Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn vẽ tranh Đề tài tự chọn với một số môn học khác ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp - Văng Công Sâu

Hđ1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:

+Đây là bài vẽ tranh đề tài có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống của con người và thiên nhiên.

+ GV đặt câu hỏi trong chương trình học của các em môn học nào có nội nói về về học tập, về an toàn giao thông, về thầy cô, mái trường, phong cảnh ?

+Trình chiếu, giới thiệu cho HS tranh, ảnh sưu tầm được về đề tài về học tập, về an toàn giao thông, về thầy cô, mái trường, phong cảnh

+Cho HS xem tranh minh họa trong SGK lớp 7.

Hđ2:Hướng dẫn HS cách vẽ:

-Hãy nêu cách vẽ ?

GV gợi ý để HS thấy có thể vẽ vè hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt

GV nhắc lại cách vẽ tranh như: chọn nội dung đề tài phác thảo bố cục, vẽ hình và vẽ màu

Nhấn mạnh việc thể hiện nội dung đề tài

GV nhắc HS cách sử dụng màu (vẽ màu tươi sáng, làm rõ trọng tâm)

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu quả của dạy học tích hợp liên môn vẽ tranh Đề tài tự chọn với một số môn học khác ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp - Văng Công Sâu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em được học ở các môn khác giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em sẽ được sâu sắc hơn. Trong thực tế DH môn Mỹ thuật và các môn học khác tùy theo mục tiêu nội dung chương trình và các điều kiện khác như: cách soạn giáo án, trình độ của giáo viên, trình độ của HS, cơ sở vật chất, tài liệu, tư liệu, trang thiết bị ĐDDH mà có nhiều mức độ tích hợp khác nhau. Trong nội dung đề tài này tôi muốn trao đổi vấn đề DHTCĐTHLM phần vẽ tranh đề tài tự chọn với các môn học khác liên quan, trước tiên tôi xác định mức độ tích hợp trong các vấn đề như sau:
- Tích hợp trong bộ môn: HS có thể tìm hiểu hình ảnh thông qua một số đề tài đã học như: Đề tài học, lao động, vui chơi, lễ hộiáp dụng vào vẽ tranh đề tài tự chọn
- Tích hợp đa môn: Những nội dung chủ đề mà các em học ở môn Mỹ thuật có thể được tiếp cận trên các môn học khác nhau và tiếp tục được tiếp cận một cách riêng lẻ và chỉ gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình học khi gặp nội dung vẽ tranh đề tài tự chọn. Ví dụ: cùng thời điểm môn Ngữ văn ở Tuần 17 có bài “Mùa xuân của tôi” thông qua bài học này các em có thể liên tưởng đến bài vẽ tranh về ngày tết và mùa xuân Mỹ thuật 6; hay các em có thể liên tưởng đến môn Giáo dục công dân 6 có bài: Mục đích học tập của học sinh với bài vẽ tranh đề tài học tập Mỹ thuật 6 ở tuần 24
- Tích hợp liên môn: HS tiếp cận qua nhiều môn học và có sự liên kết với nhau trong quá trình các em tìm và chọn nội dung đề tài ví dụ: 
 Môn Ngữ văn: có các bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ; Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan; Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch. 
 Môn Âm Nhạc có các bài: bài hát “Mái trường mến yêu”, "Đi học"... 
 Môn Giáo dục công dân lớp 6 có bài học về “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” Bài Mục đích học tập của học sinh; Quyền và nghĩa vụ học tập, hoặc qua bài học" Tôn sư trọng đạo" môn Giáo dục công dân 7 hay bài “Gia đình văn hóa” hay bài “Bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên” 
- Tích hợp xuyên môn: Phát triển những kĩ năng mà HS có thể sử dụng trong tất cả những môn học, tất cả tình huống. ví dụ: Kỹ năng quan sát nhận xét đối tượng, kỹ năng tưởng tượng, ghi nhớ, tái hiện
 Do đó, khi DHTCĐTHLM Giáo viên cần xác định nội dung gì, dạy như thế nào, khi soạn giáo án ra sao nên theo tôi cần thực hiện các vấn đề sau:
 2.1. Chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu:	
- Tranh ảnh một số đề tài về học tập, về thầy cô, mái trường, về an toàn giao thông, về cảnh đẹp đất nước
 - Sách giáo khoa Âm nhạc, Mỹ thuật 7, Giáo dục công dân 6 -7, Ngữ Văn 6-7.
 - Máy chiếu, máy vi tín có mạng internet
 2.2. Nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng những kiến thức kĩ năng của các môn học có liên quan : ví dụ:
 a. Môn Ngữ văn: có các bài“Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan (Ngữ văn 7 tậpI)
	 * Kiến thức: 
	 - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
 - Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
 - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
