Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2

1. Cơ sở lý luận:

Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em học sinh thực hành rèn luyện các kỹ năng nói, viết, nghe, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày, cụ thể:

* Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hái; tự giới thiệu; cảm ơn; xin lỗi; khẳng định; phủ định; mời, nhờ , yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an ủi; chia vui, khen ngợi; ngạc nhiên, thích thú; đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn; đáp lời xin lỗi; đáp lời khẳng định; đáp lời phủ định; đáp lời đồng ý; ; đáp lời chia vui; đáp lời khen ngợi; ; đáp lời từ chối; đáp lời an ủi.

* Thực hành về một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, như: viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, nhận và gọi điện thoại, viết nhắn tin, lập thời gian biểu, chép nội quy, đọc sổ liên lạc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên nên thông thường rất it giáo viên đầu tư cao cho môn học này.
phân tích thực trạng
* Phương pháp học Tập làm văn:
 Mỗi tiết học Tập làm văn trong tuần thường gồm 2, 3 bài tập; riêng các tuần Ôn tập giữa học kỳ và cuối học kỳ, nội dung thực hành về Tập làm văn được rải ra trong nhiều tiết ôn tập .
Ở từng bài tập, hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai bước:
– Bước 1: Chuẩn bị
-Bước 2: Làm bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
– HS làm bài vào vở Tiếng Việt. GV uốn nắn.
Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài lớp, sau tiết học. )
– Hướng dẫn HS  đọc kỹ đề để nắm được yêu cầu của đề.
Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu:
– Việc tự giới thiệu một đôi điều cần thiết về bản thân giúp cho những người mới gặp nhau lần đầu thấy thân thiện, hoà đồng hơn.
– Cảm ơn và xin lỗi là những tình huống giao tiếp thường gặp trong cuộc sống. Một người nào đó (có thể là người thân trong gia đình, có thể là thầy cô hay bạn bè ở trường, có thể là người hàng xóm láng giềng hay những người xa lạ ta mới gặp ) đã giúp ta một điều gì đó (có thể là một lời khuyên, một việc làm, một vật tặng ) ta đều phải cảm ơn. Ngược lại, ta phải xin lỗi khi trót để xảy ra một điều gì đó gây hậu quả không hay cho người khác. Ví dụ một lời nói, một việc làm dẫu vô tình hay khi nóng nảylàm xúc phạm, gây ảnh hưởng không tốt đến người khác. Đấy là lý do vì sao ta phải cảm ơn hay xin lỗi.
– Đề nghị cũng có nhiều nghĩa mà nghĩa thông thường ở đây là đưa ra ý kiến về một việc nên làm hoặc một yêu cầu muốn người khác phải làm theo.
– Chia buồn là muốn cùng chịu một phần cái buồn với người khác.
– An ủi thường là dùng lời khuyên giải để làm dịu nỗi đau khổ buồn phiền ở người khác.
– Chia vui: Chia sẻ niềm vui với người khác.
– Khen hay chê là việc biểu lộ nhận xét tốt xấu của mình đối với một người, một vật, một việc nào đó. Khen là sự đánh giá tốt về ai đó, về cái gì, việc gì mình thấy vừa ý, hài lòng.
– Ngạc nhiên là phản ứng rất lấy làm lạ, cảm thấy điều trước mắt, điều diễn ra là hoàn toàn bất ngờ.
– Thích thú là cảm giác hài lòng, vui vẻ, là việc cảm thấy một đòi hái nào đó của mình đã được đáp ứng.
– Đồng ý là có cùng ý kiến như ý kiến đã nêu, tức cùng một ý kiến như nhau.
 Khi chào hái hoặc tự giới thiệu: lời nói, giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cườiphải tuỳ từng đối tượng mình gặp gỡ và những điều này cũng chứa đựng nội dung tiếp xúc. Cách chào hái, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào hái cần tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật.
+ Khi chào hái người trên (bố, mẹ thầy ,cô) em cần thể hiện thái độ như thế nào? Để thể hiện thái độ đó, em cần chú ý gì về: vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ?
+ Khi chào hái bạn bè, em cần thể hiện thái độ gì đối với bạn?
