Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm để dạy tốt tiết lịch sử địa phương lớp 6 và 7 ở trường Trung học cơ sở

2/ Kinh tế, văn hóa:

Qua việc nghiên cứu, khẳng định rằng từ thời văn hóa Sa Huỳnh, Hội An là một cảng thị sơ khai và là cơ sở cho sự hình thành của các tiểu quốc ở khu vực miền Trung Việt Nam.Đến thời vương quốc Cham-pa Hội An là một thương cảng quan trọng với tên gọi là Cham-pa-pu-ra(Lâm Ấp phố) là nơi giao lưu văn hóa với các nước châu Á.

 Đô thị thương cảng Hội An của Đại Việt hình thành ở thế kỉ XVI và thịnh đạt trong các thế kỉ XVII-XVIII. Với vị trí thuận lợi và chính sách cởi mở hơn trong quan hệ chính trị và thương mại đối với nước ngoài của các chúa Nguyễn, nên từ thế kỉ XVI thương nhân của các nước phương Đông(Trung Hoa, Nhật Bản) và phương Tây(Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan.) đã đến buôn bán ở Hội An.

Lúc bấy giờ, trung tâm thương cảng Hội An là vùng bến cảng và phố chợ buôn bán nằm trên bờ bắc sông Thu Bồn, phạm vi còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc Nam của dòng sông, bao gồm cả những nơi nêu đậu tàu thyền của thương khách như: đầm Trà Nhiêu, đầm Trung Phường, đầm Trà Quế. với những làng nghề thủ công ven thị như: làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà,.Đầu thế kỉ XVII-XVIII, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất xứ đàng Trong của cả nước Đại Việt, đồng thời là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á. Sự thịnh vượng của Hội An thời kì này đã biến nó thành một trung tâm giao lưu kinh tế và văn hóa rộng lớn. Mảnh đất Hội An đã mở rộng cửa đển đón nhận những yếu tố văn hóa ngoại nhập và cũng là cửa ngõ du nhập đạo Thiên Chúa, mà thành quả tốt đẹp bất ngờ của cuộc hội ngộ giữa văn hóa La-tinh và văn hóa Việt Nam là sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Bên cạnh đó Hội An chỉ chiếm không gian chừng hai cây số, nhưng có giá trị về văn hóa nghệ thuật vô cùng to lớn và có sức hấp dẫn đặc biệt. Đó là các di tích của bến cảng, các phố cổ các cửa hàng, nhà ở, nhà thờ tộc, đình, chùa, miếu, mộ, các Hội quán của người Hoa, chiếc cầu mang dáng vẻ kiến trúc của người Nhật(chùa Cầu) những ngôi mộ của người Nhật, người Hoa., những loại hình kiến trúc- nghệ thuật- ngôn ngữ phong phú, đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội. của cư dân Hội An đã phản ảnh một quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hóa tạo nên một sắc thái văn hóa vừa mang tính dân tộc bản địa vừa chứa đựng nhiều yếu tố ngoại sinh

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm để dạy tốt tiết lịch sử địa phương lớp 6 và 7 ở trường Trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÓA CHAM PA THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII
 Quảng Nam là một trung tâm chính về chính trị, kinh tế, văn hóa của vương quốc Cham-pa cho nên trên vùng đất này còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa Cham-pa(kiến trúc, điêu khắc)
1. Khu di tích Trà Kiệu:
 Di tích Trà Kiệu nằm trên bờ sông Thu Bồn, nay thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trà Kiệu là kinh đô đầu tiên của vương quốc Cham-pa có tên là Sin-ha-pu-ra(thành phố sư tử). Những dấu vết còn lại ngày nay cho thấy Trà Kiệu được xây dựng theo một qui mô lớn, gồm những thành quách, lâu đài, đền thờ tôn giáo. Đến nay những di tích kiến trúc của Trà Kiệu không còn nữa, nhưng tại đây đã phát hiện được nhiều vật trang trí, kiến trúc và những tác phẩm điêu khắc thuộc một phong cách nổi tiếng nhất của nghệ thuật Cham-pa
 2. Khu di tích Mĩ Sơn:
 Mĩ Sơn là khu thánh địa lớn nhất, lâu đời nhất và có giá trị nhất về nghệ thuật trong số các di tích Cham-pa ở Việt Nam.
