Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh khối lớp 6 rèn kĩ năng viết Tiếng anh

Qua phân tích, nhận định các loại câu cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy rằng hai yếu tố chủ ngữ và động từ là thành phần không thể thiếu trong một câu. (Ngoại trừ câu mệnh lệnh, hoặc dạng câu tỉnh lược)

Vậy giữa chủ ngữ, động từ và các yếu tố khác trong câu sự hòa hợp như thế nào ? Có phải cứ có đủ 5 yếu tố cơ bản đã nêu trên là cấu tạo thành 1 câu hoàn chỉnh không ? Có thể xét ví dụ sau:

Ex: He be a doctor.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh khối lớp 6 rèn kĩ năng viết Tiếng anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn chiếm phần đông; môi trường giao tiếp hạn chế ảnh hưởng nhiều đến khả năng thực hành, vận dụng và cải thiện vốn ngoại ngữ của các em; năng lực của học sinh ở mỗi lớp thường không đồng đều dẫn đến các em ngại giao tiếp, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, bên cạnh đó một số học sinh vẫn còn lơ là, xao lãng việc học, chưa xây dựng được động cơ học tập cho mình; một số giáo viên thường ít chú trọng đến kỹ năng viết của học sinh ở trên lớp ( đặc biệt là học sinh khối lớp 6 ) nên còn chủ quan trong việc kiểm tra đánh giá về kỹ năng ngôn ngữ của học sinh.
e. Phân tích đánh giá các vẫn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua thời gian giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường THCS Nguyễn Du, bản tôi nhận thấy đa số học sinh ở hầu hết các khối lớp đều chưa vận dụng và thể hiện tốt kỹ năng viết của mình trong các tiết học, đặc biệt ở những giờ học viết các em thường coi việc thực hiện những nội dung, yêu cầu của bài viết là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phần lớn các em chưa có khả năng viết hoàn chỉnh một đoạn văn, thậm chí một câu văn có nghĩa. Nhiều em có ý tưởng rất hay nhưng do hạn chế về từ vựng, hoặc không nắm được cấu trúc ngữ pháp cũng như cách sắp xếp các từ loại trong câu dẫn đến thực tế các em thường viết theo cảm tính, đôi khi còn sử dụng từ một cách tùy tiện, thể hiện lối tư duy thuần Việt (theo kiểu dịch từ Việt sang Anh: Vietnamese_ English translation). Một số em còn có thói quen đối phó với các tiết học viết bằng cách chép các câu, bài viết mẫu ở sách học tốt dẫn đến kỹ năng viết của các em ngày càng thui chột dần. Bên cạnh đó, sự yếu kém của các em cũng có phần thiếu sót của giáo viên giảng dạy chẳng hạn như truyền đạt máy móc, các bước dạy chưa rõ ràng, các thủ thuật chưa sát thực, gợi mở và không đủ sức lôi cuốn học sinh, chưa lồng ghép các kỹ năng một cách linh hoạt hoặc đặt ra yêu cầu quá cao so với trình độ của các em dẫn tới khả năng viết của các em gặp nhiều hạn chế. Một thực tế được đặt ra hiện nay đó là hầu như tất cả các kỳ thi đối với môn Tiếng Anh ở các cấp, bậc học phổ thông đều thể hiện bằng hình thức thi viết. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên dạy ngoại ngữ khá nặng nề, đặc biệt là trong rèn luyện và phát triển kỹ năng viết cho học sinh. Từ những thực trạng nêu trên, vấn đề đặt ra cấp thiết đối với tôi là làm thế nào để định hướng cho các em phương pháp học ngoại ngữ nói chung cũng như việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ nói riêng đặc biệt là kỹ năng viết cho những lớp đầu cấp để cải thiện những hạn chế, thiếu sót về khả năng viết của học sinh chính là lí do mà bản thân tôi đưa ra đề tài “ Giúp học sinh khối lớp 6 rèn kỹ năng viết”nhằm nghiên cứu, đánh giá tình hình của học sinh để từ đó rút ra những kinh nghiệm vận dụng vào thực tế giảng dạy của bản thân.