Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn tập viết cho học sinh lớp 2
- Sinh ngày : 09 / 02 / 1965
- Trình độ chuyên môn : C§TH
- Chức vụ : Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Ninh .
- Điện thoại : 01226290845.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh .
- Địa chỉ: Xã Lê Ninh - Huyện Kinh Môn - Hải Dương .
- ĐT: 03203823181
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh - Huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Giáo viên có kiến thức vững vàng, nắm được yêu cầu kiến thức của môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Sử dụng linh hoạt đồ dùng dạy học, ứng dụng được công nghệ thông tin trong soạn, giảng.
- Nắm bắt được đặc điểm và tâm lí của các đối tượng học sinh.
- Có phòng học đảm bảo đủ diện tích, đủ ánh sáng, bàn ghế học sinh đúng quy định, đảm bảo đủ về cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho việc dạy và học đạt kết quả cao.
của bản thân (viết không thật đúng mẫu, chữ viết xấu...) - Tổ chức rèn viết chữ hoa, cụm từ ứng dụng cho học sinh chưa cụ thể tỉ mỉ (đặc biệt là khi hướng dẫn viết vở) nên chất lượng chữ viết của học sinh còn hạn chế. - Giáo viên còn dạy học một cách dập khuôn theo quy trình định sẵn chưa có sự linh hoạt sáng tạo cho từng bài như: chưa phân loại các chữ viết hoa có nét giống nhau để gắn kết nhịp nhàng giữa các bài và giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực chủ động bằng vốn kiến thức sẵn có của mình. - Giáo viên chưa chú ý tới kỹ thuật viết: tư thế, cách cầm bút, điểm bắt đầu, điểm dừng, các nét nối... +Về phía học sinh: - Mẫu chữ viết hoa tương đối phức tạp lời giảng của cô còn khó hiểu lên học sinh viết chưa thật đúng mẫu, chữa chưa đẹp, các nét nối chưa tự nhiên, khoảng cách giữa các chữ chưa đúng. - Học sinh ngồi viết và để vở chưa đúng quy định - Học sinh khá giỏi thì thích viết vì thấy chữ đẹp còn học sinh trung bình, yếu thì ngại viết vì thấy chữ khó. - Đồ dùng học tập (bảng con, bút viết) chưa đảm bảo. Thực trạng trên được khẳng định khi tôi dự giờ và khảo sát chất lượng bài: chữ hoa Ă, Â. .Kết quả học sinh trung bình, yếu còn nhiều, học sinh khá giỏi viết đúng viết đẹp còn ít. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu khi viết đề tài: - Nghiên cứu, đọc tài liệu - Nghiên cứu thực trạng về việc dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phương pháp thực nghiệm - Tổng kết – Rút kinh nghiệm 2.2. Để thực hiện đề tài tôi đã thực hiện tiến trình sau: - Dự giờ, thăm lớp, điều tra tìm hiểu thực trạng học sinh để thấy điểm yếu, điểm sai lầm các em mắc phải khi viết. - Đề ra từng bước hình thành, rèn kĩ năng viết cho học sinh - Dạy thực nghiệm và đối chứng, phân tích kết quả dựa vào số liệu thống kê. 3. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRONG GIỜ TẬP VIẾT Ở LỚP 2. 3.1 Một số vấn đề về kiến thức khi giảng dạy phân môn tập viết lớp 2 Trong quá trình giảng dạy ngay từ đầu năm, tôi đã thực hiện những bước sau trong từng bài dạy: a) Học sinh cần nắm chắc tên gọi các nét, cách mô tả hình dáng, cấu tạo, điểm đăt bút và dừng bút của chữ viết hoa khi hướng dẫn học sinh viết hoa. Trong quá trình lên lớp, để mô tả hình dạng, cấu tạo của chữ viết hoa và hướng dẫn học sinh viết chữ, giáo viên thường phải dùng tên gọi các nét. Chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo dáng thẩm mĩ nên các nét thường có biến điệu, không "thuần tuý" như chữ cái viết thường. Tuy vậy giáo viên vẫn có thể sử dụng một số tên gọi các nét cơ bản ở chữ viết thường, nhưng cần phần biệt hai khái niệm: - Nét viết: là đường viết liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. - Nét cơ bản: là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết có thể trùng với nét viết hoặc chỉ là bộ phận của nét viết. Nét cơ bản trong bản chữ cái viết hoa có bốn loại: nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết. Mỗi loại nét cơ bản có thể gồm các dạng khác nhau. Trong từng dạng có thể có các kiểu khác nhau (kể cả biến điệu). Song tên gọi có dạng, kiểu chỉ dùng cho giáo viên mô tả cấu tạo hình dạng chữ viết cho cụ thể chứ không yêu cầu học sinh học thuộc b) Những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh nối chữ Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái đứng đầu, giáo viên cần lưu ý học sinh: chỉ một số chữ cái hoa có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp mới có thể thực hiện được yêu cầu nối chữ. Đó là các chữ cái hoa: A, Ă, Â , G, H , K, L, M, Q, R, U, Ư, Y (kiểu 1), A, M, N, Q (kiểu 2) Việc nối chữ chủ yếu được thực hiện ở các chữ cái viết thường khi chúng đứng gần nhau. Dựa vào các nét cơ bản xác định được bốn trường hợp: * Trường hợp 1: nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau. Ví dụ: a - n = an; i - m = im *Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc ( hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau Ví dụ: e - m = em; c - ư = cư; ơ - n = ơn Hai trường hợp nói trên tương đối dễ dàng * Trường hợp 3: Nét móc ( hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau Ví dụ: a - c ; h - o Lưu ý học sinh + Xác định điểm kết thúc, dừng bút của chữ cái trước để hạ bút viết hoa của chữ cái sau sao cho liền mạch. Điều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi doãng rộng một chút mới nối được chữ sau. *Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau Ví dụ: o - e = oe; o - a = oa Đây là trường hợp nối chữ khó nhất vừa đòi hỏi kỹ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách hợp lý, trên cơ sở thói quen và kỹ năng viết khá thành thạo. c) Phân loại các chữ viết hoa có các nét giống nhau: - Loại thứ nhất: nhóm chữ có nhiều nét giống nhau: A - Ă - Â; E - Ê; D - Đ; O - Ô - Ơ - Q; U - Ư - Y - Loại thứ hai: nhóm chữ có một nét đầu giống nhau (hoặc tương đối giống nhau): B - P - R; C - G ; H - I - K - V; M - N ; L - S - Loại thứ 3: nhóm chữ không có nét nào giống các nét trong chữ hoa (trong bảng chữ cái): T - X 3.2- Xây dựng kế hoạch giảng dạy Để có kế hoạch giảng dạy phù hợp một điều quan trọng nhất là tiến hành phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp, biện pháp phù hợp phát huy được tính chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh - Trong quá trình nghiên cứu xây dựng kế hoạch giảng dạy tôi tiến hành dạy theo đúng quy trình dạy tập viết song tôi tập trung đổi mới ở hai hoạt động có tính chất định hình về biểu tượng chữ viết đó là: * Hoạt động hướng dẫn viết chữ cái hoa * Hoạt động hướng dẫn viết ứng dụng Để tổ chức tốt hai hoạt động trên tôi đã phân chia các bài dạy tập viết thành hai loại bài: + Loại bài dạy viết chữ hoa có nét giống với nét trong các chữ hoa đã học (ví dụ: nhóm A- Ă - Â, E - Ê...) + Loại bài dạy viết chữ hoa trong đó không có nét giống với nét trong các chữ đã học (Ví dụ: X - C - T) Dạy học pháp huy tính tích cực của học sinh với hai loại bài cụ thể trên như sau: 4. VÍ DỤ CỤ THỂ Phần I : Loại bài dạy viết chữ hoa có nét giống với nét trong các chữ đã học 1. Phần kiểm tra bài cũ: Tôi tiến hành kiểm tra viết chữ cái hoa (có nét giống với nét trong chữ cái viết hoa đã học) và chữ ứng dụng (có chữ cái viết hoa) Ví dụ: Để dạy bài 2 : Chữ hoa Ă, Â tôi kiểm tra bằng cách yêu cầu học sinh viết bảng con và bảng lớp: A, Anh Để dạy bài 20: Chữ hoa Q tôi tiến hành kiểm tra bằng cách viết bảng chữ O, Ong Sau mỗi lần viết tôi cho các em nhận xét sửa lại những nét chữ chưa viết đúng trên bảng lớp, bảng con và hỏi để củng cố về kiến thức Ví dụ : Chữ hoa A gồm mấy nét? để viết đẹp chữ hoa A cần lưu ý ở nét nào? Với cách kiểm tra như vậy không những đáp ứng được việc kiểm tra, củng cố kiến thức cũ mà còn giúp các em tiếp thu bài mới một cách dễ dàng hơn bởi có sự gắn kết nhịp nhàng giữa kiến thức cũ và bài mới. 2. Phần bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu tiết học và ghi bảng b.Hướng dẫn viết chữ hoa: Mục đích: Học sinh nắm được cấu tạo cách viết chữ hoa.Để tránh việc giảng giải thuyết trình đơn điệu tôi đã sử dụng triệt để hiệu quả đổ dùng dạy học.Cùng với hệ thống câu hỏi gợi ý tạo mọi điều kiện cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức bằng cách:tự quan sát, nhận xét,so sánh ghi nhớ.Qua đó nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa. Ví dụ: Khi dạy bài chữ hoa Q (tuần 20) tôi tiến hành hoạt động hướng dẫn viết chữ hoa Q như sau: -Giáo viên đưa mẫu chữ (đặt trong khung chữ) - Yêu cầu học sinh quan sát nêu tên chữ hoa? - Giáo viên giới thiệu khung chữ. - Hướng dẫn học sinh nhận xét cấu tạo: +Chữ hoa Q cao mấy li ? + Chữ hoa Q được giới hạn bởi mấy dòng kẻ ngang? + Chữ hoa Q có bề rộng mấy li? + Chữ hoa Q gồm mấy nét? + Yêu cầu học sinh lên chỉ các nét(GV giúp các em chỉ đúng cách ) +Chữ hoa Q có nét nào giống với nét trong các chữ hoa đã học ? + Chữ hoa Q có điểm gì khác với chữ hoa O? + Giáo viên giới thiệu kết hợp sử dụng đồ dùng:Chữi hoa Q có 2 nét, nét 1 giống với nét cong kín như chữ hoa O, nét 2 là nét lượn ngang giống như dấu ngã lớn. +Điểm đặt của nét 2 ở đâu? + Điểm dừng bút của nét 2 ở vị trí nào? + Theo em để viết đẹp chữ hoa Q ta cần lưu ý ở nét nào? - Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ hoa Q. - Giáo viên viết mẫu (viết chậm để học sinh quan sát định hình kịp) kết hợp nhắc lại một số điểm cần lưu ý về cách viết. Ví dụ: Với chữ hoa Q: Điểm đặt bút nét cong kín cần lượn đều nét lia bút viết nét lượn ngang đưa tay tự nhiên cho mềm nét. Cũng trong loại bài này: Viết chữ hoa có nét giống với nét trong các chữ đã học. Với các bài dạy 2 chữ hoa như Ă - Â, E - Ê, Ô - Ơ, Ư - U Vì chữ hoa thứ 2 có nhiều điểm giống chữ hoa thứ nhất nên khi hướng dẫn học sinh viết chữ cái hoa tôi hướng dẫn kỹ chữ đầu, sau đó cho so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 chữ cái hoa rồi cho luyện viết cả 2 chữ cái hoa. Yêu cầu học sinh dùng ngón tay viết vào khoảng không trước mắt. Yêu cầu học sinh luyện bảng con chữ hoa Q cỡ vừa , học sinh tập viết 2,3 lượt, giáo viên nhận xét , uốn nắn học sinh viết đúng Yêu cầu học sinh luyện bảng con chữ hoa Q cỡ nhỏ. Trên đây là hoật động hướng dẫn học sinh viết chữ hoa qua ví dụ cụ thể chữ hoa Q. Với cách hướng dẫn như vậy giáo viên đã giúp học sinh kế thừa , sử dụng kiến thức cũ trong việc phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới ( học sinh dựa vào cấu tạo của chữ hoa O- nét cong kín kết hợp với nét lượn ngang để tạo thành chữ hoa Q). cùng với việc sử dụng đồ dùng trực quan là hệ thống câu hỏi gợi mở đẫn dắt học sinh đã được tự quan sát , nhận xét phát hiện kiến thức mới (học sinh so sánh biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa chữ hoa Q, O, học sinh tự nêu số nét , vị trí các nét và thứ tự viết các nét , học sinh tự phát hiện nét cần lưu ý đế viết chữ hoa Q cho đẹp). Khi học sinh tự mình quan sát , nhận xét các em sẽ ghi nhớ lâu hơn cũng như kiến thức sẽ được khắc sâu hơn...Song song với mặt kiến thức đã học , học sinh cũng được tạo điều kiện tốt để rèn kĩ năng viết chữ (học sinh được luyện tập viết bóng bằng ngón tay vào khoảng không trước mắt, luyện viết bảng con chữ hoa Q cỡ vừa, cỡ nhỏ). Học sinh viết đúng mẫu , đúng cỡ chữ viết hoa trên cơ sở nắm chắc hình dáng , cấu tạo , quy trình viết. c. Hoạt động hướng dẫn viết từ, cụm từ ứng dụng Mục đích : Biết nối các chữ hoa với chữ thông thường trong một tiếng . Viết đúng đẹp cụm từ ứng dụng. Mở rộng vốn từ. Để tiến hành hoạt động này một cách có hiệu quả tôi cũng sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tập giải nghĩa từ , cụm từ ứng dụng , học sinh tự nhận xét cấu tạo các chữ trong cụm từ . Học sinh tự tìm ra quy trình viết cụm từ ứng dụng ... Song trong hoạt động này tôi đặc biệt chú ý tới việc nối nét (Giữa chữ hoa với chữ thường trong một tiếng cũng như giữa các chữ cái trong một tiếng không có chữ viết hoa) Ví dụ : Bài 20- Chữ hoa Q, cụm từ ứng dụng ; Quê hương tươi đẹp . Tôi tổ chức hoạt động hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng như sau: Đưa bảng phụ ghi sẵn cụm từ ứng dụng : Yêu cầu học sinh quan sát . Yêu cầu học sinh đọc cụm từ. Yêu cầu học sinh giải nghĩa cụm từ "Quê hương tươi đẹp " có ý nghĩa như thế nào? - Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét (sử dụng hệ thốngcâu hỏi gợi mở); + Cụm từ "Quê hương tươi đẹp " gồm mấy chữ ? là những chữ nào? + Những chữ cái nào cao 2,5 li? +Những chữ cái nào cao 2 li ? . + Khi viết các chữ cái trong một chữ chúng ta viết như thế nào ? + Chữ nào trong cụm từ ứng dụng có chữ cái hoa Q - Yêu cầu một học sinh lên dùng thước chỉ quy trình viêt chữ "Quê" - Giáo viên nhắc lại quy trình, viết mẫu lưu ý cách nối nét giữa chữ Q với chữ cái U. - Yêu cầu học sinh luyện viết bảng con từ "Quê" 2 lần ở bài này có trường hợp nối chữ tương đối khó; "hương " (đây là trường hợp nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc đầu tiên của chữ cái sau ) tôi cho học sinh luyện viết bảng con. Nhắc học sinh viết liền mạch nhất là trường hợp chữ có nhiều chữ cái " hương" (học sinh hay nhấc bút ) Để rèn cho học sinh thói quen viết đảm bảo tốc độ. Với cách tổ chức hoạt động như vậy tôi đã cho học sinh được tự tìm hiểu để phát hiện kiến thức rèn kỹ thuật viết một cách cụ thể giúp cho học sinh không chỉ viết đúng, viết đẹp chữ hoa cần viết mà còn rèn viết chính tả đúng, đều, đẹp và đảm bảo tốc độ viết d. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết: Ở phần hướng dẫn học sinh viết bài vào vở tôi tiến hành theo đúng quy trình: - Nêu nội dung , yêu cầu bài viết. - Hướng dẫn học sinh luyện viết theo yêu cầu . Giáo viên quan sát , Giup đỡ học sinh yếu . Nhắc nhở tư thế ngồi viết , cách cầm bút , để vở.Song ở đay tôi đặ biệt chú ý tới việc nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết , cách cầm bút , để vở bởi học sinh lớp 2 còn rất nhỏ các thao tác cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết của các em rất dễ sai lệch và nếu không luyện tập chăm chỉ , kiên trì và không có sự uốn nắn kịp thời của giáo viên thì dễ dẫn đến các thói quen xấu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết, sức khoẻ của các em sau này. Cụ thể tôi thường tiến hành hướng dẫn học sinh viết vào vở như sau: - Nêu nội dung, yêu cầu bài viết (học sinh nói được bằng lời của mình). - Yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút (bìa vở tập viết - trang 2) - Nhắc học sinh để vở: (có thể làm mẫu trực tiếp) - Khi viết chữ đứng, để vở ngay ngắn trước mặt - Khi viết về bên phải quá xa lề vở, yêu cầu học sinh dịch vở sang trái để tránh nhoài người sang phải . - Khi viết chữ nghiêng yêu cầu học sinh để vở hơi nghiêng sao cho mép vở ở phái dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 150 - Nhắc nhở các em quan sát mẫu (trong bài) tìm điểm bắt đầu (sách đã chấm sẵn cũng như biết dựa vào dòng kẻ ngang, đọc để viết đẹp. Đảm bảo viết đủ số chữ, số tiếng, số từ, cụm từ. - Yêu cầu học sinh thực hành viết theo 3 chặng + Chữ hoa cỡ vừa, nhỏ + Viết chữ ứng dụng + Viết cụm từ ứng dụng - Giáo viên theo dõi, uốn nắn hướng dẫn học sinh yếu e. Nhận xét , chữa bài Căn cứ vào mục đích yêu cầu của từng bài, mỗi bài tôi nhận xét từ 5 đến 7 em trong khi nhận xét bài tôi cố gắng giúp học sinh tự nhận thức ưu điểm, thành công để phát huy, thấy rõ những hạn chế để khắc phục sửa chữa. Kịp thời động viên những cố gắng nỗ lực của từng em khi viết chữ. Tôi tiến hành nhận xét như sau: - Với những học sinh viết sai hoặc không đúng mẫu tôi viết mẫu chữ đó vào một tờ giấy cùng loại giấy viết cho học sinh đối chiếu, so sánh tự rút ra chỗ chưa được. - Bên cạnh đó tôi thường ghi lời nhận xét ngắn gọn thể hiện sự động viên hay góp ý, yêu cầu về chữ viết. Ví dụ : Viết đúng mẫu, chữ viết đẹp, bài viết tiến bộ khoảng cách chưa đều... Với cách nhận xét bài thường xuyên như trên, chất lượng bài viết lớp tôi ngày một tiến bộ rõ rệt. Các em được biểu dương, nhận xét kịp thời lên đã phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế ở bài sau. g. Củng cố Thông thường ở phần củng cố dặn dò của tiết tập viết một số giáo viên thường tiến hành sơ sài, qua loa như. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS luyện viết thường xuyên . Theo tôi với cách tổ chức và dặn dò như vậy giáo viên không những chưa đáp ứng được yêu cầu củng cố, khắc sâu kiến thức của bài mà còn chưa góp phần làm thay đổi không khí căng thẳng của giờ tập viết (học sinh phải phối hợp nhiều hoạt động tư duy - viết - nhìn...) Để khắc phục điều này trong phần củng cố dặn dò tôi thường tổ chức dưới hình thức trò chơi thi viết chữ đẹp, tìm từ rồi viết (từ có chữ cần viết hoa, chữ vừa học) Ví dụ : ở bài 20- Chữ hoa Q Tôi tổ chức như sau: - Nêu tên trò chơi: thi viết chữ đẹp - Phổ biến cách chơi : Mỗi tổ cử một bạn , trong thời gian một phút đội nào viết được dúng mẫu chữ, đúng cỡ chữ (chữ nhỏ) chữ viết đẹp nhanh nhiều chữ hoa Q đội đó thắng cuộc. Ban giám khảo là cô giáo và cả lớp. - Luật chơi: + Các đội chọn bạn chơi. + Sau đó có hiệu lệnh học sinh bắt đầu viết. + Thời gian:1 phút. + Đánh giá: mỗi chữ hoa Q đúng mẫu , đúng cỡ chữ được thưởng 1 bông hoa. đội nào nhiều bông hoa hơn thì đội đó thắng cuộc - Giáo viên tổ chức chơi , đánh giá trò chơi: nhận xét , biểu dương - Dặn học sinh luyện viết thường xuyên . Với cách củng cố bài như trên tôi đã giúp cho học sinh không chỉ được củng cố khắc sâu kiến thức mà còn làm cho tiết học trở lên hào hứng sôi nổi . Điều này phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 2. Các em yêu thích môn học và có ý thức rèn luyện viết chữ đẹp hơn. Phần II : Loại bài các chữ cái viết hoa có các nét không giống với các nét trong các chữ hoa đã học. Trước hết phải hiểu cụ thể loại bài này là: Những chữ cái viết hoa của bài có thể có những nét giống với các nét trong các bài sau nhưng trước đó là chưa có chữ cái hoa nào có nét giống. Ví dụ: Bài chữ hoa A là bài đầu