Di tích Mĩ Sơn nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu thánh địa của Ấn Độ giáo, được xây dựng liên tục từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII, tập trung đầy đủ các phong cách nghệ thuật quan trọng của Cham-pa, gồm có tất cả 70 kiến trúc nhưng hiện nay chỉ còn lại khoảng 20 ngôi tháp và không nơi nào còn nguyên vẹn. nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tàn phá đó là do chiến tranh. Từ sau năm 1975 khu di tích Mĩ Sơn được bảo vệ, trùng tu có sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước. ngày 1-12-1999 di tích Mĩ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
3. Khu Di tích Đồng Dương:
 Khu di tích Đồng Dương nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, có tên là In-đra-pu-ra(thành phố của thần sấm sét). Đồng Dương được xây dựng vào năm 875 dưới triều vua In-đra-var-man II. Đây là một tổng thể lâu đài, chùa miếu lớn nhất và quan trọng nhất của Cham-pa. hiện nay toàn bộ khu di tích Đồng Dương đã bị chiến tranh và con người biến thành bình địa
Ngoài các khu di tích quan trọng kể trên ở Quảng Nam còn có các ngôi tháp Bằng An(Điện An-Điện Bàn), ba tháp lớn ở Chiên Đàng(Tam An-Phú Ninh) ba tháp khác ở Khương Mĩ(Tam Xuân-Núi Thành) và nhiều phế tích khác mà cho đến nay vẫn chưa được kiểm kê.
Tiết 69: Đề bài: PHỐ CỔ HỘI AN THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII
1/ Vị trí địa lí:
Hội An là một thành phố của tỉnh Quảng Nam, diện tích tự nhiên khoảng 60 km2 , gồm 3 phường: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong và 7 xã: Cẩm An, Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Hà, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp bao gồm cụm đảo Cù Lao Chàm cách đất liền 18 km. 
Hội An nằm bên cửa sông Thu Bồn, nơi hợp lưu của ba nguồn sông chính ở Quảng Nam là Thu Bồn, Vu Gia, Chiên Đàng. Phía đông nối liền Với biển Đông qua Cửa Đại, thông với Đà Nẵng ở cửa sông Hàn. Ở phía thượng lưu,, qua sông Thu Bồn, Hội An với di tích Mĩ Sơn và kinh đô Trà Kiệu của Cham-pa.
 Có thể nói Hội An nằm giữa một vùng giàu có của xứ Quảng và giữ vị trí đầu mối giao thông vô cùng thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế.
2/ Kinh tế, văn hóa: 
Qua việc nghiên cứu, khẳng định rằng từ thời văn hóa Sa Huỳnh, Hội An là một cảng thị sơ khai và là cơ sở cho sự hình thành của các tiểu quốc ở khu vực miền Trung Việt Nam.Đến thời vương quốc Cham-pa Hội An là một thương cảng quan trọng với tên gọi là Cham-pa-pu-ra(Lâm Ấp phố) là nơi giao lưu văn hóa với các nước châu Á.
 Đô thị thương cảng Hội An của Đại Việt hình thành ở thế kỉ XVI và thịnh đạt trong các thế kỉ XVII-XVIII. Với vị trí thuận lợi và chính sách cởi mở hơn trong quan hệ chính trị và thương mại đối với nước ngoài của các chúa Nguyễn, nên từ thế kỉ XVI thương nhân của các nước phương Đông(Trung Hoa, Nhật Bản) và phương Tây(Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan...) đã đến buôn bán ở Hội An. 
