Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng rèn giải toán cho học sinh lớp 2

1. Tên SKKN: Kĩ năng rèn giải toán cho học sinh lớp 2.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán

3. Tác giả:

 Họ và tên: Nguyễn Thị Bút Nam (nữ): Nữ

 Ngày tháng/năm sinh: 12/11/1978

 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên

 Điện thoại: 0162434278

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thượng Quận

Địa chỉ: Xã Thượng Quận- Kinh Môn - Hải Dương

Điện thoại: 03203946484

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Thượng Quận

Địa chỉ: Xã Thượng Quận- Kinh Môn - Hải Dương

Điện thoại: 03203946484

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên và học sinh lớp 2

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 - 2018

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng rèn giải toán cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán có lời văn đạt kết quả tốt đồng thời nâng cao chất lượng dạy học của thầy và trò. Thông qua đây giúp các em có kĩ năng giải Toán ở các lớp trên với những giải pháp cụ thể như sau.
Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Giải pháp1: Tìm hiểu thực tế
Để dạy và học tốt việc đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm đó là cập nhật nắm bắt các thông tin về học sinh mình. Làm được điều đó thì mỗi giáo viên có cách làm khác nhau. Là giáo viên chủ nhiệm ai cũng mong muốn học sinh mình học tốt, chăm ngoan. Muốn biết được cụ thể từng học sinh như thế nào, công việc đầu tiên của tôi đó là tìm hiểu thực thế từng học sinh. Công việc được thực hiện như sau:
Sau khi nhận lớp tôi tự tìm hiểu thực tế học sinh  của lớp mình với nhiều hình thức như: khảo sát thông tin học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, thông qua các giáo viên bộ môn, thông qua phụ huynh... Học sinh lớp 2 tôi chủ nhiệm có 20 em, nữ chiếm 7 em.  Trong đó số học sinh  có hoàn cảnh khó khăn có: 1 em hộ nghèo, 1 em tai nạn ảnh hưởng đến trí não, 2 em ở với ông bà cha mẹ đi làm ăn xa. Sự quan tâm của  cha mẹ không đều... Đa số phụ huynh đi làm công ty. Việc học của các em hầu như khoán trắng cho giáo viên trên lớp. Theo thông tư 30 của Bộ GD&ĐT năm 2014 việc học tập cuả các em phải hoàn thành trên lớp, không yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập. Ở lớp thời lượng một tiết dạy ( 35 phút) rất hạn chế với những học sinh còn khó khăn trong học tập. Với những lí do trên cũng ảnh hương không ít đến việc học của các em.
Sau khi tìm hiểu thực tế hoàn cảnh của từng em, bước tiếp theo tôi tiến hành khảo sát việc học Toán của học sinh trong lớp. Nhận lớp khoảng hai tuần tôi tiến hành khảo sát bằng cách ra đề kiểm tra môn toán, trong đó có các dạng bài tập và một số bài toán giải theo chuẩn kiến thức. Kết quả đạt như sau:
 ĐẠT
 CHƯA ĐẠT
 10 em ( 50%)
 10 em ( 50% )
Sau khi khảo sát xong tôi thông kê việc học tập của các em theo 2 mức đạt và chứa đạt. Từ đây giáo viên chủ nhiệm thông báo kết qủa khảo sát cho phụ huynh với nhiều hình thức như: thông qua sổ liên lạc, gặp trực tiếp để trao đổi để cùng phụ huynh phối hợp. Theo thông tư 30 của BGD&ĐT phụ huynh có quyền tham gia đánh giá chất lượng của con em họ với hình thức  thông báo kết quả giúp đỡ con em mình khi được giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình học tập của các em. Việc tìm hiểu thực tế học sinh là việc làm cần phải có, công việc này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học. Thông qua kết quả đó tôi  phân loại học sinh theo nhóm đối tượng vào sổ nhật ký cá nhân để tiện việc theo dõi giúp đỡ từng học sinh. Đồng thời lập kế hoạch cá nhân để có biện pháp giúp đỡ các em với các biện pháp cụ thể trong từng tiết học, bài học.
