Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập đạo đức lớp 3

Dạy dạng bài tập điền "đúng - sai"; "nên - không nên" hoặc "tán thành - không tán thành" .

Ở dạng bài tập này nhằm mục đích để học sinh biết vận dụng những kiến thức đạo đức, những chuẩn mực đạo đức và những kinh nghiệm, vốn sống của học sinh để đánh giá những hành động, việc làm của người khác đúng hay sai, tốt hay xấu, nên hay không nên, từ đó tỏ thái độ đồng tình ủng hộ hay lên án phê bình những hành động, những việc làm đó. Qua đó cũng hình thành cho học sinh luôn sống có trách nhiệm với bản thân, với mọi người và rộng hơn là với cuộc sống xung quanh.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập đạo đức lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc; chưa chỳ trọng việc cho học sinh giải quyết tốt cỏc bài tập dẫn đến học sinh chỉ nắm lớ thuyết mà khụng làm theo được những điều cỏc em đó học.
- Thiếu sút cơ bản trong việc dạy mụn Đạo đức hiện nay ở lớp 3 là giỏo viờn cũn tỏch rời hệ thống tri thức, khỏi niệm về đạo đức với việc ỏp dụng chỳng vào thực hành giao tiếp trước hết là hoàn thành cỏc bài tập, ứng sử trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng học sinh chỉ nắm bài hời hợt mà khụng hiểu rừ bài đạo đức đú là giỳp cho em điều gỡ trong cuộc sống ...
- Ngoài ra trong cụng cuộc đổi mới phương phỏp dạy học, nhiều giỏo viờn vẫn
giữ kiểu dạy học cũ: “thầy hỏi - trũ trả lời”, dẫn đến tỡnh trạng học sinh ỉ lại khụng
tự động nóo hay núi cỏch khỏc là học sinh khụng được giao việc để làm.
- Đồ dựng thiết bị dạy học cũn chưa đỏp ứng đủ nhu cầu dạy - học mụn Đạo đức.
- Vẫn cũn một số giỏo viờn coi nhẹ mụn này, giảng cũn qua loa về lớ thuyết, chưa hướng dẫn học sinh hoàn thành cỏc bài tập. Cú chăng thỡ giỏo viờn chỉ mới chỳ trọng phần lớ thuyết như thụng qua việc giỏo viờn kể, học sinh đọc truyện và trả lời cỏc cõu hỏi trong sỏch giỏo khoa rồi rỳt ra bài học” Ghi nhớ” và yờu cầu học sinh học thuộc nờn khi hỏi về kiến thức, khỏi niệm thỡ cỏc em cú thể trả lời một cỏch rành mạch. Nhưng nếu yờu cầu cỏc em nờu lờn cỏc việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày hay yờu cầu cỏc em xử lớ một tỡnh huống cú liờn quan đến bài học thỡ lỳng tỳng và cú lỳc khụng nờu được, khụng xử lớ được.
- Kiến thức thực tế để xõy dựng chuẩn mực đạo đức cho học sinh cũn hạn chế như cỏc em khụng được tham gia làm một số việc mà cỏc em cú thể làm do người lớn khụng tin tưởng hay sợ cỏc em vất vả... Chớnh vỡ vậy kiến thức, kĩ năng, thỏi độ của cỏc em chủ yếu được hớnh thành qua giỏo dục đạo đức ở nhà trường và đúng vai trú chủ đạo là mụn Đạo đức.
Do đú vấn đề đặt ra là việc sử dụng một cỏch linh hoạt cỏc phương phỏp dạy học mụn Đạo đức lớp 3 hiện nay là rất cần thiết. Đặc biệt là tỡm ra "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập Đạo đức lớp 3" để giỳp cỏc em được “học đi đụi với hành”.
Qua nghiên cứu nội chương trình, mục tiêu, tài liệu, ... của môn học như cấu trúc của Vở bài tập môn Đạo đức Tiểu học nói chung và Vở bài tập Đạo đức lớp 3 nói riêng (kể cả tiết 1 và tiết 2). Ta có thể kể ra những dạng bài tập cơ bản là:
- Dạng bài tập điền "đúng - sai"; "nên - không nên"; "tán thành - không tán thành".
- Dạng bài tập thông qua tình huống để học sinh nhận xét, đánh giá, bày tỏ quan 
điểm.
- Dạng bài tập quan sát tranh để nhận xét, đánh giá, đặt tên
- Dạng bài tập sưu tập và trình bày tư liệu.
- Một số dạng bài tập khác.
Mỗi dạng bài tập có những yêu cầu, mục đích khác nhau có quy trình và phương pháp dạy học khác nhau. ở từng dạng bài tập đều có những đặc điểm riêng mang đặc trưng cho mỗi dạng bài. ở mỗi dạng bài nếu ta có những quy trình, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì chất lượng giảng dạy môn Đạo đức sẽ rất tốt và ngược lại.
3, Mục đích nghiên cứu :
Ngoài những hạn chế nờu trờn thỡ qua thực tế giảng dạy nhiều năm, qua sinh hoạt chuyên môn các cấp (tổ, trường), qua dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi giảng dạy môn Đạo đức thỡ việc giải quyết các dạng bài tập khác nhau do giáo viên không nắm vững được những quy trình và phương pháp giảng dạy đặc thù nờn chất lượng giờ dạy không cao, qua đó chất lượng giáo dục cũng không được như mong muốn.
Vậy làm thế nào để giỳp học sinh giải quyết tốt cỏc bài tập nhằm gúp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức? Trước những băn khoăn trăn trở đó và thuận lợi cho bản thõn là 3 năm gần đõy được mhà trường phõn cụng giảng dạy lớp 3 nờn tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập Đạo đức lớp 3"để nghiờn cứu. Sau một thời gian nghiên cứu, vận dụng tôi nhận thấy một số biện phỏp của tôi đã đem lại hiệu quả khả quan. Tôi xin trình bầy để các đồng chí đồng nghiệp cùng tham khảo.
4, Đối tượng nghiờn cứu:
- "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập Đạo 
đức lớp 3".
5, Thời gian nghiờn cứu:
Tụi đó tiến hành nghiờn cứu đề tài nay từ thỏng 9 năm 2012 đến thỏng 3 năm 2015
6, Phạm vi nghiờn cứu:
Chương trình đạo đức lớp 3 hiện hành.
7, Phương phỏp nghiờn cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu chủ đạo sau đây:
- Phương phỏp nghiờn cứu văn bản tài liệu...
- Phương phỏp thực nghiệm.
- Phương phỏp tổng kết kinh nghiệm....
Phần thứ hai
giải quyết vấn đề
I. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập Đạo đức lớp 3:
Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng giảng dạy của nhiều năm qua, tôi có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các dạng bài tập Đạo đức lớp 3 bằng cỏc quy trình dạy các dạng bài tập Đạo đức lớp 3 như sau:
1. Dạy dạng bài tập thông qua một câu chuyện.
Dạng bài tập được thiết kế thông qua một câu chuyện nhằm mục đích thông qua câu chuyện để cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, từ đó các em biết vận dụng thực hành hành vi đạo đức.
Quy trình dạy dạng bài tập thông qua một câu chuyện như sau:
- Bước 1: Kể chuyện.
- Bước 2: Khai thác nội dung câu chuyện.
- Bước 3: Rút ra bài học đạo đức (Ghi nhớ).
- Bước 4: Liên hệ thực tiễn.
Để thực hiện có chất lượng và hiệu quả các quy trình trên tôi đã thực hiện các biện pháp:
* Bước 1: Kể chuyện.
Để kể câu chuyện hay, hấp dẫn gây ấn tượng mạnh mẽ với học sinh tôi thường làm tốt:
- Nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện đặc biệt quan tâm đến tính cách của các nhân vật trong câu chuyện, tập kể nhiều lần, luyện giọng kể truyền cảm, hấp dẫn, phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Kết hợp với tranh ảnh, băng hình, giọng điệu, cử chỉ hài hoà, phù hợp với nội dung của câu chuyện, phù hợp với tính cách của nhân vật trong câu chuyện.
Lưu ý: Khi kể, để làm tăng thêm tính hấp dẫn của câu chuyện, giáo viên có thể thêm, bớt một số từ ngữ, lời dẫn nhưng tuyệt đối không được lạm dụng để làm sai lệch đi nội dung câu chuyện. Nếu câu chuyện dài có thể kể 2 lần nhưng phải thay đổi hình thức đi một chút cho đỡ nhàm chán như: Kể lần một không có tranh, kể lần hai có tranh hoặc nếu trong lớp có học sinh đọc, kể tốt có thể cho học sinh tham gia đọc, kể lại câu chuyện.
