Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống để phát huy tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Văn Nho huyện Bá Thước

 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :

 Kĩ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi, biến động của cuộc sống. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kĩ năng sống.

+ Giáo dục kĩ năng sống là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp.

+ Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.

+ Kĩ năng sống giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

+ Kĩ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành.

+ Kĩ năng sống tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội. Đối với học sinh Tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. [1]

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống để phát huy tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Văn Nho huyện Bá Thước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi, Kĩ năng mời hẹn khá tốt.
	- Hạn chế: Phần lớn học sinh việc thể hiện kĩ năng còn hạn chế, các em chưa mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết; khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, tự bộc lộ bản thân vô cùng yếu. Nhiều em rụt rè, nhút nhát, không dám bày tỏ ý kiến, thái độ của mình trước một sự việc; nhất là trong hoạt động chung.
	- Kết quả khảo sát trắc nghiệm khách quan về kĩ năng thuyết trình thông qua môn Tập làm văn về nội dung tập làm báo cáo thống kê như sau:
Lớp
Số HS
Thời gian
Thể hiện thái độ bình tĩnh, tự tin, mạnh dạn
Thể hiện thái độ mất
bình tĩnh, thiếu tự tin
5A
Lớp đối chứng
SL
TL(%)
SL
TL(%)
30
Đầu năm học
9 em
30
21em
70
5B
Lớp thực nghiệm
31
Đầu năm học
8 em
25,8
23 em
74,2
- Đánh giá chung về thực trạng: Một số giáo viên và cả phụ huynh nhận thức về vấn đề giáo dục kĩ năng sống chưa đầy đủ. Giáo viên còn coi giáo dục kĩ năng sống chỉ là hoạt động bổ trợ, việc dạy kĩ năng sống chỉ là lồng ghép không phải là hoạt động chính nên chất lượng giáo dục kĩ năng sống chưa đạt hiệu quả cao. Kĩ năng giao tiếp của học sinh còn nhiều hạn chế, nhiều học sinh chưa có thái độ thân mật khi giao tiếp, thiếu bình tĩnh, tự tin trong giao tiếp. 
Để cải thiện thực trạng trên tôi xin trình bày các giải pháp thực hiện của mình như sau:
2.3. Giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống để phát huy tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Văn Nho - Bá Thước”
2.3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và phụ huynh học sinh về việc giáo dục kĩ năng sống để phát triển tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học, tôi triển khai cho giáo viên học tập nghiên cứu chuyên đề rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, để giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh; qua đó giúp giáo viên hiểu chương trình học chính khoá thường cho học sinh tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế học sinh sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi học sinh tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.
 Tuyên truyền thông qua các hội nghị của địa phương, hội nghị phụ huynh đầu năm học để giáo viên và phụ huynh, nhân dân xác định rõ trách nhiệm của gia đình và nhà trường, xã hội. Từ đó, phụ huynh và giáo viên, các lực lượng trong xã có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn trong công tác giáo dục kĩ năng sống, trong đó giáo viên nhà trường giữ vai trò là lực lượng nòng cốt.
 Thường xuyên đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong phụ huynh, làm động lực để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tham gia trong quá trình xây dựng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các giải pháp mới trong tuyên truyền là tổ chức hội thi, hoạt động trải nhiệm thực tiễn, tuyên truyền qua Facebook, sử dụng thông điệp tuyên truyền, tranh áp phích, tờ rơi...
Phối hợp với Chương trình phát triển vùng Bá Thước tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để họ có dịp bày tỏ quan điểm đồng thời qua kênh này lan tỏa trong phụ huynh về tính cấp thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Tổ chức tuyên truyền thông qua các hội thi với hình thức sân khấu hóa để học sinh thể hiện sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xác định những kĩ năng sống cơ bản và phân loại, lựa chọn kĩ năng mấu chốt để giáo dục cho học sinh- tính mạnh dạn, tự tin.
Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kĩ năng sống quan trọng mà học sinh cần phải biết như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp, Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Dựa vào các lĩnh vực tâm lí tôi đã yêu cầu giáo viên phân loại các nhóm kĩ năng sống chính cần giáo dục cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Văn Nho như sau:
- Kĩ năng giao tiếp: Rèn cho học sinh các kỹ năng giao tiếp thông thường; thuyết trình, hùng biện và tự tin nói trước đám đông; kỹ năng phản hồi và thể hiện cảm xúc; kỹ năng làm việc nhóm
- Kĩ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong cuộc sống: Rèn cho học sinh kĩ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong cuộc sống: Như sơ cấp cứu ban đầu; kĩ năng xử lý đuối nước; kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn, động đất; kĩ năng tham gia giao thông an toàn; phòng tránh tệ nạn bắt cóc trẻ em...
- Kĩ năng nhận thức: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng tư duy có phê phán
Trong mỗi nhóm kĩ năng trên có rất nhiều kĩ năng cụ thể. Mục tiêu đặt ra của tôi trong giải pháp này là giúp giáo viên hiểu sâu sắc về bản chất của các kĩ năng sống cần rèn luyện cho học sinh, đặc biệt là tính mạnh dạn, tự tin trong kĩ năng giao tiếp. Bởi khi đã rèn luyện được kĩ năng này thì học sinh sẽ có nền tảng để rèn luyện các kĩ năng khác một cách dễ dàng hơn.
2.3.3. Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh bằng các phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực:
 Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực chính là thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Trong quá trình chỉ đạo dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi yêu cầu giáo viên nhà trường tăng cường các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực sau :
- Phương pháp – hình thức tổ chức dạy học tích cực: Dạy theo nhóm; sử dụng phương pháp động não; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp đóng vai; phương pháp trò chơi, hình thức dạy cá nhân, dạy ngoài trời, dạy thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn...
Đối với trường Tiểu học Văn Nho, phương pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên, hiệu quả là phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi phóng viên. Các phương pháp này phát huy tính mạnh dạn, tự tin của các em rất cao. Sau mỗi lần được tham gia đóng vai, đặc biệt vai phóng viên các em sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn nhiều. Khi sử dụng các phương pháp này cần chỉ đạo giáo viên luân phiên các vai để tất cả các học sinh đều được trải nghiệm, được phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, tạo cho các em có “ Bản lĩnh cao” trong giao tiếp.
Hình thức dạy học theo nhóm cũng là thế mạnh vô cùng hiệu quả của giáo viên nhà trường. Hình thức này phát huy tối đa sự tự giác, chủ động, tích cực và hợp tác của các thành viên trong nhóm. Khi trình bày trong nhóm hoặc trước lớp, các em sẽ bình tĩnh, không e ngại, rèn luyện được tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Đây cũng là hình thức khuyến khích, nâng cao năng lực, tinh thần, thái độ học tập cho học sinh.
 - Một số kĩ thuật dạy học tích cực: Được sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia dự án, tạo sự đổi mới trong dạy học và giáo dục kĩ năng sống tôi chỉ đạo giáo viên sử dụng các kĩ thuật dạy học như: Kĩ thuật chia nhóm; Giao nhiệm vụ; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Các mảnh ghép, Kĩ thuật khăn trải bàn; Động não; Kĩ thuật trình bày 1 phút; Hỏi và trả lời; Hỏi chuyên gia; Kĩ thuật bản đồ tư duy; Viết tích cực; Đọc hợp tác (còn gọi là đọc tích cực); Nói cách khác; Phân tích phim; Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm,... Các kĩ thuật dạy học trên giúp học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp, từ đó học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.
 - Để việc giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả, vận dụng quy trình đã được tập huấn từ các chuyên gia dự án Vùng, tôi chỉ đạo giáo viên nhà trường thực hiện bài giảng theo 4 bước (giai đoạn): Khám phá, Kết nối, Thực hành, luyện tập, Vận dụng. Khuyến khích giáo viên sử dụng các tài liệu bổ trợ đã được, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để các em chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp, của trường. Chỉ đạo giáo viên trong giờ học phải tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là những em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém. Qua đó góp phần tích lũy, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho các em. Tạo sự gần gũi và tạo mối thân thiện đối với học sinh.
2.3.4.Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin tích hợp lồng ghép vào các môn học.
	Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và của ngành về nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống. Để giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh có hiệu quả, tôi chỉ đạo giáo viên nhà trường vận dụng lồng ghép, tích hợp vào tất cả các môn học, tiết học, nhất là các môn: Tiếng Việt; Đạo đức; Toán .... để các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. 
	Để việc giáo dục lồng ghép này đạt hiệu quả thì tôi yêu cầu giáo viên hiểu rõ và thực hiện các công việc sau:
 	Một là: GV cần phân biệt được sự khác nhau giữa dạy các môn học với giáo dục kĩ năng sống:
Đối với môn đạo đức: Chương trình giáo dục môn Đạo đức ở cấp tiểu học có một số nội dung trùng hợp với nội dung của giáo dục kĩ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn.
	Chẳng hạn như: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 5 tuần 9 có bài:
 “ Tình bạn”. Mục tiêu của của môn đạo đức là:
- Học sinh biết được khái niệm thế nào là tình bạn;
- Bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn, cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên trong việc dạy kĩ năng sống thì giáo viên cần dạy cho học sinh các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
 	 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
	Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kĩ năng sống với các môn học khác (như môn Đạo đức).
	Như vậy: từ sự so sánh trên giáo viên cần hiểu dạy các môn học phải thực hiện song hành từ cung cấp kiến thức đến kĩ năng, thái độ hành vi còn việc giáo dục kĩ năng sống chủ yếu là rèn kĩ năng thông qua hoạt động thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm.
	Hai là: Giáo viên phải nắm được Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức ở tiểu học nói chung, ở các môn học khác trong chương trình lớp 5 nói riêng.
 + Đối với môn Đạo đức : Giáo dục cho học sinh bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kĩ năng sống.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
Con ngoan
Trò giỏi
Công dân tốt
- Bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
-Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
- Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
- Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
- Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc tập thể.
- Biết sống tích cực, chủ động.
 - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trường tự nhiên. Chỉ khác hơn là giáo viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kĩ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kĩ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn giảng.
+ Đối với môn Tiếng Việt: Môn Tiếng Việt là một trong những môn học ở cấp tiểu học đặt ra mục tiêu và khả năng giáo dục kĩ năng sống khá cao, bởi vì:
- Số lượng phân môn nhiều 
- Thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao.
- Hầu hết các bài học đều có thể tích hợp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh ở những mức độ nhất định. Đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư; Giới thiệu địa phương; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, thuyết trình tranh luận... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò 
bó áp đặt. 
Đặc biệt; trong phân môn Kể chuyện và Tập đọc, việc rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin rất nhiều. Thông qua việc học kể một câu chuyện trước lớp; học sinh phải nắm được nội dung câu chuyện, cách kể để biểu lộ được cảm xúc, tạo sự hấp dẫn cho người nghe; có như vậy thì học sinh mới thể hiện câu chuyện một cách tự nhiên, có hiệu quả được.
Hoặc đối với phân môn Tập đọc; khi học sinh được luyện đọc hay, đọc diễn cảm, trước lớp thì các em cũng sẽ thường xuyên thích đọc, thích được thể hiện trước bạn bè và thầy cô.
+ Đối với môn Âm nhạc: Là môn học có đặc thù riêng, có nhiều điều kiện thuận lợi để rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho các em. Cần chỉ đạo giáo viên sử dụng các học sinh có năng khiếu làm gương cho các bạn còn hay thẹn thùng, e dè. Thường xuyên động viên, tạo cơ hội để cả lớp được phát huy tinh thần học tập tích cực, sôi nổi, sự thoải mái, tự tin khi thực hành ở từng tiết học.
+ Đối với các môn học còn lại: Môn học nào cũng liên quan đến giao tiếp. Giáo viên phải chủ động tạo tình huống để rèn kĩ năng cho học sinh. 
	Ba là: Giáo viên phải nắm được các nội dung cụ thể liên quan đến giáo dục kĩ năng sống, tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp xuất hiện ở môn Đạo đức ở lớp 5.
	Là một môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học. Môn đạo đức nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hoà giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kĩ năng , hành vi cho học sinh.
	Bản thân môn đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến các kĩ năng như: 
	 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử ( với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh)
	- Kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân
	- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi
( Trong các tình huống đạo đức ở gia đình, nhà trường và xã hội)
	- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân
	- Kĩ năng tự phục vụ
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức,...
	Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, hoạt động nhóm, ... ...đã tạo được cho học sinh có cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
 	Cần làm cho giáo viên hiểu rõ: Đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
2.3.5 . Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá phân loại hạnh kiểm của học sinh theo thông tư 22; rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh bằng chính cái tâm của người thầy.
Căn cứ vào việc thực hiện các nhiệm vụ của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo,học sinh tự đánh giá bản thân cũng như tạo cơ hội, điều kiện để các em được nhìn nhận, đánh giá bạn một cách khách quan. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người theo dõi sự đánh giá lẫn nhau của học sinh. Sau khi có được kết quả từ phía học sinh, cộng với sự đánh giá của bản thân; giáo viên phân loại hạnh kiểm của học sinh một cách chuẩn xác, từ đó giúp các em biết phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại để ngày càng tiến bộ. 
Tăng cường động viên, khích lệ học sinh dù là tiến bộ nhỏ nhất:
	Ông cha ta đã nói: “ Một miếng giữa đàng, bằng một sàng xó bếp”. Câu nói đó thật có lí, có tình, phản ánh đúng tâm lí con người. Hơn nữa đối với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát lại càng cần được động viên, khích lệ kịp thời. Điều này vô cùng quan trọng, nếu giáo viên biết để ý đến dù là những tiến bộ rất nhỏ của học sinh. Nó sẽ có hiệu ứng tức thời do tâm lí học sinh Tiểu học thích được khen. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải có lời khen hợp lí theo từng hoàn cảnh, tránh lạm dụng kẻo vô hình dung lại ảnh hưởng đến mục đích khen của mình.
Giáo viên phải thực sự có tâm, xem học sinh như con của mình để có sự gần gũi, thấu hiểu, thông cảm với học sinh trong từng trường hợp cụ thể. Có như vậy thì học sinh cũng mới thực sự gửi gắm niềm tin vào thầy cô và các em sẵn lòng bộc bạch những điều cần thổ lộ. Từ đó những tình huống dù khó đến mấy cũng dễ dàng được tháo gỡ và đây cũng chính là tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn bày tỏ những điều mình muốn nói.
2.3.6. Giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	- Chỉ đạo đoàn đội tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
	- Phối hợp các đoàn thể trong nhà trường, tổ khối, tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa. Tham quan các di tích lịch sử ở địa phương như: Miếu thờ Hà Văn Nho, viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồng Tâm,... Khi tổ chức cho các em đi tham quan, ngoài việc đi theo tập thể lớp, phân theo nhóm học sinh khoảng 5- 6 em để các em có thể, quan tâm, hợp tác, quán xuyến lẫn nhau khi đến những nơi đông người. Ngoài ra, cần nhắc nhở các em mang theo một quyển sổ nhỏ, bút viết để có thể ghi chép những gì mà các em thu thập được qua chuyến tham quan. Sau đó tổ chức cho các em trình bày cảm nghĩ, những cảm nhận của bản thân sau chuyến tham quan, trải nghiệm để các em tăng cường được rèn kĩ năng thuyết trình trước đám đông.
- Chỉ đạo tổng phụ trách tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
 - Duy trì sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học, được hơi như: Chủ đề Ngày rằm trung thu (Tháng 8), an toàn giao thông (Tháng 9),Chào mừng ngày 20/11(Tháng 11), tiếp bước cha anh (Tháng 12), Ngày tết quê em (Tháng 1), Việt Nam Tổ quốc em (Tháng 2), bằng các hình thức như thi Rung chuông vàng, Đối mặt, hái hoa dân chủ; ... 
- Phối hợp với Chương trình phát triển vùng tổ chức các cuộc thi về an toàn trường học nhằm phát huy kĩ năng giao tiếp cho học sinh tại trường.
 Thông qua các hoạt động này, các em được trải nghiệm thực tế rất nhiều. Chính vì vậy các em phát triển được nhiều kĩ năng như; mạnh dạn, tự tin, tự khám phá, kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: .
 	 - Ngoài ra, trong các tiết hoạt động tập thể, chúng ta cần tổ chức cho học sinh đọc và thi đọc sách tại phòng thư viện nhà trường. Thông qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu, khám phá, tư duy và tăng thêm sự hiểu biết,Từ đó giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, sự cảm thông, .
2.3.7. Giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công
Với biện pháp này, tôi yêu cầu giáo viên thực hiện được những việc như sau:
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Chi đội. 
Trong những tiết học này, giáo viên nên để cho học sinh tự đánh giá, sau đó đến tổ trưởng, các trưởng ban, Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp,... với cách làm như vậy, các em mạnh dạn bộc lộ mình, tự tin khi đứng trước tập thể, biết tự đánh giá tổ, cá nhân, .đồng thời nâng cao tính trung thực, thẳng thắn mà chân thành cho học sinh.
- Trong từng giờ lên lớp và cuộc sống, cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, ch

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_chi_dao_giao_duc_ki_nang_son.doc