Ví dụ: Phân loại học sinh vào sổ theo dõi cá nhân
Tháng
Học và tên học sinh
Ghi chú
Đỗ Thụy Ngọc Bích
Tháng thứ nhất
Lúng túng khi phân tích bài toán, viết lời giải
Tháng thứ hai
Có tiến bộ khi phân tích bài toán, viết lời giải chưa được chính xác.
.....
.....
Tháng
Học và tên học sinh
Ghi chú
Đặng Thanh Bình
Tháng thứ nhất
Đọc bài Toán còn chậm
Tháng thứ hai
Khi phân tích bài toán còn nhầm lẫm
 Viết lời giải chưa được chính xác.
.....
.....
Mỗi em tôi lập một trang trong sổ theo dõi cá nhân của giáo viên. Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm nhận xét cụ thể từng học sinh với bộ môn Toán trong sổ nhật kí và thông báo với phụ huynh về sự tình hình học tập của các em thông qua sổ liên lạc. Theo thông tư 30 giáo viên cần sử dụng sổ liên lạc thường xuyên để thông báo việc học tập của các em. Từ thực tế đó tôi thấy các em như: Đỗ Thụy Ngọc Bích, Đặng Thanh Bình, Bùi Việt Hải, Nguyễn Minh Hằng, Trần Thị Ngọc Linh, Phạm Bảo
Nam khi giải Toán có lời văn các em thường gặp khó khăn. Với những thực tế đó giáo viên sẽ tìm cách đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với từng học sinh để giúp các em có kĩ năng giải toán tốt.
-  Qua kết quả đó giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh phù hợp như: Xếp cho những học sinh có năng lực trong học tập ngồi gần những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập. Giáo viên thường xuyên giúp đỡ các em trong 15 phút tự quản.
Giải pháp 6: Hình thành đôi bạn học tập
- Hình thành đôi bạn học tập ở lớp, đôi bạn học tập ở nhà. Ở lớp những em hạn chế về năng lực học tập sẽ được ngồi bên những học sinh có năng lực về học tập.  với giải pháp này giáo viên tiện việc theo dõi và giúp đỡ các em. Trong học tập cùng trang lứa các em sẽ thích học bạn hơn học thầy, các em cùng học, cùng chơi.
Thuận tiện cho việc trao đổi và cùng nhau hợp tác. Thông qua đây các em có năng lực sẽ có điều kiện giúp đỡ bạn mình trong học tập. Trong 15 phút đầu giờ các em sẽ tự làm bài, tự kiểm tra nhau. Các em có năng lực trong học tập sẽ theo dõi sự tiến bộ của bạn mình và báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm đầu giờ học.
Hình thành đôi bạn học tập không chỉ giúp các em cùng nhau học tập mà còn cùng nhau giải đáp thắc mắc. các em sẽ có cơ  hội thể hiện mình trước bạn bè, rèn kĩ năng mạnh dạn trong giao tiếp.
- Giáo viên chủ nhiệm nên theo sát các đối tượng học sinh bằng cách trực tiếp, thông qua các học sinh để động viên khuyến khích kịp thời, hoặc kiểm tra các em gặp khó khăn trong giải Toán với những bài tập trên lớp trong các tiết học chính khóa và tăng cường. vào thời gian truy bài đầu giờ giáo viên lên trực tiếp hướng dẫn các em gặp khó khăn trong học tập... Luôn yêu thương gần gũi các em, luôn tạo điều kiện cho các em có cơ hội thể hiện mình tước bạn bè trong lớp với mục đích giúp các em yêu thích đến trường, hăng say học tập, giúp các em hiểu rằng: “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Giải pháp3:  Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán
Việc đọc thông thạo, lưu loát là một trong bốn kĩ năng của học sinh cần đạt. Các em muốn học tốt các môn trong đó có môn toán thì các em phải đọc tốt. Để tìm hiểu được nội dung bài toán việc đầu tiên cần phải có đó là học sinh phải đọc thông thạo. Muốn vậy trong các tiết Tiếng Việt giáo viên nên kết hợp việc đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh để các em thuận lợi hơn khi học Toán.