 * Kĩ năng: 	
 	 - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ
 * Thái độ: 
 	 - Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn bã.
 b. Môn Giáo dục công dân lớp 6 có bài học về “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” 
 * Về kiến thức: 
 - Nêu được nguyên nhân phỏ biến của tai nạn giao thông và nêu được 1 số biện pháp để bảo đảm an toàn khi đi đường.
 - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và 1 số biển báo thông dụng.
 * Kĩ năng: 
 - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
 - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 * Về thái độ :
 - Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
 - Đồng tình, ủng hộ hành vi thực hiện đúng, phê phán hành vi vi phạm pháp luật vê trật tự an toàn giao thông.
2.3. Xác định mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp: 
 Ví dụ: môn Mỹ thuật 7 bài 15-16 Vẽ tranh đề tài tự chọn
 - Qua các bài học trên các em tìm được nội dung đề tài phù hợp để vẽ theo ý thích.
 - Giúp Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Âm nhạc, Ngữ văn, Giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề trong bài học.
 - Ý thức thích học các môn nêu trên và có ý thức làm đep cho mình và cho cuộc sống
 2.4. Tìm hiểu đối tượng dạy học của bài học
	- Xác định trình độ chung của các em, đặc điểm tâm sinh ly lứa tuổi, hoàn cảnh sống... từ đó soạn ra kế hoạch hay thiết kế bài dạy cho phù hợp. 
 Ví dụ : 
 - Đối tượng: Học sinh lớp 7A6
 - Số lượng: 26 em
 - Khối Lớp 7 độ tuổi chung 13, đặt điểm tâm lý hiếu kì, nhưng nhút nhát, ...đặc điểm sinh lý hay nổi cáo, phản biện, thích vận động...
 - Đăc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học: Ngoan, tích cực phát biểu, thích học vẽ
 - Hoàn cảnh sống: đa số các em ở thị trấn con em những gia đình hiếu học nên luôn được sự quan tâm giáo dục của phụ huynh nên rất ngoan, hiền, hiếu học. 
 2.5. Xác định ý nghĩa của bài học:
	Ví dụ: Môn Mỹ thuật 7 bài 15-16 Vẽ tranh đề tài tự chọn
Giúp học sinh tập quan sát nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người thông qua các môn học khác.
Tìm được đề tài phù hợp để vẽ theo ý thích.
Khám phà tìm hiểu các môn học khác, thêm yêu thích và học tốt các môn học khác.
Có ý thức làm đep cho cuộc sống.
 2.6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
 * Tiến trình lên lớp ( Các hoạt đông của Giáo viên và học sinh)
 1.Ổn định lớp 1’ )
 -Kiểm tra sĩ số.
 -Kiểm tra đồ dùng học tập.( 1’ )
 2.Kiểm tra bài cũ: TT đồ vật có dạng hình chữ nhật.
 3.Giảng bài mới: Đề tài tự chọn.
Tg
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
20’
20’
I.Tìm và chọn nội dung đề tài:
Cuộc sống quanh em có nhiều hoạt động khác nhau, từ gia đình, nhà trường, xã hội. Đó là những đề tài phong phú, rộng mở cả về nội dung và hình thức thể hiện. 
II.Cách vẽ:
Tìm đề tài mà em có cảm xúc, có kỉ niệm để vẽ
Tìm bố cục thích hợp, sau đó vẽ hình và vẽ màu theo ý thích, hợp với nội dung của tranh . 
Hđ1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
+Đây là bài vẽ tranh đề tài có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống của con người và thiên nhiên.
+ GV đặt câu hỏi trong chương trình học của các em môn học nào có nội nói về về học tập, về an toàn giao thông, về thầy cô, mái trường, phong cảnh?
+Trình chiếu, giới thiệu cho HS tranh, ảnh sưu tầm được về đề tài về học tập, về an toàn giao thông, về thầy cô, mái trường, phong cảnh
+Cho HS xem tranh minh họa trong SGK lớp 7.
Hđ2:Hướng dẫn HS cách vẽ:
-Hãy nêu cách vẽ ?
GV gợi ý để HS thấy có thể vẽ vè hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt
GV nhắc lại cách vẽ tranh như: chọn nội dung đề tài phác thảo bố cục, vẽ hình và vẽ màu
Nhấn mạnh việc thể hiện nội dung đề tài
GV nhắc HS cách sử dụng màu (vẽ màu tươi sáng, làm rõ trọng tâm)
I.Tìm và chọn nội dung đề tài:
- HS trả lời.
- Xem tranh
II. Tìm hiểu cách vẽ:
-HS trả lời
+Tìm bố cục( mảng chính và mảng phụ )
+Vẽ chi tiết.
+ Tô màu.
35
6’
III.Bài tập thực hành:
- Em hãy vẽ một bức tranh đề tài cuộc sống quanh em
IV. Nhận xét đánh giá
Hđ3:Hướng dẫn HS làm bài:
-GV bao quát lớp.
Trong quá trình HS vẽ GV luôn quan sát, gợi ý để giúp các em thể hiện nội dung đề tài
-Khi HS làm bài, GV chú ý củng cố kiế thức và gợi mở nhằm phát huy tính tích cực trong tìm tòi sáng tạo 
Hđ4:Đánh giá kết quả học tập:
-Gọi vài HS đem bài lên cho lớp nhận xét. Nêu yêu cầu nhận xét về:
+Cách thể hiện nội dung đề tài
+Bố cục tranh
+Hình vẽ
+Màu sắc
-GV bổ xung nhận xét.
III.Thực hành
-HS độc lập làm bài khi tìm nội dung, cần phát huy tính tích cực trong việc tìm hình, cần liên hệ đến các môn học khác.
IV. Nhận xét đánh giá
HS tự nhận xét và xếp loại tranh theo cảm nhận riêng
2’
IV. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành bài nếu chưa xong.
- Chuẩn bị cho bài sau. 
- Thực hiện.
 2.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 - Đánh giá bằng định tính kết quả bài vẽ của 26 HS sau khi các em hoàn thành bài vẽ của mình, tất cả các em làm bài tích cực, hiệu quả cao nên đều xếp loại đạt, tiêu chí chấm bài như sau:
 + Loại Đạt: Hoàn thành tương đối bài vẽ có nội dung phù hợp, có bố cục, hình và màu
 + Loại Chưa Đạt: Vẽ sai nội dung, chưa hoàn chỉnh về hình, về màu.
 2.8. Lưu giữ các sản phẩm của HS
 Chọn một số bài lưu giữ làm tư liệu dạy học có thể đưa vào khung treo trên mỗi phòng học cho học sinh xem nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em.
 	* DHTCĐTHLM môn Mỹ thuật phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
 - Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
         - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
         - Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: không làm tăng tải nội dung chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Mỹ thuật với các môn liên quan phải tương đồng để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, hợp tác
  - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh , phù hợp với năng lực của học sinh, phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường hiện nay. Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung như: năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực hợp tác, năng lực tự học và chú ý đến nhóm những năng lực chuyên biệt cho môn Mỹ thuật như: năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực quan sát khám phá, năng lực thực hành sánh tạo, năng lực biểu đạtNgoài ra khi soạn giáo án GV phải tích cực tìm tòi những nội dung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. 
Phần III
Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:
GV cần phải trang bị thêm mặt kiến thức về những chủ đề tích hợp, liên môn, nhất là tìm hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Mặt khác, thông qua sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn trong nhà trường, mỗi GV cần phải tích cực tham gia xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho HS trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của HS trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của HS; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Qua các hoạt động chuyên môn đó, năng lực chuyên môn của mỗi GV từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, trong đó DHTHLM là xu hướng tất yếu.
2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải pháp. 
*Đối với giáo viên: 
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Do đó, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Vì vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
 * Đối với học sinh:
 + Thứ nhất,dạy học môn Mỹ thuật theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối quan hệ của quá trình học. 
 + Thứ hai,  các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học DHTCĐTHLM, Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 
 + Thứ ba, các DHTCĐTHLM giúp cho HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
	 Từ khi áp dụng DHTCĐTHLM cụ thể môn Mỹ thuật lớp 7 bài vẽ tranh “đề tài tự chọn” với một số môn học khác tôi nhận thấy: HS rất say mê tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, tư liệu liên quan các môn học khác, các em hứng thú vẽ tranh, vẽ say mê, vẽ mọi lúc, mọi nơi, kết quả học tập của HS trường THCS Nguyễn Văn Tiệp được nâng cao rõ rệt các em vẽ được nhiều tranh đẹp. Cụ thể, so sánh tỉ lệ HS xếp loại Đạt tháng 9- 10 với điểm kiểm tra Học kì I - Đề thi là “ Vẽ tranh đề tài tự chọn”, ở một số lớp như sau: 
Lớp
TS
Điểm kiểm tra tháng 9 +10
Điểm kiểm tra học kì I
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
7A4
35
31
88,6
4
11,4
35
100%
00
0%
7A4
34
27
79,4
7
20,6
33
100%
00
0%
 Lưu ý:	
 + Do Học sinh theo gia đình chuyển đến địa phương khác nên số lượng HS lớp 7A5 giảm so với đầu năm.
Phần IV
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Hiện nay, bộ đang tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán về xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó có xây dựng các chuyên đề tích hợp, liên môn, đề cập đến nội dung dạy học, đến hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đến nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Chương trình giáo dục nào cũng tồn tại những nội dung kiến thức liên môn, vì vậy việc dạy học tích hợp, liên môn cần phải thực hiện được ngay trong chương trình hiện hành là tất yếu.
 2. Kiến nghị (nếu có)
 Để khắc phục những khó khăn này, kiến nghị với nhà ngành GDĐT cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên môn. Cung cấp cho giáo viên chúng tôi các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu  đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí trong việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp. Bên cạnh đó, để dạy học theo các dự án, chủ đề huy động nhiều môn thì công tác xã hội hóa giáo dục cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
	Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2014-2015, đề nghị Hội động xét duyệt, công nhận.	
 Tân hồng, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người thực hiện	
 (Ký tên và đóng dấu) 
 Văng Công Sâu
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN
Ngày soạn: 13/12/2014 Tuần: 17, Tiết 17
Ngày dạy: 15/12/2014 
Bài 15 -16 VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(TIẾT DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP)
I. Mục tiêu:
Giứp HS tập quan sát nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người thông qua các môn học khác.
Tìm được đề tài phù hợp để vẽ theo ý thích.
Có ý thức làm đep cho cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
 + Máy chiếu, máy vi tín có mạng internet.
 + Sưu tầm tranh ảnh của các họa sĩ và học sinh về đề tài này.
 + Sưu tầm tranh ảnh đẹp về phong cảnh đất nước và các hoạt động của con người liên quan đến đề tài.
Học sinh:
 + Giấy, bút, màu vẽ.
III. Tiến trình dạy - học: 
 Giáo viên ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra xem HS về nhà có vẽ thêm không.
Giới thiệu bài: 
 Từ trước dến giờ các em dược học rất nhiều những đề tài như : Cảnh đẹp dất nước, về học tập, vui chơi, lao độngvà qua các môn học khác các em củng được biết đến. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu và vẽ tranh đề tài tự chọn thông qua các môn học như Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân.
Bài 15 -16 VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(TIẾT DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP)
Giáo viên trình chiếu và bắt đầu vào bài
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần I: Khái quát bản thân
01
Phần II: Nội dung sáng kiến, giải pháp
01
Phần III: Khả năng và phạm vi áp dụng
09
Phần IV: Kết luận và kiến nghị
11
Phụ lục
12
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo dục đào tạo
GDĐT
Giáo dục đào tạo Trung học
GDĐT - TrH
Trung học cơ sở
THCS
Giáo viên
GV
Giáo viên bộ môn
GVBM
Cán bộ công nhân viên
CBCNV
Học sinh
HS
Phụ huynh học sinh
PHHS
Dạy học
DH
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
DHTCĐTHLM
Phương pháp dạy học
PPDH
Kiểm tra đánh giá
KTĐG
Công nghệ thông tin
CNTT
Phương tiện dạy học
PTDH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo duc và Đào tạo (2014), tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn Mỹ thuật cấpTHCS 
Giáo trình Mỹ thuật -Nguyễn Quốc Toản –NXBGD 1998.
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS-NXBGD 2007.
Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật – Hồ Văn Thùy-NXB Đại Học Huế 1999
Sách giáo khoa Âm nhạc và Mỹ thuật 6,7,8,9 NXB Giáo dục.
Sách giáo Viến Âm nhạc và Mỹ thuật 6,7,8,9, NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6,7 NXB Giáo dục.
Sách giáo viên Giáo dục công dân 6,7 NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7 NXB Giáo dục.
 Sách giáo viên Ngữ văn 6,7 NXB Giáo dục.
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG
1. Ưu điểm chính: 
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
2. Tồn tại cần khắc phục: .......................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
3. Xếp loại: (Đạt, Chưa đạt)
 Đạt: ; Chưa đạt: Sa rài, ngày tháng năm 2015
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
 Nguyễn Văn Đồng Tiến
Ý KIẾN C

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_DAY_HOC_TICH_HOP.doc