Sáng kiến kinh nghiệm Một hướng dạy văn bản "Tự học có hướng dẫn" trong chương trình ngữ văn THCS

Từ trước tới nay trong quan niệm của chúng ta giờ "Tự học có hướng dẫn " (trước đây gọi là đọc thêm) chẳng qua là một bài tham khảo. Giáo viên và học sinh hoặc là bỏ qua hoặc là chỉ dạy và học qua loa. Và nếu có chú ý thì lại dạy quá chi tiết, quá cụ thể như 1 tiết đọc hiểu thông thường chứ chưa có gì khác biệt. Sách giáo khoa hiện hành chỉ mở ngoặc là văn bản " Tự học có hướng dẫn ". Phần câu hỏi tìm hiểu bài cũng có cấu trúc như một tiết đọc hiểu thông thường khác chứ không có gì là khác biệt. Sách giáo viên cũng chẳng có định hướng gì cụ thể hơn. Chẳng hạn dạy tiết 100 Bài "Mưa" của tác giả Trần Đăng Khoa chương trình Ngữ văn 6 trong phần mục tiêu cần đạt sách giáo viên viết :

 - Giúp học sinh cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ ; nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá.

 Như vậy ngay trong phần mục tiêu cần đạt sách giáo viên cũng chỉ mới chú trọng đến kiến thức mà chưa quan tâm đến dạy cách học, rèn kĩ năng và luyện phương pháp đọc hiểu cho học sinh.

 Ở phần hướng dẫn tổ chức dạy học, sách giáo viên cũng chủ yếu hướng dẫn về mặt tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ mà chưa đưa ra cách tổ chức hoạt động học như thế nào để học sinh tự hình thành cách học, biết cách để tự mình đọc cảm thụ, phân tích một tác phẩm thơ.Cụ thể sách giáo viên đưa ra các mục lớn sau đây :

 1, Tìm hiểu chung về bài thơ

 2, Tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.

 3, Tìm hiểu hình ảnh con người trong đoạn cuối bài thơ .

 4, Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 Nhìn vào hướng dẫn đó chúng ta thấy trọng tâm của giờ dạy vẫn là cung cấp kiến thức chứ chưa chỉ ra con đường cho học sinh tự mình tìm ra những kiến thức ấy. Đó chỉ là đơn cử một bài dạy có hướng dẫn " Tự học " của sách giáo viên. Còn một số bài khác vốn khi biên soạn sách là "Đọc - hiểu văn bản" bình thường nay theo phân phối chương trình của Sở giáo dục và đào tạo đã chuyển sang " Tự học có hướng dẫn " thì phần hướng dẫn của sách giáo viên lại càng không sát hợp.

 Tuy nhiên những năm gần đây do yêu cầu đổi mới, một số giáo viên trăn trở, tự tìm cho mình một hướng đi nhưng cũng chưa thực sự tin tưởng lắm vào hướng đi của mình. Bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp có dự giờ thăm lớp và tìm hiểu những giờ dạy này thấy một tồn tại lớn nhất : Giờ học chưa làm được việc là giáo viên hướng dẫn, học sinh tự học. Bản chất của từ "hướng dẫn " và từ "Tự học " chưa được đề cao và thể hiện rõ nét trong giờ dạy. Thực tế khi thực hiện những tiết dạy này chúng tôi đều nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau:

 * Thuận lợi:

 - Giờ tự học có hướng dẫn không bị áp lực về lượng kiến thức nên có đủ thời gian để hình thành phương pháp và cách học cho học sinh ( Nếu giáo viên xác định đúng trọng tâm của bài dạy).

 - Giáo viên và học sinh có điều kiện để giao tiếp , chia sẻ với nhau nhiều hơn và có thể tổ chức hoạt động nhóm nhiều hơn , thảo luận nhiều hơn.

 - Phương tiện dạy học : Máy tính , máy chiếu, hình ảnh, âm thanh v.v. được phát huy có hiệu quả trong các giờ học này.

 * Khó khăn:

 - Đa số giáo viên không xác định đúng trọng tâm của bài dạy trong giờ "Tự học có hướng dẫn " nên dạy lan man hoặc ôm đồm kiến thức.Việc lựa chọn đơn vị kiến thức nào để cung cấp cho học sinh mà không phá vỡ mạch văn chương của tác phẩm cũng là một vấn đề khó khăn. Rồi đến việc lựa chọn phương pháp nào cho thích hợp, cần rèn luyện kĩ năng nào, vào lúc nào ở đâu đó cũng là một bài toán khó cho giáo viên.

