Sáng kiến kinh nghiệm Giúp cho việc dạy và học nói Tiếng Anh ở trường THCS dễ dàng hơn

 1. Giới thiệu mục đích và cách luyện tập kỹ năng nói với học sinh. Nói có thể luyện tập cá nhân hoặc thực hành theo cặp, nhóm. Nếu thực hành theo cặp, nhóm thì giáo viên phải phân chia cặp, nhóm trước để học sinh biết mình phải luyện tập với ai. Giáo viên cũng phải yêu cầu kỷ luật khi luyện tập.

 2. Thực hành nói phải có tính hệ thống, liên tục, theo phương châm từ dễ đến khó.

 3. Tuỳ theo tình huống và yêu cầu rèn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị những hình thức rèn luyện phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.

 4. Thực hiện phần luyện nói trong từng phần của bài học.

a. Phần gây hứng thú đầu giờ ( warm up ) : Giáo viên có thể cho từng cặp học sinh hỏi đáp về thời tiết, ngày tháng, tình hình lớp học, về việc đã làm trong ngày nghỉ.

b. Phần giới thiệu ngữ liệu mới ( presetation ) : Kỹ năng nói thường được thực hiện trong phần giới thiệu ngữ cảnh ( set the scene ) và phần giới thiệu cấu trúc mới qua thủ thuật Dialogue build , Concept checking.

c. Phần luyện tập ( Practice ) : Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài tập như : Bài tập thay thế ( Substitution drills ), dùng Prompts hay picture cues hay các trò chơi ngôn ngữ để học sinh hình thành cấu trúc vừa học.

d. Phần nói tự do ( Production ) : Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh, chủ đề để học sinh thực hành nói theo cặp hay nhóm. Ở phần này, giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trong và ngoài sách giáo khoa hoặc các chủ đề gần gũi với các em như tả trường của em, tả nhà của em , tả bạn em . sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bài, vừa đem lại hiệu quả, kích thích được học sinh nhiệt tình luyện tập.

5. Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói:

a. Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi.

b. Trong luyện tập các giáo viên có hai chức năng chính :một là cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; Hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh.

c. Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa, có hiệu quả.

d. Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự như về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên truyền hình, về các môn thể thao yêu thích của các em hoặc về người thực, việc thực.

e. Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi.

f. Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện ví dụ như gặp khách nước ngoài, có bà con từ Mỹ, Anh, Úc trở về ( nhất là các em bé hoặc bạn bằng tuổi).

 

