Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kĩ thuật giúp học sinh tiểu học giải nghĩa từ - Trường Tiểu học Long Thanh 1

III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Trước hết ta cần hiểu nghĩa của từ là gì? Và dạy nghĩa của từ cho học sinh thế nào?

Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (Một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ.

Trong các phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả, thậm chí cả Tập viết, hoạt động giải nghĩa từ cũng thường xuyên được thực hiện. Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh.

Theo định hướng nêu trên, chúng tôi đưa ra các biện pháp giải nghĩa từ phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học, có thể chọn một trong các biện pháp sau:

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kĩ thuật giúp học sinh tiểu học giải nghĩa từ - Trường Tiểu học Long Thanh 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT PHỤNG HIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LONG THẠNH 1 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KĨ THUẬT 
GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC GIẢI NGHĨA TỪ”
I-ĐẶC VẤN ĐỀ:
1 –Lí do chọn đề tài :
“Từ” có vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Con người muốn tư duy  phải có ngôn ngữ. Không có vốn từ đầy đủ, con người không thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ngữ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh có năng lực từ ngữ, giúp cho học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng từ càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy bén hơn. 
Quyết định số 43/BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu rõ Mục tiêu của môn Tiếng Việt.
Với mục tiêu được quy định thì môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được chú trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
2-Nhiệm vụ nghiên cứu:
Ở tiểu học, học sinh được làm quen với ngôn ngữ nói,viết một cách cơ bản để hoàn thiện khả năng giao tiếp. Lời nói hoặc viết có rõ ràng dễ hiểu hay không đòi hỏi các em cần phải có vốn từ phong phú và những hiểu biết về nghĩa của từ ,về cách dùng từ.Thực tế đã có những truờng hợp do hiểu sai về nghĩa của từ, nên dẫn đến sử dụng từ không phù hợp trong giao tiếp ,trong viết văn bản.
Việc dạy từ ,không chỉ giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ và qua đó hiểu tác phẩm, mà nhiều khi còn giúp học sinh nhận ra được tài nghệ của nhà văn. Thường thì không thể thay những từ ngữ nhà văn đã dùng trong văn bản bằng những từ ngữ khác, vì chúng phản ánh chính xác và tinh tế nội dung hiện thực của câu văn, đoạn văn hay bài văn Ví dụ chỉ từ lom khom mới tả được chính xác sự già nua, mệt mỏi, nhẫn nhục, bần cùng của ông lão ăn xin(Người ăn xin TĐ lớp 4 ). Bản thân âm thanh của từ cũng gợi cảm giác vất vả, nhọc nhằn mà không có từ nào tả đúng bằng.
Dạy Học Sinh học “từ” còn nhằm tập cho các em biết lựa chọn-trong một lượng từ ngữ nhất định-một từ, một ngữ phản ánh cô đọng, hàm xúc,chính xác một tình huống, một hoàn cảnh, một tính cách, một tâm trạng. Cách làm đó sẽ hình thành cho trẻ em ngay từ nhỏ thói quen cân nhắc, thận trọng, nghiêm túc và có ý thức khi sử dụng từ ngữ trong học tập và giao tiếp, nói năng.
II-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : 
Việc giải nghĩa từ cho học sinh lại thường được các thầy cô giáo sử dụng theo phương pháp truyền thống tức là chỉ giảng giải cho học sinh một cách nôm na. Chẳng hạn : sầu riêng : là loại trái cây thường được trồng ở miền Nam có gai hơi giống quả mít, bên trong có nhiều múi, mùi thơm, vị ngọt. Hoặc: quả địa cầu: là hình ảnh thu nhỏ của trái đất  Hoặc : Làu bàu : là nói như trong miệng tỏ vẻ bực dọc, khó chịu v v Thực ra cách giải nghĩa truyền thống này giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ ngay lúc đang học bài , nếu sang bài học khác, giáo viên yêu cầu nhắc lại nghĩa của từ đã được học trước đây học sinh sẽ lúng túng. Nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng đó là: cách giải nghĩa của giáo viên trước đó không gây được ấn tượng và khắc sâu nội dung ý nghĩa của từ. 
