Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Phùng Minh

Môi trường học tập quyết định một phần không nhỏ tới việc gây hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc. Bởi trẻ rất yêu thích cái đẹp, rất tò mò, muốn khám phá nếu nhìn thấy một môi trường cô tạo ra với đầy đủ các nhạc cụ, đồ dùng, trang phục đẹp mắt được sắp xếp luôn ở trạng thái mở, cùng với đó là cách trang trí nổi bật lên chủ đề thì sẽ lôi cuốn trẻ vào ngay góc chơi âm nhạc để hoạt động. Từ đó, chất lượng nhất định sẽ được nâng cao

Vì sự cần thiết của môi trường đối với hoạt động âm nhạc như vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. Sắp xếp đồ dùng tạo môi trường âm nhạc cho trẻ

Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy. theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Phùng Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rao đổi chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục cho trẻ vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.
Hàng năm nhà trường đều phát động làm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng để phục vụ quá trình giảng dạy và để các giáo viên có cơ hội thể hiện sự khéo tay và sự sáng tạo của mình. Mặt khác, qua cuộc thi còn bổ sung thêm rất nhiều đồ dùng đồ chơi còn thiếu cho các hoạt đông âm nhạc.
Ngoài ra trẻ được vui chơi học tập trong một môi trường sư phạm lành mạnh và bản thân tôi trẻ, khỏe, rất yêu nghề, mến trẻ, nắm được đặc điểm của từng trẻ và kiên trì trong công tác giáo dục trẻ. Có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng lực sư phạm vững vàng, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ. 
 	- Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi.
2.2. Khó khăn : 
Các đồ dùng đồ chơi, nhạc cụ, trang phục, tranh ảnh do cô sưu tầm và tự làm còn hạn chế chưa phong phú về chủng loại cũng như hiệu quả sử dụng chưa cao. Chưa có phòng chức năng cho trẻ hoạt động
Trong thực tế ở trường mầm non tôi, trình độ của mỗi giáo viên là khác nhau mặt khác môn giáo dục âm nhạc còn tuỳ thuộc vào năng khiếu và sở trường của mỗi người, vì vậy một số giáo viên khi truyền đạt kiến thức về âm nhạc cho trẻ còn khô khan, còn chưa sử dụng nhiều hình thức trong giờ âm nhạc, chưa tạo nguồn hứng thú để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc.
Chưa tận dụng hết môi trường bên ngoài và trong lớp để tạo cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Giáo viên còn chưa phát huy hết tác dụng của các dụng cụ âm nhạc, trang phục biểu diễn để gây hứng thú cho trẻ
Giáo viên còn lựa chọn nội dung bài dạy một cách đơn điệu, các bài hát, trò chơi đã quá quen thuộc nên không gây được hứng thú đối với trẻ. Chưa lựa chọn và cập nhật những tác phẩm hay và mới lạ, những trò chơi mang tính sáng tạo và phù hợp cho trẻ để trẻ có hứng thú hơn khi tham gia biểu diễn âm nhạc. 
Giáo viên chưa thường xuyên lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động trong ngày của trẻ hoặc nếu có lồng ghép cũng chỉ làm một cách đơn điệu, khô cứng, thiếu tính sáng tạo.
Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, chỉ nghĩ đến trường là chỉ đảm bảo việc ăn, ngủ, không quan tâm đên việc học hành của con lại còn xem nhẹ các môn học phụ nhất là âm nhạc, phụ huynh không bao giờ giúp trẻ ôn lại bài hay bồi dưỡng thêm khi ở nhà.
2.3. Kết quả thực trạng: 
Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm:
STT
Nội dung đánh giá
Số trẻ KS
Kết quả đầu năm
Đạt
 Không đạt
SC
%
SC
%
1
Cảm nhận và thể hiện cảm xúc khi nghe các tác phẩm âm nhạc 
28
18
64
10
36
2
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...
28
17
60
11
40
2
Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).
