Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tác động đến học sinh và hướng dẫn học sinh học bài để nâng dần chất lượng đại trà môn Ngữ văn lớp 9

 Với phần Tiếng Việt trong mỗi buổi phụ đạo tôi thường kiểm tra kĩ phần lý thuyết xem học sinh có học đúng khái niệm không. Nếu học sinh chưa nhớ tôi giảng lại và yêu cầu học sinh thuộc khái niệm. Vì có hiểu đúng kiến thức phần Tiếng Việt mới có thể làm bài đúng được. Các câu hỏi tôi thường lồng ghép cùng Văn học và Tập làm văn. Tôi lấy ngay những câu đoạn trong các tác phẩm văn học yêu cầu học sinh làm bài tập. Tôi đánh máy các bài tập Tiếng Việt từ dễ đến khó và phát cho học sinh yêu cầu photo để làm bài. Tôi thương yêu càu học sinh lên bảng làm bài để các bạn nhận xét bài làm. Chính việc chữa bài như thế này học sinh dể nhận ra được cái sai, cái đúng qua đó tự sửa chữa. Mỗi buổi phụ đạo tôi lồng ghép có thể là Văn-Tiếng Việt, Tiếng Việt-Tập làm văn để học sinh không có sự nhàm chán trong tiếp cận kiến thức

doc38 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tác động đến học sinh và hướng dẫn học sinh học bài để nâng dần chất lượng đại trà môn Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đã có những hiểu biết ban đầu về kiểu loại, tôi cùng học sinh đọc một vài bài làm hay và cùng học sinh lập dàn ý của bài văn đó. Khi đã lập được dàn ý từng phần tôi đưa ra những đoạn bài viết hay đọc để học sinh tham khảo và hướng dẫn cụ thể cách viết từng đoạn cho học sinh. Vì những học sinh có sức học trung bình và dưới trung bình môn văn nên tôi thường làm mẫu cho học sinh một số dạng bài từ các bước mở bài, thân bài phần trình bày các vấn đề, các luận điểm đến kết bài. Mỗi dạng bài tôi chỉ làm mẫu cho 2 đến 3 bài và yêu cầu học sinh tự làm lại. Trong phần bài tập giao về nhà ở những buổi đầu tiên của năm học tôi yêu cầu học sinh viết đúng theo đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợpcòn trong năm học ở các dạng tập làm văn tôi yêu cầu học sinh viết từng phần từ mở, thân, kết. Khi học sinh đã quen với các thể loại tôi cung cấp đề và yêu cầu viết thành bài văn. Ví dụ khi dạy xong dạng bài nghị luận nhân vật văn học tôi cung cấp đề bài cho học sinh : “Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ”. Tôi hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề bài hỏi những nội dung gì, sau đó tôi cùng học sinh lập dàn ý cho đề bài từ phần mở bài, thân bài cho đến kết bài.
*Mở bài:
Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương: Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục” – một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút”. Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một số phận bi thảm.
*Thân bài:
1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương
- Tình duyên ngang trái.
- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao.
- Cái chết thương tâm.
- Nỗi oan cách trở.
2. Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Đây là một người con gái đẹp người đẹp nết.
- Là người vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).
- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời) (Dẫn chứng, phân tích)
- Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến.
3. Đánh giá:
-Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
- Liên hệ so sánh với những tác phẩm viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ và ca ngợi vẻ đẹp của họ.
*Kết bài
- Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn. Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa 
- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo. 
-Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình
Khi học sinh đã biết cách làm dàn ý, tôi yêu cầu học sinh viết phần mở bài và kết bài trên lớp . Nếu còn thời gian tôi yêu cầu học sinh viết từng đoạn phần thân bài. Tôi yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh thành một bài làm và nộp lại vào buổi học gần nhất.
	- Trước mỗi buổi dạy tôi đều kiểm tra việc học bài và làm bài về nhà của học sinh. Khi dạy trên lớp cả phần văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn tôi đều giảng kĩ các bài học. Trong mỗi phần kiến thức và cuối mỗi bài tôi đều sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát lại kiến thức học sinh cần phải nắm vững của bài học. Yêu cầu cụ thẻ việc học bài và làm bài về nhà của học sinh.