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Viết là một trong những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của quá trình dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông, mục đích của việc luyện tập kỹ năng này là nhằm củng cố vốn ngữ liệu đã được học. Ở chương trình lớp 8, 9 kỹ năng viết được chia theo các tiết dạy riêng biệt, phần lớn là các dạng bài tập viết có hướng dẫn (viết đoạn văn theo chủ đề), được thực hiện theo 3 bước cụ thể: trước khi viết (pre-writing), trong khi viết (while- writing) và sau khi viết (post- writing) nên giáo viên dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập của học sinh. Riêng ở chương trình lớp 6, kỹ năng viết thường được lồng ghép với các kỹ năng nghe, nói, đọc nhằm làm phong phú thêm hình thức luyện tập trên lớp, thường là các dạng viết có hình thức đơn giản (chủ yếu là viết câu dựa trên vốn ngữ liệu mới được giới thiệu trong tiết học). Vì vậy, để có thể cải thiện kỹ năng viết ở mức độ đòi hỏi cao thì trước hết học sinh cần phải hoàn thiện cách trình bày một câu văn cơ bản (câu đơn), bởi lẽ một đoạn văn là sự kết hợp của nhiều câu văn có ý nghĩa, được sắp xếp một cách lô-gíc, mạch lạc. Việc giúp học sinh hiểu thế nào là một câu văn, thành phần và vị trí đúng của các từ loại trong câu theo phong cách của người Anh, để từ đó học sinh có thể tự triển khai một câu văn hoàn chỉnh và luyện tập dần dần để nâng cao kỹ năng viết của mình chính là mục tiêu của các giải pháp mà giới hạn đề tài đưa ra.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Chương trình lớp 6 không yêu cầu quá cao về kỹ năng viết, tuy nhiên để học sinh có thể phát triển được kỹ năng này ngay từ đầu thì giáo viên cần hình thành cho học sinh những khái niệm cơ bản cũng như các hình thức luyện tập kỹ năng qua từng tiết dạy. Với nội dung này giáo viên có thể áp dụng cho các tiết học tăng buổi để đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian của tiết học chính. Có thể bắt đầu như sau:
1/ Cách viết câu cơ bản ( câu đơn) ( How to write a basic sentence ). 
	1.1. Khái niệm : (What is a sentence ?)
- Câu (sentence) là sự kết hợp của một nhóm từ (a group of words). Nó được chia làm 2 phần: chủ ngữ (subject) và vị ngữ (predicate).
- Động từ trong câu (verb) luôn phải hoà hợp với chủ ngữ về giống (gender), số (number), thời/thì (tense), cách (case)
- Câu phải là một sự thông báo hoàn chỉnh (cả về mặt ý nghĩa và ngôn từ).
- Câu thường được bắt đầu bằng chữ cái in hoa (capital letter) và kết thúc bằng một dấu chấm câu (a full stop). 
	Về mặt định nghĩa, có thể giúp học sinh nhận biết khái niệm cơ bản của một câu đơn hay câu cơ bản (a basic sentence). 
	1.2. Các yếu tố / thành phần cơ bản của câu (sentence elements).
Việc giới thiệu và giúp học sinh nắm được các yếu tố / thành phần cơ bản của một câu chính là cốt lõi của việc rèn luyện kỹ năng viết câu cho học sinh. Thông thường có 5 yếu tố cơ bản để cấu thành câu, đó là: chủ ngữ (subject), động từ (verb), bổ ngữ ( complement), tân ngữ (object) và trạng ngữ (adverb). Các yếu tố này có thể đồng thời có mặt trong một câu hoặc câu có thể khuyết đi một trong các yếu tố như bổ ngữ, tân ngữ hoặc trạng ngữ. 
	1.3. Trọng tâm của câu (sentence focus).
Tập trung vào cá nhân / chủ thể cụ thể. Nó phải là câu trả lời cho một số dạng câu hỏi như:
Who does what? / What does what? 
What does what →When/Where/How/Why ?
Who does what → When/Where/How/Why ?
