Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt phần phân số - Các phép tính về phân số
1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 4 học tốt phần phân số - các phép tính về phân số.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
3. Tác giả:
Họ và tên: Tạ Thị Lương (nữ)
Ngày tháng/năm sinh: 27 / 3 / 1973
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó tổ 4 + 5 Trường Tiểu học Lê Ninh.
Điện thoại: 01659727879
4. Đồng tác giả (nếu có)
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường Tiểu học Lê Ninh.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập của mình.
u thị phân số ? b) Trong các phân số ; ; ; Phân số bé hơn 1 là: A. B. C. D. c) Phân số bằng phân số nào dưới đây ? A. B. C. D. d) Phép trừ có kết quả là: A. B. C. D. 5 Bài 2: Tính a) b) c) Bài 3: Trong một ngày thời gian để học và ngủ của Nam là ngày, trong đó thời gian học của Nam là ngày. Hỏi thời gian ngủ của bạn Nam là bao nhiêu ngày ? Đáp án Bài 1: a) Ý. A b) Ý . D c) Ý C d) Ý. A Bài 2: a) b) c) Bài 3: Bài giải: Thời gian ngủ của bạn Nam là: (Ngày) Đáp số: Ngày 2.2.2. Kết quả thu được Với thời gian làm bài 20 phút, tôi thu được kết quả như sau: Lớp Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành khá tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % SL % 4A 20 2 10 7 35 9 45 2 10 Từ kết quả thu được qua điều tra ở trên cho thấy: Số em nắm vững, nhớ kiến thức còn nhiều hạn chế. Đa số các em còn nhầm lẫn giữa các bước thực hiện tính ; cách trình bày sai ; không hiểu ý nghĩa của phân số... 2.2.3. Nguyên nhân: Qua phân tích tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau: 2.2.3.1. Về phía giáo viên - Do giáo viên còn coi mảng kiến thức về phân số trong sách giáo khoa dễ nhớ, dễ làm nên một số giáo viên còn chủ quan không hướng dẫn các em kĩ về “con đường” dẫn đến việc hình thành quy tắc. - Có khi giáo viên còn yêu cầu các em tự nghiên cứu quy tắc sách giáo khoa để tự làm bài. - Giáo viên còn ngại chấm, chữa, nhận xét các bài về phân số vì các bài toán về phân số có nhiều cách làm, nhiều đáp số khác nhau Như vậy sẽ không thống kê, phát hiện được các lỗi mà học sinh thường mắc phải. 2.2.3.2. Về phía học sinh - Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi “ Nhanh nhớ - chóng quên”. - Chủ quan trong tính toán, hay tính nhẩm nên dẫn đến sai kết quả. - Nhiều học sinh hay làm tắt hoặc bỏ đi bước “trung gian” quan trọng của phép tính. - Do các em chưa chăm chỉ học hành, lười suy nghĩ, thậm chí còn lười viết, Vì sao các em lại mắc những tồn tại trên, trước hết ta phải tìm hiểu từ nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy của giáo viên, điều kiện học tập của học sinh và một số vấn đề liên quan khác. 2.2.3.3. Về phía gia đình học sinh - Góc học tập ở nhà chưa đạt yêu cầu nên không tạo được tâm thế ngồi học cho các em. - Chưa quan tâm đến việc học tập cho con em mình ở nhà. - Không thường xuyên kiểm tra uốn nắn cho con thường xuyên. - Nhiều phụ huynh học sinh trình độ còn hạn chế nên không hướng dẫn được cho con em mình. 2.2.3.4. Về phía nhà trường - Chưa thường xuyên tổ chức các sân chơi cho giáo viên, học sinh tham gia như: Hội vui học tập, Giao lưu Olympíc cho học sinh lớp 4... - Chưa có sự động viên khuyến khích kịp thời những lớp, những học sinh có thành tích cao khi tham gia phong trào. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 3.1. Những công việc thực tế đã làm Từ những khó khăn mắc phải trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và đúc rút ra được một số kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những khó khăn trên, giúp học sinh học tốt hơn phần phân số ở Toán 4 như sau: 3.1. 1. Về cấu tạo phân số * Lỗi thường mắc phải của học sinh VD1: Viết phân số ứng với số phần tô màu: Học sinh viết là: 2 phần 3 VD2: Hãy viết 1 phân số và đọc phân số đó: Học sinh lại viết phân số có mẫu số là 0: * Nguyên nhân Do các em chưa nhận biết được phân số, tử số, mẫu số một cách thành thạo, chưa hiểu rõ ý nghĩa của phân số. Do chưa đọc kĩ đề bài, do ẩu, do chưa phân biệt được cách đọc, viết phân số. * Biện pháp khắc phục - Tôi đã giới thiệu cách đọc và tên gọi của phân số, sau đó yêu cầu học sinh chỉ vào phân số đọc và gọi tên (đọc là “Hai phần ba” và gọi là phân số). 3.1. 2. Về rút gọn phân số * Lỗi thường mắc phải của học sinh VD1: Rút gọn phân số sau: (Chưa tối giản) VD2: Rút gọn phân số sau: ( Không cùng chia cho một số) * Nguyên nhân Do các em chủ quan, nên khi gặp yêu cầu rút gọn phân số thì các em chỉ cần có rút gọn là được mà không cần quan tâm xem phân số đó đã được rút gọn thành phân số tối giản hay chưa. Các em chưa nắm chắc bảng nhân, chia, các dấu hiệu chia hết nên khi rút gọn phân số còn gặp nhiều lúng túng. Chưa nắm vững các kiến thức về cấu tạo của phân số để áp dụng có hiệu quả vào việc làm toán. * Biện pháp khắc phục - Yêu cầu học sinh học thuộc và ứng dụng tốt bảng nhân, chia. Trong quá trình dạy tôi kiểm tra thường xuyên có chấn chỉnh kịp thời. - Nhấn mạnh cho các em thấy và nắm được các quy tắc, nội dung cần ghi nhớ về cấu tạo phân số nhất là kiến thức rút gọn phân số. Cụ thể là: * Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số mà tử số là số bị chia, mẫu số là số chia (Mẫu số khác 0) a : b = ( với b ¹ 0 ). Mẫu số chỉ số phần bằng nhau, tử số chỉ số phần lấy đi từ một đơn vị. * Mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số mẫu số là 1 ( a = ) * Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên lớn hơn 1 để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới bằng phân số đã cho. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. (gọi là rút gọn phân số). ( m >1 ) Từ các kiến thức trên: Tôi đã hướng dẫn cho các em rút gọn phân số trên cho tới khi tối giản: + Đối với HSTBY: Học sinh chỉ cần làm như sau: ; Hoặc trình bày như sau + Đối với HSKG: Tôi hướng dẫn các em: Nhận xét thấy, từ 2 lần rút gọn trên ta có thể tiến hành một lần rút gọn để phân số đó tối giản trong 1 lần rút gọn : Xét 2 lần chia mỗi lần chia cả tử số và mẫu số cho 2, 9 cả 2 lần chia ta đã giảm tử số và mẫu số đi : 2 x 9 = 18 (lần). Ta xét thấy cả tử số (18), mẫu số (54) đều chia hết cho 18 (số chia lớn nhất của 2 số). Tiến hành rút gọn: ( là phân số rút gọn của phân số , đây là phân số tối giản) Tóm lại, việc giúp học sinh rút gọn được phân số và rút gọn thành phân số tối giản đòi hỏi giáo viên phải cung cấp cho các em nắm chắc kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9,Ngoài ra có thể chỉ cho học sinh thấy nếu một phân số mà có mẫu số lớn hơn tử số một số lần thì có thể lấy luôn mẫu số chia cho tử số, 3.1. 3. So sánh phân số với phân số, số tự nhiên * Lỗi thường mắc phải của học sinh VD: a) Học sinh làm sai là : b) 1 Học sinh thường làm: 1 < c) Học sinh thường quy đồng rồi mới so sánh mà không vận dụng cách so sánh với 1, thậm chí còn quy đồng sai dẫn đến sai kết quả. d) Học sinh cũng quy đồng rồi mới so sánh mà không vận dụng cách so sánh cùng tử số. * Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sai - Do các em chủ quan cứ thấy phân số nào có các chữ số lớn hơn là các em cho rằng phân số đó lớn hơn. - Các em hiểu bài một cách máy móc, không chú ý đến tử số và mẫu số của phân số. (tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 và ngược lại tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1). - Các em chưa nắm được các phân số mà các tử số bằng nhau thì so sánh mẫu số (phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại). * Biện pháp khắc phục - Trong quá trình dạy, tôi nhấn mạnh cho các em thấy được tất cả các số tự nhiên có thể viết về dạng phân số. Đặc biệt số 1 thì ta đưa về phân số có mẫu số và tử số bằng nhau và khác 0. - Phân số nào có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1 và ngược lại. - Tôi cũng chỉ rõ cho các em: Muốn so sánh được hai phân số khác mẫu số thì phải quy đồng mẫu số rồi mới so sánh hai phân số vừa quy đồng từ đó kết luận phân số nào lớn hơn, phân số nào bé hơn ( Trong hai phân số có cùng mẫu số phân số nào có tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. Phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại ). - Khi so sánh hai phân số các em còn vận dụng cách so sánh phân số có cùng tử số. Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại. 3.1. 4.1. Phép cộng đối với phân số * Lỗi thường mắc phải của học sinh VD1: + Học sinh thường làm sai Hoặc VD2: Học sinh làm sai Hoặc VD3: Học sinh thường làm sai 5+ = +== Hoặc 5 + == * Nguyên nhân Với các ví dụ trên học sinh làm đều sai. Do học sinh nắm kiến thức bài học chưa tốt hoặc do nhầm lẫn các phép tính trong phân số. Sau khi học xong một phép tính các em đều thực hiện tốt, song sau khi học xong 4 phép tính thì kiến thức của các em rất dễ nhầm lẫn, cụ thể: - Trong ví dụ 1 và 2: Do các em chưa nắm chắc được quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số. Các em đã nhầm lẫn với phép nhân hai phân số. Đặc biệt với phân số khác mẫu số các em đã biết quy đồng với mẫu số chung nhỏ nhất nhưng tử số lại nhân theo cách tìm mẫu số chung lớn nhất dẫn đến sai kết quả. - Trong ví dụ 3: Do học sinh không nắm vững chú ý (Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số khác 0) nên học sinh không vận dụng được quy tắc cộng hai phân số. Vì vậy học sinh không chuyển đổi số tự nhiên về phân số để tính. * Biện pháp khắc phục - Trong khi dạy học bài mới, tôi luôn chú ý khắc sâu kiến thức cơ bản. Yêu cầu học sinh nắm chắc quy tắc, hiểu bản chất quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số, nhắc lại cách quy đồng mẫu số. - Rèn kỹ năng giải bài tập qua việc đưa ra những “bẫy” mà học sinh thường mắc phải. Phân tích kĩ nguyên nhân sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn, sữa chữa. - Rèn kỹ năng nhớ quy tắc, bày cách cho học sinh thông qua ví dụ để trình bày quy tắc, tránh tình trạng nhớ máy móc của các em. Cụ thể: * Phép cộng + Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. * Phép tính đúng: Ở VD1 : ( Cộng tử số với tử số mẫu số giữ nguyên ) + Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số rồi cộng hai phân số đó . * Ở VD 2: Có thể giải một trong hai cách. Cách 1 : ( Quy đồng mẫu số các phân số ) Cách 2 : Vì 8 : 4 =2 nên Do đó * Lưu ý cho học sinh cách giải 2: Nếu hai mẫu số của hai phân số chia hết cho nhau ta chỉ việc quy đồng mẫu số phân số bé có mẫu số chung là mẫu số của phân số lớn. * Ở VD3: * Đối với HS yếu: Tôi hướng dẫn các em viết số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 sau đó quy đồng và tính bình thường. 3.1. 4.2. Phép trừ phân số * Lỗi thường mắc phải của học sinh Đối với phép trừ các em thường mắc sai lầm như phép cộng, ngoài ra các em còn mắc phải một số sai lầm như sau: VD1 : (Học sinh vẫn quy đồng mẫu số mặc dù đã nhận biết được 6 là mẫu số chung của hai phân số) VD2: - Một số học sinh làm : - = = = 0 VD3: 3 - Một số học sinh làm : 3 - = - không thực hiện được vì: < * Nguyên nhân * Do các em không nắm vững cách quy đồng mẫu số, chưa hiểu mẫu số chung là gì ? * Do chưa nắm vững cách so sánh hai phân số, quy tắc trừ hai phân số, cách chuyển số tự nhiên về phân số. * Do các em còn cẩu thả trong quá trính tính toán. * Biện pháp khắc phục. (tương tự như phép cộng) * Phép trừ : + Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. * Phép tính đúng của ví dụ 1 là: + Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số rồi trừ hai phân số đó. * Đối với ví dụ 2 và 3: Yêu cầu học sinh nắm vững quy tắc trừ hai phân số. Đồng thời chỉ ra chỗ sai lầm cho học sinh thấy, rồi cho các em làm các bài tập tương tự. * Lưu ý: Khi trình bày bài, tôi nhấn mạnh cho học sinh bước trung gian không thể thiếu trong bài đó là bước quy đồng mẫu số. * Ở VD3: Tôi hướng dẫn các em như cách cộng một số tự nhiên với một phân số. Tóm lại, đối với phép trừ phân số, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững cách so sánh hai phân số để tránh nhầm lẫn ( Số bị trừ < Số trừ ). Đặc biệt các bài toán có lời văn. * Lưu ý: Khi học xong phép cộng và phép trừ giáo viên nên hướng dẫn các em sử dụng phương pháp thử lại để kiểm tra kết quả bài làm của mình. (VD - Thử lại: + ==> Kết quả đúng) 3.1. 4.3. Phép nhân phân số * Lỗi thường mắc phải của học sinh Với phép nhân thì các em ít mắc sai lầm song có một số dạng đặc biệt vẫn có một số ít học sinh mắc phải. VD1 : Tính. x có học sinh làm x = ( Nhầm với phép cộng ) VD2: Tính. 3 x ( nhân số tự nhiên với phân số và ngược lại) Có học sinh làm 3 x = hoặc 3 x = x = = * Nguyên nhân - Sai lầm thường rơi vào tiết “Luyện tập”. Do học sinh nắm quy tắc nhân phân số chưa thật chắc đã nhầm sang phép cộng hai phân số cùng mẫu số. - Trong ví dụ 2 ngoài việc không nắm được quy tắc nhân thì các em còn không nắm được số tự nhiên là phân số đặc biệt có mẫu số là 1. Một số em thì nhầm phép nhân với phép chia. * Biện pháp khắc phục - Trước khi làm phần bài tập “Luyện tập”, Tôi yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc và một số chú ý trong sách giáo khoa có liên quan đến kiến thức bài học. - Trong khi thực hành mẫu tôi đã thực hiện từng bước một rõ ràng, cụ thể, không thể làm đơn giản ( làm tắt ). Để khi thực hiện những học sinh yếu cũng nắm được cách làm. Yêu cầu học sinh phân biệt rõ phần chú ý của phép nhân số tự nhiên với phân số, quy tắc nhân hai phân số Giáo viên cần chỉ rõ bản chất của từng quy tắc đối với mỗi phép tính đồng thời chỉ rõ sai lầm cho các em khắc phục và tránh những sai lầm đó. * Phép nhân: + Muốn nhân hai phân số, ta nhân tử số với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. + Nhân số tự nhiên với phân số hoặc ngược lại thì ta chỉ việc nhân số tự nhiên với tử số của phân số giữ nguyên mẫu số. 3.1. 4.4. Phép chia phân số * Lỗi thường mắc phải của học sinh Với phép chia thì các em dễ sai lầm giữa phép nhân và phép chia, đến phần này các em lúng túng không biết làm như thế nào. VD1: Tính: : Học sinh làm sai: : = = : = = VD2: Tính. : 2 -> Học sinh làm sai : 2 = = * Nguyên nhân - Phép chia hai phân số khó hơn các phép tính đã học trước đó vì nó vừa áp dụng quy tắc chia vừa phải vận dụng kiến thức của phép nhân hai phân số đã học, đặc biệt là việc đảo ngược phân số thứ hai. - Các em sai lầm do không nắm được quy tắc nhân, chia phân số do đó nhầm lẫn giữa phép nhân và phép chia. Từ đó đối với số tự nhiên cũng gặp sai lầm tương tự. - Mặt khác học sinh lại nhìn thấy các yếu tố có quan hệ rút gọn nên các em đã rút gọn một cách tự nhiên. Chứng tỏ các em chưa nắm chắc bản chất của phép toán. * Biện pháp khắc phục * Ở VD1: Tôi yêu cầu các em cần phân biệt rõ quy tắc nhân và chia hai phân số; chỉ rõ chỗ sai lầm mà học sinh thường mắc phải; khi làm mẫu hoặc chữa bài tôi luôn chú ý làm đủ các bước không làm tắt. * Phép chia: Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. (Phân số đảo ngược là phân số có tử số và mẫu số ngược lại của phân số cho trước) - Phép tính đúng: : = x = ( Nhân với phân số thứ hai đảo ngược) 3.1. 4.5. Giải các bài toán có lời văn liên quan đến phân số VD1: ( Bài 3 - SGK - Toán 4 - trang 133) Một hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m. Tính diện tích hình chữ nhật đó ? *Lỗi thường mắc phải của học sinh + Học sinh tính ( + ) x 2 = (m2) (Các em đã nhầm sang công thức tính chu vi hình chữ nhật) Hoặc (m) (Các em viết sai danh số) Hoặc x = (m2) ( Các em nhầm phép nhân sang phép chia ) * Nguyên nhân - Do các em không nắm chắc công thức tính diện tích hình chữ nhật. Do chưa nắm vững đơn vị đo diện tích. - Một số em áp dụng đúng công thức nhưng do nhầm lẫn thực hiện phép nhân lại thực hiện phép chia. - Do các em chỉ quen tính diện tích bằng các số tự nhiên nên khi tính phân số các em bỡ ngỡ và dẫn tới sai lầm. * Biện pháp khắc phục - Cần cho học sinh thấy rõ đó là công thức tính chu vi chứ không phải công thức tính diện tích. ( Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng ; cùng một đơn vị đo) và chỉ việc áp dụng tính. Nhắc học sinh tính cẩn thận khi thực hiện với phân số. Phép tính đúng: Diện tích hình chữ nhật là: (m2) Đáp số : (m2) 3.2. Dạy thực nghiệm 3.2. 1. Mục đích của dạy thực nghiệm Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, thấy được những khó khăn thuận lợi cơ bản. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của kinh nghiệm, hiệu quả của các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức hoạt động học tập. Đồng thời thông qua kết quả đạt được của các tiết thực nghiệm để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho quá trình dạy học của bản thân và đồng nghiệp sau này. 3.2. 2. Nội dung thực nghiệm Tôi đã tiến hành dạy 2 tiết: Tiết 1: (Tiết 96: Phân số – Toán 4 – trang 106 Tiết 2: (Tiết 121: Phép nhân Phân số – Toán 4 – trang 39 3.2. 3. Hình thức, phương pháp tổ chức dạy thực nghiệm Trong hai tiết dạy thực nghiệm, tôi đã vận dụng các hình thức và kết hợp một số phương pháp dạy học sau: 3.2.3.1. Hình thức tổ chức dạy học Dạy học cá nhân. Dạy học theo nhóm. Dạy học theo lớp 3.2.3.2. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp – gợi mở. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp thực hành – luyện tập. 3.2.4. Địa điểm tiến hành thực nghiệm Tại lớp 4B trường Tiểu học tôi đang dạy * Giáo án dạy thực nghiệm Tôi xin đưa ra cụ thể hai giáo án minh hoạ cho hai giờ dạy của tôi trong quá trình tôi vận dụng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Điều chỉnh nội dụng dạy học. Tiết 1 Toán Tiết 96: Phân số I. Mục tiêu: học sinh cần - Bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số, mẫu số. * Một số HS có thể nhận biết được phân số, tử số, mẫu số một cách thành thạo; hiểu được ý nghĩa của tử số, mẫu số. - Rèn kĩ năng đọc, viết phân số. - Học sinh thấy hứng thú học toán. II. Đồ dùng dạy - học Các hình minh hoạ như SGK và mô hình trong Bộ đồ dùng Toán 4 (HĐ1) Hình thức tổ chức: Cá nhân III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS nêu qui tắc tính diện tích hình bình hành ? Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 5 m, chiều cao 3 m. - GV nhận xét. - 1 số HS nêu. 1 HS làm bảng. Lớp làm nháp. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài: Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng. Khi đó người ta phải dùng phân số. Bài học hôm nay giúp các con làm quen với phân số. 2) Giảng bài HĐ1: Giới thiệu phân số - GV dán lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. - HS quan sát hình trên bảng và hình trong Bộ đồ dùng Toán 4. - Hình tròn trên được chia làm mấy phần bằng nhau ? Tô màu mấy phần ? - Hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau. - Tô màu 5 phần. - GV nêu: Như vậy ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn: Ta viết là:; đọc là năm phần sáu - Học sinh lắng nghe. - Hãy thảo luận nhóm đôi và mô tả cách viết của phân số - HS thảo luận và trả lời. - HD cách viết ; viết số 5, viết dấu gạch ngang, viết số 6 dưới dấu gạch ngang thẳng cột với số 5. - HS viết: và đọc là “năm phần sáu” - GV giới thiệu cách đọc và tên gọi phân số sau đó yêu cầu HS chỉ vào phân số đọc và gọi tên: (đọc là năm phần sáu và gọi là phân số. - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Phân số: có 5 là tử số, 6 là mẫu số . - Học sinh nhắc lại * Mẫu số cho em biết điều gì ? - Mẫu số là một số tự nhiên viết dưới dấu gạch ngang, cho biết số phần bằng nhau được chia ra. - Mẫu số luôn phải khác 0. * Tử số cho em biết điều gì ? - Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang, cho biết số phần bằng nhau được tô màu. - GV chốt: Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. - HS lấy vài ví dụ về phân số, rồi đọc tử số, mẫu số của mỗi phân số đã nêu. HĐ2: Luyện tập Bài 1: Cá nhân - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV nhận xét - HS làm bài phiếu bài tập. - Một số HS đọc bài. - Ví dụ hình 1: viết là ; đọc là Hai phần năm. - Củng cố cách nhận biết phân số. Bài 2: - GV treo bảng phụ bài 2. - Yêu cầu HS đọc bài - làm bài. - GV chữa bài, nhận xét. - 2 HS làm bảng. HS lớp làm bảng + vở. HS nhận xét bài của bạn. Đổi chéo vở kiểm tra. * Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào? - Là các số tự nhiên lớn hơn 0. - Củng cố nhận biết tử số, mẫu số của phân số. Bài 3 ( Dành cho HS nếu còn thời gian ) * HS làm bài theo khả năng. - Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ? - GV nêu phân số. - GV chữa bài. - Viết các phân số. HS thi viết nhanh. a) b) c) d) e) Bài 4( Dành cho HS nếu còn thời gian ) - Gọi học sinh xác định yêu cầu của bài. * HS làm bài theo khả năng. - Yêu cầu HS tự hoàn thành bài vào vở. - HS đọc đề bài. - GV chữa bài. - Làm bài vào vở. - Củng cố: đọc, viết phân số. - 1 HS làm bảng. a) Năm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_phan.doc