 - Về phía học sinh: Khó khăn lớn nhất là xây dựng được tâm thế và thái độ học tập ở các em. Học sinh ta lâu nay vốn thụ động lại có tâm lí chán học văn. Giờ văn đối với đa số các em là " Tra tấn " là " Thuốc ngủ" (Điều này có nhiều nguyên nhân trong đó có một phần do cách dạy của giáo viên ). Vậy một giờ " Tự học có hướng dẫn" làm như thế nào để các em phát huy vai trò chủ thể hoạt động của mình đó cũng là vấn đề làm đau đầu nhiều thầy cô giáo dạy văn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một hướng dạy văn bản "Tự học có hướng dẫn" trong chương trình ngữ văn THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian, giành một vị trí xứng đáng để các em tự tìm hiểu tác phẩm khám phá theo những định hướng về phương pháp về cách thức cơ bản nhất. Bởi đây là cơ hội để các em được tự học, tự học một cách có tổ chức, có định hướng.
	Nói như vậy không có nghĩa là để mặc học sinh hoàn toàn tự do mà giáo viên có nhiệm vụ theo dõi, uốn nắn và sữa chữa cho các em khi các em có những nhận thức lệch lạc không đúng chuẩn. Giáo viên không nặng về cung cấp kiến thức mà phải chú trọng về phương pháp. Bởi chúng ta không thể giảng cho học sinh nội dung kiến thức của tất cả các tác phẩm, các văn bản được mà phải dạy cho học sinh cách đọc hiểu thể loại tác phẩm đó, kiểu văn bản đó. Muốn đạt được mục tiêu đó chúng ta phải chú ý những điều sau:
 * Thứ nhất là khâu chuẩn bị. 
	Đây là khâu quan trọng, quyết định đến sự thành công của giờ dạy - học trên lớp 
+ Về phía học sinh:
	- Đọc, thâm nhập tác phẩm
	-Tìm hiểu chung những vấn đề liên quan đến tác phẩm.
	-Tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. ( Cần lưu ý có những văn bản trước đây học chính thức nên hệ thống câu hỏi đòi hỏi phân tích cụ thể chi tiết . Nay chuyển sang tự học có hướng dẫn giáo viên cần diều chỉnh hệ thống câu hỏi tìm hiểu cho phù hợp với yêu cầu mới.)
	+ Về phía giáo viên : 
	Soạn bài, thiết kế hoạt động dạy học.
	- Đọc tìm hiểu về tác phẩm
	- Xác định thể loại, tuỳ văn bản cụ thể mà có cách thức tổ chức học sinh khai thác phù hợp.
	* Nếu là đoạn trích: Phải xác định xuất xứ, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm. 
	* Dạy tác phẩm chú ý hoàn cảnh ra đời, thể loại, đề tài, chủ đề...
	* Với thơ trữ tình: 
	- Tìm mạch cảm xúc chủ đạo
	- Các tín hiệu nghệ thuật : Hình ảnh thơ, ngôn từ , nhịp điệu, các phép tu từ .
	- Giành thời gian cho học sinh đọc diễn cảm, chọn khổ thơ, hình ảnh thơ hay để bình.
	* Nếu là truyện: Chú ý .
 - Sự việc ( xác định sự việc chính )
 - Cốt truyện ( Cho học sinh tóm tắt = các sự việc chính hoặc theo cuộc đời nhân vật). 
 - Nhân vật.( Xác định hệ thống nhân vật. Nhân vật chính , phụ..). Có thể cho học sinh lựa chọn nhân vật mình yêu thích để phát biểu cảm nhận bằng những câu hỏi như : Trong các nhân vật em có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào? Vì sao?
-Tình huống truyện, chi tiết thắt nút, mở nút trong truyện.
* Nếu là truyện dân gian cần cho học sinh dựng lại không khí cổ tích hay truyền thuyết bằng các chi tiết tưởng tượng kì ảo..
 -Và cuối cùng dù là thể loại truyện nào cũng phải rút ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
* Nếu tác phẩm là thể kí :
Cần khai thác đúng đặc trưng của thể kí là ghi chép sự thật. Chú ý những dấu hiệu như ngày, tháng, năm, hay các địa danh có thật, tên người thật việc thật. Điều quan trọng là qua những trang ghi chép đó thấy được cách nhìn , cách nghĩ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Giáo viên có thể cho học sinh tìm 1 số tác phẩm cùng thể loại để nhận ra nét đặc trưng của thể kí, hoặc cho tìm 1 số tác phẩm thể loại khác cùng viết về 1 đề tài để học sinh nhận ra nét khác biệt của tác phẩm đang học.
* Thứ hai về phía giáo viên cần xác định đối tượng học sinh để có cách tổ chức dạy - học cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
	- Đối với đối tượng học sinh lớp 6, các em mới từ bậc tiểu học lên, kiến thức về văn chương về một giờ đọc hiểu văn bản ban đầu còn lạ lẫm. Hơn nữa tuổi đời các em còn nhỏ , kinh nghiệm sống còn rất ít, chưa đủ năng lực nhận xét phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Giờ đọc hiểu văn bản, đặc biệt là giờ hướng dẫn tự học giáo viên cần dẫn dắt từng bước, từng bước cho học sinh làm quen dần cách học.Quan trọng nhất với đối tượng này là luyện đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, luyện cách tóm tắt tác phẩm, nhận diện các chi tiết các hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Giáo viên cần động viên, trân trọng những rung động, những cảm nhận hồn nhiên chân thành mang tính cá nhân của các em . Có vậy mới kích thích được hoạt động tự học, sáng tạo của học sinh. Với đối tượng học sinh lớp 6 việc cung cấp phương pháp chỉ là những bước cơ bản ban đầu chứ không áp đặt . Điều cần chú ý, giáo viên cung cấp kiến thức về thể loại, về cách đọc, cách tiếp cận tác phẩm và đặc biệt là bồi đắp tình yêu văn chương cho các em, làm cho các em yêu và thích học môn văn.
	- Với học sinh lớp 7, các em đã lớn thêm một chút, kiến thức văn chương đã được bổ sung . Chương trình văn 7 các em được làm quen và bắt đầu tạo lập văn bản nghị luận, năng lực phân tích, nhận xét đánh giá vấn đề đã được rèn luyện và phát huy. Với đối tượng này giáo viên có thể định hình các thao tác, các bước đi cơ bản cho từng thể loại, cho từng văn bản trong giờ tự học có hướng dẫn.Từ đó học sinh tự chiếm lĩnh, tự cảm thụ tác phẩm theo vốn sống , theo năng lực của mình.
	- Với học sinh lớp 8, lớp 9 vốn sống , vốn văn học đã nhiều hơn .Trí tuệ , tâm lí các em cũng trưởng thành hơn việc để cho các em khẳng định mình trong giờ tự học rất quan trọng. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề để buộc học sinh phải tư duy, phải tranh luận và đưa ra ý kiến của bản thân.Dạy theo cách này học sinh sẽ tự tìm ra những con đường riêng để khám phá, cảm thụ tác phẩm mà không nhàm chán, sáo mòn.
 	Ví dụ: Khi tiến hành dạy một giờ hướng dẫn tự học ở chương trình văn 8 hoặc văn 9 Sau những bước định hướng phương pháp ở phần đọc và tìm hiểu chung sang phần hướng dẫn đọc hiểu chi tiết giáo viên cho hsinh đọc tác phẩm sau đó đọc và tìm hiểu ghi nhớ trước. Phần này cho học sinh xác định cái đích chủ yếu của tác phẩm, trọng tâm,thần cốt của văn bản. Từ đó học sinh tự chọn cho mình một hướng đi thích hợp để phân tích, tìm hiểu từng vấn đề. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tìm hiểu từng mặt như giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm . Hay giá trị nội dung của tác phẩm.( Tuy nhiên điều này không thể áp dụng máy móc mà phải linh hoạt tuỳ theo từng văn bản , từng tác phẩm cụ thể).
 * Thứ ba xây dựng các bước lên lớp.
	+ Ở phần ghi các đề mục và phần tìm hiểu chú thích sách giáo khoa.
 	- Giáo viên cần ghi rõ " Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm " hoặc "Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản" v v...
 	- Trước khi đi vào một mục đề, một nội dung cần cho học sinh định hướng phương pháp trước, sau đó dùng phương pháp đã thống nhất để học sinh tự tìm ra kiến thức cần đạt.
 Ví dụ: Khi thực hiện phần tìm hiểu phần chú thích * SGK. 
GV hỏi : Phần chú thích thường cung cấp cho ta những đơn vị kiến thức nào?
Học sinh phải nhận ra đó là thông tin về tác giả, xuất xứ thể loại tác phẩm.
 ? Vậy khi tìm hiểu về một tác giả cần lưu ý những điểm cơ bản nào?
Học sinh cần biết: Chú ý những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp về phong cách....
Và điều quan trọng là những thông tin ấy có liên quan gì đến tác phẩm mà các em đang học. Tức là tìm ra mối liên hệ giưã những kiến thức ngoài văn bản và kiến thức trong văn bản ). Kiến thức ngoài văn bản sẽ soi sáng và giúp có những định hướng ban đầu để các em hiểu thêm về tác phẩm .
+ Thao tác hướng dẫn đọc.
Đọc tác phẩm là thao tác rất quan trọng. Cần cho học sinh tự tìm ra cách đọc, xác định giọng đọc thích hợp. Phải giành thời gian đọc nhiều hơn giờ học bình thường, giáo viên uốn nắn sữa lỗi cho học sinh.Cần cho học sinh nhận xét cách đọc của nhau. Giáo viên nên đọc mẫu 1 số đoạn .