	1.4. Câu đơn có bao nhiêu loại ? 
Dựa trên sự có mặt của 5 yếu tố cơ bản trong câu có thể giúp học sinh nắm được một số loại câu đơn, bao gồm:
(1) S + V → It is raining 
 S V 
(2) S + V + A (compulsory) → He is outside 
 S V A
(3) S + V + Od →	Bang likes sports (Od = direct object: tân ngữ trực tiếp)
 	S V Od
(4) S + V + OI + Od →My mother buys me a new bike (OI = indirect object: tân ngữ gián tiếp)	 S V OI Od
(5) S + V + CS → They are beautiful (CS = subject complement: bổ ngữ cho chủ từ) S V CS
(6) S + V + O + A → My father takes me to the zoo
	 S V O A
(7) S + V + O + CO → We call him a hero (CO = object complement: bổ ngữ cho tân ngữ)	 S V O CO
Giáo viên cần phân tích rõ vị trí, chức năng của từng thành phần trong mỗi loại câu( trật tự của từ trong câu) nhằm hạn chế lỗi tư duy theo lối thuần Việt của học sinh trong quá trình viết câu (Ví dụ : Ngôi nhà đẹp→ house beautiful ; Tôi tên là Nam→ I name is Nam), đặc biệt lưu ý học sinh về vị trí của các trạng từ tần suất trong câu bởi lẽ phần lớn các trạng từ nằm ở cuối hoặc đầu câu, riêng trạng từ tần suất thường được đặt sau động từ “tobe” và trước động từ thường.
1.5. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ, động từ và các yếu tố khác trong một câu đơn.
Qua phân tích, nhận định các loại câu cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy rằng hai yếu tố chủ ngữ và động từ là thành phần không thể thiếu trong một câu. (Ngoại trừ câu mệnh lệnh, hoặc dạng câu tỉnh lược) 
Vậy giữa chủ ngữ, động từ và các yếu tố khác trong câu sự hòa hợp như thế nào ? Có phải cứ có đủ 5 yếu tố cơ bản đã nêu trên là cấu tạo thành 1 câu hoàn chỉnh không ? Có thể xét ví dụ sau: 
Ex: He be a doctor. 
 S V CS 
→ Đây không phải là 1 câu hoàn chỉnh vì động từ “be” chưa phù hợp với chủ ngữ “ He”. 
→ Câu hoàn chỉnh phải là: He is a doctor.
 	Như vậy , từ định nghĩa về câu và sự phân tích cấu tạo của câu thì giữa động từ và chủ ngữ nhất thiết phải có sự hoà hợp về giống, số, thời, thể, cách. Ngoài ra, động từ còn phải phù hợp với các yếu tố khác, đặc biệt là các trạng từ trong câu. Dựa vào sự dung hoà này giáo viên có thể thiết kế một số dang bài tập luyện tập cho học sinh như: 
Exercise 1: Correct mistake for there sentences(Sửa lỗi câu cho các câu sau)
a/ Ba have two sisters. → has (động từ không phù hợp ) 
b/ This is my father. Her name’s Ba. → His (giống không phù hợp)
c/ They are student. → students (Số không phù hợp) 
d/ I am going to visit my grand parents now → tomorrow. (Trạng từ không phù hợp)
e/ She is a teacher good. → Đảo good trước teacher (vị trí từ loại không phù hợp)
Exercise2: Reoder the following words to make full sentences. ( Sắp xếp các từ cho sẵn thành câu hoàn chỉnh). 
a. Phong / plays / in / soccer / the / usually / afternoon
→ Phong usually plays soccer in the afternoon. 
b. In/ Thu / the / countryside / lives 
→ Thu lives in the countryside. 
	Với các dạng bài tập này có thể giúp học sinh nắm vững cấu trúc cơ bản của một câu đơn cũng như vị trí, chức năng và sự hoà hợp của các yếu tố cấu thành câu.Và khi được luyện tập nhiều, học sinh sẽ dần dần cải thiện và nâng cao kỹ năng viết của mình, các em sẽ viết được một câu văn hay, chính xác cả về văn phong lẫn ý nghĩa. 
	2. Các hình thức bài tập luyện tập kĩ năng viết cho học sinh lớp 6: 
	Như đã trình bày, ở chương trình lớp 6 kỹ năng viết thường đan xen với các kỹ năng khác như nghe, nói, đọc.Vì vậy, phương pháp chủ yếu để rèn kỹ năng viết cho học sinh lớp 6 chính là việc thiết kế các hình thức luyện tập lồng ghép tuỳ theo nội dung, yêu cầu của bài / tiết học cũng như mức độ và khả năng thực hành của học sinh. Dưới đây là một số hình thức luyện tập cơ bản: 
	2.1 Ghi chép lại (writing down):
	Đối với học sinh khối lớp đầu cấp, việc ghi chép lại những gì đã học có thể giúp học sinh củng cố và ghi nhớ được bài học đôi khi nhiều hơn ta tưởng. Đồng thời qua việc ghi chép lại, học sinh có thể hạn chế việc mắc lỗi trong quá trình viết, từng bước cải thiện, nâng cao kỹ năng viết của mình.
	Các bài tập ghi chép lại không phải lúc nào cũng mang tính máy móc, thụ động , nhàm chán như phần lớn các giáo viên thường quan niệm mà ngược lại giáo viên hoàn toàn có thể kích thích niềm đam mê, gây hứng thú học tập và giúp học sinh học tốt hơn bằng cách tạo ra nhiều hình thức bài tập chép lại có ý nghĩa và thú vị. Sau đây là một số ví dụ cụ thể về các dạng bài tập ghi chép lại:
* Complete the dialogue: Một một học sinh sẽ chép lại một lời thoại từ đoạn hội thoại đã cho ( có chứa vốn ngữ liệu đã học ), sau đó chuyền cho bạn kế bên chép lại một câu đáp phù hợp với lời thoại trước. Quá trình luyện tập có thể cho học sinh đổi vai để nắm bắt hết toàn bộ nội dung của đoạn hội thoại. Hình thức này tương tự như cách thực hiện một bài hội thoại dây chuyền (chain dialogue).
Example: (B4 – Unit 1)
Lan: Good afternoon, Nga. Nga: Good afternoon, Lan. 	
Lan: How are you? Nga: I am fine, thanks. 
 And you ?	
Lan: Fine, thanks. Nga: Goodbye.
Lan: Bye.
* Complete the sentences: Một học sinh chỉ chép lại phần đầu của một câu, sau đó chuyền cho bạn bên cạnh chép tiếp phần cuối để hoàn thành câu (hoặc ngược lại). Câu được hoàn thành phải đảm bảo cả về cấu trúc và ý nghĩa (dựa trên ngữ liệu đã được cung cấp).
Example:	(Unit 13- A4)
- When it’s hot, I go swimming
- When it’s cold, I play soccer
- When it’s cool, I go jogging
 - When it’s warm, I go fishing
* Reoder sentences to make a complete dialogue: Giáo viên đưa ra một số câu để cấu thành đoạn hội thoại nhưng được sắp xếp một cách lộn xộn và yêu cầu học sinh tái tạo lại đoạn hội thoại bằng cách sắp xếp và chép lại những mẫu câu đó thành đoạn hội thoại hoàn chỉnh.
Example: (B1 – unit 2)
A. My name’s Nam.
B. How old are you?
C. Where do you live?
D. I’m twelve years old.
E. I live on Tran Phu Street
F. What’s your name?
( Key: F – A – C – E – B - D )
2.2. Chép chính tả(Dictation)
Chép chính tả cũng là một hình thức chép lại có hiệu quả. Ở dạng bài tập này học sinh vừa được luyện tập khả năng nghe hiểu, vừa được củng cố cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đã học bằng việc ghi lại đúng chính tả các từ, câu, đoạn văn vừa được nghe. Có nhiều cách chép chính tả khác nhau với mức độ từ dễ đến khó:
* Nghe, chép lại các từ hoặc các câu đơn giản: cách chép này thường chú trọng vào các từ có âm hoặc chính tả khó, dễ gây nhầm lẫn đối với học sinh.
Example: write the ordinal numbers (B4 – Unit 4)
* Nghe, chép lại các từ hoặc cụm từ quan trọng trong văn cảnh (spot dictation): Học sinh được đưa cho một đoạn văn chưa hoàn chỉnh, sau đó được yêu cầu vừa theo dõi bài đọc vừa nghe và ghi lại các từ còn thiếu ở chỗ trống.
Ở phần này, giáo viên thiết kế lại một đoạn văn đã hoàn chỉnh trong sách giáo khoa bằng cách bỏ bớt một số từ quan trọng để giới thiệu cho học sinh (viết lên bảng hoặc dùng bảng phụ), sau đó yêu cầu học sinh gấp sách, theo dõi lên bảng kết hợp nghe và viết lại các từ còn thiếu).
Example: complete the passage (C4 – Unit 7)
 “ Hi. My name is Hoang. I’m a student . I get up at half past five. I take a shower and get dressed. I have breakfast, then I leave the house at half past six. The school is near my house, so I walk .Classes start at seven and end at half past eleven. I walk home and have lunch at twelve o’clock”.
* Nghe, chép lại toàn bài: Đối với học sinh lớp 6 thì giáo viên nên thiết kế những đoạn văn ngắn có câu, từ đơn giản, nội dung phù hợp với vốn ngữ liệu mới vừa được cung cấp để tránh gây áp lực cho học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu. 
2.3 Xây dựng hội thoại có hướng dẫn (Construction dialogues).
Giáo viên đưa ra một bài hội thoại mẫu đồng thời cung cấp một số từ, cụm từ chủ chốt. Học sinh dựa vào bài mẫu và dùng những từ đã cho để viết thành một bài hội thoại mới tương tự như bài mẫu. Với dạng bài tập này nên cho học sinh đọc kỹ bài hội thoại mẫu để các em có thể vừa nắm được nội dung vừa nhận biết những từ, ý văn cần thay thế. 
Example: (A6 – unit 10)
Step 1: Read this dialogue
What’s the matter, Dung? → I’m cold.
What do you want? → I want a hot drink.
Step 2: Now use the key words and make the similar dialogues
a) hot / cold drink.
b) hungry / noodles.
c) thirsty / a drink.
2.4. Viết lại đoạn văn: (rewriting the passage)
Hình thức bài tập này cũng tương tự với dạng bài xây dựng hội thoại có hướng dẫn. Học sinh được đưa cho một đoạn văn, một câu chuyện hay một bài học. Dựa vào bài mẫu đó, yêu cầu học sinh viết lại một đoạn văn với một số thay đổi theo yêu cầu.
Example: (C2+3 – Unit 4)
Every morning, I get up. Then I get dressed. I brush my teeth and wash my face. I have breakfast. Then I go to shool.
→ Every morning, Ba gets up. He gets dressed. He brushes his teeth and washes his face. He has breakfast. Then he goes to school.
2.5. Viết mở rộng dưa vào khung gợi ý (expanding frames) :
Yêu cầu học sinh hoàn thành bài viết dựa trên một khung gợi ý cho sẵn, có thể là của một đoạn văn hoặc một lá thư ngắn có nội dung và chủ điểm liên quan đến bài học. Giáo viên có thể thiết kế dạng bài tập này cho phần homework ( bài tập về nhà ) nhằm giúp học sinh củng cố lại nội dung bài học đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng viết ở nhà.
Example: (Unit 5: things I do)
Get up / 5.30. / brush teeth / wash face. / have breakfast / 6.00. / After breakfast / school / 6.30. / go home / lunch / 11.30. / afternoon / homework / play sports. / have dinner / 6.30. /evening / watch TV. / bed / 10.00.
Key: Every day, I get up at 5.30. I brush my teeth and wash my face. I have breakfast at 6.00. After breakfast, I go to school at 6.30. I go home and have lunch at 11.30. In the afternoon, I do my homework and play sports. I have dinner at 6.30. In the evening, I watch TV. I go to bed at 10.00.
2.6. Một số hoạt động giao tiếp phổ biến qua viết:(Communicative writing activities)
Có nhiều hoạt động giao tiếp qua viết thực hiện ngay tại lớp rất hiệu quả. Đây là hình thức luyện tập tự do. Học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học vào những tình huống, hoạt động gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Sau đây là một số hình thức luyện tập phổ biến:
* Writing messages (viết lời nhắn): Học sinh có thể viết và chuyền cho nhau những yêu cầu, đề nghị đơn giản qua mẫu giấy nhỏ.
Example: (Unit 14 – C: suggestions)
- Let’s go swimming
- How about playing volleyball?
- Why don’t we go to the zoo?
* Writing letters (viết thư): Viết thư là một trong những hình thức giao tiếp qua viết phổ biến. Có nhiều hình thức viết thư khác nhau như: thư mời, xin lỗi, cám ơn, chúc mừng, đề nghị, thăm hỏi, hướng dẫn,
Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 6 thì hình thức viết thư chỉ nên đơn giản như thư mời (thiệp mời) hoặc có thể là viết một tấm bưu thiếp (postcard), vì qua việc viết thư học sinh không chỉ phải chú ý đến sự chính xác của ngôn từ mà còn phải quan tâm đến đối tượng giao tiếp (người đọc) hoặc các yếu tố văn hoá xã hội khác có liên quan.
* Interviews(viết bài phỏng vấn ngắn): Thông thường phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến dành cho luyện tập giao tiếp bằng ngôn ngữ nói( speaking), tuy nhiên giáo viên vẫn có thể sử dụng hình thức này như một dạng bài tập luyện tập phối hợp để rèn kỹ năng viết cho học sinh. Trước khi phỏng vấn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh soạn ra một bảng câu hỏi (questionare) và định hướng cách trả lời (các câu hỏi nên có nội dung đơn giản để học sinh có thể thu được kết quả phỏng vấn cao), cho học sinh tiến hành phỏng vấn (theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ), sau khi phỏng vấn xong yêu cầu các em ghi lại các câu trả lời ở dạng đầy đủ sau đó sắp xếp các câu trả lời sao cho có logic và viết lại thành một bài phỏng vấn hoàn chỉnh.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Sự phối hợp giữa các kĩ năng:
Như đã trình bày, bản chất của quá trình học ngoại ngữ chính là sự nắm bắt và phối hợp giữa các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trong việc cảm thụ và phát triển năng lực ngôn ngữ của người học. Đó chính là điều kiện quyết định kết quả học tập, luyện tập của người học nói chung cũng như học sinh trong nhà trường phổ thông nói riêng. Là giáo viên dạy ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn dễ dàng nhận thấy rõ vai trò của sự phối hợp giữa các kỹ năng trong mỗi tiết học (đặc biệt là ở chương trình lớp 6) chủ yếu là thông qua các hình thức luyện tập lồng ghép mà bản thân đã trình bày trong giải pháp thuộc phạm vi giới hạn của đề tài. Ví dụ:
- Học sinh có thể rèn luyện kỹ năng viết bằng việc phối hợp với kỹ năng nghe qua các dạng bài tập như: chép lại (học sinh nghe một câu chuyện, một bài hội thoại, một bài khoá sau đó tái tạo lại ở dạng viết (có hướng dẫn)) hoặc chép chính tả(nghe rồi ghi lại các thông tin chính)
- Sự phối hợp giữa kỹ năng nói và viết qua các dạng bài tập như: xây dựng hội thoại có hướng dẫn hoặc viết lại đoạn văn (có sự thay đổi gợi ý): học sinh thường được luyện nói trước, sau đó trình bày lại dưới dạng bài viết.
- Kỹ năng đọc và viết cũng thường được phối hợp một cách chặt chẽ như thông qua việc đọc một bài mẫu, học sinh có thể viết một đoạn, bài tương tự dựa trên những thông tin chính đã được cung cấp (expanding frames)
* Chữa bài viết cho học sinh:
Việc giúp người học nhìn nhận sự tiến bộ (về kỹ năng viết) của bản thân qua từng tiết học là yếu tố thúc đẩy quá trình học tập, luyện tập của học sinh. Điều kiện cần thiết đối với việc đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng viết của người học ngoại ngữ chính là việc chữa bài viết cho học sinh. Khi chữa bài cần đưa ra một số tiêu chí để lưu ý học sinh như sự đầy đủ về nội dung; sự chính xác, phù hợp về câu, từ đã sử dụng; sự rõ ràng của bố cục bài viếtĐối với học sinh khối lớp 6, khi chữa bài giáo viên cần lưư ý một số lỗi học sinh thường mắc phải như: viết sai lỗi chính tả, ký tự của từ rời rạc, viết theo lối tư duy thuần việt Có nhiều cách chữa bài tuỳ thuộc vào mức độ dễ, khó của bài viết, khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh như:
- Tự chữa bài: Giáo viên động viên mỗi học sinh có thói quen tự rà soát, kiểm tra và sửa chữa lại bài viết của mình dựa trên sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên.
-

File đính kèm:

  • docSKKN 2008.doc