         +Lời cảm ơn hay xin lỗi khi nói phải chân thành, lịch sự, lễ phép và đi liền với cách biểu hiện, tình cảm, thái độ củả mình khiến mọi người thông cảm, bá qua cho lỗi của em.
Em nhớ xác định rõ đối tượng cần cảm ơn:
+ Nếu là bạn bè (cùng lứa tuổi ), lời cảm ơn cần thể hiện thái độ chân thành, thân mật.
+ Nếu là người trên (cao tuổi hơn ), lời cảm ơn cần thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng.
+ Nếu là người dưới (nhá tuổi hơn ), lời cảm ơn cần thể hiện thái độ chân thành, yêu mến.
Từng cử chỉ, nét mặt, giọng nóiđều góp phần bộc lộ nội dung của lời cảm ơn hay xin lỗi.
Nội dung của lời cảm ơn hay xin lỗi đều có ba phần:
Cách diễn đạt lời cảm ơn hay xin lỗi cũng rất phong phú, đa dạng.
Khi nói lời khẳng định hay phủ định, ngữ điệu của lời nói có phần quan trọng đối với nội dung. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ có nghĩa khẳng định hay phủ định. HS cần chú ý: Lời khẳng định thường có các từ có; còn lời phủ định thường có các từ hoặc cặp từ không, không đâu, cóđâu, đâu có.
Chú ý: Các mẫu câu chỉ khác nhau ở những từ in đậm còn đều nêu ý giống nhau nhưng được diễn đạt bằng ba cách khác nhau:
+   khôngđâu;
+ có  đâu;
+ đâu có.
*Lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị thường gắn với cử chỉ, nét mặt, giọng nói. Vì vậy khi nói ta cần có cử chỉ, giọng điệu cho phù hợp.
*Khi nói lời chia buồn, an ủi cần bày tá tình thương yêu, sự quan tâm, thông cảm với nhau.
Chú ý giọng hái thăm phải nhẹ nhàng, tình cảm. Khi nói lời an uỉ với người trên, em cần tá thái độ ân cần nhưng lễ phép ( thể hiện qua giọng nói và cách xưng hô )
Ví dụ:
 Bạn thông cảm, bây giờ mình còn phải học bài nên không đi đá bóng với bạn được. Hẹn bạn đến hôm khác nhé.
+Đáp lời cảm ơn cần chú ý ngữ điệu, cách xưng hô:
+ Lời người lớn tuổi: chân tình.
+ Lời bạn bè: lễ phép, khiêm tốn.
+ Với bạn bè thân quen lời đáp cần thể hiện thái độ gần gũi, quan tâm.
+ Với người lạ (khách ) lời đáp cần thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép.
+ Đáp lời xin lỗi:
– Với những sự việc nhá, không đáng kể thì lời đáp của em cần thể hiện thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, sẵn sàng bá qua.
– Với những sự việc đáng buồn hay đáng tiếc xảy ra, lời đáp của em cần thể hiện thái độ lịch sự, nhẹ nhàng nhưng cũng có thể kèm theo ý nhắc nhở để lần sau họ không mắc lỗi như vậy nữa.
 Các hình thức nêu tình huống:
– GV nêu tình huống.
– HS nêu tình huống trong SGK.
– HS đọc tình huống trên bảng phụ
Giải pháp, biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
– Tạo cho HS những điều kiện để tự học cá nhân và tự học theo nhóm. HS được chuẩn bị kĩ, định hướng tốt trước khi học bài trên lớp. HS được học bằng tự hoạt động (bao gồm hoạt động theo chỉ dẫn và hoạt động tự do tạo lời văn ), học bằng sự hợp tác hoạt động.
Cho HS  được làm quen dần với các thao tác của kĩ năng quan sát, biết trình tự của các thao tác này.Biết cách phối hợp nhìn với tưởng tượng, liên tưởng.
Nội dung và cách thức thực hiện.
Các trò chơi vận dụng:
 Các trò chơi sau có thể cho HS chơi trong giờ tự học hoặc giờ ra chơi, giờ sinh hoạt  lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học Tập làm văn tương ứng. Qua các trò chơi này HS được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào trong giao tiếp đời sống hằng ngày.
Đóng vai chúc mừng nhau:
– Luyện tập cách nói lịch sự khi chúc mừng người khác và đáp lại lời người khác chúc mừng mình.
– Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập chúc mừng bằng những lời khác nhau.
– 2 HS giúp GV làm việc.
– Sau mỗi tình huống, GV cho HS nhận xét và bình chọn người nói đúng hay sai. Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng.
Đóng vai khen ngợi nhau:
– Luyện tập cách nói lịch sự khi khen ngợi người khác và đáp lại lời người khác khen mình.
– Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập khen ngợi bằng những lời khác nhau.
+ Một số bạn khen một bạn gái mặc bộ váy đẹp.
+ Một số bạn khen một bạn trai bơi giái.
+ Một bạn gái vẽ tranh con gà trống đẹp. Các bạn khác xem tranh và khen.
– 5 HS mặc quần áo đẹp.
– 5 mũ bơi để HS giả làm người đang bơi.
– 5 bức tranh (ảnh ) con vật trông đẹp mắt.
– Chia nhóm: 6 HS / 1 nhóm: 2 HS đóng vai 1 tình huống.
– Sau mỗi tình huống, GV cho HS nhận xét và bình chọn nói đúng hay sai. Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng.
 Đóng vai an ủi nhau:
– Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập nói lời an ủi bằng nhiều cách khác nhau.
+ Một bạn gái mặc bộ váy đẹp và bị giây mực ra váy. Một bạn khác đang an ủi bạn có váy đẹp bị giây bẩn.
+ Bạn trai lỡ tay làm rách một trang sách của quyển truyện. Bạn khác đến bên cạnh nói lời an ủi, động viên.
+ Một bạn bị điểm 3 môn toán đang buồn. Các bạn khác đến an ủi động viên.
– 5 HS mặc quần áo có vết bẩn được tạo ra bằng phấn màu.
– 5 bài kiểm tra toán có diểm 3.
– Chia nhóm: 6 HS / 1nhóm: 2 HS đóng vai thực hiện 1 tình huống.
Viết bản tự thuật ngắn:
Mục đích của bài tập là giúp HS  biết cách tự giới thiệu về mình với thầy cô, bạn bè hoặc người xung quanh.
Tự thuật là những điều mình tự kể về mình nhằm để cho người khác nắm được những thông tin về mình.
– Hái người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,em) để nắm được những điều mình chưa rõ (như ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện nay ).
– Xem lại bài tập đọc “Tự thuật ” trong SGK, tập 1, trang 7 để học tập cách viết và trình bày sạch đẹp.
   Lập danh sách học sinh:
– Xác định yêu cầu: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em (theo mẫu ở SGK )
– Xem lại bài tập đọc: Danh sách HS tổ 1, lớp 2A trong SGK, tập 1, trang 25 để học tập cách lập danh sách học sinh (Chú ý: Tên các bạn được xếp theo thứ tự bảng chữ cái. )
– Ghi tên các bạn trong tổ học tập: họ tên, ngày sinh, nơi ở (chọn 3 đến 5 bạn ) để chuẩn bị lập danh sách theo mẫu đã cho, xếp tên các bạn theo đúng thứ tự bảng chữ cái đã học (đánh số thứ tự tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái )
– Kẻ bảng danh sách theo mẫu trong SGK; chú ý ước lượng khoảng cách ở từng cột để ghi cho đủ chữ. (cột Nơi ở cần rộng nhất, sau đó cột Họ và tên cần rộng kém cột Nơi ở một chút. Còn cột Số thứ tự và Nam, nữ là hẹp nhất. )
– Lập danh sách theo từng cột trong bảng (xếp tên theo đúng thứ tự bảng chữ cái ); có thể hái bạn về những điều em chưa rõ. Ví dụ: Ngày sinh; Nơi ở.
Chú ý: Điền vào từng cột theo hàng ngang. Chữ và số phải viết cân đối trong từng ô cho đẹp.
Ví dụ: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em theo mẫu sau:
Tra mục lục sách:
– Xem phần mục lục ở cuối SGK, tập 1, tuần 6 (Chủ điểm Trường học ) để biết: Tuần 6 có mấy bài tập đọc? Đó là những bài tập đọc nào? Trang bao nhiêu? (Có thể ghi tên các bài tập đọc và số trang vào vở nháp )
– Dựa vào bài tập đọc Mục lục sách đã học trong tuần 5, kẻ bảng mục lục theo các cột: Số thứ tự; Tên bài Tập đọc; Trang.
– Đọc toàn bộ mục lục rồi xác định:
+ Cả cuốn truyện gồm bao nhiêu truyện.
+ Đâu là kí hiệu đánh dấu STT từng truyện.
+ Đâu là tên truyện.
+ Đâu là tên tác giả.
+ Đâu là số trang.
– Một tập truyện bao gồm nhiều truyện (hoặc một truyện ). Có khi mỗi truyện do một tác giả viết. Có khi cả tập truyện chỉ gồm một , hai tác giả. Nếu là truyện do một, hai tác giả viết thì ghi tên tập truyện, tên tác giả trước, ở phần mục lục chỉ cần ghi tên truyện và số trang.
– Căn cứ vào mục lục của cuốn sách cụ thể mà em đã đọc để trình bày các cột (1 ) STT; (2) Tác giả; (3 ) Tác phẩm (hoặc tên truyện ) ; (4 ) Trang (cột 2 và cột 3 có thể đổi chỗ cho nhau. )
Ví dụ: Tìm đọc mục lục tuần 19. Ghi lại tên truyện và số trang theo thứ tự trong mục lục.
Lập thời gian biểu:
Như chúng ta thấy từ 6 tuổi, trẻ được đến trường là đã bắt đầu một cuộc sống mới. Mặc dù các em vẫn được chơi, được nghịch, được cha mẹ, thầy cô và xã hội nâng niu, nhưng các em đã có những công việc cần làm, đã phải biết sử dụng thời gian hợp lý. ở lớp, các em được tổ chức hoạt động theo phương pháp tích cực để dần dần trở thành người lao động biết làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Lối học thụ động không thích hợp với nhà trường mới. Nhưng chỉ chủ động trong tiếp thu bài vở trên lớp thôi thì chưa đủ. Ngoài việc học bài trên lớp, HS còn cần được dạy để chủ động ngay từ chuyện sắp xếp thời gian, công việc hằng ngày. Dạy HS lập thời gian biểu là một biện pháp hình thành ở các em thái độ tích cực, chủ động, tính kế hoạch và khả năng sắp xếp cuộc sống riêng.
Thời gian biểu là lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi trong một ngày, gồm cả sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lý và không bá sót công việc. Đề bài yêu cầu HS lập thời gian biểu buổi tối.
– Xem lại bài tập đọc Thời gian biểu  (SGK, tập 1, trang 132 ) để biết cách trình bày; nhớ lại thời gian và công việc buổi tối của em để lập thời gian biểu (từ khoảng 18 giờ 30 đến mấy giờ? Em làm gì? thời gian tiếp theo, em làm tiếp vệc gì? cho đến khi đi ngủ )
Ví dụ: Thời gian biểu buổi tối.
Họ và tên: Huỳnh Hữu Kháng
Lớp: 2B, Trường Tiểu học KRong Năng
– 18 giờ 30 – 19 giờ        : ăn cơm
– 19giờ       – 19 giờ 30   : Nghỉ ngơi, xem ti vi
– 19 giờ 30 – 20 giờ 30   : Học bài
– 20 giờ 30 – 21 giờ        : Vệ sinh cá nhân
– 21 giờ                           : Đi ngủ
Kiểu bài quan sát tranh, trả lời cõu hái:
  – Để định hướng cho các em quan sát cũng như nêu nhận xét của mình, bài Tập làm văn có một số câu hái gợi ý. Vì vậy, các em sẽ lần lượt trả lời từng câu hái này. Đầu tiên, các em gắng trả lời cho đúng điều câu hái yêu cầu. Sau đó, các em nên sửa laị lời bằng cách chọn lọc các từ ngữ, sử dụng các từ chỉ hình ảnh, màu sắc để câu trả lời ngày càng hay hơn, có ý riêng và cách diễn đạt riêng của mình hơn. Các em nhớ câu trả lời hay không phải là câu trả lời chỉ nêu được chính xác đặc điểm của đối tượng được quan sát mà còn thể hiện được thái độ, tình yêu của các em đối với sự vật.