doc16 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp cho việc dạy và học nói Tiếng Anh ở trường THCS dễ dàng hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo hứng thú, niềm tin, niềm vui trong học tập.
 Ngày nay, Tiếng Anh chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh là công cụ rất đắc lực trong việc nghiên cứu và giao tiếp với mọi người trên toàn cầu. Vì thế người học phải thành thạo ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học.
II. Lý do chọn đề tài:
 Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy.
 Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường.
 Làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức học sinh thực hành nói có hiệu quả cao, đồng thời tạo cho các em có tâm lý tốt khi tập nói, đề tài: “Giúp cho việc dạy và học nói tiếng Anh ở trường THCS dễ dàng hơn” sẽ giải quyết vấn đề đó .
III. Giới hạn đề tài: 
 Từ thực tế dạy và học tiếng Anh ở trường nên đề tài này được thực hiện trong phạm vi chương trình tiếng Anh THCS.
IV. Mục tiêu viết đề tài:
 Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh khá nhiều năm, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng các thủ thuật, phương pháp dạy nói đã được học, đồng thời luôn cải tiến chúng cho phù hợp với học sinh THCS. Tôi viết đề tài này nhằm chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè đồng nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.
V. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
 Để thực hiện đề tài, tôi đã ứng dụng một số phương pháp cơ bản sau đây:
 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các thủ thuật, phương pháp dạy nói ở sách thiết kế bài giảng, sách hướng dẫn giáo viên, sách phương pháp đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng thường kỳ của các cấp trong nghành giáo dục.
 2. Phương pháp quan sát: trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm, kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự giờ, thăm lớp.
 3. Phương pháp đàm thoại: trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để tìm hiểu thông tin.
 4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: thông qua kết quả kiểm tra nói thường xuyên, cuối học kì và cả quá trình thực hành của học sinh trong các hoạt động trên lớp.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
 Dạy học theo quan điểmgiao tiếp là một trong nhưng tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay, các trường học trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoat đông giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nói cho người học.
 Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai kỹ năng quan trong bộc lộ và truyền đạt thông tin. Đặc biệt là kỹ năng nói trong trường THCS. Vì thế nó cần được quan tâm , nhấn mạnh và rèn luyện cho học sinh nhiều hơn.
 Luyện nói trong lớp học là giúp học sinh có thói quen nói trong các môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách có hệ thống theo những chủ đề , chủ điểm, mẫu câu, cấu trúc câu khác nhau gắn với mục tiêu của bài dạy. Luyện nói tốt sẽ giúp người học giao tiếp một cách có hiệu quả trong cuộc sống xã hội, đồng thời tạo sự tự tin khi khi bước ra cuộc sống thực tế.
II. Thực trạng của vấn đề:
 Qua việc dự giờ thăm lớp ở các khối, lớp ở trường, tôi nhận thấy các giáo viên rất lúng túng khi hướng dẫn các em rèn luyện nói. Các em học sinh rụt rè, ít hứng thú khi thực hành nói tiếng Anh. Nguyên nhân cơ bản là người dạy nắm không chắc phương pháp, thủ thuật dạy nói tiếng Anh . Học sinh chưa thấm nhuần các thủ thuật, phương pháp trong khi thực hành nói nói tại lớp. 
 Thực tế cho thấy tại trường tôi khả năng nói tiếng Anh của học sinh rất hạn chế , bộc lộ nhiều khuyết điểm: Các em không tự tin, không vận dụng được cấu trúc đã học để nói Còn giáo viên thì không linh hoạt thay đổi phương pháp, thủ thuật dạy. Đôi khi trong khi dự giờ tôi có cảm giác như họ bế tắc trong phương pháp giảng dạy vì thế khi thực hành kỹ năng nói cho học sinh nhiều lúc các bước tiến hành không có tuần tự, thiếu tính logic.
 Từ đó sau mỗi tiết học HS có cảm giác rất nặng nề, khó hiểu. Rất ít em tích cực tham gia vào hoạt động thảo luận theo cặp, theo nhómKết quả là đa số các em không thể trả lời được các câu hỏi mà giáo viên phỏng vấn cho dù mức độ câu hỏi không khó.
 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết các vấn đề:
 1.  Giới  thiệu mục đích và cách luyện tập kỹ năng nói với học sinh. Nói có thể luyện tập cá nhân hoặc thực hành theo cặp, nhóm. Nếu thực hành theo cặp, nhóm thì giáo viên phải phân chia cặp, nhóm trước để học sinh biết mình phải luyện tập với ai. Giáo viên cũng phải yêu cầu kỷ luật khi luyện tập.
 2. Thực hành nói phải có tính hệ thống, liên tục,  theo phương châm từ dễ đến khó.
 3. Tuỳ theo tình huống và yêu cầu rèn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị những hình thức rèn luyện phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
 4. Thực hiện phần luyện nói trong từng phần của bài học.
a. Phần gây hứng thú đầu giờ ( warm up ) : Giáo viên có thể cho từng cặp học sinh hỏi đáp về thời tiết, ngày tháng, tình hình lớp học, về việc đã làm trong ngày nghỉ...........
b. Phần giới thiệu ngữ liệu mới ( presetation )  : Kỹ năng nói thường được thực hiện trong phần giới thiệu ngữ cảnh ( set the scene )  và phần giới thiệu cấu trúc mới qua thủ thuật Dialogue build , Concept checking.
c. Phần luyện tập ( Practice ) : Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài tập như : Bài tập thay thế ( Substitution drills ), dùng Prompts hay picture cues hay các trò chơi ngôn ngữ để học sinh hình thành cấu trúc vừa học.
d. Phần nói tự do ( Production ) : Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh, chủ đề để học sinh  thực hành nói theo cặp hay nhóm. Ở phần này, giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trong và ngoài sách giáo khoa hoặc các chủ đề gần gũi với các em như tả trường của em, tả nhà của em , tả bạn em ......... sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bài, vừa đem lại hiệu quả, kích thích được học sinh nhiệt tình luyện tập.
5. Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói:
a.   Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi.
b.   Trong luyện tập các giáo viên có hai chức năng chính :một là cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; Hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh.
c.   Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội  để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã  học một cách có nghĩa, có hiệu quả.
d.   Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự như về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên truyền hình, về các môn thể thao yêu thích của các em hoặc về người thực, việc thực.
e.   Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi.
f.  Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện ví dụ như gặp khách nước ngoài, có bà con từ Mỹ, Anh, Úc trở về ( nhất là các em bé hoặc bạn bằng tuổi).
6. Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói
 a. Yes-no question : Câu hỏi để đoán thông tin
 + Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập.
 + Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho học  sinh nói tự do.
b. Ask and answer : đặt câu hỏi và trả lời
+ Học sinh có thể tự thực hành theo cặp
+ Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.
+ Giáo  viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin.
c. Dialogue :
+ Dialogue build : Giáoviên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói.
+ Disapearing dialogue :  Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ )
Ví dụ :              S1 : What ______  ______ like ?
                           S2 : I ______  ______ very much.
            -> Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ.
   Như ví dụ trên chỉ còn là :
                           S1 : _____  _____  _____  _____ ?
                        S2 : _____  _____  _____  _____ .
d. Substitution drills :
+ Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới.
+ Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo kiểu dây chuyền.
+ Giáo viên có thể dùng bảng từ : Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong câu mẫu để tạo thành câu mới.
e. Chain drills :
+ Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập.
+ Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó . Học sinh         đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục.
+ Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại liền ý.
f. Picture stories :
+ Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã  học. (Có thể dùng tranh trong sách giáo khoa)
+ Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong tranh.
+ Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như :
               “ What is happening in picture A ?”
               “ What do you see in picture B ?’’
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình   tiết của câu chuyện. -> Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính.
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể  : Ghi lời kể     vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát       tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó
g. Groupings :
+ Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một bản danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm .Nhiệm vụ của các bạn khác là phải bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó.
+ Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ, ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (mỗi từ phải kèm theo một định nghĩa đúng ).
Ví dụ : Rooms in the house.
-      Living room            : The place where we often welcome our guests
-      Bedroom           :
-      Dining room            :
-      Kitchen                  :
5.      Bathroom   :
h.  Mapped dialogue :
+Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh và yêu cầu của hoạt động.
+ Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình lên bảng.
+ Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các từ gợi ý hoặc hình vẽ đó.
+ Rèn luyện bài hội thoại với cả lớp.
+ Học sinh luyện tập theo cặp.
 i. Discussion: (Thảo luận dành cho học sinh đã có kiến thức tương đối cao- lớp 8, 9 )
+ Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận ( Ví dụ : về bóng đá, về một người nổi tiếng nào đó......... )
+ Các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm. Cuối cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó.
  7. Một số thủ thuật thường áp dụng cho lớp 6, 7 ( Được minh họa cụ thể):
* Luyện nói qua tiết thực hành cấu trúc ngữ pháp:
 Để thực hành nói một từ, một cụm từ hay một cấu trúc câu thì giáo viên phải luôn thực hiện theo nguyên tắc : nghe- nói - đọc -viết (cho HS nghe, tiếp đến cho HS lặp lại
 Hiện nay, nhiều học sinh lớp 8 ,9 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại nói Tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp. Các em không tự tin giao tiếp từ những câu chào hỏi, giới thiệu bản thânDo vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng nghe nói từ lớp 6.
 Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong quá trình dạy học, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp, say mê phấn đấu học bộ môn.
 Sau đây là một số hoạt động thực hành nói trên lớp:
 * Survey: Tiếng Anh 6 –Unit 3 
 in / family ?
In/ house?
In/ classroom?
Name
people
chairs
lamps
tables
desks
boards
Windows
Mai
5
6
3
2
10
1
3

Eg.
S1: How many [people] are there in your [ family] ?
S2: [five]
 *Mapped Dialogue: Tiếng Anh 6 –Unit 5 
Nga
Ba
-What today ?
-What time  start ?
-Do we literature 8.40 ?
-What time  finish ?
-What ..at 9.35 ?
Math
7.50
No  English
9.25
Phsics
 Eg.
 S1: What do we have today?
 S2: We have Math.
 S1: What time does it start?
 S2: At seven fifty.
 S1: Do we have literature at eight forty?
 S2: No, we don’t. We have English.
 S1: What time does it finish?
 S2: 
 * Mapped Dialogue: Tiếng Anh 6 – Unit 8 
 Yes/No questions : 
Eg:
 S1: Do you watch TV?
 S2: No, I don’t.
 S1: Do you listen to music?
 S2: No, I don’t.
* Noughts and Crosses : Tiếng Anh 7 Unit 2 -A 4-5
1)
We / meet / in the library
2)
They / meet / 8 o’clock
3)
 Hoa / see / a movies
4)
 Nga and Lan / go / bus
5)
mother / buy / books
6)
They / be back / 9.30
7)
She / get dressed / 5 p.m
8)
Nga / eat / cakes
9)
 Hien / call Lan / at 6
1) Where will we meet ?
 We will meet in the library.
2) What time will they meet ?
 They will meet at 8 o’clock.
3) What will Hoa see ?
 She will see a film.
4) How will Nga and Lan go ?
 They will go by bus.
5) What will your buy ?
?
* Unit 4-5 : Brainstorming : School subjects (lớp 7)
 Học sinh làm theo nhóm ghi tên những môn học ở trường và học sinh học cái gì trong các tiết học đó. Sau đó lần lượt từng học sinh trình bày về các môn học đó.
 Eg: In English class, students learn how to listen, speak, read and write.
 In History class, we study about past and present events in Vietnam and in the world.
 In Computer science class, we learn how to use a computer.
 School subjects
English
math
history
Past and present events in VN and all over the world
 Eg :
 In Physics class, we do some experiments
 In Geography class, we study maps and learn about different countries.
 In Literature, we learn about books and write essays
 Math / graphs / equations / calculator
 Music / piano / guitar / songbooks
 Art / paint / pencils / paper
 Physical Education / games / running shoes / ball
Biology / plants / animals 
Unit 8 : 
Task 1 :Roleplay
Suong
Clerk
5 local stamps and two stamps for America
A phone card.  altogether ? 
Eighty thousand dong
Here  Is that all?
 seven five thousand 
 change
Hoa : I would like 4 local stamps and 2 stamps for America ?
Clerk : Here you are. Is that all?
Hoa : I also need a phone card. How much is that altogether ?
Clerk : That is seventy five thousand dong.
Hoa : Here is eighty thousand dong.
 Task 2 : Make similar dialogue, use these cues :
Phone cards/ envelopes/ 55thousand dong.
IV. Kết quả thực nghiệm:
 Sau một thời gian áp dụng các phương pháp và thủ thuật được nêu trên học sinh đã có được kết quả như sau:(Khảo sát qua quá trình kiểm tra thường xuyên)
Lớp
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
6c
20%
31%
45%
4%
7b
22%
39%
34%
5%
8b
21%
33%
41%
5%
 