* Bước 2: Tìm hiểu chuyện.
Tìm hiểu chuyện là bước hết sức quan trọng. Qua khai thác câu chuyện cùng với những kinh nghiệm trong cuộc sống của học sinh sẽ giúp các em rút ra được những bài học đạo đức cần thiết.
Để thực hiện tốt bước tìm hiểu chuyện tôi thường làm tốt những việc sau:
- Xây dựng hệ thống câu hỏi: Các câu hỏi để tìm hiểu, khai thác nội dung câu chuyện cần đi từ việc phân tích hành vi, việc làm cụ thể và trên cơ sở đó rút ra kết luận chung cần thực hiện. Chúng cần được xây dựng thành một hệ thống, phù hợp với khả năng của học sinh, hệ thống câu hỏi không nên quá dài, quá nhiều, quá khó hoặc quá rễ học sinh không cần suy nghĩ cũng trả lời đúng. Hệ thống câu hỏi phải xoáy vào việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện hành vi đạo đức.
- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung câu chuyện:
Để tổ chức cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung câu chuyện tôi thường tổ chức giao nhiệm vụ cho các em với nhiều hình thức hoạt động như:
+ Hoạt động cá nhân.
+ Hoạt động nhóm.
+ Hoạt động tập thể.
Dù với hình thức nào thì giáo viên cũng cần giao nhiệm vụ cụ thể, mục đích tìm hiểu, thảo luận, thời gian thực hiện. Đặc biệt lưu ý mọi hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đều phải dựa trên nguyên tắc mọi học sinh đều được hoạt động, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và trình độ của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh trình bầy kết quả:
Khi tổ chức cho học sinh trình bầy kết quả tôi thường cho nhiều học sinh, nhiều nhóm học sinh được trình bầy, thậm chí cho các em, các nhóm giao lưu, tranh luận để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên chỉ là người kết luận vấn đề.
* Bước 3: Rút ra bài học đạo đức.
Để rút ra bài học đạo đức tôi thường dựa trên những kết quả của các nội dung được đưa ra thảo luận trên cơ sở đó để đưa ra một số câu hỏi gợi mở để học sinh tự tìm ra những nội dung cơ bản của bài học đạo đức. Theo tôi làm như vậy bài học đạo đức mà các em cần ghi nhớ sẽ được các em hiểu sâu sắc, nhớ lâu và vận dụng vào thực hành đạo đức được hiệu quả hơn.
* Bước 4: Liên hệ thực tiễn.
Liên hệ thực tiễn tức là làm cho học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học,
những chuẩn mực đạo đức trong bài học để học sinh vận dụng vào thực tế. Qua liên hệ thực tế học sinh sẽ được củng cố và rèn luyện hành vi đạo đức, qua đó sẽ dần hình thành được thói quen đạo đức.
Để phần liên hệ có tính hiệu quả cao, giáo viên cần hướng dẫn học sinh liên hệ gần gũi với cuộc sống xung quanh của bản thân, của gia đình, của lớp, của trường, của địa phương nơi các em đang sinh sống, tránh những liên hệ sáo rỗng xa dời thực tế và không cần thiết.
2. Dạy dạng bài tập điền "đúng - sai"; "nên - không nên" hoặc "tán thành - không tán thành"..
ở dạng bài tập này nhằm mục đích để học sinh biết vận dụng những kiến thức đạo đức, những chuẩn mực đạo đức và những kinh nghiệm, vốn sống của học sinh để đánh giá những hành động, việc làm của người khác đúng hay sai, tốt hay xấu, nên hay không nên, từ đó tỏ thái độ đồng tình ủng hộ hay lên án phê bình những hành động, những việc làm đó. Qua đó cũng hình thành cho học sinh luôn sống có trách nhiệm với bản thân, với mọi người và rộng hơn là với cuộc sống xung quanh.
Quy trình dạy dạng bài này gồm:
- Bước 1: Đọc xác định yêu cầu của bài.
- Bước 2: Học sinh thực hiện bài tập.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả.