    Trong giờ Tập làm văn, HS được học kể sáng tạo qua tranh vẽ. Việc kể chuyện theo tranh vừa kích thích trí tưởng tượng vừa giúp các em tập đặt câu cho gọn gàng, sáng sủa để diễn đạt được ý mình muốn nói. Việc kể chuyện không theo bài tập đọc có trước này là kiểu kể chuyện sáng tạo. ở tuần 1, các bức tranh liên hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12 ), dắt cụ già qua đường (trang 150 ) giúp HS nhận thức và xử lý được nhiều tình huống, đồng thời rèn khả năng sáng tạo. Nhưng các bài khuyên bạn không vẽ bậy lên tường (trang 47 ), Bút của cô giáo (trang 62 ) lại đơn giản hơn vì có lời thoại.
Hoạt động chính của HS khi học kiểu bài này:
– QST có định hướng: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác QST.
 – Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình: Hướng dẫn HS tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều đã quan sát được.
– Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ chức theo một lôgíc: Hướng dẫn HS nói thành câu văn kể (tả ) những điều đã quan sát.
 Cách làm bài văn QST -TLCH:
 – HS Quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết ). Dựa vào vốn hiểu biết thực tế, HS tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vịđể khi viết câu trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động. GV hướng dẫn HS nhìn tranh, đối chiếu tranh với nội dung đã chuẩn bị để bổ sung từ ngữ diễn đạt chi tiết mới.
– Đọc kĩ từng câu hái, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã quan sát được và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay.
 – Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn chỉnh.
     Kể về người:
 Kể về người thân trong gia đình:
– Xác định yêu cầu: Kể về ông, bà (hoặc một người thân ) của em.
– Để trả lời câu hái: Ông (bà, bố, mẹ.. ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? em cần nhớ lại những lời nói, cử chỉ, hành động cho thấy tình cảm yêu quý, thái độ quan tâm, chăm sóc của người thân đối với em. (như:đưa đón em đi học, đi chơi công viên, kể chuyện cho em nghe, nhắc em học bài. )
Em kể về người thân của mình theo các câu hái gợi ý trong SGK.
Theo các câu hái gợi ý sau:
  + Người thân là ai?
  + Trạc bao nhiêu tuổi?
  + Thường làm gì ở nhà?
  + Yêu thích gì nhất?
   Kể về gia đình:
 Hướng dẫn HS làm bài:
Dựa vào các câu hái gợi ý để kể lại vài nét về gia đình em.Chú ý: Cần nói thành từng câu thật rõ ràng; khi kể cho bạn nghe, em có thể xưng tôi hoặc tớ, mình
 Tả người thông qua tranh ảnh:
Ví dụ: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hái nêu ở SGK.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
– Xác định yêu cầu: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hái nêu ở SGK.
 – Dựa vào ảnh Bác Hồ treo ở lớp học, em hãy quan sát, suy nghĩ và tìm ý (từ ngữ ) để diễn đạt.
  + Xác định vị trí nơi treo ảnh Bác Hồ (Ví dụ: phía trên bảng lớp; phía trên bảng lớp và khẩu hiệu; phía trên bảng lớp và dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại ”; chính giữa bức tường lớn của lớp em )
+ Gương mặt Bác Hồ trong ảnh: Râu tóc Bác như thế nào? (Ví dụ:  râu (chòm râu ) hơi dài, mái tóc bạc phơ ) Vầng trán Bác ra sao? (Ví dụ: cao cao, rộng ) Đôi mắt Bác trông thế nào? (Ví dụ: sáng ngời, hiền từ, thông minh, như đang mỉm cười với chúng em )
  + Nhìn ảnh Bác Hồ trong lớp học, em muốn hứa với Bác điều gì? (Ví dụ: chăm học, chăm làm,thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, đoàn kết, thật thà )
Kể về con vật:
  – Xác định yêu cầu: Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
  Chú ý: Em có thể kể về một trong những con vật được vẽ gợi ý trong SGK, tập một, trang 137 (bò, chó, gà, ngựa, trâu, mèo ) hoặc một con vật nuôi nào khác  mà em biết; chỉ cần kể ngắn gọn vài nét tiêu biểu về con vật (khoảng 4 – 5 câu)
 – Chọn con vật nuôi trong nhà mà em biết để kể lại theo những câu hái gợi ý sau:
+ Con vật nuôi trong nhà mà em biết là con gì?
