- 1 – 2 học sinh đọc lại.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bước 2.
Bước 2: Ta làm mặt đồng hồ (giáo viên lấy băng giấy làm mặt đồng hồ và nói:
Ta gấp một đầu băng giấy vào phía mặt trong (tức là mặt trái khoảng hơn 3 ô. Giáo viên thao tác gấp.
Lưu ý: miết các nếp gấp kĩ, phẳng giáo viên đính mặt đồng hồ ở bảng.
Yêu cầu 2 học sinh nêu lại cách làm mặt đồng hồ.
Bước tiếp theo ta phải làm gì? cô mời các em đọc bước 3.
Giáo viên chỉ vào bước 3.
- Cách gài giây đeo đồng hồ như thế nào? GV chỉ vào hình cho học
 sinh đọc.
Giáo viên làm mẫu chậm, đứng ở dưới lớp cho học sinh qua sát dễ và nói lại:
Luồn một đầu gyây đeo vào khe giữa của mặt đồng hồ làm chậm và cho học sinh quan sát kĩ, gài đầu giây lên nếp gấp cuối cùng của mặt đồng hồ, luồn đầu kia lên nếp gấp phía trên của nếp gấp vừa gài, rồi kéo đầu nam cho nếp gấp khít chặt mặt đồng hồ.
Giáo viên đứng ở bảng.
? Chúng ta đã gài giây đeo đồng hồ vậy ta phải làm gì nữa?
Giáo viên chỉ vào hình làm đai đồng hồ bạn nào nêu cách làm đai?
? Dán như thế nào?
Giáo viên vừa làm mẫu và nói: Dán hai đầu giây trồng khít hai đầu giây hơn một ô (khoảng một ô rưỡi)
Giáo viên dán vật mẫu lên bảng.
? Nhìn vào hìnhở quy trình và cho biết bước tiếp theo ta sẽ làm gì? (giáo viên chỉ)
- Giáo viên luồn và lưu ý: Trước khi luồn ta gấp đai sao cho nếp gấp nằm phias dưới, rồi luồn nếp gấp nằm phía trong dây đeo.
Giáo viên: ta đã gài xong dây đồng hồ.
- để làm 1 chiếc đồng hồ hoàn chỉnh mời 1 học sinh đọc bước 4; lớp đọc thầm.
? Hãy quan sát hình cho cô biết cách để đồng hồ trước khi viết số.
Giáo viên nhắc lại:
? cách viết số như thế nào?
Giáo viên chỉ vào hình ở quy trình.
GV: làm mẫu và lưu ý cho HS rõ: vạch số 12 giờ phía trên mặt đồng hồ thẳng với dây đeo.
Đối diện với số 12 là số 6, phía tay phải là số 3; phía tay trái là số 9. Còn lại là các vạch chỉ giờ khác.
Tiếp theo ta vẽ kim lên mặt đồng hồ. GV chỉ ở hình
Nêu cách vẽ kim đồng hồ.
GV làm mẫu và nhắc lại cách vẽ
? Nhìn vào mẫu vừa làm xong và hỏi đó chính là cái gì?
? Vậy muốn làm một chiếc đồng hồ đeo tay bằng giấy ta phải qua mấy bước?
Yêu cầu HS đọc lại mục 4 bước.
? Vậy các bước làm như thế nào?
Bây giờ mời các em đưa giấy, dụng cụ thủ công để thực hành.
Trong quá trình HS làm, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu, lúng túng.
3 màu khác nhau.
Học sinh quan sát mẫu và trả lời.
Mặt đồng hồ(3 học sinh đại diện).
1 học sinh lên bảng chỉ mặt đồng hồ.
Dây đeo đồng hồ.
Đai đồng hồ. (2 học sinh trả lời, 1 học sinh nhận xét).
3 bộ phận (3 học sinh trả lời)
2 học sinh nêu:Mặt đồng hồ, dây đeo đồng hồ, đai đồng hồ.
Chỉ 3 bộ phận đồng hồ.
(Đồng hồ gồm 3 bộ phận đó là mặt đồng hồ, dây đồng hồ, đai đồng hồ
Học sinh quan sát
2 –3 học sinh trả lời, 1 học sinh nhận xét (cắt 3 băng giấy).
2 học sinh đọc bước 1 ở quy trình treo ở bảng.
Bước 1: cắt các băng giấy.
Băng thứ nhất làm mặt đồng hồ rộng 3 ô dài 24 ô.
Băng thứ hai làm dây đeo đồng hồ rộng 3 ô dài 35 ô.
Băng thứ ba làm đai đồng hồ rộng 1 ô dài 8 ô.
Lắng nghe rồi đọc thầm, 2 HS khá đọc
Bước 2: làm mặt đồng hồ:
Học sinh quan sát.
2 học sinh đọc lại.
Bước 3: gài dây đeo và làm đai đồng hồ.
- 2 học sinh đọc.
Một học sinh đọc, lớp đọc thầm, luồn băng giấy giây đeo đồng hồ
Học sinh quan sát mẫu.
1 – 2 học sinh nhắc lại cách gài giây đeo đồng hồ.
làm đai đồng hồ
2 Học sinh nêu.
Dán như làm vòng xúc xích.
Dán 2 đầu nam trồng khít lên nhau một ô 
Học sinh quan sát mẫu.
1 học sinh nhắc lại cách làm.
Luồn đai vào giây đeo đồng hồ.
Học sinh quan sát mẫu. 
Bước 4: Viết số và vẽ kim lên mặt đồng hồ
Cả lớp quan sát hình...
2 học sinh nêu: để đồng hồ sao cho mặt đồng hồ ở phía dưới, dây đeo đồng hồ ở phía trên thẳng trước mặt. 
Trước hết ta phải vạch các vạch chỉ số 12 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ rồi vạch các số chỉ giờ còn lại.
Học sinh quan sát, lắng nghe.
Kim phút dài hơn, nét nhỏ hơn. kim giờ ngắn hơn, nét to hơn.
Đồng hồ đeo tay.
Bước 4:
Đọc mục của 4 bước.
HS thực hành: Làm đồng hồ đeo tay
Trong quá trình làm từng bước yêu cầu 1 – 2 học sinh nhắc lại.
Gọi 1 học sinh lấy giấy giáo viên đã cắt sẵn vừa thao tác và nói lại cách làm. (tuyên dương)
Cuối cùng: GV nhắc lại quy trình làm đồng hồ đeo tay: và cho HS xem mẫu một số đồng hồ đeo tay làm bằng lá dừa, lá chuối
Học sinh nào làm chưa xong tiết tiếp sau ta sẽ làm đồng hồ đeo tay ở tiết 2.
 Trên đây là cách sử dụng phương pháp dạy học đặc trưng trong các giờ học thủ công mà bản thân tôi đã vận dụng. Nhưng phương pháp trình bày trực quan. Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp giải thích – minh hoạ, phương pháp gợi mở nêu vấn đề, phương pháp huấn luyện- Thực hành
Một số kết quả trong học tập:
 Nhờ sử dụng các phương pháp nêu trên một cách nhuyền nhuyễn. Mà phần luyện tập – Thực hành của học sinh lớp tôi năm nay sau giờ học Thủ công: Làm đồng hồ đeo tay (tiết 1) đạt kết quả như sau:
Tổng số: 25 em. 
Chuẩn bị đồ dùng của học sinh: 25/25.
- Hoàn thành xuất sắc: 12 em đạt 48%.
- Hoàn thành: 13 em đạt 52%.
- Chưa hoàn thành: Không có
Kết luận:
 Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm, đặc trưng và nội dung môn học và tình hình học tập của học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp dạy – học Thủ công ở lớp 2 đạt kết quả tốt mà bản thân tôi đã vận dụng suốt 3 năm học vừa qua. Nếu có gì khiếm khuyết tôi mong các đồng nghiệp cảm thông. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_su_dung_phu.doc
Giáo án liên quan