Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học
5. Biện pháp 5: Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên rất quan trọng, giáo viên được trau dồi, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối, nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tuyên truyền và chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng chuyên môn. Xác định được công tác tự học và tự bồi dưỡng là cần thiết, phải duy trì thường xuyên đối với từng giáo viên.
- Tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng tập trung trong hè theo kế hoạch và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường (VNEN).
quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành. 2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học Công văn số 817/SGDĐT-GDTH ngày 27/8/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2013-2014; Quyết định số 110/QĐ-PGDĐT ngày 01/8/2013 của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Uyên về việc ban hành lịch công tác năm học 2013-2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn số 458/PGDĐT-CMTH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2013-2014; Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam; Hướng dẫn số 86/GPE-VNEN ngày 18/3/2014 của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình VNEN. Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN HIỆN NAY 1. Vài nét về đặc điểm tình hình của nhà trường Thị trấn Tân Uyên có tổng diện tích tự nhiên 7.035,91ha. Phía Đông giáp với xã Trung Đồng. Phía Tây giáp xã Mường Khoa. Phía Bắc giáp xã Phúc Khoa của huyện Tân Uyên và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phía Nam giáp xã Thân Thuộc. Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên nằm dọc quốc lộ 32, cách trung tâm huyện 4 km. Cơ sở vật chất của nhà trường được nhà nước đầu tư xây dựng tương đối đảm bảo. Tập thể nhà trường nhiều năm đã được Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên và Tân Uyên tặng giấy khen; nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu Lao động Tiên tiến, Chiến sỹ thi đua trong nhiều năm. Quy mô trường lớp, học sinh tiếp tục được ổn định, kế hoạch năm học 2013-2014: Trường Tiểu học số 2 Thị trấn Tân Uyên có 16 lớp với 421 học sinh đạt tỷ lệ 26,3 HS/ lớp. Trường gồm 3 điểm trường, điểm trung tâm nằm ở vị trí thuận lợi trên trục đường quốc lộ 32, điểm trường xa nhất 03km, trường gần thôn bản, đường đi lại thuận lợi cho học sinh đi học. Theo quyết định chuẩn y của Phòng giáo dục và Đào tạo Tân Uyên, nhà trường được chia làm 3 tổ chuyên môn gồm: tổ 1, tổ 2-3 và tổ 4-5. Sự phân công nhiệm vụ trong các tổ sẽ dựa vào năng lực của các giáo viên và dựa vào số lượng học sinh trong từng tổ khối. Người làm tổ trưởng phải là người có năng lực quản lý, có năng lực chuyên môn trong tổ. 2. Thực trạng 2.1 Thuận lợi Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, UBND Thị trấn, Ban giám hiệu nhà trường và các ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn, nhất là việc ban hành các chủ trương, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo; công tác tham mưu, quản lý, chỉ đạo của ngành tiếp tục có nhiều đổi mới mang lại hiệu quả tích cực, tạo niềm tin và động lực cho toàn trường giữ vững kỷ cương, trách nhiệm và uy tín. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ổn định, đảm bảo về số lượng và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tạo được sự đồng thuận trong việc quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thức đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục, trong quản lý. 2.2. Khó khăn Hiện nay các buổi sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường còn có tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao. Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên là một đơn vị trường học đa dạng về mô hình, chương trình dạy học như: Chương trình hiện hành của khối lớp 5; chương trình công nghệ của khối lớp 1; dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) của khối lớp 2, 3, 4. Chất lượng chuyên môn cũng như khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao. 3. Nguyên nhân Đơn vị trường học chúng tôi là một trường học đa dạng về nội dung, chương trình dạy học. Chính vì đa dạng như vậy nên việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối gặp rất nhiều khó khăn. Do một số nguyên nhân sau: - Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung, nhưng chỉ sinh hoạt chuyên môn theo một chuyên đề (Công nghệ giáo dục mới - Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) - Chương trình giáo dục hiện hành) một số giáo viên mới chưa cập nhật đầy đủ nội dung. - Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. - Về việc dự giờ trong một số lần sinh hoạt chuyên môn còn chưa có hiệu quả do trong không gian lớp học (theo mô hình VNEN) còn chật hẹp, số lượng giáo viên dự giờ đông, học sinh trong lớp nhiều. Sau khi dự giờ xong, đến phần thảo luận đánh giá rút kinh nghiệm, một số giáo viên chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp hoặc có đóng góp còn nể nang. - Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn, chưa chịu khó suy nghĩ, chưa dám chịu trách nhiệm. Chưa có tinh thần cầu thị, cầu tiến còn thụ động trông chờ ỷ lại sự điều hành của Ban giám hiệu, của khối trưởng, khối phó và những người có tuổi nghề, tuổi đời cao hơn. Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN I. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 1. Biện pháp 1 * Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho đội ngũ điều hành và giáo viên. * Nội dung: Quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học. * Cách thực hiện: Tổ chức cho giáo viên xác định các nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên nhu cầu của từng người đã xác định trong kế hoạch năm học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nội dung chuyên đề được lựa chọn đa dạng và xuất phát từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy. Xác định nội dung cơ bản trọng tâm mà đa số giáo viên đều có nhu cầu bồi dưỡng. Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức khoa học nhằm phát huy và khai thác tối đa các nguồn lực cho buổi sinh hoạt chuyên môn. Tạo không khí thẳng thắn, thoải mái cho tất cả những thành viên tham gia sinh hoạt chuyên môn. Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất. 2. Biện pháp 2 *Mục tiêu: Giúp giáo viên đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. * Nội dung: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn với nội dung sinh hoạt phong phú, đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. * Cách thực hiện - Các tổ khối 1, 2 và 3, 4 và 5 phối kết hợp cùng nhau thảo luận xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn. Tập trung vào các nội dung cụ thể mà cán bộ, giáo viên quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần chia sẻ, hỗ trợ trong quá trình dạy và học. Một số nội dung sinh hoạt chuyên môn: + Đối với dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình công nghệ giáo dục: . Cách thực hiện giảng dạy ở mỗi tập (các mẫu); . Cách đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng dẫn số 1157/SGD&ĐT-GDTH ngày 20/11/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại đối với học sinh lớp 1 năm học 2013-2014. + Dạy học theo mô hình VNEN: . Cách đánh giá học sinh theo Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam; . Các nội dung về phương pháp dạy học theo mô hình VNEN; . Về tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam như cách thành lập Hội đồng tự quản; trang trí lớp học (làm Góc học tập, thư viện lớp học, hòm thư cá nhân, hòm thư góp ý, sơ đồ cộng đồng,...); hướng dẫn và bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng, các thành viên, các ban của Hội đồng tự quản lớp học, ...; . Điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học; . Sự hợp tác của phụ huynh học sinh và sự phối hợp của cộng đồng với giáo viên và nhà trường; . Vai trò của nhóm trưởng, của giáo viên chủ nhiệm lớp; . Chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến hay của các giáo viên trong tổ khối, trong nhà trường và giữa các nhà trường cùng thực hiện mô hình. + Đối với chương trình hiện hành: tập trung vào bồi dưỡng kiến thức Toán, Tiếng Việt, ... Ngoài ra, có thể thêm những nội dung khác mà thấy cần thiết với giáo viên và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học. - Cần nghiên cứu kỹ các tài liệu, công văn hướng dẫn về nội dung sinh hoạt chuyên môn được đưa ra. - Trong kế hoạch cần nêu rõ: nội dung sinh hoạt, người thực hiện, lớp thực hiện, thời gian - địa điểm thực hiện nội dung,... 3. Biện pháp 3 * Mục tiêu: Giúp tất cả các giáo viên nắm chắc, xuyên suốt cả ba nội dung chương trình học: Công nghệ giảo dục - Chương trình mô hình trường học mới VNEN - Chương trình giáo dục hiện hành. * Nội dung: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn giúp tất cả các giáo viên nắm chắc, xuyên suốt cả ba nội dung chương trình học: Công nghệ giảo dục - Chương trình mô hình trường học mới VNEN - Chương trình giáo dục hiện hành. * Cách thực hiện - Trước khi thực hiện buổi sinh hoạt chuyên môn ở mỗi tổ khối cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị: + Lựa chọn, chuẩn bị cụ thể về nội dung trong từng buổi sinh hoạt, điều kiện như bài dạy, người dạy, lớp dạy minh họa, ..., các phương tiện khác. Ví dụ: . Với nội dung: Cách thực hiện giảng dạy ở mỗi tập (các mẫu): đối với môn Tiếng Việt chương trình Công nghệ giáo dục gồm có ba tập (Tập 1: có 8 tuần học; tập 2: 18 tuần học; tập 3: 9 tuần học), mỗi tập có quy trình cứng của một bài gồm 4 việc. Cần lựa chọn bài mẫu, xây dựng các tiết dạy, hình thức, phương pháp, thời gian thực hiện phù hợp. . Về nội dung đánh giá học sinh theo mô hình VNEN: Cần nghiên cứu kỹ công văn hướng dẫn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lựa chọn các nội dung cụ thể như: Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục có các nội dung như: cách quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh, từng nhóm học sinh qua mỗi hoạt động học; các kĩ thuật đánh giá trên lớp; cách quan sát, nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của từng học sinh; cách hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; cách