+ Phần hướng dẫn tìm hiểu chung. 
Bước vào phần tìm hiểu chung giáo viên cho học sinh tự nêu yêu cầu phần này cần tìm hiểu những kiến thức gì. Đây là những thao tác quen thuộc đã được hình thành trong quá trình đọc hiểu văn bản học sinh dễ dàng nhận ra. Lưu ý học sinh bám sát thể loại để tìm hiểu. Ví dụ là tác phẩm thơ : Xác định thể thơ, mạch cảm xúc.Tác phẩm là văn xuôi : Xác định phương thức biểu đạt, bố cục, cốt truyện , nhân vật v.v..
+ Phần hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết tác phẩm.
Để phát huy vai trò chủ thể hoạt động lĩnh hội của học trò trong giờ "Tự học có hướng dẫn" giáo viên nhất thiết phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm sẽ tạo không khí sôi nổi, mạnh dạn cho các đối tượng trong lớp, giúp các em có cơ hội được bày tỏ ý kiến, chia sẽ thông tin với bạn bè từ đó rèn luyện được kĩ năng diễn đạt, lực giao tiếp và sự hợp tác của học sinh. Hoạt động nhóm giúp học sinh đưa ra những kết luận phong phú, đa dạng, những khám phá bất ngờ đặc biệt là được trình bày những suy nghĩ, đánh giá về một chi tiết hay một nhân vật nào đó trong tác phẩm. Hoạt động nhóm còn giúp các em hình thành và phát huy khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình cũng như hoạt động của nhóm bạn .
Hình thức hoạt động nhóm tuỳ đối tượng học sinh để giáo viên tổ chức . Nên linh hoạt thay đổi để các hoạt động diễn ra đa dạng tạo không khí mới và tạo hứng khởi cho học sinh. Có thể thảo luận nhóm từ 5 đến 8 em, có thể thảo luận theo cặp, theo bàn . 
 Điều quan trọng là những câu hỏi thảo luận đưa ra phải có tính vấn đề và phải có lớp lang, tất cả điều hướng vào mục đích chung và trọng tâm của bài học. Sao cho giờ "Tự học có hướng dẫn" tạo được điều kiện để học sinh phát hiện, cảm thụ, bình giá những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Để từ đó cuốn hút các em làm cho các em yêu văn và thích học văn hơn.
Ví dụ khi dạy bài" Mưa" của Trần Đăng Khoa, chương trình ngữ văn 6 giáo viên có thể nêu hệ thống câu hỏi như sau để học sinh thảo luận .
1, Bài thơ tả cảnh gì?Tả theo trình tự nào ?
2, Hãy tìm ra những sự vật được miêu tả trong bài thơ?
3,Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để miêu tả các sự vật đó? Tìm ví dụ minh hoạ.
4, Với cách miêu tả đó, cảnh vật đã hiện lên như thế nào ?
5, Đọc bài thơ em thích nhất là hình ảnh nào hoặc câu thơ nào? Vì sao?
6, Bài thơ cho em biết thêm điều gì về tác giả Trần Đăng Khoa?
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày kết quả, giáo viên có thể khái quát tổng hợp vấn đề và hướng học sinh vào mục ghi nhớ SGK.
+ Bước luyện tập.
Giờ " Tự học có hướng dẫn " phần luyện tập cũng rất quan trọng.
- Phần này trước hết nên trả tác phẩm về với cuộc đời bằng cách để học sinh liên hệ cuộc sống, liên hệ bản thân. Đây cũng là một phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh - một yêu cầu cần thiết quan trọng trong nền giáo dục nước nhà hiện nay . 
- Một nội dung luyện tập thứ 2 là phải củng cố về mặt phương pháp. Nên để học sinh rút ra cách đọc hiểu một tác phẩm văn chưong cùng thể loại. Để sau này khi gặp kiểu văn bản như thế các em tự mình đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm.
 Ví dụ : 
* Đối với học sinh lớp 6 nên có những câu hỏi như : 
? Em học tập được những gì về phương pháp miêu tả, kể chuyện ) của tác giả?
? Em đã biết cách đọc diễn cảm chưa ? Khi đọc cần chú ý điều gì ?
* Với các đối tượng học sinh khác nên dùng những câu hỏi như:
 ? Qua giờ học hãy rút ra cách đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình ( hoặc truyện ngắn v.v...).
 d, Khâu kiểm tra đánh giá việc tự học của học sinh.
 Đây là một khâu khá quan trọng có thể tiến hành ngay trong giờ học hoặc kiểm tra ở trong các bài bài kiểm tra 15 phút, 45 phút hay giành thời gian trong các hoạt động ngoại khoá văn học, chương trình văn học địa phương vv... Hình thức kiểm tra đánh giá như thế nào tuỳ từng bài dạy, tuỳ đối tượng học trò để tiến hành cho phù hợp nhưng điều quan trọng là tính mục đích của nó. Nếu giáo viên kiểm tra, đánh giá kịp thời kết quả tự học của các em, sẽ động viên khuyến khích các em rất nhiều trong việc thắp lên khát vọng học tập và rèn luyện được về mặt phương pháp, cách thực đọc hiểu tác phẩm văn học.