28
16
57
12
43
3
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc
28
15
53
13
47
4
Hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc
28
17
60
11
40
Qua kết quả khảo sát tôi thấy rằng một số trẻ còn không thích hoạt động âm nhạc, trong khi hát còn chưa rõ lời, chưa đúng giai điệu, khả năng vận động theo nhạc còn chưa đạt kết quả cao
Đứng trước thực trạng của lớp như vậy, bản thân tôi tự đặt cho mình mục tiêu là phải làm thế nào để tìm ra biện pháp tốt nhất để học môn âm nhạc cho trẻ.
3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Phùng Minh 
3.1. Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc: 
Môi trường học tập quyết định một phần không nhỏ tới việc gây hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc. Bởi trẻ rất yêu thích cái đẹp, rất tò mò, muốn khám phá nếu nhìn thấy một môi trường cô tạo ra với đầy đủ các nhạc cụ, đồ dùng, trang phục đẹp mắt được sắp xếp luôn ở trạng thái mở, cùng với đó là cách trang trí nổi bật lên chủ đề thì sẽ lôi cuốn trẻ vào ngay góc chơi âm nhạc để hoạt động. Từ đó, chất lượng nhất định sẽ được nâng cao
Vì sự cần thiết của môi trường đối với hoạt động âm nhạc như vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. Sắp xếp đồ dùng tạo môi trường âm nhạc cho trẻ 
Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. 
Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc, trang phục dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. 
Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. 
Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. 
Tại góc âm nhạc, tôi còn chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....
Từ việc tạo môi trường mở trong và ngoài nhóm lớp tôi thấy rằng: Trẻ rất hào hứng khi đến giờ âm nhạc. Phát huy được tính sáng tạo của trẻ, trẻ vô cùng hứng thú khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra để thực hiện các hoạt động âm nhạc. Trẻ đoàn kết, biết giúp đỡ nhau hơn khi được cùng nhóm bạn tham gia các hoạt động mang tính nghệ thuật. 
3.2. Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, linh hoạt:
 Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ là khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao, trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 30 đến 35 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Vì vậy tôi nhận thấy rằng việc luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học là rất quan trọng bởi nó khiến cho trẻ hứng thú, tập trung và ghi nhớ tốt hơn, tạo cho trẻ cảm giác nhẹ nhàng, học mà như chơi, chất lượng của giờ dạy sẽ cao hơn.
Từ vai trò to lớn của việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học tôi đã nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. 
Ví dụ: Chủ đề Bản Thân : Bài “Cái Mũi” Cô thay đổi hình thức vào bài một cách đơn thuần cô sử dụng hình ảnh chú Hề có cái mũ to xinh xắn từ Rạp Xiếc, vốn được các bạn nhỏ rất yêu thích để lấy sự hứng thú của trẻ vào bài một cách tự nhiên 
- Trẻ biểu diễn bài hát màu hoa cùng đồ dùng mà cô và trẻ cùng chuẩn bị
Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể mang một số loại hoa tươi để thu hút trẻ.
- Ở chủ đề động vật dạy bài hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các con 
vật 
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.
- Tổ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát đối. 
- Trẻ tham gia biểu diễn trong giờ học
Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân: Bài hát “Anh tý sún” Sử dụng video về hình ảnh Tý Sún lười đánh răng đến thăm các bạn nhỏ để dặn dò và khuyên các bạn 
đánh răng thường xuyên mỗi ngày giống lời bài hát.
Áp dụng biện pháp luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học, tôi thấy trẻ không nhàm chán, hứng thú hơn, sự tập trung cao hơn trong giờ hoạt động âm nhạc, kết quả đạt được cũng cao hơn.
3.3. Lựa chọn và sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục phù hợp với hoạt động cho trẻ: 
Các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục đều mang một nét đặc trưng, sắc thái riêng của từng vùng miền, từng dân tộc. Việc lựa chọn và sử dụng các loại nhạc cụ và trang phục này một cách phù hợp với các hoạt động âm nhạc của trẻ sẽ góp phần lớn vào việc cảm nhận các giai điệu làn điệu khác nhau, trẻ sẽ hứng thú vô cùng khi được hóa thân qua các trang phục.
Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải lựa chọn và sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đạt được của các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục đó . Ví dụ: để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động bài hát “Gà gáy té le”. Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát hình ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi dãy núi. Cô trò chuyện cùng trẻ khi mặt trời bừng sáng mọi người làm những gì? giáo dục trẻ yêu thích lao động. Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào kể về tiếng chú gà trống gọi mặt trời lên? Bài hát theo làn điệu dân ca dân tộc nào? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc, trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các 
trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, phế liệuCô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc.
Trẻ hứng thú biểu diễn khi mặc các trang phục 
 Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài “cháu thương chú bộ đội”. 
Tôi cho cả lớp đội mũ múa, mặc trang phục của chú bộ đội lên biểu diễn. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn. 
Với việc lựa chọn và sử dụng các nhạc cụ âm nhạc và trang phục phù hợp đã thu hút trẻ khi tham gia vào hoạt động âm nhạc, phát huy được tính tích cực cho trẻ, giờ học trở nên sôi động, cuốn hút, kết quả cuối cùng là trẻ đạt được yêu cầu đề ra của bài dạy.
3.4. Lựa chọn bài dạy hát, nghe hát, trò chơi phù hợp với chủ đề, theo lứa tuổi .
Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động theo hình xoáy trôn ốc, tức là cho trẻ hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Ở độ tuổi trẻ 5-6 tuổi. Giáo viên cần hiểu biết về hướng lựa chọn bài hát để dạy các cháu phù hợp và tạo tiền đề cho sự phát triển khả năng âm nhạc của lứa tuổi và đáp ứng được nhu cầu hứng thú âm nhạc của trẻ. 
Tôi đã lựa chọn và sưu tầm các bài hát trên mạng, trên sách báo chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Về lời ca: các bài hát có nội dung theo các chủ đề giáo dục: chủ đề trường mầm non, gia đình, giao thông, thế giới động vật, thể giới thực vậtNgôn ngữ bài hát phải đơn giản, dễ hiểu chọn những bài hát có một lời. Về âm nhạc: Cần có hình tượng rõ ràng được thể hiện qua lời ca. Âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát. Hình tượng của lời ca phải trong sáng, gần gũi với trẻ để trẻ có thể kết hợp với vận động một cách dễ dàng. Lựa chọn bài hát có lời ca, giai điệu  mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng, đảm bảo tính nghệ thuật khi dạy trẻ. Các bài được chọn phải đa dạng và phù hợp về chủ đề, phù hợp với ngôn ngữ và tâm sinh lý của trẻ.
So với việc chọn đề tài dạy trẻ hát thì chọn cho các cháu nghe có phạm vi rộng rãi hơn. Khi nghe đàn hoặc nghe một bài hát nào đó, trẻ thường quan tâm trước hết là bài hát kể về điều gì và trí nhớ âm nhạc dựa vào sự phù hợp của bài hát với sở thích và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. Vì vậy, trừ nhạc không lời, những bài hát cho trẻ nghe tôi thường chọn những bài hát phản ánh những vấn đề mà trẻ có thể hiểu được. 
Tổ chức trò chơi âm nhạc: Không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo  Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 – 2 nội dung kết hợp, tránh việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia hoạt động rất nhiều.
Ví dụ: tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh” chủ để thực vật: trên màn hình có hình ảnh 2 loại quả, trẻ thích quả nào sẽ chọn quả đó, đằng sau mỗi loại quả là âm thanh của 1 nhạc cụ âm nhạc, trẻ phải đoán tên nhạc cụ đó, đoán đúng trẻ lên lấy nhạc cụ và gõ theo yêu cầu của cô.
Khả năng tư duy, tưởng tượng của các cháu ngày càng phong phú, nhờ vào các hoạt động trải nghiệm như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, chơi trò chơi âm nhạc mầm non.