Trong các bài toán muốn để học sinh hiểu và giải đúng thì giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài toán 2 đến 3 lần với các hình thức như đọc thầm, đọc thành tiếng trước lớp. Đối với học sinh lớp 2 việc hướng dẫn các em đọc kĩ đề bài toán là việc làm  quan trọng vì các em mới ở lớp một lên, các em chỉ đọc thuộc các chữ nhưng chưa hiểu nội dung mình đọc là gì? Bước này trước khi học sinh đọc đề bài toán ( thời điểm đầu năm học) giáo viện cần định hướng để các em đọc mà hiểu chứ không đọc suông. Đối với các bài toán giải giáo viên cần chuẩn bị các  đề bài toán trên bảng phụ ( chuẩn bị đồ dùng dạy học) trong các tiết học Toán.  Khi đọc cần giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khóa quan trọng nói lên tình  huống toán học bị che lấp bởi cái vỏ ngôn ngữ thông thường như: " ít hơn", "nhiều hơn", tất cả", " cả hai"... khi đọc giáo viên nên gạch chân dưới các từ đó để học sinh dễ nhìn thấy ( đối với thời gian đầu năm học, về sau không cần gạch chân các từ đó). Nếu học sinh chưa hiểu giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa các từ đó.
Ví dụ: Bài toán:  "Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát? " (sách Toán lớp 2 trang 11)
Đối với các đề toán như thế này giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
+ Giáo viên đọc yêu cầu bài toán, khi giáo viên đọc lưu ý nhắc học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên cần thể hiện ngữ điệu gây sự chú ý cho học sinh những yêu cầu bài toán cần giải quyết.
+ Gọi học sinh  đọc lại yêu cầu từ 2 đến 3 em, giảm giản về sau.
+ Hướng dẫn phân tích giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi dẫn dắt để học sinh nhận biết các điều kiện đã có và điều kiện cần phải giải quyết với hệ thống các câu hỏi như sau:
? Bài toán đã cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì? Bài toán yêu cầu làm gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
Hoặc: Trong bài toán đã cho em biết gì và cần tìm gì?...
Ví dụ: Bài toán
"Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi?"
Hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài toán như sau:
- Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết Nam có 10 viên bi, Bảo nhiều hơn Nam 5 viên bi)
- Bài toán yêu cầu làm gì? ( Bài toán yêu cầu tìm số bi bạn Bảo)
- Đối với hệ thống câu hỏi giáo viên có thể nâng dần lên về sau khi học sinh đã có kĩ năng phân tích đề bài. Tuy nhiên ở bước này giáo viên có thể hướng dẫn các em tự đặt câu hỏi với nhau thông qua thảo luận nhóm ( học sinh có năng lực giúp các em còn hạn chế). Qua đây giúp các em tự tóm tắt bài toán về sau. Lưu ý ở bước này giáo viên nên phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Có thể các em đưa ra một số hệ thống câu hỏi khác ý giáo viên nhưng theo suy nghĩ của các em, không nhất thiết phải máy móc rập khuôn theo giáo viên. Thông qua đây phát huy tính  sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: hệ thông câu hỏi trong bài toán "Năm nay bà 65 tuổi, mẹ kém bà 27 tuổi. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?" hệ thông câu hỏi có thể như sau:
Số tuổi bà năm nay là bao nhiêu?
Tuổi mẹ như thế nào so với tuổi bà?
Bài toán hỏi tuối ai?
Hoặc:
Bà năm nay bao nhiêu tuổi?
Tuổi mẹ nhiều hơn hay ít hơn tuổi bà?
Tuổi mẹ ít hơn tuổi bà bao nhiêu tuổi?
Bài toán yêu cầu tìm tuổi ai?
Với hệ thông câu hỏi trên hoàn toàn đúng. Trong bước phân tích bài toán giáo viên là người định hướng giúp học sinh phát huy tối đa năng lực của mình. Từ đây các em sẽ có hứng thú trong học tập và yêu thích học toán. Vì vậy giáo viên nên để học sinh tự đặt câu hỏi để phân tích bài toán tránh áp đặt các em.