3.5. Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 9 mỗi học kì có 6 tiết kiểm tra định kì vì vậy việc kiểm tra đánh giá học sinh cần thực hiện kịp thời sau mỗi bài kiểm tra. Trong mỗi tiết kiểm tra 45 phút hoặc 90 phút tôi đều soạn rất cẩn thận hệ thống các câu hỏi theo ma trận có các câu hỏi dễ và khó để phân loại học sinh, xác lập ở các cấp độ tư duy khác nhau ( như nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay cao, phân tích, sáng tạo ) tùy vào đối tượng để có đánh giá phù hợp và đảm bảo tính toàn diện và công bằng. Trước mỗi tiết kiểm tra trong mỗi buổi học phụ đạo tại trường tôi thường ôn rất kĩ tất cả các kiến thức học sinh đã được học. Sau mỗi bài kiểm tra tôi chấm chữa kịp thời và làm ngay phân tích chất lượng để nắm tình hình học tập của học sinh. Trong mỗi bài kiểm tra tôi nhận xét cụ thể vào bài làm của học sinh từng vấn đề từ cách trình bày, chính tả, cách hành văn đến những vấn đề mà học sinh còn làm sai. Trong tiết trả bài trên lớp tôi đọc lại những bài tốt và những bài mắc nhiều lỡi sai giống nhau, yêu cầu học sinh sửa. Với những học sinh làm bài chưa tốt tôi thường yêu cầu học sinh làm lại những câu mà giáo viên đã chữa và tôi chấm lại. Hầu như tất cả các bài học sinh làm lại đều đáp ứng yêu cầu và rất ít em bị mắc lỗi ở lần sau. Tuy vậy cũng có trường hợp học sinh sau khi giáo viên đã chữa bài nhưng vẫn không hiểu và không vận dụng được. Những trường hợp này tôi thường dành một khoảng thời gian nhất định trong các buổi phụ đạo để hướng dẫn lại kiến thức, cách làm. Với những học sinh có sự tiến bộ tôi thường động viên khen ngợi trước lớp. Qua mỗi lần kiểm tra đánh giá cần xem xét sự tiến bộ của các em, trân trọng sự tiến bộ đó dù là rất nhỏ. Đặc biệt, chú trọng việc động viên khích lệ qua mỗi lần các em được kiểm tra đánh giá.
Sau mỗi bài kiểm tra theo phân phối chương trình hay kiểm tra giai đoạn khi nhận kết quả chấm chéo theo miền, huyện tôi tiến hành phân tích chất lượng cụ thể từng học sinh ( Bảng theo dõi và phân tích chất lượng, 1 bài phân tích chất lượng trong bản phụ lục), trả bài cho học sinh để học sinh tự đối chiếu với đáp án tôi cung cấp. Với những học sinh còn làm sai kiến thưc kĩ năng tôi yêu cầu làm lại các bài sai, tôi hướng dẫn lại cẩn thận để học sinh có cách làm đúng. Và không mắc phải những sai lầm tương tự ở các bài kiểm tra tới. Trong sổ chấm trả tôi nhận xét cụ thể từng nhóm đối tượng học sinh theo dõi sự tiến bộ của các em. Tôi phân tích những kiến thức học sinh đã đạt được và những kiến thức mà học sinh vẫn còn làm sai để đưa ra hướng khắc phục. Sau khi có kết quả kiểm tra ở lớp hay kiểm tra giai đoạn với những học sinh chậm tiển bộ tôi thường liên lạc với gia đình để gia đình nắm bắt tình hình hiện tại của con em.