Việc rèn luyện khả năng âm nhạc cho trẻ qua các hoạt động giúp các cháu ngày càng tự tin mạnh dạn khi tham gia ca hát, vận động theo nhạc, các cháu trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt và còn tham gia  giao lưu văn nghệ với các lớp rất tự tin, trẻ biết biếu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề.
Qua việc lựa chọn và sưu tầm của mình, Tôi đã tìm ra 35  bài dạy hát, 35 bài nghe hát, 10 trò chơi phù hợp với trẻ và phù hợp theo từng chủ đề, đã tiến hành dạy trẻ trong các tiết học đạt kết quả cao, mang lại hứng thú cho trẻ . Đối với những bài dạy trẻ hát một cách thích thú, tự nhiên. Trẻ hát thuộc lời các bài hát, biết nghe nhạc dạo và bắt vào giai điệu. Trẻ biết hát cùng nhau bắt đầu và kết thúc bài hát. Qua đó trẻ còn có thể vừa hát vừa kết hợp với vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát kết hợp với các dụng cụ âm nhạc. Trẻ làm được các động tác phối hợp đơn giản theo nhịp điệu. Đối với những bài hát nghe: trẻ rất thích được nghe, xem cô hát và hưởng ứng cùng cô bằng các động tác. Trẻ rất thích khi tham gia vào các trò chơi một cách tích cực. Qua  đó rèn luyện cho trẻ các kỹ năng về âm nhạc và trí nhớ về âm nhạc như: Trẻ nhớ được giai điệu, lời các bài hát quen thuộc. Trẻ đoán ra được tên các bài hát, tên các nhạc cụ âm nhạc. Đối với giáo viên không thấy khó khăn trong việc dạy trẻ hát, nghe hát hoặc chơi trò chơi. Tạo được sự gần gũi giữa cô và trẻ.
3.5. Lựa chọn lồng ghép âm nhạc với các hoạt động trong ngày của trẻ nhẹ nhàng, phù hợp với hoạt động
Muốn phát huy tối đa sự tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc thì cần tạo nhiều môi trường cho trẻ được tiếp xúc, được thể hiện khả năng, cảm hứng âm nhạc của trẻ trong mọi lúc mọi nơi. Vì thế tôi đã chủ động tổ chức hoạt động giáo dục môn âm nhạc thông qua các hoạt.
Đón trẻ: Giờ cô đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường vì các cháu chưa tự giác, tự túc đi học. Tạm thời rời xa từ những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để trẻ đến trường với cô giáo, bạn bè, trường lớp.lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Hầu hết các trường mầm non mở băng cho trẻ nghe nhạc lúc đến trường. Tôi mở nhạc cho trẻ nghe nhưng tôi lựa chọn những ca khúc trẻ có thể hát theo được và phù hợp với chủ đề. Việc này ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài hát trong chương trình trẻ phải học hát. Đây là một phương pháp tiếp xúc cần thiết, chuẩn xác bởi vì học nhạc chỉ bằng sự truyền đạt của cô giáo sẽ dẫn tới đơn điệu khô cứng.
Thể dục sáng: Vào đầu giờ buổi sáng trẻ tập thể dục thay thế cho lối hô 1 2 3 4 tôi dùng nhạc, lời của các bài hát phù hợp với chủ đề trẻ học để  trẻ tập các bài hát theo nhạc, lời bài hát. Tôi cũng kết hợp âm nhạc như để luyện hơi dài cô dạy các cháu vừa giả làm đoàn tàu tu tu, xịch xịch theo bài “một đoàn tàu”, khi tập các động tác thể dục thì kết hợp với lời các bài hát như: Trường chúng cháu là trường mầm non, nắng sớm, dậy đi thôi, đi đều Ở đây tôi muốn đưa âm nhạc vào để tăng thêm sự hào hứng, phấn khởi cho trẻ khi tham gia tập thể dục đồng thời cũng nhằm muốn giáo dục cho trẻ phát triển năng lực cảm thụ, khả năng vận động theo nhạc cho trẻ.