Trong quá trình Dạy- Học giáo viên nên xem các em là con người với đầy đủ quyền được vui chơi, được học tập, được lao động, được nhận thức,...được quyền hỏi và trả lời trong quá trình Dạy- Học.
- Trong giờ học giáo viên nên tạo ra bầu không khí thoải mái, thường xuyên tỏ ra thân thiện gần gũi các em, với những lời nói nhẹ nhàng, cởi mở thái độ yêu thương tôn trọng các em.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán
- Sau khi tìm hiểu nội dung yêu cầu bài toán xong giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách tóm tắt bài toán bằng lời, sô đồ, mẫu vật... Thời gian đầu giáo viên vừa hỏi học sinh giáo viên vừa tóm tắt trên bảng. Đối với học sinh lớp hai tóm tắt bằng lời và sơ đồ, mẫu vật là thuận lợi cho học sinh nhận diện bài toán. Mức độ nâng dần lên về sau với hình thức học sinh tự đọc hiểu, phân tích và tón tắt bài toán dưới sự gúp đỡ hướng dẫn của giáo viên.
Bước tóm tắt bài toán giúp các em nhận diện được bài toán từ đây các em có cơ sở để đặt phép tính đúng cho bài toán.Thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung bài toán giáo viên dẫn dắt các em cách tóm tắt cho phù hợp với bài toán. Với dạng bài toán về nhiều hơn giáo viên cần định hướng cho các em tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh dễ nhận biết yêu cầu cần tìm và giải quyết vấn đề dựa vào sơ đồ.
Ví dụ Bài toán: "Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa?"
Giáo viên cần dẫn dắt bằng các câu hỏi để học sinh nhận biết đoạn thẳng biểu thị số bông hoa của bạn Hoa ngắn hơn đoạn thẳng biểu thị số bông hoa của bạn Bình. Khi vẽ đoạn thẳng biểu thị số bông hoa của bạn Hòa giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu vì sao vẽ đoạn thẳng biểu thị số bông hoa của bạn Bình phải dài hơn đoạn thẳng biểu thị số bông hoa bạn Hòa bởi vì số hoa bạn Bình nhiều hơn số bông hoa của bạn Hòa.
Đoạn thẳng thứ nhất để biểu thi số hoa bạn Hòa, đoạn thằng thứ hai dài hơn đoạn thẳng thứ nhất biểu thị số bông hoa bạn Bình. lưu ý độ dài các đoạn thẳng phải cân đối và phù hợp.
Tóm tắt:
Dạng Toán ít hơn:
Bài toán: lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai ít hơn số học sinh gái 3 bạn.  Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai?
Cách hướng dẫn như trên nhưng nâng dần về sau để học sinh tự tóm tắt
Tóm tắt:
Cũng có bài toán không tóm tắt bằng sơ đồ mà tóm tắt bằng lời học sinh dễ hểu hơn.
Ví dụ: bài Toán" Mỗi con gà có hai chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?" (sách Toán 2 trang 95)
Tóm tắt:
 1 con có:    2 chân
 6 con có:  ... chân
Hoặc có bài giáo viên nên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng mô hình
Ví dụ:  Bài toán " Một đoạn dây đồng được uốn thành hình tam giác như hình vẽ. Tính độ dài đoạn dây đó?"
Tóm tắt:
Với các dạng bài toán khác nhau giáo viên tìm cách tóm tắt như thế nào để học sinh dễ hiểu, từ đó học sinh nhìn vào tóm tắt để giải được bài toán đúng và viết phép tính đúng với yêu cầu. Toán lớp hai thường có ba hình thức tóm tắt, không nhất tiết bài nào cũng tóm tắt như nhau.
Không nhất thiết bài toán nào cũng tóm tắt một dạng nhưng tùy thuộc vào từng bài toán để tóm tắt. Làm thế nào giúp học sinh dễ hiểu và nhận dạng được bài toán, giải đúng là được.
Giải pháp5 : Hướng dẫn gải toán và trình bày bài giải
hướng dẫn giải Toán:
 Dựa vào tóm tắt bài toán để  hướng dẫn học sinh xác định được dạng toán để tìm cách giải phù hợp. Toán lớp 2 thường có các dạng như sau:
 Bài toán về nhiều hơn
Bài toán về ít hơn
Tìm một số trong một tổng
Vì vậy khi dạy giải Toán cho học sinh cần hướng dẫn các em có kĩ năng nhận diện bài toán để biết cách đặt phép tính đúng cho bài toán, cách như sau:
Sau khi học sinh đọc đề và phân tích bài toán  giáo viên cho học sinh biết dạng bài toán bởi những câu hỏi gợi ý và sát với thực tế bài toán yêu cầu. Lưu ý khi hướng dẫn nhận dạng bài toán giáo viên nên dạy theo hệ thống và có logic với tất cả dạng các bài. Các tiết học trên lớp tránh giảng qua loa rồi chỉ cho học sinh biết bài này phải làm phép cộng, trừ, nhân hoặc chia.  Việc hướng dẫn học sinh nhận diện dạng toán là nền tảng cho các em học toán và giải toán lên các lớp trên. Từ việc nhận dạng bài toán  các em sẽ tư duy tìm ra phép tính đúng cho bài toán.
Chẳng hạn như dạng bài toán: " Giải bài toán về nhiều hơn" Thì phép tính đúng của bài toán là phép cộng hoặc dạng :" giải bài toán về ít hơn" thì phép tính đúng cho bài toán đó là phép trừ. Ở lớp hai hầu hết các bài giải chỉ giải bằng một phép tính, không có giải bằng hai phép tính. bước này giáo viên cần hướng dẫn các em với các dạng câu hỏi để nhận diện bài toán.
Ví dụ : Bài toán " Thùng thứ nhất đựng được 16 lít dầu, thùng thứ hai đựng ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu?"
 Đối với bài toán này sau khi phân tích, tóm tắt học sinh nhận biết được  đây là dạng " Giải bài toán về ít hơn". Ở  bước này giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh nhận biết như:
Số dầu thùng thứ hai như thế nào so với thùng thứ nhất? ( Số dầu thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất)
Đây là bài toán có dạng gì? ( Giải bài toán về ít hơn) Thời gian đầu là khó với các em, giáo viên có thể chỉ ra trực tiếp dạng toán và nâng dần về sau.
Sau khi học sinh nhận dạng bài toán giáo viên cần hướng dẫn các em tìm cách giải quyết ( nêu cách làm) với các câu hỏi như sau:
Để tìm số dầu thùng thứ hai em làm gì? ( Ta lấy số dầu thùng thứ nhất trừ đi số dầu ít hơn của thùng thứ hai) Bước này giáo viên không nên hỏi muốn tìm số dầu thùng thứ hai em làm phép tính gì? Nếu đặt câu hỏi như thế sẽ không phát huy được tư duy của các em.
Trước khi học sinh viết phép tính giáo viên cần Hướng  dẫn các em tìm câu lời giải đúng với yêu cầu bài toán. Lưu ý với học sinh bài toán yêu cầu gì mình trả lời thế. Cụ thể bài toán hỏi gì các em chỉ việc gạch bỏ chữ hỏi và viết câu trả lời sau từ hỏi.
 Ví dụ:  bài toán  trên ta viết câu lời giải như sau:
Thùng thứ hai đựng được là:
Số dầu thùng thứ hai đựng được là:
Thùng thứ hai đựng được số dầu là:
Ở bước này giáo viên không nên máy móc rập khuôn bắt học sinh viết một mẫu lời giải, mà phải để học sinh phát huy tính sáng tạo. Khi học sinh nêu câu lời giải giáo viên cần gọi nhiều học sinh nêu câu lời giải khác và hướng dẫn uốn nắn các em tìm ra câu lời giải chính xác, ngắn gọn. Trong giải Toán có lời văn bước này là bước giúp học sinh phát huy sáng tạo, qua đây giáo viên phát hiện và  tìm ra học sinh có năng khiếu về môn Toán. Đồng thời cũng rèn cho các em có kĩ năng giải toán tốt.
b. Hướng dẫn trình bày bài giải
Hướng dẫn cách trình bày bài giải đây cũng là bước quan trong vì giáo dục học sinh có tính cẩn thận. Đối với bước này giáo viên cần có quy định cụ thể ngày từ đầu năm và tất cả các bài toán giải, để học sinh có thói quen và trở thành kĩ năng khi trình bày bài giải toán, cụ thể như sau:
Trước hết viết bài giải giữa vở, viết lời giải phải xuống hàng khi viết  từ lề vở trái lùi vào 3 ô, sau đó xuống hàng viết phép tính,  phép tính lùi vào 4 ô , đáp số xuống dòng viết lùi vào 5 ô.
Ví dụ
 Bài giải
 Thùng thứ hai đựng đượclà:
 16  - 2 =  14 ( lít )
 Đáp số: 14 lít dầu
Trong các bài toán không yêu cầu cách trình  bày bài giải  cụ thể. Nhưng bản thân tôi đã dạy nhiều năm ở Tiểu học tôi thấy việc trình bày bài bài giải như thế nào cho đẹp cũng rất cần thiết vì vậy thông qua kinh nghiệm bản thân  và cách làm của đồng nghiệp tôi tự rút ra cách trình bày bài giải như thế là tối ưu nhất.
Giải pháp 6:  Hướng dẫn chấm chữa
Trong các môn học việc chấm chữa là không thể thiếu, việc chấm chữa theo thông tư 30 của Bộ GD&ĐT năm 2014 có nhiều điểm mới đó là không châm điểm bài làm học sinh bằng điểm số mà chỉ nhận xét đánh giá. Thông qua nhận xét đánh giá giáo viên sẽ đưa ra biện pháp hỗ trợ cho từng học sinh cụ thể với từng môn học cụ thể. Đây là điều kiện thuận lợi hơn giáo viên giúp đỡ trực tiếp các em trong học tập tốt hơn.
Việc chấm chữa không chỉ giáo viên thực hiện mà học sinh cũng tham gia chấm. Học sinh đánh giá nhận xét bài mình làm và bạn làm với nhiều hình thức khác nhau như: Nhận xét bài làm của bạn, đưa ra cách làm của mình, đồng ý với cách làm cửa bạn... dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên. Trong bước này  học sinh hoàn toàn chủ động trong việc chấm chữa bài của mình và bạn mình một cách tích cực.
Ví dụ: học sinh tự chấm bài mình rồi đối chiếu với bài bạn rồi tự chữa bài sai. Cũng có thể các em đối chéo vở để chấm dưới sự quan sát hướng dẫn của giáo viên.
Trong các bước giải toán thì bước chấm chữa không thể thiếu, việc chấm chữa diễn ra song song việc các em làm bài, tránh để học sinh làm xong các bài mới chấm một lần. Nếu làm như vậy học sinh khó phát hiện ra việc mình giải sai  ở chỗ nào, nhiều bài quá học sinh sẽ nhầm bài này với bài khác. Từ đó các em sẽ khó nhận biết bài này vì sao sai, bài khác sai ở chỗ nào. .. các trường hợp sai thường rơi vào những học sinh gặp khó khăn trong giải toán, giải còn chậm, lúng túng. Vì vậy chúng ta nên giả quyết dứt điểm và áp dụng thông tư 30 của BGD&ĐT hướng dẫn.  Từ đó các em sẽ nhận biết cách giải bài tiếp theo đối với các bài đồng dạng tiếp theo.  Khi chấm chữa giáo viên cần chấm cụ thể từng em và từng bài cụ thể sai đâu sửa đó. Khi chữa bài giáo viên không nêu phép tính hoặc đọc cho học sinh viết lại bài giải mà cần định hướng, giảng lại để học sinh tự nhận ra điểm sai và tự giải lại. làm như vậy mới phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em  và các em sẽ nhớ lâu hơn  (Toán giải có nhiều câu lời giải khác nhau).
 5. Kết quả đạt được.
Với những giải pháp trên bản thân tôi đã thực hiện trong suốt năm học qua Tôi nhận thấy học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh trong khối hai nói chung các em phát huy được tính tích cực, chủ đông sáng tạo dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.  Các giải pháp trên bản thân tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên trong khối thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối, các giáo viên đã vận dụng và có hiệu quả tốt trong dạy học toán. Giáo viên cùng học sinh luôn luôn hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả tốt.  Đa số các em yêu thích học toán, biết tự tìm hiểu và phân tích bài toán. Từ đó các em  đã tự tin khi giải các bài toán, viết được các câu lời giải đúng, có kĩ năng nhận dạng bài toán nhanh hơn so với đầu năm học. Hướng dẫn học sinh giải toán lời văn với những biện pháp cụ thể là một việc mà giáo viên dạy học ở tiểu học nên làm. với những giải pháp trên các khối lớp ở cấp Tiểu học có thể vận dụng và nâng dần lên với các lớp học trên. Hiệu quả đề tài cho thấy sự tiến bộ của học sinh được thể hiện qua kết quả sau:
Chất lượng môn Toán đầu trước khi thực hiện đề tài:
 ĐẠT
 CHƯA ĐẠT
 10 em ( 50%)
 10 em ( 50% )
 Chất lượng môn Toán đến cuối 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_ren_giai_toan_cho_hoc_sinh_lop.doc
Giáo án liên quan