 Trên đây là những định hướng chung cho cách tổ chức một giờ đọc hiểu văn bản " Tự học có hướng dẫn " trong chương trình ngữ văn Trung học cơ sở. Sau đây tôi xin minh hoạ bằng một giáo án cụ thể. Bài soạn thiết kế cho 1 tiết dạy "Tự học có hướng dẫn văn bản " Con cò " của nhà thơ Chế Lan Viên sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2. Bài giảng được sử dụng công nghệ thông tin với chương trình Powerpoint và đã được thể nghiệm trên thực tế đạt hiệu quả thiết thực.( Bài soạn cho tiết 1, tiết 111).
 * Một vài định hướng cơ bản khi hướng dẫn học sinh tự học bài thơ " Con Cò " của nhà thơ Chế Lan Viên.
- Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
- Giúp học sinh cảm nhận được được sự vận động và phát triển của hình tượng con cò trong từng khổ thơ và trong cả bài thơ.Từ hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa nhà thơ Chế Lan Viên đã tạo ra nhiều liên tưởng sâu sắc thú vị để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của khúc hát ru trong cuộc đời mỗi con người.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc phân tích bài thơ làm nổi bật những đặc điểm về thể thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu bài thơ và những sáng tạo độc đáo mang phong cách riêng của Chế Lan Viên.
- Tạo điều kiện cho học sinh bình những câu thơ hay trong bài thơ.Tổ chức sinh hoạt nhóm để học sinh chia sẻ thông tin, rèn luyện kĩ năng hợp tác tập thể.
- Riêng ở tiết 1 cần chú ý rèn luyện các thao tác cơ bản khi đọc hiểu một bài thơ trữ tình hiện đại. Phần tìm hiểu chung cần làm nổi bật các thông tin quan trọng góp phần soi sáng nội dung của tác phẩm. Tiết 1 sẽ làm tiền đề để học sinh học tốt ở tiết 2.
 * Giáo án minh hoạ.
Tiết 111 Con cò 
 ( Chế Lan Viên - Văn bản tự học có hướng dẫn)
A, Mục đích yêu cầu. 
-Hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh.
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời con người.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm hình ảnh , thể thơ , giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ , phân tích thơ đặc biệt là những hình ảnh được sáng tạo bằng liên tưởng , tưởng tượng.
B, Các hoạt động dạy - học. 
 Tiết 1 .
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài . 
* Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn hát ru bắc bộ bài ru " Con cò mà đi ăn đêm " ( Máy chiếu ).
Giáo viên hỏi : ? Cảm nhận của em khi nghe khúc hát ru này ?
Học sinh có thể bộc lộ :
 - Giai điệu ngọt ngào tha thiết ..
 - Xúc động xao xuyến nhớ về tuổi thơ 
 - Về hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao đi vào lời ru gợi cảm xúc...
Giáo viên dẫn: Tuổi thơ mỗi con người Việt Nam hầu như ai cũng được lớn lên từ những câu hát ru ngọt ngào tha thiết với bóng dáng con cò , con vạc. Và lời hát ru êm đềm ấy là tình yêu thương thắm thiết dịu dàng của những người mẹ dành cho những đứa con . Từ nguồn cảm xúc đó nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tạo nên một hình tượng con cò trong thơ gần gũi đơn sơ nhưng cũng thật độc đáo với nhiều liên tưởng sâu sắc thú vị nhằm ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru ... Để giúp các em cảm nhận được ý tình đó tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tự học bài thơ " Con Cò " của nhà thơ Chế Lan Viên.
 Hoạt động 2 Hướng dẫn chung
 Giáo viên
? Khi đọc - hiểu một tác phẩm thơ các em cần chú ý những điều gì ?
Với các thao tác quen thuộc đó chúng ta đi vào đọc - hiểu bài thơ.
 Học sinh
- Đọc kĩ bài thơ 
- Đọc phần chú thích * Chú thích số.Nắm nhưng nét chính về tác giả tác phẩm.
- Xác định thể loại. Nếu là thơ trữ tình cần xác định nhân vật trữ tình, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
- Đọc phát hiện những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc trong bài.
 Máy chiếu
-Trình chiếu các thao tác cơ bản.