+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động )
 + Theo em, con vật đó được nuôi để làm gì? Thái độ của em đối với con vật nuôi đó ra sao?
+ Tả về loài chim:
– Chọn một loài chim mà em thích để tả dựa theo những câu hái gợi ý sau:
+ Đó là con chim gì?
  + Hình dáng nó có gì nổi bật?
      Bộ lông: mềm, mượt, màu sắc.
      Đôi cánh: to, nhá.
      Đầu: nhá, như quả chanh.
      Má: dài, nhọn, khoằm, màu sắc.
      Chân: bé xíu, như hai que tăm, mảnh khảnh.
  + Hoạt động chủ yếu của nó ra sao?
      Hót: véo von, du dương,  trầm bổng, nói tiếng người.
      Bay: nhanh vun vút, như tên bay.
      Nhảy: lích chích, 
      Kiếm mồi: Bắt sâu, cá. kiến
  + ích lợi:làm đẹp cuộc sống, có ích cho cây cối.
  + Tình cảm của em với con chim: yêu quý, gắn bó; chăm sóc chu đáo, cẩn thận, bảo vệ.
Kể về cây cối:
 Kể về một loài cây em thích.
– Xác định yêu cầu: Dựa vào gợi ý (SGK ), viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu ) nói về một loài cây mà em thích.
 – Trước hết, cần lựa chọn một loài cây mà em thích:
  + Đó là cây gì? trồng ở đâu?
  + Hình dáng của cây thế nào? (dáng đứng, tán lá, hoa, quả )
  + ích lợi của cây (tìm từ ngữ để diễn tả cho đúng ý ): làm đẹp cuộc sống, để trang trí, để ăn, lấy bóng mát, lấy gỗ.
 – Có thể xem lại bài thực hành luyện tập về Tập làm van tuần 28 (bài tập 2, 3 ) để nắm được cách tả ngắn về cây cối.
– Viết đoạn văn ngắn (4, 5 câu ) về một loài cây mà em thích.
Điều kiện thực hiện giải pháp biện pháp:
GV cần khai thác triệt để SGK:
  – Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 là được trình bày đẹp, trang nhã, với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Tranh phục vụ thiết thực cho những bài học, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như:cách gọi điện thoại, viết lời nhắn, viết thư chúc Tết, cách viết địa chỉ người gửi và người nhận trên bì thưĐó đều là những cách thông tin của những quan hệ thân tình hoặc quan hệ công việc mà mỗi người hằng ngày đều cần đến.
– Từng HS có thể quan sát tranh ngay trong SGK một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
Các loại bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ trong từng tuần, góp phần tô đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần. Vì thế dạy Tập làm văn cần gắn với dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần (đặc biệt là Tập đọc , Luyện từ và câu (LTVC ) nhằm mục đích giúp HS  nắm và vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học ở các phân môn Tiếng Việt khác ứng dụng vào phân môn Tập làm văn.
  Ví dụ 2- Tuần 16: LTVC: Bài:Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: từ ngữ về vật nuôi.
Qua giờ LTVC, HS quan sát tranh vẽ các con vật nuôi, nắm được một vốn từ phong phú hơn về vật nuôi. Đó chính là những kiến thức cần thiết giúp các em học tốt giờ Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
Mối quan hệ giữa các biện pháp giải pháp:
Không chỉ kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác trong Tiếng Việt mà khi dạy Tập làm văn người GV cần kết hợp chặt chẽ với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên xã hội ( TNXH ) 
Qua môn TNXH, HS được làm quen với những cây cối, những con vật trong đời sống hằng ngày (sống ở đâu, có đặc điểm gì. ). Đó cũng là những tư liệu quý báu giúp các em vận dụng để làm tốt hơn các bài văn kể về con vật, cây cối.
Trong chương trình Đạo đức lớp hai có nhiều bài liên quan đến những nội dung các em học trong phân môn Tập làm văn như: Bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị; Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại; Lịch sự khi đến nhà người khác. ở mỗi bài này HS đều được luyện tập những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Vì thế nếu các em nắ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_cho.doc