Lúc bấy giờ, trung tâm thương cảng Hội An là vùng bến cảng và phố chợ buôn bán nằm trên bờ bắc sông Thu Bồn, phạm vi còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc Nam của dòng sông, bao gồm cả những nơi nêu đậu tàu thyền của thương khách như: đầm Trà Nhiêu, đầm Trung Phường, đầm Trà Quế... với những làng nghề thủ công ven thị như: làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà,...Đầu thế kỉ XVII-XVIII, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất xứ đàng Trong của cả nước Đại Việt, đồng thời là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á. Sự thịnh vượng của Hội An thời kì này đã biến nó thành một trung tâm giao lưu kinh tế và văn hóa rộng lớn. Mảnh đất Hội An đã mở rộng cửa đển đón nhận những yếu tố văn hóa ngoại nhập và cũng là cửa ngõ du nhập đạo Thiên Chúa, mà thành quả tốt đẹp bất ngờ của cuộc hội ngộ giữa văn hóa La-tinh và văn hóa Việt Nam là sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Bên cạnh đó Hội An chỉ chiếm không gian chừng hai cây số, nhưng có giá trị về văn hóa nghệ thuật vô cùng to lớn và có sức hấp dẫn đặc biệt. Đó là các di tích của bến cảng, các phố cổ các cửa hàng, nhà ở, nhà thờ tộc, đình, chùa, miếu, mộ, các Hội quán của người Hoa, chiếc cầu mang dáng vẻ kiến trúc của người Nhật(chùa Cầu) những ngôi mộ của người Nhật, người Hoa...., những loại hình kiến trúc- nghệ thuật- ngôn ngữ phong phú, đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội... của cư dân Hội An đã phản ảnh một quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hóa tạo nên một sắc thái văn hóa vừa mang tính dân tộc bản địa vừa chứa đựng nhiều yếu tố ngoại sinh
 Sang thế kỉ XIX do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần rồi nhường chỗ cho Đà Nẵng.
 Phố cổ Hội An có một bề dày lịch sử hơn 2500 năm, với sự hội tụ của ba nền văn hóa: Sa huỳnh, Cham- pa và Đại Việt- Việt Nam
 Phố cổ Hội An là một khu di tích lịch sử, một di sản văn hóa vô giá thuộc loại quí hiếm trên thế giới. Ngày 1-12-1999 UNESCO công nhận Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
Tiết 70: Đề bài: MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG Ở QUẢNG NAM.
 Theo bước chân của những lưu dân Việt đi từ vùng chiêm trũng Bắc bộ men theo eo biển miền Trung, nhiều làng nghề đã tìm thấy mảnh đất sống lý tưởng. Đặc biệt là từ thế kỷ XV, khi các cảng thị dần xuất hiện, càng làm cho sức sống đó mạnh mẽ hơn, và một số làng nghề tại Quảng Nam vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
1 Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà - thị xã Hội An, cách Hội An khoảng 2km về hướng tây. Làng nghề có nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ XV và phát triển mạnh cùng với sự ra đời của cảng thị Hội An. Sản phẩm gốm Thanh Hà được làm từ đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống, mang tính độc đáo riêng của làng nghề. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là các đồ dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như chén, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh,... mang nhiều kiểu dáng, và màu sắc phong phú. Điều đặc biệt là sản phẩm gốm Thanh Hà luôn có trọng lượng nhẹ hơn các sản phẩm khác cùng loại. Đây chính là nét độc đáo riêng có của làng gốm Thanh Hà với những kỹ thuật mang tính cha truyền con nối. Duy trì suốt từ thế kỷ XV cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại như một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của một làng nghề, qua biết bao thử thách của thời gian, để hôm nay, khi có dịp đến với vùng đất Quảng Nam, du khách không thể bỏ qua cơ hội tham quan làng gốm, để tận mắt chứng kiến sự điêu luyện của những bàn tay người thợ tài hoa.