 4. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém để nâng dần chất lượng đại trà cũng là một phần rất quan trọng
	Để nâng dần chất lượng đại trà môn Ngữ văn trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém thì ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng được kế hoạch phụ đạo cụ thể theo giai đoạn, từng tháng; phải chỉ rõ được nội dung kiến thức mà giáo viên cần truyền thụ cho học sinh và học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức đó. Sau đó dựa vào kế hoạch phụ đạo giáo viên xây dựng giáo án cụ thể chi tiết từng buổi dạy có sự phối hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, tập làm văn. Đối với những học sinh hạn chế trong môn Ngữ văn các em thường không có phương pháp học bài ở nhà hiệu quả vì vậy giáo viên trong mỗi buổi phụ đạo cần cung cấp cụ thể chính xác các kiến thức trọng tâm của chương trình. Hướng dẫn, yêu cầu các em ghi nhớ các kiến thức; thông thường sau khi dạy bài mới chính khóa trên lớp trong các buổi phụ đạo tôi thường kiểm tra phần kiến thức mà học sinh đã được học : Đối với phân môn Tiếng Việt tôi luôn yêu cầu học sinh phải thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa chính vì vậy tôi thường kiểm tra kĩ phần kiến thức này sau đó đưa ra các bài tập dễ hướng dẫn học sinh làm và yêu cầu học sinh tự làm. Với những học sinh quá yếu không thể làm được bài, tôi thường hướng dẫn lại hai hoặc ba lần để học sinh hình thành kĩ năng làm bài. Đối với phân môn Văn học trong các buổi phụ đạo tôi luôn kiểm tra phần nắm vững kiến thức phân tích giảng văn, học sinh phải trình bày được cách hiểu về nội dung và nghệ thuật cảu tác phẩm, các kiến thức đó tôi thường không yêu cầu cao chỉ cần học sinh hiểu kiến thức cơ bản của bài. Trong quá trình giảng dạy cũng có những học sinh không chịu học bài về nhà nên không trình bày được vì vậy với những học sinh này tôi nhắc nhở yêu cầu viết bản kiểm điểm thông báo gia đình. Sau khi thông báo gia đình tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều có sự thay đổi; tuy vậy cũng có một vài gia đình không quan tâm con cái, phó mặc con cái cho nhà trường thì kết quả không thay đổi. Với những học sinh lười học trong mỗi buổi phụ đạo tôi thường giành thời gian khoảng 30 phút hướng dẫn lại kiến thức cơ bản nhất của bài sau đó cho học sinh tự ngồi học lại và tôi kiểm tra. 
	Trong mỗi buổi phụ đạo tôi thường dạy học theo chuyên đề, ví dụ chuyên đề Tiếng Việt : Từ loại trong Tiếng Việt; chuyên đề Văn học như : Hình ảnh người lính trong văn học cách mạng, chuyên đề Tập làm văn như : Phân tích nhân vật văn học. Thông thường khi dạy phụ đạo tôi tích hợp hai hoặc ba phân môn. Ví dụ khi dạy văn bản : “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trước hết tôi củng cố kiến thức về nhân vật cho học sinh hiểu sâu nội dung bài. Tôi thường dành một khoảng thời gian để hỏi lại học sinh về kiến thức giảng văn, nhắc lại đặc điểm nhân vật như những vẻ đẹp của Vũ Nương, những nỗi bất hạnh của Vũ Nương. Sau đó tôi giảng lại kiến thức để học sinh hiểu cụ thể hơn, tôi kiểm tra lại việc học bài của học sinh qua một số câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. Tôi không kiểm tra toàn bộ nội dung của bài mình đã dạy mà tôi kiểm tra theo phần kiến thức như : Em hãy trình bày hình ảnh nhân vật Vũ Nương trước khi lấy chồng được tác giả giới thiệu như thế nào?, hình ảnh Vũ Nương sau khi lấy chồng hiện lên như thế nào?.....Với các câu hỏi ngắn xoay quanh nội dung bài đã học nên học sinh trả lời câu hỏi rất nhanh. Sau khi kiểm tra kiến thức học bài của học sinh tôi thường yêu cầu học sinh viết lại phần kiến thức trong một đoạn văn theo cách hiểu của mình trong thời gian khoảng 15 đến 25 phút. Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài viết và tôi sửa cụ thể từng bài. Theo tôi nghĩ khi hướng dẫn học sinh viết từng đoạn ngắn sẽ hình thành ở học sinh kĩ năng xây dựng đoạn và đặc biệt học sinh có lực học hạn chế môn văn nếu yêu cầu các em viết luôn thành một bài văn hầu như các em đều không viết được. Khi học sinh đã có kĩ năng viết đoạn văn tôi hướng dẫn học sinh cách viết mở bài thường là theo cách trực tiếp, cách viết phần đánh giá và kết bài. Cách hướng dẫn này thường mất nhiều thời gian nhưng thu lại kết quả tốt vì học sinh không chỉ nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà còn biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập làm văn nghị luận nhân vật văn học. Khi đã hướng dẫn cẩn thận một vài buổi đầu thì học sinh sẽ có kĩ năng làm bài, học bài hiệu quả. Phần tiếp theo thường là cuối buổi học tôi cung cấp dàn ý đại cương cho học sinh để các em về nhà hoàn chỉnh thành một bài làm. Tôi yêu cầu học sinh làm và nộp bài vào ngày hôm sau, tôi chấm và trả bài vào một buổi phụ đạo gần nhất.