phối hợp với phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá học sinh; cách viết nhật ký đánh giá thường xuyên về từng học sinh,... Cách đánh giá để bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh nhằm phát huy khả năng của các em và giúp các em tiến bộ trong học tập. Cách ra đề kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập; cách chấm bài kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh. Cách ghi Phiếu tổng hợp đánh giá cuối học kỳ I và cuối năm học. Cách hướng dẫn học sinh bình bầu khen thưởng vào cuối kỳ, cuối năm học.... Đối với nội dung đánh giá thường xuyên cần chuẩn bị bài dạy - người dạy minh họa, thời gian, địa điểm dạy,... ; đối với nội dung về đánh giá định kỳ và các nội dung khác cần chuẩn bị nội dung, đề kiểm tra, bài kiểm tra, các hồ sơ đánh giá,... + Phân công trách nhiệm cho các thành viên tham gia cuộc họp sinh hoạt chuyên môn: Tất cả giáo viên tự nghiên cứu những vấn đề liên quan tới nội dung sinh hoạt chuyên môn đã xây dựng, phân công người dạy, người chuẩn bị phương tiện,... + Phân công giáo viên hoặc tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên dạy minh họa hoặc chuẩn bị nội dung chuyên đề, hội thảo. - Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn: Trường chúng tôi có 25 giáo viên tiểu học, chuyên ngành trực tiếp tham gia giảng dạy, tham gia sinh hoạt ở 3 tổ đó là: tổ khối 1 (Có 6 Thành viên); tổ khối 2, 3 (có 9 thành viên); tổ khối 4, 5 (có 10 thành viên). Trong một số buổi sinh hoạt, thảo luận về chuyên môn ban giám hiệu chia nhóm, mỗi nhóm có đầy đủ các thành viên của mỗi chương trình học hoặc có sự thay đổi theo khối lớp với sự luân phiên giữa các chương trình học để giúp nhau nắm bắt cập nhật các nội dung chương trình. Các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm tổ chức tại điểm trường chính để thống nhất các nội dung, hình thức làm việc cho cả năm học. Các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kỳ trong năm, tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể mà bố trí sắp xếp luân phiên sinh hoạt chuyên môn ở tất cả các điểm trường. Tạo điều kiện để học sinh và giáo viên các điểm trường lẻ cũng có sự tham gia và đánh giá chuyên môn như ở trường trung tâm. Các bước tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn: Bước 1: Tổ chức thực nghiệm như dạy minh họa, dự giờ, nghiên cứu thực tế, tham quan, .... Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận sau thực nghiệm. Tìm những giải pháp, biện pháp khả thi phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ chuyên môn. Đưa ra kết luận, phương hướng áp dụng về nội dung thảo luận. Bước 3: Thống nhất, áp dụng vào thực tế. Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đánh giá học sinh (Đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục) + Bước 1: Tổ chức dạy minh họa và dự giờ, tập trung vào nội dung đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh nhằm trả lời các câu hỏi: . Giáo viên giám sát, hỗ trợ đánh giá hoạt động học của từng nhóm, từng học sinh như thế nào? . Giáo viên đã động viên, khích lệ học sinh hoặc hướng dẫn, hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn trong học tập như thế nào? . Các kỹ thuật đánh giá trên lớp nào đã được giáo viên sử dụng? . Học sinh có biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không? . Kết quả đánh giá của giáo viên, kết quả học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn như thế nào? . Giáo viên ghi nhật ký đánh giá sau giờ dạy như thế nào? . Nên điều chỉnh hoạt động dạy học như thế nào sau giờ dạy? + Bước 2: Thảo luận chung Sau khi dự giờ, tập trung thảo luận về đánh giá thường xuyên học sinh trong giờ học, các kỹ thuật đánh giá trên lớp. Trên cơ sở đó làm rõ những điều đã học tập được, chia sẻ những băn khoăn, những đề xuất nhằm giúp học sinh học tốt hơn thông qua đánh giá. Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm về đánh giá học sinh nhằm giúp cho học sinh có thể học tập có hứng thú, tiến bộ hơn. Những người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho việc đánh giá học sinh ở lớp mình. + Bước 3: Áp dụng vào đánh giá học sinh Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, cần nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới cách đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới vào thực tiễn dạy học ở lớp mình. 4. Biện pháp 4: *Mục tiêu: Sau dự giờ giúp giáo viên nắm được trên thực tế trong tiết dạy mà đồng nghiệp đã thực hiện. * Nội dung: Nâng cao chất lượng của hoạt động dự giờ, sau dự giờ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. * Cách thực hiện: Việc dự giờ là để giáo viên thiết kế lại bài học dựa trên thực tế trong tiết dạy mà đồng nghiệp đã thực hiện. Thực tế tiết dạy giúp chúng ta thấy rõ việc dạy của giáo viên và ý thức, thái độ, kết quả học tập của học sinh. Việc thảo luận, rút kinh nghiệm sau giờ dạy là rất quan trọng. Để tạo ra bầu không khí mà trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, cần thực hiện như sau: - Khuyến khích các giáo viên tự nguyện đăng ký, lựa chọn bài học, chủ động sáng tạo chuẩn bị bài căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. - Tạo không gian lớp học thoáng mát; sắp xếp học sinh, các nhóm, chỗ ngồi cho người dự giờ đảm bảo, hợp lý để người dự quan sát được giáo viên, học sinh trong quá trình dự giờ. - Thay đổi mục đích, thay đổi suy nghĩ của việc dự giờ trong buổi sinh hoạt chuyên môn, từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học hỏi kinh nghiệm. - Trong khi dự giờ, đề nghị giáo viên vừa dự giờ, vừa suy ngẫm, bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, giáo viên cần tập trung vào việc quan sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của học sinh, giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học. Giáo viên dự không nên trao đổi với nhau gây ức chế về tâm lý cho người dạy, gây hình ảnh phản cảm cho học sinh. - Trong quá trình thảo luận, khuyến khích giáo viên cùng chia sẻ các suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Việc thảo luận không tập trung đánh giá tiết dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tình huống quan sát được từ các hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học. Cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, có thể chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong tiết dạy, nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt kết quả trong bài học và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học. Như vậy sẽ tạo tâm thế thoải mái cho người dạy cũng như người dự khi đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp. 5. Biện pháp 5: Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên rất quan trọng, giáo viên được trau dồi, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối, nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau: - Tuyên truyền và chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng chuyên môn. Xác định được công tác tự học và tự bồi dưỡng là cần thiết, phải duy trì thường xuyên đối với từng giáo viên. - Tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng tập trung trong hè theo kế hoạch và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường (VNEN). - Tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi kết hợp với tự học tự bồi dưỡng; có sổ ghi chép các nội dung bồi dưỡng và giải bài tập; có sổ dự giờ, ghi chép và đánh giá theo quy định, dự giờ học hỏi đồng nghiệp tối thiểu 04 tiết/tháng. - Đổi mới công tác bồi dưỡng, giúp giáo viên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực bồi dưỡng những cái giáo viên đang "thiếu" rồi mới bồi dưỡng cái giáo viên cần "phải có" giúp giáo viên tự tin chủ động chiếm lĩnh phương pháp, kiến thức để sáng tạo, đề ra các hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo, tích cực tham mưu đề xuất những vấn đề về chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phù hợp với nhiệm vụ được giao. - Tham quan, giao lưu học hỏi các trường thực hiện thí điểm mô hình VNEN trong và ngoài huyện. Không sao chép, bắt chước dập khuôn, máy móc. - Kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. II. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Năm học 2013 - 2014, với quyết tâm nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhóm tác giả chúng tôi là đội ngũ cốt cán tổ khối trưởng, tổ phó chuyên môn, với trách nhiệm của mình đã cùng nhau nghiên cứu, cùng với nhà trường triển khai và thực hiện các biện pháp một cách cụ thể ngay từ đầu năm học, kết quả đạt được như sau: - Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về thực hiện các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. - Đội ngũ tổ khối cùng với nhà trường xây dựng được nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú, đa dạng, thiết thực. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đa dạng về nội dung, hình thức. - Cán bộ, giáo viên cập nhật đầy đủ nội dung sinh hoạt, áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả. Buổi sinh hoạt chuyên môn đã thực sự là cơ hội để mọi người được trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ được những khó khăn cho cán bộ, giáo viên trong quá trình dạy học; góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Kết quả về chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề của cán bộ, giáo viên tính đến 21/3/2014: + Cán bộ quản lý: đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường: 02/02 đ/c, bảo lưu giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 02/02 đ/c. + Giáo viên: đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường: 19/25 đ/c đạt 76%, bảo lưu cấp huyện: 12/25 đ/c đạt 48%, đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 02/25 đ/c, trong đợt 1 dự kiến đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 01 đ/c. Qua áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn từ thực tế của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đa dạng về nội dung, hình thức. Buổi sinh hoạt chuyên môn đã thực sự là cơ hội để mọi người được trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ được những khó khăn cho cán bộ, giáo viên trong quá trình dạy học; góp phần
File đính kèm:
- SANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc