Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5B, trường Tiểu học xã Bằng Hữu

* Xây dựng môi trường học tập thân thiện:

 - Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười GV tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi HS để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.

 - Luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, không làm cho HS cảm thấy sợ, mà hãy làm cho HS cảm thấy được thương yêu và tôn trọng.

 - Bên cạnh đó, GV là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Không chê bai HS, mà dùng lời nói động viên nhắc nhở để các em cố gắng hơn và tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.

 * Phân loại các đối tượng HS:

 - Tôi phải xem xét, phân loại những học sinh đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài chậm, chưa chịu khó học, thiếu tự tin, nhút nhát

 - Trong quá trình thiết kế bài học, tôi cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho từng đối tượng HS được thể hiện và luyện tập phù hợp.

 - Trong dạy học cần phân hóa đối tượng trong từng hoạt động, dành cho đối tượng nhận thức chậm những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em.

 

docx19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5B, trường Tiểu học xã Bằng Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp chung:
Tự phát  hiện
Tự giải quyết
Tự chiếm lĩnh
* Các bước cụ thể:
Bước1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).
Bước 2:Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp).
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 5: GV hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn HS trình bày (GV chốt lại các vấn đề quan trọng).
Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng. 
Để triển khai các bước trên một cách có hiệu quả cần có sự trợ giúp của các phương tiện và đồ dùng dạy học, do đó trong quá trình tổ chức các họat động học tập của HS giáo viên cần sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho phù hợp và mang tính hiệu quả cao. PPDH ở tiểu học phải phát huy được tính tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện của lớp học. GV cần chủ động lựa chọn, vận dụng  phối kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy hiệu quả cao nhất.
Thứ ba: Những bước tiếp theo sau khi học sinh đã biết cách giải một dạng toán. 
Mỗi bài Toán là sự kết hợp đa dạng của các khái niệm, các mối quan hệ toán học, đòi hỏi học sinh phải biết xác lập được các mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán: Biết so sánh, phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở đó, lựa chọn được cách giải quyết tốt nhất. Như chúng ta đã biết, đường lối chung để hướng dẫn học sinh giải một bài toán ở Tiểu học, thường gồm các bước như: Nghiên cứu tìm hiểu bài toán, thiết lập quan hệ giữa các dữ liệu để tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải bài toán, trình bày bài giải và kiểm tra kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, nếu GV chỉ dừng lại ở các bước trên thì coi như mới hoàn thành xong việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh giải  một bài toán. Điều quan trọng là sau khi học sinh giải xong bài toán đó, GV cần làm gì, cần khai thác những gì từ bài toán để một mặt củng cố được cách giải, một mặt phải phát huy hết khả năng tư duy, sự sáng tạo của học sinh khi học toán. Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm sau đây:
-  Nâng cao mức độ khó dễ của bài toán:
Trên cơ sở học sinh đã nắm chắc, hay đã củng cố tốt được cách giải khái quát của bài toán, GV cần nâng dần mức độ của bài toán đó nhằm kiểm tra khả năng vận dụng của các em vào các tình huống khác nhau nhằm rèn kỹ năng, kỹ xảo giải toán, gây hứng thú học tập và phát huy khả năng của từng em.
- Tìm nhiều cách giải khác nhau cho bài toán:
Biện pháp này nhằm giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết bài toán theo các hướng khác nhau. Trong chương trình tiểu học học sinh đã được trang bị một khối lượng khá lớn về các công cụ giải toán. Trong mỗi bài toán có thể chứa đựng rất nhiều các cách giải khác nhau, nên thông qua mỗi bài toán đó GV có thể củng cố cho học sinh rất nhiều các phương pháp giải toán đã học. Đối với HS tiểu học các em đã được làm quen với nhiều dạng toán cơ bản. Từ việc vẽ sơ đồ cụ thể  các em dễ dàng tìm ra được lời giải bài toán. Tuy nhiên không phải lúc nào  cũng vẽ được sơ đồ của bài toán, do vậy việc biến đổi các bài toán để đưa về các dạng quen thuộc cũng là một phương pháp  rất đặc trưng trong dạy toán tiểu học.
- Tìm hướng giải quyết bài toán có nhiều khả năng xảy ra
Biện pháp này bên cạnh giúp HS củng cố kĩ năng giải toán, phát triển tư duy, ở mức độ cao hơn còn đòi hỏi các em phải biết tìm tòi giải quyết tất cả các khả năng có thể xảy ra để tìm hết các đáp số của bài toán, biết loại trừ các khả năng không phù hợp.
- Giải quyết bài toán ngược với các bài toán đã giải:
Khi giải xong một bài toán, nếu GV đặt ra các bài toán ngược và yêu cầu học sinh tìm cách giải, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phát huy khả năng sáng tạo của các em trong việc vận dụng cách giải của bài toán vừa làm làm cơ sở để giải các bài toán ngược.
- Tổ chức cho học sinh lập đề toán theo sơ đồ tóm tắt cho sẵn rồi giải:
Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp học sinh căn cứ vào sơ đồ tóm tắt cho sẵn để nhận diện dạng toán cơ bản, để từ đó có thể tự lập một đề toán tương ứng với sơ đồ tóm tắt đó rồi tự trình bày bài giải. Với hoạt động này sẽ nhằm phát huy vốn sống, vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt ngôn ngữ khi học toán của các em. Giúp các em biết lựa chọn và đưa các vấn đề trong cuộc sống vào làm nền cho đề toán của mình.
- Tổ chức cho học sinh tìm dữ kiện còn thiếu hay các dữ kiện thừa trong các bài toán.
Việc làm này không những củng cố, khắc sâu cách giải các dạng toán mà còn có tác dụng rất tốt trong việc phát triển tư duy cho học sinh. Bước đầu hình thành ở các em cách tư duy của một nhà phát minh nhà khoa học trong tương lai.
 	Thứ tư: Những kinh nghiệm trong việc mở rộng phát triển và nâng cao kiến thức.
Việc mở rộng và nâng cao kiến thức phải trên cơ sở HS đã nắm chắc các kiến thức cơ bản. Biết sử dụng các kiến thức cơ bản một cách linh hoạt, sáng tạo. Biết kích thích, gợi mở để các em có nhu cầu vận dụng kiến thức đó. Có như vậy việc nâng cao kiến thức mới thực sự phát huy được hiệu quả cao.
- Trước khi dạy mỗi dạng bài, GV cần cho học sinh ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cơ bản có liên quan để việc tiếp thu bài của HS đạt được hiệu quả cao. Phải giúp HS hiểu sâu và biết cách sử dụng thành thạo các kiến thức đó.
- Khi phát triển, mở rộng và nâng cao kiến thức cho HS, GV cần xuất phát từ các bài toán đơn giản, dễ hiểu. Qua mỗi bài, hay hệ thống bài, GV cần cho học sinh khái quát chung được cách giải. Giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu và hình thành  kĩ năng giải các bài toán đó.
- Cần khai thác triệt để các dạng toán quen thuộc ẩn chứa trong mỗi bài toán, giúp HS có kĩ năng biến đổi hay kĩ năng suy luận để đưa bài toán về dạng quen thuộc. Phát huy tối đa khả năng tìm tòi, sáng tạo của các em trước mỗi bài toán. Hạn chế tối đa việc sử dụng phương pháp đại số khô cứng.
- Khi học sinh đã nắm chắc cách giải thông thường, GV nên khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác, nhằm phát huy khả năng của các em, gây hứng thú học tập, HS  học tốt không mất thời gian chờ đợi những học sinh học chậm hơn .
- GV cần thiết kế được các bài tập phù hợp cho các đối tượng HS trong lớp, sao cho nội dung dạy học vừa sức, không bị quá tải song vẫn phát huy được khả năng sáng tạo và năng khiếu  của HS.
Thứ năm: Những lưu ý khi tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh
Đánh giá HS là một khâu rất quan trọng nhằm:
Nắm được năng lực tiếp thu bài của học sinh trong lớp để đặt ra yêu cầu học tập đối với từng HS: yêu cầu cao hơn đối với HS trên chuẩn, yêu cầu ở mức độ cơ bản đối với HS đạt chuẩn và dưới chuẩn kiến thức kĩ năng. Thu thập thông tin phản hồi về cách dạy của GV để điều chỉnh sao cho phù hợp, bổ khuyết những điểm yếu của HS. Có nhiều phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS, phương pháp đánh giá nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, không có phương pháp nào là hoàn hảo mọi mặt, do đó không nên cực đoan đề cao hoặc bác bỏ một phương pháp nào mà phải nghiên cứu chúng thấu đáo để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
Trong quá trình dạy học GV cần sử dụng nhiều phương pháp đánh giá một cách đa dạng như:
-  Sử dụng bài kiểm tra tự luận. Dạng bài kiểm tra này có rất nhiều ưu điểm nên được sử dụng phổ biến. Để được điểm cao học sinh phải giải được bài toán, đồng thời phải biết trình bày bài giải, nghĩa là các em phải thể hiện nhiều kĩ năng. Tuy nhiên dạng bài này cũng có những nhược điểm nhất định việc đánh giá phụ thuộc phần nào vào ý nghĩ chủ quan của GV, tốn nhiều thời gian cho việc chấm bài của GV, phạm vi kiến thức được kiểm tra không được nhiều.
- Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm: Khác với các bài tập tự luận, khi trình bày bài giải đòi hỏi HS phải có sự lập luận chặt chẽ, câu trả lời  và phép tính phải hợp lý, trình bày một cách lô gíc. Các bài tập trắc nghiệm chỉ  đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức đã học một cách sáng tạo và nhanh nhạy  để tìm ra đáp số đúng, đáp số sai hay bài giải đúng, bài giải sai. Giúp cho giáo viên trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức của học sinh. Chính vì vậy loại bài tập này rất thu hút sự nhiệt liệt hưởng ứng của HS, nó là một hình thức thay đổi không khí giờ học toán và góp phần rất tốt  trong  việc tạo hứng thú học tập cho HS.
- GV cần sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau để có thể đánh giá đúng HS một cách khách quan: Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết (Gồm kiểm tra ngắn, kiểm tra một tiết). Trong các bài kiểm tra viết cần kết hợp cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, các bài tập cần sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và có đủ loại bài đại diện cho các kiến thức kĩ năng cơ bản nhất.
- GV cần vận dụng cách đánh giá theo nhiều chiều: GV đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau và nêu cao ý thức tự đánh giá ở mỗi học sinh.
3.1.2.2. Một số biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện để cải tiến phương pháp dạy học trong môn toán 5
 a. Cải tiến phương pháp dạy:
* Dạy học hình thành khái niệm :
Các khái niệm toán ở Tiểu học học chủ yếu được hình thành dưới dạng biểu tượng nhờ các hình vẽ trực quan, các hình ảnh thực tế. Các khái niệm: số tự nhiên, các phép tính, các hình học, các đại lượng không được trình bầy đầy đủ như trong lí thuyết toán mà được giới thiệu qua những đối tượng, những ví dụ cụ thể. Các khái niệm được giới thiệu làm cơ sở, phương tiện để dạy tính toán và rèn kĩ năng cho học sinh. Khi dạy các khái niệm giáo viên chỉ cần mô tả chân thực để học sinh có biểu tượng đúng về khái niệm, không nên sa vào trình bầy khái niệm một cách tỉ mỉ, quá chặt chẽ làm học sinh khó hiểu. Nên có vật thực hoặc vật thay thể đúng kích thước để giới thiệu và xây dựng biểu tượng đúng cho HS.
	GV cho HS quan sát mô hình bằng bìa cát tông có kích thước đúng như thật, kết hợp với bộ thiết bị dạy toán 5 đã có để HS có biểu tượng rõ nét: m3 rất lớn, dm3 nhỏ, cm3 rất nhỏ. HS sẽ ước lượng được ở trong đầu mỗi đơn vị bằng tầm nào.
	Không nên chỉ nói chung chung: 1m3=1000 dm3, 1m3=1000000 cm3 ,
 m3
Ví dụ: Khi dạy về đơn vị đo thể tích (m3, dm3, cm3)
dm3
cm3
 r cm3
 *Dạy kĩ thuật tính toán:
Mục tiêu cơ bản của môn toán tiểu học là hình thành và rèn luyện kĩ năng tính toán 4 phép tính số học cho HS để làm cơ sở cho các tính toán sau này.
Tôi phân loại HStheo trình độ để dạy học theo từng đối tượng HS cho phù hợp.
- Với đối tượng HS đạt chuẩn, dưới chuẩn:
Để làm tính, HS phải hiểu đúng các phép tính và nắm vững kiến thức cơ bản. GV phải hướng dẫn học sinh xây dựng các kiến thức kĩ càng để HS hiểu rõ bản chất từ đó nhớ lâu và vận dụng một cách thành thạo. Mỗi phép tính, mỗi dãy tính có những quy tắc phải tuân theo một cách nghiêm ngặt không cần giải thích nhiêù. GVcó thể dùng các phản ví dụ minh hoạ để khắc sâu chú ý của HS.
Ví dụ: Tính: 200 + 140 x 30 = ?
Lời giải đúng: 200 + 140 x 30 
 = 200 + 4200
 = 4400
Lời giải sai: 200 + 140 x 30
 = 340 x 30
 = 10200 (sai vì làm phép cộng trước)
GV củng cố cho các em thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức: Nhâ n- chia trước, cộng - trừ sau; nếu có dấu ngoặc thì làm trong ngoặc trước, thứ tự thực hiện phép tính trong ngoặc cũng như vậy. 
Phải lựa chọn hệ thống bài tập phong phú để HS có điều kiện rèn luyện kĩ năng, nhằm mục đích tính đúng, tính nhanh theo cách thuận tiện nhất.
Bên cạnh việc rèn luyện năng lực sử dụng các quy tắc giải các bài tập toán, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là giúp các em phát huy trí tuệ để nhìn ra mối quan hệ giữa các đại lượng tham gia vào bài toán cũng như mối quan hệ giữa các thành phần trong một phép tính.
Với đối tượng HS chuẩn+trên chuẩn:
Theo chủ chương chung của Đảng và Nhà nước xoá bỏ trường chuyên lớp chọn thì trong một lớp HS có rất nhiều trình độ khác nhau nên việc bồi dưỡng HS trên chuẩn là phải lồng ghép ngay tại lớp. Việc phát huy trí tuệ của HS thông qua từng bài, từng chương để khắc sâu kiến thức cho các em sao cho phù hợp với lí thuyết các em vừa học là rất quan trọng. Khi dạy về chương phân số ở lớp 5, trong giờ luyện tập cộng trừ các phân số khác mẫu tôi cho HS chuẩn+trên chuẩn làm bài tập sau:
+Tính tổng sau bằng hai cách: 
- Giáo viên hướng dẫn HS bằng các câu hỏi:
+ Tổng trên có mấy số hạng ? (5 số hạng)
+ Các phân số đều khác mẫu, em có nhận xét gì về các mẫu đó? (dựa vào phần chú ý VD2 khi cộng các phân số khác mẫu)
- Cách 1: Học sinh đều làm được và biết dựa vào phần chú ý như sau: 
GV kết luận cách thứ nhất các em đều làm đúng, còn cách thứ hai thì HS chưa xác định được. Sau đó GV hướng dẫn HS thấy rõ mối quan hệ của hai số hạng liền nhau: "Số hạng liền sau bằng bao nhiêu phần số hạng liền trước nó?" và hướng dẫn các em tách các phân số thành một hiệu, sao cho chúng triệt tiêu lẫn nhau. Từ đó các em lập thành biểu thức mới có giá trị bằng biểu thức đã cho:
- Cách 2: 
= 
GV cho HS ghi những điều cần ghi nhớ về cộng các phân số có quy luật.
Dựa vào bài tập đã được phân tích và hướng dẫn, GV cho HS lấy ví dụ về cộng các phân số có quy luật như ở trên, các em đã lấy được nhiều ví dụ đa dạng: 
* 
* 
* 
Và học sinh giải bằng hai cách khác nhau đều chính xác. Sau đó, tôi đưa ra cho học sinh một biểu thức khác, cho học sinh tính:
GV hướng dẫn HS : "Tổng trên có bao nhiêu số hạng?" "Em có tính được tổng trên không?" "Có tính được tổng trên bằng cách 1 được không?" (không) "Vì sao?" "Tổng trên tính được theo cách nào?" (cách 2)
Sau đó cho HS tiến hành làm rồi chữa bài, sửa bài. Các em đều làm tốt.
Giờ đầu: bể
Giờ thứ hai: bể 
Hỏi: a) Sau 2 giờ vòi chảy được mất phần bể? 
	 b) Nếu dùng hết số nước đó thì số nước 	 còn lại được mấy phần bể?
Ở lớp 5, các bài toán đố trong chương phân số rất ít, tôi cho học sinh làm bài toán theo tóm tắt sau:
 Sau khi hướng dẫn, tôi cho HS làm bài, các em đều giải như sau: 
Phân số chỉ lượng nước chảy được trong hai giờ là: 
	(bể)
Sau khi dùng hết số nước đó, phân số chỉ lượng nước còn lại là: 	 (bể)
Như vậy khi làm phần b của bài toán trên, các em không biết đưa về kiến thức lớp 4 đã học, đó là: "Tìm giá trị phân số của một số". Sau đó tôi hướng dẫn một số ví dụ mà số đó là số tự nhiên thì các em đều làm được:
Ví dụ: của 72. Các em đều xác định là: 
hay: của 40 là: 
Cho HS rút ra kết luận về tìm giá trị phân số của một số: ta lấy số đó nhân với phân số.
Từ đó hướng dẫn HS tìm giá trị phân số của một số mà số đó là phân số, như: của các em vận dụng và làm được: . 
Cho học sinh tự lấy thêm một số ví dụ rồi giải. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho các em vận dụng làm phần b bài tập trên:
- Muốn xem số nước sau khi dùng còn lại mấy phần bể, trước hết ta phải tìm gì? (tìm lượng nước đó). 
- Tìm được số nước đã dùng, các em có tìm được số nước còn lại bằng mấy phần bể không?
Các em đều làm được: 
Phân số chỉ lượng nước đã dùng là: (bể)
Phân số chỉ lượng nước còn lại là: (bể) 
Ta thấy học sinh vận dụng kiến thức rất linh hoạt và nắm bài một cách dễ dàng.
*Dạy giải các bài toán:
Khả năng giải toán là thước đo năng lực toán học của HS, GV phải phân loại các bài toán và hệ thống hoá các phương pháp giải đối với mỗi loại. Với mỗi bài toán mẫu, GV hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết để học sinh nắm vững, trên cơ sở đó mở rộng và sáng tạo thêm. GV hướng dẫn các bước giải như sau:
- Đọc kĩ đầu bài, xác định các yếu tố của bài toán.
- Biểu diễn bằng sơ đồ các yếu tố (sơ đồ đoạn thẳng, sơ đồ ven, sơ đồ khối)
- Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố qua biểu thức số.
- Tính giá trị biểu thức.
- Kiểm tra lại và trả lời.
Ví dụ: Tìm X:
	95 - X = 25
Hướng dẫn HS thực hiện các bước:
+ Phép tính trong biểu thức là phép tính gì?
+ Số chưa biết (X) là thành phần gì trong phép tính?
+ Tìm thành phần số đó như thế nào?
+Thực hiện tính kết quả ?
b. Cải tiến một số hình thức dạy học:
Trong quá trình dạy học một đơn vị kiến thức có thể tổ chức hoạt động dạy học trong cả lớp hoặc dạy học theo nhóm; dạy học cá thể hoá từng học sinhKhó có thể đưa ra một lời khuyên, một chỉ dẫn chung khi nào được tổ chức dạy học cả lớp, khi nào theo nhóm Việc chọn hình thức tổ chức dạy học nào cho phù hợp phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh, điều kiện dạy học hiện có 
Nói cách khác chỉ có người GV mới đưa ra cách lựa chọn phù hợp nhất. Song để góp phần rèn luyện tinh thần tự chủ của HS, tạo ra cơ hội để HS hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện để HS phát huy hết khả năng độc lập suy nghĩ cuả mình theo hướng phân hoá trong dạy học. Tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức dạy học sau: 
* Dạy học theo nhóm:
Chỉ nên dạy theo hình thức nhóm cộng tác, nhóm chia sẻ không nên dạy hình thức nhóm công nhận. 
Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm:
- Bước 1: Hình thành các nhóm: (Theo cách chia nhóm như là: nhóm theo tổ, theo bàn, theo số, theo sở thích, theo trình độ để giáo viên dễ uốn nắn và bổ xung lỗ hổng kiến thức cho học sinh ,)
- Bước 2: Cử nhóm trưởng: (Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng do GV cử, hoặc do tổ tự bầu ra).
- Bước 3: Giao và nhận nhiệm vụ: GV giao việc cho các nhóm và nhóm trưởng cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian thực hiện.
- Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động không được ỷ lại vào nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm, cần suy nghĩ độc lập trước khi trao đổi giúp đỡ nhau. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm trưởng và giải quyết thắc mắc của các nhóm nếu có. 
- Bước 5: Các nhóm trình bày: Cử một hoặc một vài đại diện (không nhất thiết phải là nhóm trưởng) trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu công việc của nhóm khác.
- Bước 6: Các nhóm trình bày xong cuối cùng tổng hợp và kết luận.
GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận nhằm xác định sự đúng sai và động viên khuyến khích học sinh.
Việc dạy học theo nhóm cũng có nhiều thế mạnh song nếu tổ chức không tốt thì cũng dẫn đến chất lượng và hiệu quả thấp. Ví dụ: Nếu để nhóm đông quá thì giáo viên khó có thể kiểm soát được hoạt động học tập của tất cả các nhóm. Nếu lạm dụng chia nhóm vào những lúc không cần thiết thì mất thời gian vô ích, nếu tổ chức hoạt động theo nhóm để rồi học sinh chỉ biết phần việc của nhóm mình được giao thì cuối tiết học kiến thức của bài học trở lên thành một mảnh chắp vá trong đầu học sinh. Vì thế, ngoài hình thức dạy học nói trên còn có thể sử dụng hình thức dạy học khác.
* Dạy học cá thể hoá hoạt động học của HS :
Hình thức này có ưu điểm là phát huy tính độc lập suy nghĩ của từng học sinh trong quả trình dạy học:
Quy trình dạy học cá thể hoá hoạt động học của từng học sinh thường được điều hành qua các bước sau: 
- Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các phiếu bài tập, các tình huống vào phiếu bài tập.
- Bước 2: Giao và nhận nhiện vụ : Giáo viên nêu yêu cầu phát cho mỗi em một tờ phiếu đã chuẩn bị.
- Bước 3: Học sinh suy nghĩ trả lời theo yêu cầu của phiếu (ở phần để trống)
- Bước 4: Học sinh trình bày sản phẩm của mình. Học sinh khác nhận xét.
- Bước 5: Tổng hợp và kết luận.
Học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn.
Giáo viên nhận xét ý kiến trình bày của học sinh - kết luận xác định đúng sai.
* Dạy học cả lớp:
Cần chú ưý cách đặt câu hỏi cho phù hợp: việc thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy toán là rất quan trọng. Câu hỏi có thể được dùng trong đàm thoại, khi vấn đáp phát hiện vấn đề có tính chất toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sáng tạo,
Tránh dùng những câu hỏi đóng có dạng câu trả lời là đúng hoặc sai (có hoặc không,), VD: "35 chia cho 5 bằng mấy?". 
Nên dùng những câu hỏi mở, học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời và câu trả lời chi tiết hơn, VD: "Có bao nhiêu bạn được nhận 3 cái kẹo từ gói kẹo này?"; Đặt câu hỏi có vấn đề tạo tình huống toán học cho HS phải suy nghĩ; câu hỏi để gợi ý cho HS dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược vấn đề; xem xét tương tự; khái quát hoá; phát hiện nguyên nhân và cách sửa sai,
*Ứng dụng công nghệ cao trong dạy học:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học một cách phù hợp là rất cần thiết vì nó giúp học sinh hứng thú học tập, ham tìm tòi khám phá, sáng tạo. Trong môn Toán có những nội dung mang tính chất áp đặt hoặc khó 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
Giáo án liên quan