2 Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ XV bởi những người Việt đến từ vùng Thanh (Thanh Hóa) - Nghệ (Nghệ An) - Tĩnh (Hà Tĩnh) vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim - Hội An thời bấy giờ. Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ XVIII, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt, trở thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền. Địa danh và nghề mộc Kim Bồng đã được Lê Quý Đôn đề cập trong quyển Phủ Biên Tạp Lục viết vào thế kỷ XVIII. Với danh tiếng của mình, nhiều thợ từ làng mộc Kim Bồng đã được các vua triều Nguyễn triệu tập để tham gia xây dựng kinh thành Huế. Trong số đó, nhiều người đã được vua ban tước Cửu phẩm, Bát phẩm, đội trưởng mộc tượng... Riêng đối với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ Kim Bồng đã góp phần tạo nên không ít những công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật cao.
3 Làng đúc đồng Phước Kiều
 Nằm kề bên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, làng đúc đồng Phước Kiều là làng nghề truyền thống nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như: chuông, đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoong chảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác... Đặc biệt, nghệ nhân Phước Kiều (1) còn nắm giữ bí quyết trong cách pha chế hợp kim để tạo ra các nhạc khí có âm thanh đặc trưng riêng. Đến với làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc lựa chọn, mua sắm các vật dụng, hàng lưu niệm với nhiều mẫu mã đa dạng, du khách còn có cơ hội được trực tiếp tham quan các công đoạn sản xuất của nghề đúc đồng và được xem các nghệ nhân danh tiếng biểu diễn các loại nhạc cụ cồng, chiêng chủ yếu phục vụ cho đồng bào Tây Nguyên (2) do làng nghề làm ra. 
4 Làng dệt Mã Châu
Nằm ngay trên tuyến đường từ Hội An đi Mỹ Sơn, làng nghề Mã Châu thuộc thôn Châu Hiệp - thị trấn Nam Phước, cách trung tâm huyện Duy Xuyên khoảng 3 km về phía Đông. Làng nghề được hình thành từ thế kỷ XIV, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu. Đây là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm tơ lụa cho giới quý tộc và quan lại trong vùng. Khi cảng thị Hội An ra đời, tơ lụa Mã Châu đã trở thành sản phẩm được thế giới biết đến nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp đến Việt Nam, làng Mã Châu có thêm nghề trồng bông, dệt vải nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu.
Ngoài ra còn có các làng nghề khác ở Quảng Nam như dệt chiếu (Duy Xuyên), làm tò he (Hội An), nước mắm (Núi Thành)....
1: Hiện nay ở làng đúc đồng Phước Kiều có các nghệ nhân nổi tiếng như: Anh Dương Ngọc Tiễn, Dương Quốc Thần và Nguyễn Ngọc Minh
2: Hiện nay 2/3 mặt hàng của Phước Kiều có mặt tại Tây Nguyên.
* Đó là toàn bộ các tài liệu phục vụ cho các tiết dạy lịch sử địa phương lớp 6 và 7 được tôi sưu tầm, có thể xem như một tài liệu giáo khoa để sử dụng giảng dạy trên lớp.Các tài liệu đó, giáo viên nên in ấn đầy đủ để phát cho mỗi học sinh nghiên cứu trước khi học tiết học lịch sử địa phương. Đồng thời dựa vào đó học sinh có thể sưu tầm tìm hiển thêm những hiểu biết liên quan đến nội dung bài học.
 Toàn bộ những việc làm trên, là những chuẩn bị giờ dạy của người giáo viên. Song công việc của trò không kém phần quan trọng, việc chuẩn bị kĩ của trò là một nguyên nhân quyết định cho tiết dạy thành công đó. Như vậy ngoài việc tìm hiểu trong tài liệu giáo viên giao về nhà tham khảo, học sinh cần nghiên cứu sách giáo khoa có nội dung liên quan, đồng thời các em tìm hiểu trên phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, trên mạng...về các di tích, sự kiện, tranh,ảnh, di vật, hiện vật... có liên quan đến việc chuẩn bị cho giờ học sắp đến.