Để kiểm tra sự hiểu biết của các em về một số từ ngữ đã học, tôi đã cho làm một bài kiểm tra như sau (Học Sinh lớp 4A3, 21 HỌC SINH): Giải nghĩa từ ngữ sau: Tự kiêu, tự tin, tự ái, tự trọng. Kết quả là: 5 em = 23,8% nêu đúng nghĩa của cả 4 từ , 7 em = 33,3% nêu đúng nghĩa của 3 từ, 4 em = 19% nêu đúng nghĩa của 2 từ , 5 em = 23,8% nêu đúng nghĩa của 1 từ. Kết quả trên cho thấy mong muốn của giáo viên đối với việc hiểu nghĩa của từ ở học sinh chưa đạt được. 
Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp trừu tượng khó nắm bắt. Trong khi đó tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể chưa phát triển tư duy trừu tượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý ,nhận thức của các em. 
III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Trước hết ta cần hiểu nghĩa của từ là gì? Và dạy nghĩa của từ cho học sinh thế nào? 
Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (Một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ.
Trong các phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả, thậm chí cả Tập viết, hoạt động giải nghĩa từ cũng thường xuyên được thực hiện. Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh.
Theo định hướng nêu trên, chúng tôi đưa ra các biện pháp giải nghĩa từ phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học, có thể chọn một trong các biện pháp sau:
1-Cho học sinh đặt câu với từ đó(Đặt từ đó trong ngữ cảnh):
	Ví dụ: Đặt câu với từ ngất ngưỡng: Chú gà trống đang đứng ngất ngưởng trên đống củi. Từ đó học sinh hiểu “ngất ngưởng” là ở trên cao, chênh vênh,không ổn định. Để giải nghĩa từ “náo nức”,giáo viên đưa ra câu : “Chúng em náo nức đón Tết” “náo nức” có nghĩa là phấn khởi, hăm hở với công việc để đón tết
2-Cho học sinh thay từ đó bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa:
Ví dụ : “Siêng học, siêng làm” tức là “chăm học,chăm làm” (dùng từ đồng nghĩa). -“Ngăn nắp” là “không lộn xộn”(dùng từ trái nghĩa). -“Siêng năng” là “cần cù, chăm chỉ”(dùng từ gần nghĩa) Tương ứng với cách giải nghĩa này là các bài tập yêu cầu giải nghĩa bằng đồng nghĩa,gần nghĩa,trái nghĩa. 
Hoặc để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” gần nghĩa với từ “nhỏ bé”,giáo viên đưa ra bài tập : Có thể thay từ “nhỏ nhoi’’ trong câu : “Suốt đời,tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường”bằng từ nào dưới đây: a) Nhỏ nhắn b) nhỏ xinh c) nhỏ bé. 
Hoặc: Tìm các từ chỉ vẻ đẹp của con người “xinh đẹp” (Học sinh có thể tìm từ xinh xắn,xinh tươi, duyên dáng). 
Hoặc : Tìm từ trái nghĩa với “lười biếng” : thật thà, ngoan ngoãn.. Các nội dung từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được học ở lớp thành từng bài riêng. 
Tuy nhiên từ lớp 1 đến lớp 5, chúng ta có thể sử dụng biện pháp giải nghĩa từ cách này trong một số trường hợp cụ thể ở mỗi lớp, mỗi bài học.
3-Miêu tả hiện thực được đề cập trong từ:
	Ví dụ: Khản đặc là giọng nói không ra tiếng vì đau họng, vì mệt moi, vì quá sợ hay vì nói đã quá nhiều. Từ đó học sinh hiểu khản đặc là giọng nói không ra tiếng vì nói quá nhiều (còn giọng khàn khàn là vì đau họng, giọng nói đứt quãng là vì mệt mỏi, vì quá sợ)
4-Có thể giải nghĩa từ bằng cách trực quan:(bằng tranh, ảnh,phim,vật thật)
Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật,tranh ảnh,sơ đồ v.v để giải nghĩa từ.Những hình ảnh cảm tính ,những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh là một tổ hợp cần thiết cho bất kì việc dạy học nào.
	Ví dụ: “cái mẹt” là dụng cụ đan bằng tre, có đáy nong dùng để đựng búnggiáo viên cần cho học sinh xem hình ảnh “cái xề” ở miền Nam để học sinh hiểu “cái xề” miền Nam người miền Bắc gọi là “cái mẹt”
Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng.Nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị khá công phu và không thể dùng để giải thích những từ trừu tượng.Biện pháp này nên dùng ở các lớp tiểu học. Tương ứng với các biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan có các bài tập giải nghĩa từ . Ví dụ: Bài tập yêu cầu học sinh: Hãy nhìn vào tranh và chỉ xem đâu là’’đỉnh núi,chân núi,sườn núi”hoặc đưa tranh yêu cầu học sinh nêu một nét nghĩa:’’Dựa vào hình vẽ,em hãy nói xem xe buýt là loại xe dùng để làm gì?