	Với dạng bài nghị luận tư tưởng đạo lý và đời sống xã hội học sinh rất khó tư duy vì vốn sống của các em rất hạn chế nên các vấn đề mới hoặc có tính thời sự học sinh viết không tốt như : vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, trò chơi điện tửĐể làm được dạng bài này ngoài việc cung cấp và yêu cầu học sinh phải nhớ nắm vững phương pháp làm bài thì trong các buổi dạy tôi phải cung cấp thêm cho học sinh tìm hiểu các vấn đề học sinh sẽ viết thông qua các câu chuyện trong chương trình môn giáo dục công dân hay thông qua bản tin thời sự để học sinh cập nhật và có được những sự nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách đúng đắn. Thông thường khi dạy học sinh dạng bài này nếu giáo viên nóng vội yêu cầu học sinh phải hiểu và phải vận dụng làm tốt luôn thì rất khó mà giáo viên phải từ từ có khi mất 5 đến 6 buổi học sinh mới hình thành kĩ năng làm bài nhưng nội dung chưa chắc đã sâu sắc. Để có tài liệu tham khảo cho học sinh đọc và vận dụng tôi thường sử dụng tài liệu của nhà xuất bản Giáo dục và tải một số bài viết hay trên mạng cho học sinh đọc và có thể vận dụng.
	Với phần Tiếng Việt trong mỗi buổi phụ đạo tôi thường kiểm tra kĩ phần lý thuyết xem học sinh có học đúng khái niệm không. Nếu học sinh chưa nhớ tôi giảng lại và yêu cầu học sinh thuộc khái niệm. Vì có hiểu đúng kiến thức phần Tiếng Việt mới có thể làm bài đúng được. Các câu hỏi tôi thường lồng ghép cùng Văn học và Tập làm văn. Tôi lấy ngay những câu đoạn trong các tác phẩm văn học yêu cầu học sinh làm bài tập. Tôi đánh máy các bài tập Tiếng Việt từ dễ đến khó và phát cho học sinh yêu cầu photo để làm bài. Tôi thương yêu càu học sinh lên bảng làm bài để các bạn nhận xét bài làm. Chính việc chữa bài như thế này học sinh dể nhận ra được cái sai, cái đúng qua đó tự sửa chữa. Mỗi buổi phụ đạo tôi lồng ghép có thể là Văn-Tiếng Việt, Tiếng Việt-Tập làm văn để học sinh không có sự nhàm chán trong tiếp cận kiến thức.
Tóm lại, nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn cũng như các môn học khác là cả một quá trình thực hiện bền bỉ lâu dài không thể nóng vội, phải thực hiện cả từ hai phía giáo viên và học sinh. Trong đó người giáo viên đóng vai trò quan trọng chủ động đưa kiến thức đến với học sinh , tìm ra cách dạy học hiệu quả nhằm lôi cuốn người học vào quá trình dạy học. Với việc làm này đòi hỏi giáo viên phải thực hiện tốt tất cả các khâu: Từ tìm hiểu đối tượng, phân loại đối tượng, soạn bài giảng, tổ chức dạy học đến kiểm tra đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và bồi dưỡng, phụ đạo. Giáo viên luôn phải chủ động và kết hợp tốt các biện pháp để tác động đến học sinh có hiệu quả nhất. Dạy văn là rèn người, nên giáo viên phải có sự uốn nắn học sinh từ nét chữ đến kiến thức môn học. Hình thành ở học sinh niềm đam mê yêu thích với văn chương, có sự hứng thú khi tiếp cận tác phẩm văn học. Có được như thế thì chất lượng môn Ngữ văn mới được nâng lên.
D – HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
	Theo tôi khi giáo viên có sự quan tâm, có phương pháp giảng dạy, tác động cụ thể vào từng học sinh; giáo viên hướng dẫn học sinh cách học từng dạng bài thì kết quả mang lại là rất khả quan. Qua hai năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại trường Trung học cơ sở nam Mỹ tôi thấy chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 do tôi trực tiếp đứng lớp đã có những tiến bộ rõ rệt.
Trong năm học 2012 – 2013 lớp 9B tôi dạy có 23 học sinh khi khảo sát đầu năm có 43.48% học sinh điểm Trung bình, 34.78% học sinh điểm dưới trung bình; kết thúc học kì I số học sinh dưới trung bình không còn, số học sinh trung bình vươn lên khá là 3 học sinh. Kết thúc học kì II có 4 học sinh tổng kết điểm loại Giỏi chiếm 17.39%, loại Khá có 13 học sinh chiếm 56.52%, loại trung bình 6 học sinh chiếm 26.08%. Tỷ lệ thi vào THPT đạt kết quả như sau: 23 học sinh đăng kí dự thi thì 21 học sinh đỗ, 2 học sinh trượt; điểm trung bình cộng của 23 học sinh là 7.1 điểm, trong đó không có điểm dưới 5, có 20 điểm từ 6.5 và có 1 học sinh thi đỗ vào Trung học chuyên Lê Hồng Phong môn Ngữ Văn.
Trong năm học 2013 – 2014 lớp 9A tôi đứng lớp có 31 học sinh khi khảo sát đầu năm có 48.39% điểm dưới Trung bình, có 51.61% điểm trên Trung bình; hầu hết điểm dưới trung bình là điểm 3; 4 khiến tôi rất lo lắng. Tuy vậy khi áp dụng các phương pháp nêu trên kết quả đã có sự tiến bộ rõ rệt kết thúc học kì I số học sinh dưới trung bình chỉ còn 6/31=19.35%, số học sinh vươn lên trung bình là 21/31=67.74%, số học sinh Trung bình vươn lên khá là 4/31=12.90%. Kết thúc học kì II số học sinh dưới Trung bình là 2/31=6.45%, số học sinh Trung bình là 23/31=74.19%, số học sinh vươn lên khá là 6/31=19.35%. Tỷ trọng giao chất lượng đầu năm học cho tôi là 7.53% tỷ trọng “ (%Khá+Giỏi)*2+%Trung Bình/3 ” Kết thúc học kì I chất lượng của tôi là 44.75% tỷ trọng, kết thúc học kì II là 43.0% tỷ trọng.
PHẦN III - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
A-KẾT LUẬN:
	Qua quá trình áp dụng sáng kiến trong công tác giảng dạy tại trường Trung học cơ sở nam Mỹ năm học 2012-2013, 2013-2014 tôi nhận thấy học sinh có sự hào hứng trong học tập và kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với năm học 2011-2012. Khi giáo viên xây dựng được các biện pháp tác động đến đối tượng học sinh và hướng dẫn việc học bài và làm bài ở nhà của các em thì chất lượng bộ môn Ngữ văn nói chung và bộ môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng sẽ có sự chuyển biến.
B-KIẾN NGHỊ:
- Trước hết phụ huynh phải có sự quan tâm hơn tới học tập của con em. Vì trong quá trình giáo dục gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng. Phụ huynh phải thường xuyên có sự liên hệ với giáo viên để nắm bắt kịp thời những hạn chế của con em để có biện pháp tác động kịp thời. Việc phối kết hợp gia đình nhà trường là móc xích chặt chẽ để quá trình giáo dục đạt kết quả tốt.
- Đối với các nhà trường tiếp tục đổi mới trong kiểm tra đánh giá để phản ánh đúng thực trạng học tập của học sinh và để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc rút từ chính thực tế dạy học và được thực hiện từ năm học 2012-2013 và triển khai rút kinh nghiệm trong năm học 2013-2014. Vì là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân nên còn nhiều hạn chế, thiếu xót rất mong sự đóng ghóp ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường, của nghành và của các đồng nghiệp. Tôi xin chân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ 
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG THCS NAM MỸ
 (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 (Ký tên, đóng dấu)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NAM TRỰC
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docMOT_SO_BIEN_PHAP_TAC_DONG_DEN_HOC_SINH_NHAM_NANG_DAN_CHAT_LUONG_MON_NGU_VAN_LOP_9_20150725_041929.doc