* Qua kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tương đối cao .Tuy nhiên nếu không cho câu hỏi ôn tập và cho nhiều chủ đề hơn thì kết quả sẽ thấp hơn. 
* Ngoài ra kỹ năng nói cũng được đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh trong một học kỳ. Tôi ghi điểm cộng nhằm khuyến khích các em có ý kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên.
V. Khả năng ứng dụng và triển khai:
 Các giải pháp đã được nêu trên nếu được ứng dụng trong việc giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
VI. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
 Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới của thời đại công nghiệp hoá, giáo viên phải đổi mới tư duy từ phương pháp giảng dạy đến cách thức tổ chức giờ dạy cho có hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng đúng mục tiêu giảng dạy theo phương pháp giao tiếp. Đặc biệt hơn với môn ngoại ngữ, một trong những môn học chính yếu sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại, giúp con người ngày càng hoà nhập vào thế giới hiện đại để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội hiện đại, văn minh. Trước hết , với sự thông thạo Tiếng Anh ở mức độ cơ bản trong trường THCS cũng sẽ tạo nền tảng cho học sinh học lên cấp THPT hay trang bị cho các em khi bước vào cuộc sống thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần phải bàn tiếp để khám phá nhiều biện pháp khả thi hơn trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn. 
 So với những năm trước đây, chất lượng bộ môn Tiếng Anh hiện nay tiến bộ hơn rất nhiều ở cả 4 kỹ năng “ Nghe- Nói - Đọc - Viết” , đặc biệt là kỹ năng nói và nghe. Vì thế trong thời gian tới tất cả giáo viên chúng ta phải tiếp tục học tập phương pháp và vận dụng phù hợp vào bài dạy với từng lớp từng đối tượng học sinh; đồng thời học nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm riêng của mỗi giáo viên. Tất cả không ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.
 KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm:
 Để hình thành và phát triển bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong quá trình dạy học ngoại ngữ, giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trò chủ đạo có nghĩa là phải phát huy cao độ tính tích cực trong luyện tập, thực hành. Muốn thực hiện được, cá nhân học sinh phải tích cực và tự giác tham gia thực hành không sợ mắc lỗi để dần dần đạt được trình độ nói trôi chảy.
 Ngoài ra, giáo viên phải giảm tối đa thời gian nói trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
 Sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp,
tổng phụ trách trong việc xây dựng nề nếp học tập cũng rất quan trọng. Lớp có nề nếp học tập tốt giáo viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn và hứng thú giảng dạy hơn.
 Sự chuẩn bị của học sinh cũng rất cần thiết như: học thuộc từ, soạn từ mới, đọc trước những gợi ý trong sách giáo khoa, làm bài tập về nhà
 Thêm vào đó, sự tận tâm và lòng nhiệt tình trong giảng dạy của người giáo viên rất là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả dạy học.
 II. Kiến nghị đề xuất:
 1. Đối với giáo viên:
 Tùy thuộc vào đối tượng học sinh theo từng khối lớp mà lựa chọn các phương pháp, thủ thuật phù hợp; trong quá trình dạy học cần theo dõi và khảo sát xem thủ thuật nào hiệu quả hơn, được nhiều học sinh hào hứng hơn. Bởi có những phương pháp và thủ thuậ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_cho_viec_day_va_hoc_noi_tieng_anh.doc
Giáo án liên quan