Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập đọc Lớp 3 - Dương Lý Trung Hiếu
1. Đánh giá thực trạng:
Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểu được phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyền thống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi trường sống qua những bài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt.
Dạy Tập đọc phải thông qua nhiều loại văn bản khác nhau. Các văn bản Tập đọc chứa đựng nhiều mặt kiến thức văn hóa của nhân loại và dân tộc. Do vậy, thông qua Tập đọc có thể trau dồi kiến thức nhiều mặt cho học sinh như kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức về đời sống. Khi học các văn bản nghệ thuật, cần làm cho học sinh xúc động với vẻ đẹp của văn chương, nhận thức được tình cảm yêu thương con người và cuộc sống mà tác giả gửi gắm trong bài đọc. Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình dạy đọc, nắm bản chất của kĩ năng đọc, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau:
n diễn ra hàng ngày trong xã hội. Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn học Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học là cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt để trên cơ sở đó, các em có khả năng sử dụng một cách hiệu quả Tiếng Việt trong hoạt động học tập và sinh hoạt, đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển tư duy. Các em biết tiếp nhận lời người khác, biết tạo ra lời nói riêng của mình vừa đúng với quy tắc ngôn ngữ, phù hợp với quy luật của tư duy, vừa phù hợp với hoàn cảnh, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp. Đó là cơ sở để các em không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà còn học tốt tất cả các môn học khác trong nhà trường. Hiện nay, dù chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp nào thì nhiệm vụ chủ yếu cũng là rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Đổi mới giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục Tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học. Yêu cầu cơ bản với học sinh ở giai đoạn này là: Đọc thông thạo và hiểu đúng một văn bản ngắn, viết rõ ràng, đúng chính tả, nghe chủ động, nói chủ động, rành mạch. Thông qua môn học này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo con người, con người phát triển toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa nước nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa. Trình độ nắm tri thức của học sinh ở giai đoạn này trong nội dung chương trình của các lớp 1, 2, 3 chỉ có ý nghĩa xác định những tri thức học sinh cần làm quen. Nhờ những tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch, từ đó giáo viên xác định và đánh giá kết quả của những tác động nhằm tìm chân lí của vấn đề. Do vậy, người giáo viên cần phải tìm phương pháp tiếp cận như thế nào cho học sinh có cảm tình với bài tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Sau đó, giáo viên tiến hành dùng lí luận để phân tích kết quả, xác định nguyên nhân và khái quát hóa những vấn đề đạt được qua kiểm tra kết quả của học sinh, để từ đó đối chứng phương pháp dạy truyền thống với phương pháp dạy học mới hiện đại. Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy phân môn Tập đọc lớp 3. II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Đánh giá thực trạng: Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểu được phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyền thống của cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi trường sống qua những bài tập đọc, qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những bài tìm hiểu về Tiếng Việt. Dạy Tập đọc phải thông qua nhiều loại văn bản khác nhau. Các văn bản Tập đọc chứa đựng nhiều mặt kiến thức văn hóa của nhân loại và dân tộc. Do vậy, thông qua Tập đọc có thể trau dồi kiến thức nhiều mặt cho học sinh như kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ và kiến thức về đời sống. Khi học các văn bản nghệ thuật, cần làm cho học sinh xúc động với vẻ đẹp của văn chương, nhận thức được tình cảm yêu thương con người và cuộc sống mà tác giả gửi gắm trong bài đọc. Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình dạy đọc, nắm bản chất của kĩ năng đọc, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau: Một là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Hai là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc. Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài, kĩ năng đọc có ba giai đoạn: Phân tích, tổng hợp và giai đoạn tự động hóa. Thông qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy lớp 3 trong tổ chuyên môn, tôi nhận được nhiều ý kiến góp ý, phản ánh, gợi ý khác nhau của các giáo viên. Nói chung, đa số giáo viên dạy Tập đọc là căn cứ vào quy trình hướng dẫn trong Sách giáo viên. Tôi cũng cho rằng dạy học theo như hướng dẫn của Sách giáo viên là đúng và cần thiết nhưng nếu giáo viên vận dụng không linh hoạt thì sẽ dễ dẫn đến giờ học trở nên đơn điệu, cứng nhắc. Vấn đề đặt ra là dạy theo quy trình nhưng phải có sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng. Sau nhiều lần chỉnh lí, có thể nói chương trình Sách giáo khoa Tiểu học cũng như riêng phân môn Tập đọc ở lớp 3 là rất hay. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn có sự chênh lệch nhau quá lớn về chất lượng dạy học. Trong nhiều nguyên nhân của vấn đề này thì sự vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên vẫn là một trong những nguyên nhân cơ bản. Đây là một vấn đề rộng nên trong giới hạn của mình tôi không thể lí giải cụ thể hết được. 2. Giải pháp thực hiện: Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc, tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp, biện pháp cụ thể như sau: Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến từng đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những lúc luyện đọc nhằm phát hiện, hỗ trợ, giúp các em khắc phục, sửa và hướng dẫn cho học sinh phát âm sai hoặc đọc chưa đúng đọc lại cho đúng. Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn. Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt. Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa. Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các bài tập đọc nói riêng. Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. Để đạt được mục đích trên trước hết người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng bằng nhiều hình thức rèn đọc cho học sinh, cụ thể là: 2.1. Rèn đọc diễn cảm, đọc hay: Đối với học sinh lớp 3, yêu cầu đọc đúng, lưu loát, diễn cảm là trọng tâm nên cần dành thời gian đọc cho thích hợp. Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn suôi: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc). Đối với văn bản phi nghệ thuật cần hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản. Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết bài văn, bài thơ đó. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em lên thi đọc. Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong truyện cho học sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám khảo nghe, chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Giáo viên cùng cả lớp động viên khuyến khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn. Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong khoảng 35 - 40 phút mà đối tượng học sinh gồm: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Trong giờ học giáo viên luôn tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh đọc yếu. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, tiến tới rèn đọc diễn cảm. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra: Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn. Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài. Đọc to rõ ràng, lưu loát. Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ. Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái, biểu cảm giọng đọc phù hợp với văn cảnh và lời nhân vật. Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài cần sử dụng phối hợp thật linh hoạt các phương pháp để thay đổi các dạng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài cũng như khai thác nội dung, tranh ảnh minh họa. Để phần tìm hiểu bài đạt kết quả cao nhằm rèn kĩ năng đọc tốt nhất cần phải quan tâm tới cách tổ chức câu hỏi có hệ thống, các nội dung bài logic, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của giáo viên trong mỗi tiết dạy là người tổ chức dẫn dắt, giúp học sinh tìm ra kiến thức có trong bài học. Như vậy, muốn học sinh đọc đúng thì giáo viên cần phải phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc. Tùy thuộc vào âm thanh sai lạc, tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lên kế hoạch cụ thể, kiên trì kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ và lựa chọn biện pháp luyện tập thích hợp. Ví dụ: Chảng hạn như để chữa lỗi phần vần phải phối hợp cả biện pháp luyện theo mẫu và biện pháp cấu âm. Đầu tiên giáo viên cần sử dụng biện pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh phát âm theo đúng chuẩn chữ viết. Sau khi sử dụng biện pháp luyện theo mẫu, giáo viên vận dụng kiến thức ngữ âm học để phân tích sự khác nhau cơ bản giữa lỗi phát âm và chuẩn, từ đó tìm ra phương hướng sửa chữa. Ngoài ra đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Giáo viên cần hướng dẫn việc ngắt hơi phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm, khi đọc thơ không đọc liền mạch mà phải nghỉ hơi sau đó mới đọc dòng sau Ví dụ: Bài Tập đọc “Hai bàn tay em” trong chủ điểm “Măng non” có hai câu sau: “Hai bàn tay em Như hoa đầu cành” Không đọc liền mạch: “Hai bàn tay em như hoa đầu cành”. Cũng Không đọc “Hai bàn/tay em, như hoa/đầu cành”. Cần nhấn mạnh thêm các câu hỏi thì lên giọng. Ví dụ: “Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường?” (Bài “Người lính dũng cảm” - Tiếng Việt 3, tập 1) Nhìn chung, luyện đọc đúng cho học sinh là một quá trình khó khăn. Phương ngữ chi phối hàng đầu nên giáo viên phải luôn dự tính, ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, giáo viên xác định lỗi mà học sinh địa phương hay mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó mà luyện đọc trước. Giáo viên phải có bước chuẩn bị chu đáo, kế hoạch biện pháp cụ thể, dự kiến tình huống xảy ra để kịp thời hướng dẫn học sinh. Trên cơ sở học sinh đã làm được yêu cầu đọc đúng giáo viên sẽ chuyển sang yêu cầu đọc nhanh. Thật ra đọc nhanh có những yêu cầu giống như đọc đúng nhưng với một khoảng thời gian nhất định cần phải đạt được một dung lượng theo quy định. Đọc nhanh cũng không phải là đọc liến thoắng, đọc cho được nhiều chữ, nhiếu tiếng mà đó là việc đọc với tốc độ vừa phải, dễ nghe và phù hợp với nội dung của văn bản. Để đọc nhanh được, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh: Biết ngồi đọc với tư thế thoải mái cũng như biết giữ khoảng cách trung bình giữa mắt và sách theo đúng quy định chung của việc đọc (khoảng 25 - 30 cm). Trước khi đọc được thành tiếng, học sinh cần đọc thầm tất cả các câu chữ trong bài cần đọc. Giáo viên đọc mẫu từng câu, từng đoạn để học sinh ý thức được về tốc độ đọc, về nhịp điệu hoặc về giọng đọc, chỗ ngừng, chỗ nghỉ Đọc mẫu của giáo viên là cơ sở để học sinh luyện đọc đúng và đọc nhanh. Việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng lớn đối với học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị kĩ để đọc, sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những khía cạnh tinh tế, những thái độ, tình cảm của tác giả đối với các nhân vật tích cực hoặc tiêu cựa trong tác phẩm. Việc điều chỉnh tốc độ đọc trong đọc nhanh là cần thiết. Với những em đọc quá tốc độ bình thường, giáo viên nên đọc mẫu để các em có thể ước lượng và điều chỉnh tốc độ đọc. Cũng có thể điều chỉnh tốc độ của những em đọc nhanh bằng cách cho các em đọc nối tiếp nhau: em có tốc độ đọc nhanh sẽ được đọc tiếp nối với các em có tốc độ trung bình. Với những em đọc chậm so với tốc độ bình thường, giáo viên cũng có thể đọc mẫu để các em tự điều chỉnh tăng tốc độ lên hoặc cho các em đọc chậm đọc tiếp nối với những em có tốc độ đọc nhanh. Cách tiến hành như vậy có thể giúp các em tự điều chỉnh được tốc độ đọc của mình. Như trong phần trên đã nói, việc luyện đọc cho học sinh ngoài đọc đúng, đọc nhanh còn có đọc hiểu và đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm chỉ được tiến hành khi học sinh đã hiểu thấu đáo bài đọc, tức là đã làm tốt đọc hiểu. Thực chất đọc diễn cảm là sự thể hiện ở mức độ cao của kĩ năng đọc, là sự tổng hợp các phẩm chất năng lực đọc; lột tả “cái hồn, cái thần” của văn bản và truyền lại được “cái hồn, cái thần” đó đến cho người nghe. Tóm lại, muốn rèn luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 thì trước hết giáo viên cần cho học sinh hiểu sâu bài đọc. Giáo viên có thể tiến hành phối hợp một số biện pháp như sau: Tùy từng bài học của học sinh để chúng ta sử dụng các biện pháp hợp lí khi đưa tranh ảnh vào để giải thích cho học sinh đúng từ, đúng nghĩa, giúp học sinh lựa chọn chính xác các tình huống và hoàn cảnh để cân nhắc thận trọng và nghiêm túc ý thức sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: Ở bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”, ngoài hai tranh vẽ trong Sách giáo khoa, khi giảng nghĩa về từ “bão” thì giáo viên có thể đưa ra tranh ảnh cảnh đang bão cho học sinh hiểu rõ thêm về bão cũng như tác hại của nó. Nhất là đối với học sinh ở vùng Cà Mau, địa phương rất hiếm khi có bão thì điều này càng nên làm, có như vậy học sinh mới hiểu bài đọc sâu hơn. Ở bài “Mùa thu của em”, giáo viên có thể chuẩn bị trước tranh về cảnh sắc thu đặc trưng của lứa tuổi học sinh tiểu học là vào đêm hội trăng rằm trung thu. Trong bài Tập đọc có ý này nên giáo viên cần khai thác để học sinh thấy rõ hơn, đó cũng là một cách để các em hiểu về bài đọc. 2.2. Luyện đọc câu - Đoạn - Bài: Kết hợp với việc đọc phát