Ví dụ:
Bài: Các di tích Tiền sử, Sơ sử ở Quảng Nam” tôi giao học sinh tìm hiểu về những ngôi mộ chum thời Sa Huỳnh, hay tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến các di tích thời nguyên thủy mà các em biết thêm. Hay bài “ Di tích văn hóa Cham-pa, Hội An thế kỉ X – thế kỉ XVIII” tôi giao học sinh sưu tầm tìm hiểu về lịc sử Cham-pa, Hội An bằng các tranh ảnh như: Khu di tích Mĩ Sơn, chùa Cầu, Phúc Kiến...
 Tóm lại, để thực hiện tốt tiêt lịch sử địa phương, công việc chuẩn bị của thầy và trò là rất cần thiết, giúp cho thầy và trò sẽ thành công bài giảng trên lớp. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nguyên lí giáo dục của Đảng: “ Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiển...”
b/ Sáng kiến được minh họa cụ thể:
 Sau khi phần chuẩn bị xong, giáo viên sẽ nghiên cứu kĩ tài liệu biên soạn và tiến hành soạn thành một giáo án cụ thể để tiến hành giảng dạy trực tiếp trên lớp.
*/ Đối với tiết Lịch sử địa phương lớp 6:
Tiết 35: Bài: CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ, SƠ SỬ Ở QUẢNG NAM
I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần năm được những mục tiêu sau:
1/ Về kiến thức: Thấy được rằng từ thời nguyên thủy ở Quảng Nam đã có con người sinh sống. Từ đó, có được hiểu biết sơ lược về quá trình phát triển của Quảng Nam từ thời nguyên thủy.
2/ Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương mình và có ý thức giữ gìn các di sản của tiền nhân.
3/ Kĩ năng: Bồi dưỡng học sinh kĩ năng xác định địa điểm trên lược đồ về các di tích thời Tiền- Sơ sử.
II/ Các bước chuẩn bị:
1. Về phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận....
2. Phương tiện, tài liệu dạy học
a. Giáo viên:
- Lược đồ hành chính Quảng Nam
- Tranh ảnh, hiện vật phục chế(nếu có), tài liệu liên quan đến bài học.
b. Học sinh: 
- Nghiên cứu tài liệu giáo viên giao cho, tham khảo sách giáo khoa phần có liên quan đến tài liệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến tiết học.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1. Ổn định tổ chức(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(4phút) Giáo viên giải đề thi kiểm tra học kì II cho học sinh và nhận xét những ưu điểm, tồn tại trong việc làm bài kiểm tra của học sinh.
3. Hoạt động bài mới: 
a. Giới thiệu bài:( 1phút) Cũng như nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, vùng đất Quảng Nam đã tồn tại nền văn hóa tiền sử(tiền Sa Huỳnh) văn hóa sơ sử(Sa Huỳnh) và văn hóa Chăm-pa. từ sau năm 1975 đến nay đã có hơn 40 di tích khảo cổ học thời tiền-sơ sử được phát hiện ở vùng Quảng Nam. Tiết học lịch sử địa phương hôm nay các em sẽ tìm hiểu về các di tích thời tiền-sơ sử ở Quảng Nam.
b. Vào bài:
* Hoạt động 1: Học sinh làm việc cá nhân,cả lớp ( 17 phút)
1/ Di tích thời tiền sử:
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được tại quê hương Núi Thành đã phát hiện dấu vết của người Tiền-sơ sử
? Hiện nay ở Quảng Nam có bao nhiêu di tích thời nguyên thủy(tiền-sơ sử)?(3 di tích)
- Giáo viên giới thiệu trên lược đồ Quảng Nam về địa danh các di tích: Bàu Dũ, Bàu Trám, Sa Huỳnh.