- Bước 4: Liên hệ (nếu thấy cần thiết)
Để thực hiện tốt quy trình trên tôi đã có những biện pháp giảng dạy như sau:
* Bước 1: Bước đọc và xác định yêu cầu của bài: Đây là một bước quan trọng bởi nếu bước này làm không tốt các em sẽ không hiểu rõ, hiểu hết nhiệm vụ của bài tập, từ đó dẫn tới hậu quả là các em làm sai yêu cầu của bài. ở bước 1 tôi thường thực hiện:
+ Cho học sinh đọc từ 2 đến 3 lần yêu cầu của bài.
+ Gạch chân những từ, cụm từ quan trọng trong yêu cầu của bài.
+ Giải thích hoặc làm rõ nghĩa những từ, cụm từ khó hiểu trong bài (nếu có)
Lưu ý: Khi đọc bài phải cho học sinh đọc đầy đủ cả yêu cầu của bài và nội dung của bài (một số học sinh thường có thói quen chỉ đọc yêu cầu của bài)
* Bước 2: Học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập. ở bước này tôi thường có nhiều hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện như: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động lớp. Tuỳ theo mức độ khó, dễ để tổ chức hình thức hoạt động cho phù hợp, tránh hình thức vừa mất thời gian, vừa không có tính hiệu quả. Bước này cần lưu ý:
+ Tổ chức để mọi học sinh đều được tham gia làm bài.
+ Có thể giao bài tập cho từng nhóm đối tượng cho phù hợp với trình độ của từng học sinh, từng nhóm học sinh (dạy học theo yêu cầu cụ thể hoá đối tượng)
+ Quan tâm giúp đỡ những học sinh yếu, những nhóm yếu thực hiện bài tập.
+ Tổ chức nhiều hình thức học tập hấp dẫn như: Dưới các hình thức trò chơi, thi đua. để không khí học tập được nhẹ nhàng, thoải mái nhưng cũng rất hiệu quả, luôn gây được hứng thú học tập cho học sinh.
* Bước 3: Học sinh trình bầy kết quả. Khi tổ chức cho học sinh trình bầy kết quả tôi thường lưu ý:
- Tổ chức cho nhiều học sinh, nhiều nhóm học sinh trình bầy kết quả (như
các dạng bài tập khác)
- Tránh cho học sinh trả lời "mò" thiếu suy nghĩ mà có thể vẫn đúng. Để khắc phục tình trạng trên tôi thường có những câu hỏi như: Tại sao em cho hành vi, việc làm đó là đúng (sai); nên (không nên)?
Hoặc để gắn quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh vào trong thực tế, giáo viên cấn hỏi: Nếu là em, em sẽ làm gì? Làm như thế nào trong tình huống đó? Vì sao?....
Làm như vậy tôi thấy học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu bài học, biết "học và hành",
biết gắn "quyền lợi và ghĩa vụ" trong thực tế cuộc sống.
* Bước 4: Liên hệ.
Khi cho học sinh liên hệ, tôi thường tổ chức hết sức linh hoạt, cũng có thể cho học sinh liên hệ sau khi khai thác nội dung của cả bài nhưng cũng có thể liên hệ ngay sau từng phần của bài; từng hoạt động, việc làm cụ thể. Làm như vậy học sinh sẽ được liên hệ sát với thực tế hơn, tránh được sự nhàm chán sáo rỗng (phần liên hệ tôi đã trình bầy kỹ ở phần trên). Bước liên hệ có thể thực hiện, có thể không vì không nhất thiết sau mỗi bài tập lại cho học sinh liên hệ.
3. Dạy dạng bài xử lý tình huống:
Mục đích của dạng bài này là thông qua một hay một vài tình huống cụ thể, yêu cầu các em dựa trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức đã học, những kinh nghiệm, vốn sống của các em đã có để xử lý các tình huống mà các em sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Để dạy tốt dạng bài tập sử dụng tình huống cần lưu ý:
* Khâu chuẩn bị:
+ Chuẩn bị các tình huống gần sát với thực tế của nhà trường, địa phương, nếu những tình huống trong sách bài tập Đạo đức không phù hợp với thực tế hoặc quá đơn giản, quá khó.. thì giáo viên cần thay đổi cho phù hợp, tránh câu nệ, phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách bài tập.
+ Chuẩn bị một số dụng cụ, trang phục đơn giản phù hợp, nếu các tình huống đó cần phải thể hiện bằng cách sắm vai nhân vật.