âm đúng tiếng từ phụ âm đầu tôi còn rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy đọc, lưu loát. Đây là yêu cầu trọng tâm của học sinh lớp 3. Khi học sinh đọc giáo viên phải theo dõi tững chữ không để cho các em đọc kéo dài ê-a, đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu các em dùng bút chỡ đánh dấu vào sách giáo khoa để dọc cho đúng. Trong các giờ tập đọc tôi chép đoạn văn hoặc đoạn thơ dài khó đọc vào bảng phụ để hướng dẫn học sinh cụ thể từng câu, từng đoạn cách đọc như thế nào? nhấn giọng ở từ nào? 2.3. Giúp học sinh mở rộng vốn từ: Muốn mở rộng vốn từ, trước tiên học sinh phải hiểu được từ, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu từ bằng nhiều cách. Với những từ mà học sinh có thể giải nghĩa được thì giáo viên cho học sinh từ giải trước lớp để học sinh khác bổ sung cho hoàn chỉnh. Với những từ mà học sinh không thể giải thich được, giáo viên có thể chọn một trong các biện pháp sau để giải thích cho học sinh: Giải thích từ trong ngữ cảnh, nghĩa là cho học sinh đặt câu với từ đó. Ví dụ: Ở bài “Ai có lỗi”, khi giảng từ “hối hận”, hay từ “can đảm”, giáo viên cho học đặt hai câu có các từ này. Tùy theo sự hiểu biết của các em, trong quá trình dạy có thể giáo viên cho các em đặt câu có các từ đó bằng cách lấy trong bài đọc. Sau khi tiến hành như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh các trường hợp cần dùng từ “hối hận” và “can đảm” trong các văn cảnh khác. Học sinh hiểu được các từ này qua văn cảnh thì các em sẽ nhớ và sử dụng từ tốt hơn Thay từ cần giải nghĩa bằng một từ đồng nghĩa. Ví dụ: Khi dạy các bài Tập đọc ở chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”, để giải thích nghĩa của từ “Tổ quốc”, giáo viên nên cho học sinh tìm hiểu thêm qua từ “Đất nước” 3. Hiệu quả mang lại: Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên tổ chức và hướng dẫn hoạt động cụ thể của học sinh. Thông qua ngôn ngữ đọc, viết và hành động làm mẫu của giáo viên. Vì vậy, người giáo viên cần sử dụng bài đọc và các câu hỏi trong SGK để rèn luyện kỹ năng đọc, viết và luyện phát âm chuẩn, diễn đạt ý gãy gọn, cho các em. Đặc biệt là tìm tòi các bài tập có liên quan tới chủ đề và phù hợp với đối tượng học sinh, nhắc lại nhiều lần vấn đề khó, đưa ra ví dụ và giải thích. Ra bài tập ở lớp và ở nhà, giành đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc, viết. Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu và đồ dùng học tập để học sinh hứng thú tự giác học tập và tham gia các hoạt động khác. Kết quả cụ thể như sau: Thời gian kiểm tra Tổng số học sinh Điểm 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 SL % SL % SL % SL % Cuối kỳ I 26 17 65.4 5 19.3 4 15.3 0 0 Giữa kỳ II 26 20 76.9 5 19.3 1 3.8 0 0 Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài với kết quả trên, tôi khẳng định rằng đề tài này có thể áp dụng vào dạy môn tập đọc ở khối lớp 3. III. KẾT LUẬN: 1. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: Giáo viên cần nắm được đối tượng học sinh, chủ động nghiên cứu để nắm được kiến thức trọng tâm của bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải làm nổi bật được các kiến thức trọng tâm của bài học. Giáo viên dạy theo phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại và thuyết trình, trong đó việc sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là chủ yếu để phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh. Giáo viên thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức và nhiều đối tượng (Giỏi, khá, trung bình, yếu). Từ đó rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cụ thể đối với từng học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi ra bài tập, phù hợp với năng lực của các em. Đối với học sinh có học lực yếu, kiểm tra thường xuyên bằng mọi hình thức (Đọc, viết, trả lời câu hỏi...) phát hiện ra mặt yếu để phụ đạo kịp thời tạo cho các em hứng thú, tự giác học tập. 2. Kết luận: Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng đọc hay. Bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc - rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau: Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, mến trẻ, luôn bám trường, bám lớp. Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài Tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 3 nói riêng. Phải đầu tư thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học . Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước: + Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay lẫn lộn. + Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đú
File đính kèm:
- Tuan_3_Ngheviet_Chiec_ao_len.doc