 Hoạt động 3.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng phần
 I, Hướng dẫn tìm hiểu tác giả , tác phẩm.
 Giáo viên 
? Khi tìm hiểu về một tác giả chúng ta cần lưu ý những điểm nào ?
? Trên cơ sở đó em hãy giới thiệu thật ngắn gọn về tác giả Chế Lan Viên.
Sgk không nói rõ về phong cách thơ của CLV , các em tìm tài liệu đọc thêm. Bởi đọc thơ của tác giả nào cũng phải thấy được dấu ấn cá nhân của tác giả ấy trong bài thơ. Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong NT xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh trong thơ ông phong phú đa dạng kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng tượng.Bài thơ Con cò thể hiện rõ nét phong cách thơ của ông.
? Phần chú thích cho em biết gì về bài thơ ?
Ngoài thông tin sgk em có biết thêm điều gì về đề tài , chủ đề bài thơ?
Chúng ta đã tìm hiểu những thông tin về tác giả, tác phẩm. Những kiến thức này góp phần soi sáng nội dung, nghệ của bài thơ giúp ta có những định hướng cơ bản ban đầu để tiếp cận với tác phẩm.

 Học sinh
- Vài nét chính về cuộc đời.
- Sự nghiệp .
-Phong cách .
- Chế Lan Viên (1920-1989).Tên khai sinh Phan Ngọc Hoan . Quê ở Quảng Trị.
- Nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX.
-Phong cách thơ khá rõ nét và độc đáo : Phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Cho biết xuất xứ, thời gian sác tác của tác phẩm.Viết năm 1962 in trong tập " Hoa ngày thường chim báo bão"
- Chủ đề : Khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
 Máy chiếu.
1, Tác giả.
- Trình chiếu chân dung nhà thơ và 1 số thông tin chính
2Tác phẩm.
- Chiếu 1 số hình ảnh tập thơ và thông tin về bài thơ.

 II, Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
 1, Đọc- tìm hiểu chung.
 Giáo viên 
Nói về cách đọc: Có thể đọc to âm vang, đọc vừa diễn cảm , có thể đọc thầm. Dù đọc cách nào cũng phải hoà vào dòng cảm xúc diễn tả đúng âm điệu của bài thơ.
? Với bài thơ này nên đọc với giọng điệu như thế nào ?
Gv đọc mẫu một đoạn.
Tổ chức phát phiếu theo nhóm cho học sinh thảo luận.( 2 phút)
Nhóm 1,2: ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Em có nhận xét gì về âm điệu bài thơ? Những yếu tố nào làm nên âm điệu ấy? Xác định nhân vật trữ tình?
Nhóm 3,4: Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì ? Vì sao tác giả chọn hình ảnh này ? Hình ảnh ấy được vân động như thế nào qua kết cấu của bài thơ?
Gviên nhận xét hoạt động nhóm , tổng hợp ý kiến trình chiếu kết quả trên máy chiếu.
- Lưu ý học sinh đây là một bài thơ trữ tình hiện đại của nhà thơ Chế Lan Viên , khi phân tích cần chú ý đặc trưng thể loại và phong cách của tác giả.
? Theo em nên phân tích bài thơ theo hướng nào?
GViên đưa ra hướng khai thác tham khảo rồi đi đến thống nhất.
 Học sinh
- Đọc diễn cảm giọng có khi âu yếm , lúc thủ thỉ , lúc tha thiết , khi trầm lắng suy tư. 
- 2 Học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh làm việc nhóm theo các câu hỏi đã cho.
-Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm còn lại bổ sung. Nhận xét chéo kết qủa các nhóm .
+ Nhóm 1, 2.
- Bài thơ trữ tình làm theo thể thơ tự do. Các câu thơ dài ngắn không đều có xen những câu thơ 8 chữ. --Âm điệu nhịp nhàng tha thiết như lời ru. Khi thiết tha đằm thắm có khi trầm lắng suy tư.
- Cách ngắt nhịp: Biến đổi linh hoạt , cách gieo vần... đã tạo nên âm điệu ấy.Phù hợp diễn tả cảm xúc nhân vật trữ tình nhập vai " Người mẹ".
+ Nhóm 3, 4.
- Hình ảnh trung tâm là hình ảnh con cò . Được xây dựng trong sự vận động và phát triển qua 3 đoạn thơ. Đây là hình ảnh đẹp quen thuộc trong ca dao thường mang nghĩa ẩn dụ cho người nông dân , người phụ nữ dưới xã hội cũ vất vả với những đức tính tốt đẹp.
-Kết cấu : 3 phần được đánh dấu bằng chữ số La Mã sgk. Đó cũng là mạch vận đọng của dòng chảy cảm xúc.
Phần I : Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
Phần II: HÌnh ảnh con cò theo lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo con suốt cuộc đời.
Phần III: Suy ngẫm về tình mẹ và ý nghĩa của khúc hát ru với cuộc đời mỗi con người.
- Học sinh trình bày
* Bám vào lời hát ru của mẹ để làm nổi bật hình tượng con cò trong sự vận động và phát triển của 3 đoạn thơ.
* Chú ý những hình ảnh thơ được sáng tạo bởi sự liên tưởng độc đáo gợi suy ngẫm sâu sắc và giọng điệu triết lí.

Máy chiếu.
* Hướng dẫn đọc.
Máy chiếu đưa bài thơ lên.
* Tìm hiểu chung.
- Máy chiếu hệ thống câu hỏi thảo luận.(1)
- Chiếu kết quả thảo luận.
 2, Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết.
GViên định hướng: Bài này học trong 2 tiết thời gian còn lại chúng ta tìm hiểu đoạn thơ thứ nhất.
 a, Hình ảnh con cò qua lời ru và bắt đầu đến với tuổi thơ.
 Giáo viên
Cả lớp quan sát màn hình
? Lời ru của mẹ cho ta biết hình ảnh con cò đến với tuổi thơ trong thời điểm nào của cuộc đời con? Hãy tìm những câu thơ diễn tả điều đó.
? Em có cảm nhận gì về âm điệu của đoạn thơ? Từ âm điệu đó giúp em hình dung lên cảnh tượng gì do đoạn thơ gợi lên?
=> Đó là không gian là hình ảnh quen 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_huong_day_van_ban_tu_hoc_co_huong.doc
Giáo án liên quan