? Nêu những hiểu biết của em về di tích Bàu Dũ(loại hình di tích “đống rác bếp” đầu tiên.... được xếp vào thời sơ kì đá mới)
- Giáo viên: Giải thích thêm về di tích Bàu Dũ
- Học sinh xác định vị trí Bàu Dũ trên lược đồ Quảng Nam.
? Qua di tích Bàu Dũ em hiểu gì về môi trường sống của người Bàu Dũ thời bấy giờ?( sống ở vùng cửa sông-ven biển)
? Em có nhận xét gì về công cụ lao động của người Bàu Dũ?(công cụ đá gần gũi với công cụ đá thuộc văn hóa Sa Huỳnh về loại hình và kĩ thuật chế tác.)
- Giáo viên: Bàu Dũ được xếp vào thời kì đá mới hoặc “đá mới trước gốm”.
1. Di tích Bàu Dũ(Tam Xuân-Núi Thành)
- Là loại di tích “đống rác bếp”
- Phát hiện 5 mộ táng có di cốt người cổ, quanh di cốt là các võ sò, điệp, ốc biển, xương, răng của các loài động vật ðmôi trường sống của người cổ Bàu Dũ là vùng cửa sông ven biển.
- Công cụ lao động: đồ đá(đá mới)
- Giáo viên giới thiệu lịch sử về quá trình khai quật khảo cổ ở di tích Bàu Trám.
? Tại di tích Bàu Trám, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những gì?(đồ gốm) có kích thước khá lớn, độ nung tương đối cao... công cụ lao động: đồ đá....)
- Giáo viên: Bàu Trám là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn hóa tiền sử sang văn hóa sơ sử(Sa Huỳnh)
2. Di tích Bàu Trám(Tam Anh-Núi Thành):
- Gồm hai tầng văn hóa
+ Tầng dưới: Công cụ chủ yếu đồ đá
+ Tầng trên: đã xuất hiện đồ đồng
* Hoạt động 2: cá nhân, thảo luận (15 phút)
2/ Văn hóa Sa Huỳnh.
+ Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm chung cũng như đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam. 
- Giáo viên: Văn hóa Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của nền văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miền trung(từ đèo Ngang đến Đồng Nai)
? Văn hóa Sa Huỳnh chia làm mấy giai đoạn?(2 giai đoạn)
- Giáo viên: Cho học sinh hiểu biết thêm về giai đoạn sớm và giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh.
? Các nhà khảo cổ học đã phát hiện di tích văn hóa Sa Huỳnh ở những nơi nào trên đất Quảng Nam? Từ việc phát hiện đó đã khẳng định điều gì?(Núi Thành, Đại Lộc, Hội An, Điện Bàn....Điều đó khẳng định rằng: Quảng Nam là địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh)
- Giáo viên: Chỉ trên lược đồ các địa danh văn hóa Sa Huỳnh để học sinh quan sát.
? Đặt trưng nổi bật của văn hóa Sa Huỳnh là gì?(mai táng mộ chum)
- Giáo viên: Giới thiệu tranh mộ chum-giải thích: Trong và ngoài mộ chum có chứa nhiều đồ tùy táng với các chất liệu đá, đá quí, thủy tinh, đồng, sắt và gốm, bên cạnh đó có cát trắng và ít tro than. Theo các nhà nghiên cứu có thể do hỏa táng hoặc hình thức mộ tượng trưng.
Thảo luận nhóm: Cuộc sống của cư dân Sa Huỳnh? Theo em nghĩ kinh tế đa thành phần là gì?
- HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Cả lớp bổ sung, nhận xét
- Giáo viên chốt ý: Chủ yếu là nghề trồng lúa bên cạnh đó kết hợp với các nghề thủ công... và biết khai thác nguồn lợi của rừng, của biển, quan hệ giao lưu buôn bán với cư dân trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa.
- Giáo viên: niên đại kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh là niên đại mở đầu cho văn hóa Cham-pa(lớp 7)
3.Văn hóa Sa Huỳnh:
a. Đặc điểm chung:
- Gồm hai giai đoạn
- Rất nhiều di tích cư trú và di tích mộ táng được phát hiện rải rác trên đất Quảng Nam→ Quảng Nam là địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh.
b. Đặc trưng chủ yếu:
- Mai táng mộ chum
- Công cụ chủ yếu đồ rèn sắt.
- Cư dân sống bằng nghề trồng lúa, xe sợi, dệt vải, làm gốm, đồ trang sức
4. Hệ thống lại kiến thức:( 5 phút)
Câu 1: Quảng Nam thời Tiền-Sơ sử các nhà khảo cổ học đã phát hiện những di tích nào? Ở đâu?
Câu 2: Theo em việc phát hiện các di tích trên đất Quảng Nam chúng ta đã nói lên điều gì?(chứng tỏ Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung là một trong những chiếc nôi của loài người....).
Câu 3: Là người dân sống trên đất Quảng Nam, em suy nghĩ trách nhiệm của mình phải làm gì đối với những di tích được phát hiện?( giữ gìn, bảo vệ, phát huy...) 
5. Hướng dẫn làm việc ở nhà:( 2 phút)
 Trong dịp nghĩ hè của năm học này, nếu có điều kiện, các em sẽ cố gắng đi tham quan ở những vùng di tích(hoặc bảo tàng lịch sử) có liên quan đến nội dung của tiết học để hiểu biết thêm.
*/ Đối với tiết lịch sử địa phương lớp 7:Theo phân phối chương trình gồm 3 tiết nhưng tôi chỉ soạn minh họa một tiết dạy cụ thể, đó là:
Tiết 68 Bài: DI TÍCH VĂN HÓA CHAM PA THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII
I/ Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh nắm được những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh thấy được những công trình kiến trúc độc đáo của địa phương mình trên cơ sở các di tích lich sử ở quê hương Quảng Nam
- Thấy được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc góp phần minh họa, củng cố, khắc sâu những tri thức lịch sử địa phương cho học sinh
2. Về tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến về quê hương, địa phương mình và tình cảm trân trọng biết ơn các thế hệ cha ông đi trước đã góp phần mồ hôi, xương máu, công sức, của cải... làm nên những trang sử vẽ vang của địa pphương
- Trách nhiệm của các em đối với việc giữ gìn, phát huy các di tích lịch sử địa phương trong hiện tại cũng như mai sau
3. Về kĩ năng:
- Rèn học sinh kĩ năng quan sát, xác định trên lược đồ các địa danh có các khu di tích trên
II/ Các bước chuẩn bị:
1. Về phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh...
2. Phương tiện, tài liệu dạy học:
a. Giáo viên:
- Lược đồ hành chính Quảng Nam
- Tranh ảnh, tài liệu về các công trình kiến trúc của văn hóa Cham-pa
b. Học sinh:
- Nghiên cứu tài liệu giáo khoa giáo viên giao ở tiết học trước.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến bài học
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(4 phút) Giáo viên giải đề kiểm tra thi học kì II và nhận xét ưu điểm, tồn tại việc làm bài của học sinh
3. Hoạt động bài mới:
a. Giới thiệu bài(1phút) “Một điểm đến hai di sản văn hóa”. Đó chính là vùng đất Quảng Nam của chúng ta, nơi đã có hai công trình kiến trúc văn hóa độc đáo được UNESCO công nhận vào năm1999 đó chính là di tích Mỹ Sơn(thuộc văn hóa Cham-pa và phố cổ Hội An. Hôm nay các em cùng tìm hiểu về các di tích văn hóa cham-pa độc đáo

File đính kèm:

  • docBai_30_Tong_ket.doc