* Tổ chức cho học sinh nghiên cứu để xử lý tình huống:
Trước khi cho học sinh nghiên cứu để xử lý tình huống tôi thường có những gợi ý cho các em:
- Khi trình bầy xử lý tình huống các em có thể trả lời "miệng", có thể trình bầy thông qua hình thức sắm vai (để phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh và để không khí lớp học nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào bài học).
- Nếu trả lời bằng cách sắm vai thì trong nhóm các em phải phân vai, luyện để nhập vai và chuẩn bị trang phục cho phù hợp nếu điều kiện có thể và thấy cần thiết cho việc thể hiện nhân vật.
Lưu ý: Cần phân bố quỹ thời gian cho hợp lý để học sinh (hoặc các nhóm) có đủ thời gian nghiên cứu, bàn bạc, xử lý tình huống đặc biệt là những tình huống cần phải sắm vai, nếu không chú ý tới điều đó khi xử lý tình huống các em sẽ phải vội vàng, xử lý không chặt chẽ, không hợp lý.
* Tổ chức cho học sinh trình bầy kết quả:
ở dạng bài xử lý tình huống khi cho học sinh trình bầy kết quả nghiên cứu, thảo luận ngoài những hình thức tổ chức như một số dạng bài tập khác tôi còn vận dụng một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp như:
- Sau khi các cá nhân (hoặc nhóm) trả lời cách xử lý tình huống tôi thường cho học sinh giao lưu để làm rõ các vấn đề:
+ Tại sao bạn (các bạn) lại có những việc làm, hành động trên?
+ Khi thực hiện những hành động, việc làm đó thì bạn (các bạn hoặc nhân vật) cảm thấy như thế nào?
+ Khi thực hiện những hành động, hành vi, việc làm đó sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?
- Khi hướng dẫn cho học sinh nhận xét cách xử lý của bạn (nhóm các bạn) tôi thường định hướng để học sinh nhận xét cách xử lý trên là đúng hay sai, ngoài ra tôi còn cho các em nhận xét cả cách thể hiện của vai có phù hợp với tính cách của nhân vật trong tình huống không? Có đạt được chuẩn mực đạo đức không?
Ví dụ: Khi rót nước mời một người lớn tuổi phải đưa bằng hai tay, khi nói với người lớn tuổi phải lễ phép.. Làm như vậy các chuẩn mực đạo đức sẽ được làm sáng tỏ thêm, các em sẽ có kỹ năng thực hiện những hành vi đạo đức và thói quen hành động đạo đức.
Gooc-ky là một nhà giáo dục thiên tài người Nga đã nói: "Nếu dạy những chuẩn mực đạo đức mà chúng ta không rèn thói quen đạo đức cho học sinh thì việc dạy những chuẩn mực đạo đức đó không có ý nghĩa gì cả".
Sau tất cả những hoạt động trên giáo viên chốt lại như tất cả các dạng bài tập khác.
4. Dạy dạng bài tập nhật xét, đánh giá việc làm qua các bức tranh hoặc đặt tên cho các bức tranh.
Để thực hiện dạng bài tập này tôi thường vận dụng theo quy trình sau:
* Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài tập (như khi thực hiện ở các dạng bài tập khác)
* Bước 2: Cho học sinh quan sát các bức tranh (có thể quan sát trực tiếp các tranh trong sách giáo khoa hoặc phô tô phóng to để học sinh cả lớp cùng quan sát). Cho học sinh nêu nội dung của các bức tranh với những câu hỏi gợi mở như: bức tranh vẽ gì? có những nhân vật nào, có những lời thoại gì trong các nhân vật của bức tranh
* Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập và trả lời kết quả (tương tự như ở các dạng bài tập khác). Khi thực hiện dạng bài tập này cần lưu ý những vấn đề sau:
- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nhận xét và chốt lại những việc làm nào của các nhân vật trong tranh là đúng, nên. chúng ta cần học tập điều gì của các việc làm đó hoặc chúng ta nên phê phán, góp ý, nhắc nhở những việc làm nào là chưa đúng, chưa tốt?
- Hướng dẫn cho học sinh nhận xét, phân biệt rõ những việc làm đúng, sai trong một bức tranh, tránh lẫn lộn tốt - xấu, đánh giá quy nạp chung chung.
Ví dụ: Trong một bức tranh vẽ cảnh học sinh đang tích cực dọn vệ sinh trường lớp (Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường - Sách Bài tập Đạo đức lớp 3 trang 21)
Yêu cầu của bài tập là: Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn nhỏ trong bức tranh?