5- Giải nghĩa từ bằng đối chiếu,so sánh :
Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” với “núi”, “đồi thấp hơn núi, sườn thoai thoải hơn”. - Giải nghiã từ “sách” với “vở” bằng cách so sánh đối chiếu chúng với nhau: “sách có chữ, được in dùng để đọc; vở là tập giấy trắng đóng lại dùng để viết”. 
- Giải nghĩa “ông bà nội” bằng cách đối chiếu : ông bà nội là những người sinh ra bố,ông bà ngoại là những người sinh ra mẹ.Cách giải nghĩa này được xây dựng thành các bài tập giải nghĩa kiểu:’’Sách và vở có gì khác nhau?”, “Đồi và núi khác nhau như thế nào?”,hoặc phân biệt họ nội với họ ngoại, so sánh mức độ của các từ: vui,vui vui,vui vẻ,vui mừng v v. 
6- Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng này:
Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt. Việc giải nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở nắm vững nghĩa từ.
Ví dụ: 
+ Trí dũng song toàn: (TV5- T2- Tr56) : trí là mưu trí.
                                                              dũng là dũng cảm.
                                       Trí dũng song toàn là vừa mưu trí vừa dũng cảm.
+ Nhân chứng(TV5 - T2- Tr56): nhân là chỉ người.
                                            chứng là chứng thực sự việc.
                                  Nhân chứng là người làm chứng.
IV- KẾT QUẢ: 
Cũng với bài tập tôi đã khảo sát cho học sinh lớp 4a3 (Mục II), bây giờ tôi cho học sinh lớp 4a5 thực hiện nhưng với biện pháp 2 và 3 (mục III) thì kết quả rất khả quan, hơn sự mong đợi của tôi.
- Lớp 4a5 (26 HỌC SINH): Giải nghĩa từ ngữ sau: Tự kiêu, tự tin, tự ái, tự trọng. Kết quả là: 17 em = 65% nêu đúng nghĩa của cả 4 từ , 3 em = 14,2% nêu đúng nghĩa của 3 từ, 1 em = 4 % nêu đúng nghĩa của 2 từ , không có em nào giải sai tất cả các từ.
- Lớp 4a4(21 HỌC SINH) : Giải nghĩa từ ngữ sau: Tự kiêu, tự tin, tự ái, tự trọng. Kết quả là: 15 em = 71,4% nêu đúng nghĩa của cả 4 từ , 5 em = 23,8% nêu đúng nghĩa của 3 từ, 1 em = 4,7% nêu đúng nghĩa của 2 từ , không có em nào giải sai tất cả các từ.
Từ khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này cho đến nay tôi luôn sử dụng các biện pháp trên để áp dụng giảng dạy cho lớp mình và kết quả rất tốt: Học sinh thích học hơn, lớp học sinh động hơn, đặt biệt các em sử dụng từ ngữ phong phú hơn trong quá trình nói và viết
*Kết luận:
	Một số kĩ thuật giải nghĩa từ mà tôi đã nghiên cứu khi áp dụng trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao, phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm”. Phương pháp này có thể sử dụng để giảng dạy ở tất cả các khối lớp và nhân rộng đến tất cả các thầy cô đang đứng trên bụt giảng.
V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua các tài liệu học tập ở trường sư phạm và các tài liệu tham khảo khác, tôi đã nghiên cứu,thử nghiệm qua các tiết dạy, tự rút kinh nghiệm về cách dạy để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. Việc giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ, biết dùng từ một cách chính xác đã được bắt đầu từ khi trẻ biết nói, trong đó sự dạy bảo uốn nắn của người mẹ và giao tiếp trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến vốn từ của trẻ . Khi trẻ đến trường ,mối quan hệ và sự hiểu biết của trẻ rộng hơn, đòi hỏi vốn từ tăng lên, Với bản thân trong thực tế áp dụng “Một số kĩ thuật dạy giải nghĩa từ cho học sinh tiểu học” là rất cần thiết.Vì vậy mỗi thầy cô giáo phải là những người “chắt chiu” cho học sinh từng ít kiến thức về nghĩa của từ. Thầy cô giáo phải tìm tòi tích lũy vốn từ ngữ, nghiên cứu cách dạy ,dự giờ các tiết dạy để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Đề tài năm sau: Một số biện pháp rèn luyện: sử dụng ngôn ngữ trong làm văn miêu tả
	Long Thạnh, ngày 20 tháng 09 năm 2015
	 Giáo viên
	 Lê Thanh Tú
*Tài liệu nghiên cứu: DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC
 tác giả: Hoàng Hòa Bình
 của nhà xuất bản Giáo Dục

File đính kèm:

  • docSKKN TU 2015.doc