 	Hoạt động chủ đích: Tôi đã lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề, với đề tài đưa ra .
Trong giờ tạo hình : Sự tham gia của âm nhạc trong giờ dạy trẻ hoạt động tạo hình đã kích thích sự sáng tạo, gợi mở phát triển trí tưởng tượng khi trẻ tô, vẽ, nặn, tô màu, cắt, dán. Hiểu được điều đó nên các tiết học tạo hình tôi thường cho trẻ nghe nhạc không lời hoặc bài hát có nội dung phù hợp với hoạt động của trẻ.
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình “vẽ đàn gà con” tôi cho trẻ nghe bài hát “Đàn gà con”. “ Vẽ ngôi nhà” nghe hát bài “nhà của tôi”
Giờ làm quen văn học: Tôi dạy trẻ cảm thụ thơ truyện thông qua cách đọc diễn cảm, giải thích nội dung cảm nhận nhịp điệu thơ. Để truyền đạt tới tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ.
Ví dụ: Bài thơ “ Mèo đi câu cá”. Sau khi trẻ đọc thơ tôi kết hợp cho trẻ nghe bài hát “mèo con ra vại nước”. Truyện” tích chu” , cuối bài dạy cho trẻ hát vận động bài “ cháu yêu bà”
Âm nhạc có thể tích hợp trong tất cả các giờ học khác, âm nhạc làm cho những giờ học khô khan như môn toán thêm mềm mại sôi động hơn.
Hoạt động góc: Tôi cũng luôn tìm cách cho trẻ được phát huy tính tích cực của trẻ bằng cách tạo môi trường âm nhạc cho trẻ hoạt động tại góc, cho trẻ được sử dụng tham gia nhiều loại hình âm nhạc tại góc: Hát múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc, chơi trò chơi, nghe băng đĩa, tranh ảnh có nội dung nói về nghệ thuật hát múa mà trẻ đã học, được biết đến. Cuối giờ cho trẻ hát bài hát thuộc chủ đề và cất đồ dùng.
Giờ ngủ của trẻ: Hát ru là giai đoạn đầu tiên đối với con người từ thưở còn thơ. Người mẹ Việt Nam đề hát cho con nghe những bài hát quen thuộc của quê hưưong. Gửi gắm bao niềm tâm sự sâu sắc, trẻ nhỏ tuy không hiểu hết những điệu thắm thiết. Tác động vào đôi tai tuổi thơ được sự cảm thụ âm nhạc tinh tế. Tổ ấm thứ hai sau gia đình là mái trường nơi trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ cô giáo. Vì thế tôi cho trẻ nghe hát ru qua băng đài, tạo cho trẻ làm cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ, cảm nhận được sự trìu mến của cô đối với trẻ, giúp trẻ có giấc ngủ ngon.
Hoạt động chiều: đây cũng là một thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ 
được tự do hoạt động giáo dục âm nhạc, ở giờ này trẻ được ôn luyện, được biễu diễn lại các bài hát, bài vận động và trẻ cũng được làm quen với nhiều bài hát mới. Ở giờ này tôi để trẻ được tự do thích tham gia loại hình âm nhạc nào cũng được. Không chỉ trẻ thể hiện cá nhân, mà tôi còn cho trẻ thể hiện tập thể, nhóm. Điều này càng tăng sự tự tin, mạnh dạn, tạo hứng khởi cho trẻ tham gia.
Từ việc lựa chọn và lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động trong ngày tôi thấy rằng: Trẻ vui thích khi được đi học, đi học cũng chuyên cần hơn. Hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày, các giờ học trở nên mềm mại và việc trẻ tiếp thu kiến thức cô cần giáo dục một cách nhẹ nhàng, khắc sâu hơn . Như vậy từ lúc đến trường cho đến lúc bố mẹ đón âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ, tạo không khí vui tươi. Nên vắng bóng lời ca tiếng hát thì đối với trẻ thật là buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian là nhịp sống hàng ngày củ

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12832993.doc