(Bức tranh vẽ cảnh cả lớp đang tích cực dọn vệ sinh, chỉ có một em đang chơi đá cầu một mình)
Với học sinh lớp 3 nếu giáo viên không lưu ý định hướng cho học sinh, các em sẽ chỉ nhận xét việc làm của các bạn trong tranh là đúng, là tốt, nên học tập. mà các em "quên" nhận xét đánh giá một nhân vật phản diện có việc làm chưa đúng, không nên học tập, đó là bạn đang đá cầu một mình.
- Giáo viên không nên phụ thuộc quá vào vở bài tập Đạo đức mà cần dựa vào mục tiêu của bài, có thể thoát ly các bức tranh ảnh trong sách bài tập, sưu tập những bức tranh có nội dung gần gũi với đời sống xung quanh, có hình thức đẹp, hấp dẫn, dễ quan sát (một số bức tranh trong sách bài tập Đạo đức rất xấu, khó quan sát, khó nhận xét đánh giá)
- Nếu một bài tập có nhiều bức tranh giáo viên phải chốt lại việc làm nào của từng bức tranh là đúng, là sai. Sau đó cho học sinh (từ 2 đến 3 em) nhắc lại để 
củng cố và khắc sâu kiến thức.
- Nếu yêu cầu của bài là đặt tên cho các bức tranh, giáo viên cần khuyến khích các em học sinh có nhiều cách đặt tên khác nhau, tránh gò bó làm giảm khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
- Khi học sinh nhận xét, đánh giá hay đặt tên cho các bức tranh, giáo viên hỏi học sinh lý do để đánh giá, nhận xét những vấn đề đó. Làm như vậy học sinh sẽ phải có suy nghĩ rất ký trước khi trả lời và các chuẩn mực đạo đức cũng được nhắc lại, khắc sâu hơn.
5. Dạy dạng bài sưu tập và trình bầy các tư liệu (tranh, ảnh, những bài thơ, ca dao về chủ đề mà các em được học).
Quy trình của dạng bài tập này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị tư liệu.
- Bước 2: Trình bầy tư liệu.
- Bước 3: Đánh giá kết quả tư liệu.
Để thực hiện tốt các bước tôi thường thực hiện:
* Bước 1: Chuẩn bị tư liệu.
Để học sinh chuẩn bị các tư liệu được tốt, đúng yêu cầu của bài giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị những loại tư liệu gì, những tư liệu đó phải có tác dụng thực hiện bài tập và hướng vào chủ đề của bài học.
Lưu ý: Cần phải có một thời gian thích hợp để học sinh sưu tập đủ tư liệu và có chất lượng theo yêu cầu (thường là nhắc học sinh chuẩn bị từ cuối giờ của tiết 1).
* Bước 2: Trình bầy tư liệu.
Khi tổ chức cho học sinh trình bầy các tư liệu đã được sưu tập, giáo viên cần:
- Tổ chức với nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn như: đọc thơ, ca dao, hát, trình bầy tranh ảnh. với hình thức thi đua, các trò chơi sinh động và hấp dẫn.
- Tổ chức cho nhiều học sinh được trình bầy kết quả sưu tập của mình (nếu tất cả các em đều được trình bầy càng tốt)
- Yêu cầu học sinh giải thích nội dung, ý nghĩa sản phẩm sưu tập của mình gắn với chủ đề đang học.
Ví dụ: Khi dạy bài "Biết ơn các liệt sỹ" (tiết 2) có học sinh sưu tập được câu tục ngữ:
- Uống nước nhớ nguồn.
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Sau khi học sinh đọc xong 2 câu tục ngữ trên, giáo viên hỏi:
Em hiểu hai câu tục ngữ trên nói lên điều gì?
(Phải biết ơn những người đã hi sinh để cho cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay được bình yên, hạnh phúc.)
II. Kết quả việc thực hiện các biện pháp trên:
Năm học 2012 - 2013, khi chưa áp dụng các biện pháp trên việc thực hiện giảng dạy các dạng bài của môn Đạo đức lớp 3 thỡ cuối năm học kết quả môn Đạo đức ở lớp tôi được đánh giá như sau:
 II

File đính kèm:

  • docMot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giang_day_cac_dang_bai_tap_dao_duc_lop_3.doc