tiên hoặc bài chữ hoa C sau chữ hoa C chữ G mới có nét giống nét chữ hoa C còn trước chữ hoa C không có chữ hoa nào có nét giống. Chữ H với chữ K... với những bài này chữ cái viết hoa có các nét hoàn toàn mới không giống các nét nào trong các chữ hoa đã học. Vì vậy không thể so sánh được, xác định được điều đó, ở hoạt động hướng dẫn viết chữ cái hoa tôi hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, ghi nhớ một cách chi tiết kỹ càng và cụ thể hơn để giúp các em nắm chắc được cấu tạo, quy trình viết chữ cái cần viết hoa Đây cũng chính là một hoạt động trọng điểm là điểm khác với cách dạy loại bài thứ nhất (các hoạt động khác tương tự) Ví dụ với bài: Chữ hoa C (tuần 4) tôi tổ chức hoạt động hướng dẫn viết chữ hoa như sau: Giáo viên đưa chữ mẫu đặt trong khung chữ + Yêu cầu học sinh quan sát nêu tên chữ cái hoa + Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét cấu tạo qua hệ thống câu hỏi - Chữ hoa C cao mấy li? - Chữ hoa C được giới hạn bởi mấy đường kẻ ngang? - Chữ hoa C có bề rộng mấy li? được giới hạn bằng mấy đường kẻ dọc? - Chữ hoa C gồm mấy nét? - Yêu cầu học sinh chỉ vị trí của từng nét - Giáo viên giới thiệu cấu tạo của từng chữ hoa C Chữ hoa C gồm một nét là kết hợp của 2 nét cơ bản cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. - Yêu cầu học sinh khá lên chỉ quy trình viết trên mẫu chữ - Theo em để viết đẹp chữ hoa C cần chú ý phần nào của nét? (vòng xoắn không quá to , không quá nhỏ) - Điểm đặt bút ở đâu? điểm dừng bút ở vị trí nào? (Đặt bút trên đường kẻ 6, dừng bút trên đường kẻ 2) - Giáo viên nêu quy trình viết (vừa nêu vừa chỉ): Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn ở đầu chữ, phần cuối nét còng trái lượn vào trong dừng bút trên đường kẻ 2 - Giáo viên viết mẫu (viết chậm kết hợp với nhắc điểm cần lưu ý: Vòng xoắn to ở đầu chữ sao cho phù hợp) - Yêu cầu học sinh dùng ngón tay viết chữ hoa C vào khoảng không trước mặt - Yêu cầu học sinh luyện viết bảng con chữ hoa C (cỡ vừa) - Giáo viên đưa chữ hoa C cỡ nhỏ, yêu cầu học sinh nhận xét so sánh chữ hoa C cỡ vừa và nhỏ về cấu tạo và quy trình viết (chữ C cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 li) - Yêu cầu học sinh luyện viết bảng con chữ hoa C cỡ nhỏ Ở loại bài thứ nhất khi viết đến nét giống với nét chữ hoa đã học giáo viên chỉ cần nhắc học sinh về điểm đặt bút và điểm dừng bút của nét đó còn với loại bài này giáo viên nêu một cách cụ thể: Nét lượn ra sao, nét uốn thế nào... của từng nét cũng như khi nào phải rê bút (nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm mặt giấy) khi nào phải lia bút (chuyển dịch đầu bút sang điểm đặt bút khác không chạm vào mặt giấy. Cách rê bút, lia bút, nối chữ cũng chính là điểm cần chú trọng khi các em viết tiếng, cụm từ dùng mẫu, đều nét (phục vụ trực tiếp cho bài viết chính tả) Tuy nhiên giáo viên còn giúp học sinh luyện viết chữ hoa tuy khó nhưng đẹp. Đó là để các em viết đúng chính tả sau này (có các chữ cần phải viết hoa). Viết được chữ hoa đẹp các chữ viết đều nét đúng mẫu sẽ có một bài viết đẹp. Đó là động lực để các em biết cố gắng hơn. Như vậy trong hoạt động tổ chức hướng dẫn viết chữ cái hoa (loại bài thứ 2) tôi hoàn toàn phát huy tính tích cực của học sinh: Tự các em xác định khung chữ, số nét - chỉ vị trí từng nét. Sau đó giáo viên mới khẳng định lại những kiến thức mà các em v ừa tự phát hiện: Nói cấu tạo chữ hoa. Tiếp đến, các em (học sinh khá giỏi) chỉ quy trình viết (vì các em đã nắm được cấu tạo). Giáo viên hỏi c
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc