Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường Mầm Non

Hoạt động 1: Làm quen chữ cái l, m, n

• Làm quen chữ cái l:

• + Cô đọc câu đố:

 “Con gì ăn no

 Bụng to mắt híp

 Luôn kêu ụt ịt

 Nằm thở phì phò”

 (Con lợn)

+ Cô giới thiệu tranh “Con lợn” và từ dưới tranh “Con lợn” cho trẻ quan sát.

- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con lợn” quan sát chữ l trong từ dưới tranh và trong thẻ từ ghép lại.

- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con lợn”

- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, ơ) đã được học)

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường Mầm Non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trẻ lại càng ít được chơi những trò chơi dân gian.Vì vậy trò chơi dân gian lại càng xa lạ và lạ lẫm hơn với trẻ. Trong khi đó nếu chúng ta biết nhìn nhận và biết dùng các trò chơi dân gian đúng cách và hợp lý thì sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục trẻ vì đây là loại trò chơi chứa đựng rất nhiều kho tàng tri thức cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục hiệu quả tương đối rõ ràng, đầy đủ.
2.2. Thực trạng về việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo ở trường Mầm Non.
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của bộ phận chuyên môn phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường tồ chức tập huấn mở chuyên đề.
- Bản thân là một giáo viên người dân tộc (Êđê) nên nghe và hiểu được ngôn ngữ trẻ nói tạo điều kiện cho việc truyền đạt kiến thức cho trẻ được thuận lợi hơn.
Khó khăn:
- Về không gian, thời gian chơi, cách tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để phù hợp với chủ điểm, chơi như thế nào để vừa cung cấp được các yêu cầu kiến thức hoạt động chính vừa tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui tươi, lành mạnh, đảm bảo được an toàn cho trẻ?
- 100 % số trẻ ở đây là người dân tộc Ê Đê (24 )cháu nên tiếng phổ thông của trẻ còn hạn chế việc truyền thụ kiến thức cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp cùng cô trong công tác giáo dục trẻ.
2.2.2. Thành công, hạn chế
	Thành công: 
- Trẻ đã tập trung chú ý, tích cực, hứng thú trong các hoạt động giáo dục và cũng biết chơi một số trò chơi dân gian nên việc đưa các trò chơi dân gian vào các tiết học được dễ dàng hơn.. Bản thân tôi đã tích lũy và đã có một số kinh nghiệm khi lồng ghép các trò chơi vào hoạt động giáo dục từ đó đã đạt được những thành công nhất định.
	Hạn chế: 
- Trong khi tổ chức trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục sự tiếp thu của trẻ còn rất chậm.
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
Mặt mạnh: 
 - Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ, năng động tâm huyết với nghề, thường xuyên đổi mới phương pháp giáo dục, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn và khả năng nghiệp vụ của mình.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng nhận thức, học hỏi, tiếp thu tốt.
Mặt yếu:
- Chưa chủ động tìm kiếm các nguồn trò chơi, vẫn hạn chế ở những trò chơi có sẵn trong chương trình nên khi tổ chức các trò chơi dân gian thường hay bị lặp lại, thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm chán, một số trẻ chưa mạnh dạn trong hoạt động.
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
 Nguyên nhân thành công:
- Do sự tìm tói, sáng tạo và không ngại khó khăn của bản thân.
- Do có sự khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá của Lãnh đạo trường, tạo điều kiện giúp đỡ.
 Nguyên nhân hạn chế:
- Trong quá trình đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục, đôi khi tôi vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định do khả năng tổ chức các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục vẫn còn chưa linh hoạt. Mặt khác, một số trẻ chưa tự tin nên kết quả chưa thực sự đạt như mong muốn.
2.3. Giải pháp, biện pháp
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục . 
- Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, thích thú, chủ động và ý thức sáng tạo.
- Lưu giữ và phát huy các trò chơi dân gian.Từ đó, giúp trẻ có được những trải nghiệm, những khám phá phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh, thúc đẩy các quá trình phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
 + Biện pháp1: Nắm vững các kĩ năng khi tổ chức các trò chơi dân gian
- Để lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả thì người tổ chức hoạt động giáo dục cần phải nắm được các kĩ năng khi tổ chức các trò chơi dân gian, nắm được trình tự, luật chơi, cách chơi và giáo dục trẻ được ý nghĩa của trò chơi. 
- Biết dùng cử chỉ, hành động, nét mặt hài hước, thân thiện, biết tạo không khí vui vẻ, hòa nhập cùng với trẻ để trẻ luôn cảm thấy, thoải mái, tự tin khi chơi. Cũng như các trò chơi khác để tổ chức và hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Xác định đối tượng chơi là trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động, ham chơi nhưng cũng rất nhanh nhàm chán, mệt mỏi.
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, chủ điểm hoạt động, mục đích giáo dục, tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện tổ chức.
- Chuẩn bị địa điểm, đảm bảo cho đủ số lượng quy định chơi và phương tiện phục vụ cho cuộc chơi.
- Khi tổ chức cho trẻ chơi. Trước tiên cần giới thiệu rõ luật chơi, cách chơi, giải thích rõ ràng trò chơi để trẻ năm được phong tục, tập quán, xuất sứ trò chơi dân gian đó.
- Sau mỗi lần cho trẻ thì cần phải đánh giá, nhận xét kết quả chơi của trẻ.
- Thông thường một trò chơi dân gian cũng thực hiện theo các quy trình sau:
 - Ổn định tổ chức
 - Chọn số trẻ chơi, địa điểm, không gian phù hợp
 - Giới thiệu tên trò chơi, xuất xứ và ý nghĩa của trò chơi
 - Phổ biến luật chơi, cách chơi
 - Chơi thử
 - Cử người làm trọng tài
 - Chơi thật
 - Thưởng, phạt
 - Nhận xét, đánh giá, khen ngợi trẻ.
- Những yêu cầu, kiến thức, kĩ năng tổ chức các trò chơi hầu như các giáo vững nhưng ít khi thực hiện dầy đủ. Vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng khi tổ chức các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động giáo dục.
+ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục .
- Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động học. dựa vào tình hình của trường, lớp, khả năng nhận thức của trẻ.
- Lựa chọn để đưa vào các trò chơi dân gian theo kế hoạch đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
Biện pháp 3: Chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm để cho trẻ chơi
+ Chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi
- Các đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian thường rất phong phú và đa dạng. Vì vậy trước khi tổ chức các trò chơi dân gian thì cần phải tìm hiểu luật chơi, cách chơi , các đồ dùng cần để chơi trò chơi đó. Ví dụ như khi chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột thì cần phải chuẩn bị mũ mèo, mũ chuột cho trẻ để cho trẻ đội. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn khi tham gia trò chơi, trò chơi sẽ được tổ chức thuận lợi hơn.
+ Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
- Để chơi được trò chơi dân gian thì trước tiên là trẻ phải thuộc bài đồng dao thì trẻ mới chơi được. Vì vậy trước khi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi thì cần phải dạy trẻ đọc thuộc bài đồng dao và tôi thường hướng dẫn trẻ đọc thuộc bài đọc dao vào các hoạt động trong ngày như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời
+ Lựa chọn địa điểm:
- Tùy từng loại trò chơi dân gian mà có thể lựa chọn, áp dụng cho trẻ chơi ở: Ngoài trời hoặc trong lớp. Đối với các trò chơi theo nhóm như: “Tập tầm vông” “Chi chi chành chành” “Dệt vải” thì không cần phải có diện tích rộng, nhưng đối với các trò chơi như: “Kéo co” “Mèo đuổi chuột” “Cướp cờ” thì cần phải có diện tích rộng để khi trẻ chơi được thoải mái, không chen lấn, xô đẩy nhau trong khi chơi. Vì vậy cần phải nắm vững luật chơi, cách chơi, đặc điểm của trò chơi. Từ đó lựa chọn địa điểm phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi để đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 4: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với từng môn học
- Để việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục có hiệu quả thì cần phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với các hoạt động giáo dục, phù hợp với từng chủ điểm, phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Như vậy mới có thể mang lại hiệu quả như mong muốn. 
- Đối với hoạt động góc: Với không gian ở trong lớp thì diện tích nhỏ, hẹp thì nên cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm như: Chơi trò chơi “Tập tầm vông” “Chi chi chành chành” “Dệt vải” “Kéo cưa lừa xẻ” “Cắp cua”
- Đối với hoạt động ngoài trời: Không gian rộng rãi, thoáng mát hơn thì lựa chọn các trò chơi vận động để rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ như chơi trò chơi: “Rồng rắn lên mây” “Cướp cờ” “Kéo co” “Ném còn”..
- Đối với hoạt động chiều: Nên chọn các trò chơi tỉnh để phát triển nhận thức cho trẻ thong qua các trò chơi “Tập tầm vồng” “Nhảy cạnh” “Ô ăn quan”..
- Đối với môn phát triển thể chất: Thì sẽ cho trẻ chơi các trò chơi vận động để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt. Đồi hỏi trẻ phải nhanh chân, nhanh mắt và có sức khỏe thì mới có thể vui chơi và khi tham gia vui chơi thì trẻ mới cơ thể trẻ mới khỏe mạnh và nhanh nhẹn được.
- Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện vận động cơ bản xong, thì cho trẻ chơi trò chơi “Nhảy dây”. Trò chơi nhảy dây, có nhiều nấc chơi từ thấp đến cao (Từ cổ chân đến đùi → hông → nách → cổ → đầu). Còn đối với trò chơi “Chi chi chành chành thì yêu cầu trẻ phải nhanh tay, nhanh miệng, lẹ mắt để rút tay ra khi câu đồng dao cuối cùng được đọc lên, nếu không nhanh tay thì ngón tay sẽ bị giữ lại và như vậy sẽ bị thua cuộc.
- Đối với môn âm nhạc: Cần lựa chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi như: “Dệt vải” “Tập tầm vông”
- Đối với môn làm quen chữ cái: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp để dễ tận dụng đưa các chữ cái vào hoạt động đọc, phát âm chữ cái như trò chơi: “Tập tầm vông” “Mèo bắt chuột” “Ô an quan” “Rồng rắn lên mây”
- Sau đây tôi xin đưa ra một tiết học cụ thể mà tôi đã áp dụng lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động làm quen chữ cái l, m, n. Thông qua tiết học này chúng ta có thể chọn lựa các trò chơi dân gian sao cho phù hợp với tiết học, các hoạt động khác nhau và cụ thể của từng môn học, từng chủ điểm.
 Chủ điểm: Thế giới động vật
 Chủ đề nhánh: Một số động vật nuôi trong gia đình.
 Đối tượng trẻ: Mẫu giáo lớn
 Ngày thực hiện : 20/12/2012
 Đề tài: Làm quen chữ cái l,m,n.
1.Mục đích yêu cầu: 
a.Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết đúng các chữ cái l, m, n
- Nhận ra chữ l, m, n trong từ có nghĩa.
b.Kĩ năng:
- Phát âm đúng, rõ ràng các âm l, m, n
- Trẻ biết chơi với các trò chơi với chữ cái l, m, n
c. Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ.
- Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
d.Giáo dục:
- Trẻ biết cách yêu quý các con vật nuôi trong gia đình và biết cách chăm sóc các con vật.
2.Chuẩn bị:
- Tranh có từ dưới tranh: Con lợn, con mèo.
- Mũ chuột, mũ mèo cho trẻ đội.
- Nội dung tích hợp: Bài hát, câu đố, trò chơi dân gian “Tập tầm vông” “Mèo bắt chuột”
3.Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
4.Thực hiện:
a.Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con”
*Trò chuyện :
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có con gì?
- Những con vật nuôi đó sống ở đâu?
- Ngoài ra còn có những con vật nào nữa?
- Giúp ích gì cho chúng ta hằng ngày? 
+ Cô khái quát: Trong gia đình chúng ta nuôi rât nhiều các con vật nuôi. Các con vật đó rất cung cấp ta thịt, trứng, sữa rất cần thiết cho chúng ta hằng ngày, ngoài ra có một số con vật nuôi còn giúp chúng ta những công việc khác nữa như con chó thì giữ nhà , con mèo thì bắt chuột. Vì vậy chúng ta phải biết yêu thương và chăm sóc các con vật nuôi đó bằng cách cho chúng ăn hằng ngày và thường xuyên dọn, rửa chuồng trại cho các con vật nuôi.
b.Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái l, m, n
Làm quen chữ cái l:
+ Cô đọc câu đố: 
 “Con gì ăn no
 Bụng to mắt híp
 Luôn kêu ụt ịt
 Nằm thở phì phò”
 (Con lợn) 
+ Cô giới thiệu tranh “Con lợn” và từ dưới tranh “Con lợn” cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con lợn” quan sát chữ l trong từ dưới tranh và trong thẻ từ ghép lại.
- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con lợn” 
- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, ơ) đã được học)
- Có rất nhiều chữ cái mà lớp mình chưa được học, nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen thêm một chữ cái mới đó là chữ l. 
- Cô giới thiệu chữ l.
- Trẻ quan sát chữ l, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )
+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ l: Khi phát âm chữ l phải cong lưỡi lên, đầy hơi ra và phát âm l. 
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
- Cô giới thiệu nét chữ l: Gồm một nét một nét thẳng đứng.
- Giới thiệu chữ L in hoa, l in thường, l viết thường.
* Làm quen chữ cái m:
+ Cô đọc câu đố: 
 “Đôi mắt long lanh
 Màu xanh trong suốt
 Chân có móng vuốt
 Vồ chuột rất tài”
 (Con mèo)
+ Cô giới thiệu tranh “Con mèo” và từ dưới tranh “Con mèo” cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con mèo” quan sát chữ m trong từ dưới tranh và trong thẻ từ ghép lại.
- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con mèo” 
- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, e) đã được học)
- Có rất nhiều chữ cái mà lớp mình chưa được học, nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen thêm hai chữ cái mới đó là chữ m và chữ n. 
- Cô giới thiệu chữ m.
- Trẻ quan sát chữ m, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )
+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ m: Khi phát âm chữ m phải bậm hai môi lại và đẫy hơi ra.
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
- Cô giới thiệu nét chữ m: Gồm một nét một nét thẳng đứng và 2 nét móc trên.
- Giới thiệu chữ M in hoa, m in thường, m viết thường.
* Làm quen chữ cái n:
- Cô giới thiệu chữ n.
- Trẻ quan sát chữ n, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )
+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ n: Khi phát âm chữ n uốn lưỡi đầy hơi ra.
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
- Cô giới thiệu nét chữ n: Gồm một nét một nét thẳng đứng và 1 nét móc trên 
- Giới thiệu chữ N in hoa, n in thường, n viết thường.
- Cô cho cả lớp đọc.
* So sánh chữ l và và chữ m:
+ Giống nhau:
- Cùng có một nét thẳng đứng ở bên trái.
+ Khác nhau:
- Chữ l có nét thẳng đứng dài hơn nét thẳng đứng chữ m.
* So sánh chữ n và và chữ m:
+ Giống nhau:
- Cùng có một nét thẳng ở bên trái và nét móc thẳng.
+ Khác nhau:
- Chữ n có một nét móc trên còn chữ m có hai nét .
Hoạt động 2: Chơi các trò chơi với chữ cái l, m, n.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”, cô phát cho trẻ các thẻ chữ cái l, m, n. Trẻ giơ nhanh thẻ chữ cái theo hiệu lệnh của cô và sau đó trẻ dùng các nét chữ đã được cắt rời để ghép thành chữ l, m, n theo yêu cầu của cô.
 - Cô cả lớp chơi trò chơi dân gian “Tập tầm vông” với chữ cái l, m, n. Cô giơ ra chữ cái nào, trẻ phát âm nhanh chữ cái đó.
Hoạt động 3: Trò chơi dân gian “Mèo bắt chuột”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 mũ “Chuột”. Đóng vai làm những “Chú Chuột”. Còn cô sẽ đội mũ mèo đóng vai làm “Chú mèo”. Cô chỉ vào những ngôi nhà giả làm những cái hang chuột. Mỗi hang mang tên một chữ cái và mỗi trẻ đều mang một thẻ chữ cái giống như chữ cái ở hang chuột. Khi các chú chuột đi kiếm mồi ăn và vừa đi vừa hát:
 “Chíp chípchíp
 Chúng ta là họ chuột
 Răng ta nhọn, đầu ta dài
 Chíp chípchíp.
- Lúc này mèo xuất hiện và kêu “Meo meo..” các chú chuột phải chạy nhanh chân tìm về hang có chữ cái giống với chữ cái trên tay của mình. Nếu chú chuột nào chậm chân, bị mèo vồ đựoc sẽ thua và phải đóng vai mèo.
- Sau mỗi lần chơi cô lại cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
- Cô cùng trẻ kiểm tra và nhận xét kết quả chơi.
Hoạt động 4: Trò chơi “Thi ai nhanh”
- Cô thấy các con rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho mỗi tổ một trò chơi nữa.Tổ màu đỏ các con sẽ nặn chữ cái l, m, n mà lớp mình vừa được học, tổ màu vàng tô màu chữ cái l, m, n và tổ màu xanh các con sẽ xếp hột hạt chữ l, m, n . 
- Gió thổi, gió thổi ! ( Thổi gì? Thổi gì?)
- Thổi tất cả các con về chỗ ngồi nào.
- Cô cùng trẻ kiểm tra, đếm và nhận xét kết quả chơi.
c.Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài: "Con gà trống"
- Đối với môn toán: Có thể lựa chọn các trò chơi như “Tập tầm vông” “Nhảy cạnh” “Lò cò đá lỗ” “Ấp trứng, đập vỡ trứng”
- Ví dụ như: Khi cho trẻ học môn toán chia 9 đối tượng thành hai phần thì cho trẻ chơi “Tập tầm vông” sau mỗi lần đọc câu đồng dao thì lại chia theo yêu cầu của cô. 
-Trò chơi “Nhảy cạnh” thì cho trẻ nhảy qua từng cạnh vừa đếm số cạnh mà mình vừa nhảy qua.
- Trò chơi “Lò cò đá lỗ” là trò chơi để dùng dạy kết hợp với môn toán trong hoạt động: Xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng (có sự định hướng)
- Trò chơi “Ấp trứng, đập vỡ trứng” dung để lồng ghép trong tiết học toán: Xác định phía phải, phía trái của bạn bằng đối tượng( có sự định hướng).
- Sau đây tôi xin đưa ra một tiết học cụ thể, mà tôi đã lồng ghép trò chơi dân gian “Tập tầm vông” vào tiết học toán: Thêm, bớt chia nhóm có 9 đối tượng thành hai phần.
1.Mục đích yêu cầu: 
a. Kiến thức - Kĩ năng: 
- Luyện tập kĩ năng đếm, thêm bớt trong phạm vi 9
- Ôn kĩ năng xếp tương ứng 1- 1
- Biết cách chia nhóm có 9 đối tượng thành 2 phần.
b. Phát triển:
- Phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ
- Phát triển chú ý có chủ định.
c.Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính kỷ luật và nề nếp học tập.
2. Chuẩn bị :
- Mỗi trẻ có 9 hạt me, 9 quả cà chua, 2 bìa chữ số có tổng là 9( Số 1 và số 8, số 2 và số 7, số 3 và số 6)
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lí.
- Nội dung tích hợp: Bài hát, trò chơi dân gian “Tập tầm vông”
3. Phương pháp:
- Làm mẫu, đàm thoại, luyện tập.
4. Thực hiện :
a. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho đọc bài thơ: “Hoa kết trái”
* Trò chuyện : 
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ có những loại quả gì?
- Các loại quả cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Các con phải làm gì để có các loại quả để ăn?
b, Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có 9 đối tượng
- Cô và trẻ đứng vòng tròn hát bài “ Qủa gì”
- Các con hãy nhìn xem lớp mình mấy cây đu đủ? ( Cây đu đủ xếp ở từng góc và trẻ đếm được 9 cây đu đủ)
- Các con hãy tìm xem còn đồ chơi gì cũng có 9 cái .
- Trẻ tìm và thấy có các bông hoa. Các con hãy hái hoa để cắm vào lọ cho đẹp ( 9 trẻ, mỗi trẻ cầm 1 bông hoa)
- Bạn nào hái được hoa giơ lên nào.
- Cả lớp cùng đếm xem các bạn hái được mấy bông hoa ( 9 bông hoa)
- Cô sẽ gõ trống lắc, các con nghe và tính xem cô gõ mấy tiếng thì các con vỗ tay bấy nhiêu tiếng.
- Bây giờ các con không vỗ tay nữa mà lắc đầu sang 2 bên vừa đếm nhé.
Hoạt động 2: Dạy trẻ chia 9 đối tượng thành hai phần.
- Trẻ đứng tự do xung quanh cô
- Các con xem cô có gì đây? Cô xèo tay ra ( Tay cô cầm những hạt me)
- Xem trong tay cô có bao nhiêu hạt me?( Cô đếm từ tay này qua tay kia -Trẻ cùng đếm từ 1 đến 9)
- Cô sẽ chơi tập tầm vông để các con đoán xem tay nào có, tay nào không nhé. Cô đọc bài ca và chơi như trò chơi ( Trẻ cùng đọc lời ca)
+ Cô sẽ chia số hạt này ra hai tay để các con đoán mỗi tay có mấy hạt nhé.
- Đọc : “ Tập tầm vông tay không, tay có
	Tập tầm vó tay có, tay không?
- Đố các con đoán được mỗi tay của cô có mấy hạt? ( Chơi 2 – 3 lần)
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi cùng cô 
- Các con đếm xem có đủ 9 hạt me không?
- Các con hãy chia số hạt me ra 2 tay rồi đố cô nhé
+ Cô đoán : Cô chỉ vào tay một trẻ và nói : 4 hạt, 5 hạt. Cô đi vòng quanh lớp sau đó cho trẻ đoán số hạt trong tay của cô, xoè tay ra cho trẻ xem, mỗi tay có mấy hạt và đặt từng hạt xuống sàn đếm.
- Các con hãy chia thành hai phần, mà số hạt ở mõi phần bằng số hạt trong mỗi phần của cô thì xoè tay ra
- Trẻ chơi 2 lần và chia 9 hạt thành hai phần theo các cách khác nhau.
- Các con chia sao cho 1 tay có 4 hạt tay kia còn mấy hạt ? ( 5 hạt )
- Các con gộp lại 1 tay có mấy hạt? ( 9 hạt)
- Cho trẻ chia tiếp 1 tay có 3 hạt, tay kia có mấy hạt? (có 6 hạt)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Các con nhìn xem trong rổ của mình còn có gì nữa? ( Còn cà chua và thẻ số)
- Các con xem có mấy quả cà chua? ( 9 quả)
- Cho trẻ chia số quả cà chưa thành 2 phần theo yêu cầu của cô
- Cô cho trẻ chia 1 phần có 1 quả cà chua, phần kia có mấy quả cà chua ? ( 8 quả cà chua)
- Cô cho trẻ chia 1 phần có quả cà chua, phần kia có mấy quả cà chua? ( 7 quả cà chua)
-Cô cho trẻ chia 1 phần có 3 quả cà chua ,phần kia có mấy quả cà chua? ( 6 quả cà chua )
- Trong giỏ của các con có những số gì?
+ Ai có số 1 và số 8 giơ lên
+ Ai có số 2 và số 7 giơ lên
+ Ai có số 3 và số 6 giơ lên
- Cho

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MOT SO BIEN PHAP LONG GHEP CAC TRO CHOI DAN GIAN VAO HOAT DONG GIAO DUC.doc