Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học

Thầy cô giáo phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để học sinh noi theo. Đồng thời cán bộ, giáo viên nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những học sinh chưa tôn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề thật khéo léo, nhân văn để học sinh nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn mực trong thái độ, lời nói hành vi của mình đối với thầy cô giáo, từ đó có sự tự điều chỉnh và có hướng khắc phục.

Tăng cường tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học, nhằm tạo ra các mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô, học sinh với môi trường xung quanh.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục: vui chơi, sinh hoạt tập thể, làm quen với cộng đồng, . nhằm tạo ra môi trường thân thiện đối với học sinh dân tộc, tránh những tự ti, nhút nhát trong các em.

 

doc23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả .
Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi trong việc tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này.
Chương 2
THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÈN KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta là trường Tiểu học thứ 2 trong xã Pắc Ta nằm trên quốc lộ 32 phía Bắc giáp với xã Trung Đồng, phía nam giáp với xã Phúc Than của huyện Than Uyên, gồm 2 điểm trường có 7 thôn bản với 4 dân tộc chủ yếu là: Thái, Kinh, Dao, Hmông. Đây là địa bàn có bãi vàng Thanh Sơn nên có nhiều dân di cư tự do và phức tạp.
Nhà trường có ... em, trong đó có . em nam và ..em nữ, có.....em là học sinh dân tộc thiểu số ( .....em khuyết tật).
	2.2. Thực trạng vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học ở trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta có nhiều thuận lợi để giúp tôi thực hiện tốt, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
* Thuận lợi
	Trường nằm dọc quốc lộ 32, giao thông đi lại tương đối thuận lợi. Đội ngũ giáo viên đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhân dân. 
Học sinh đa số ngoan ngoãn, đã có động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ học tập.
* Khó khăn
	Bên cạnh những thuận lợi đó, nhà trường vẫn còn có đối mặt với những khó khăn nhất định như: 
Tuy đây là xã nằm trên quốc lộ 32 nhưng nhiều điểm bản lại nằm rải rác, cách xa nhau.
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này làm mất sự hứng thú của học sinh.
80% học sinh là người dân tộc thiểu số chưa thông thạo tiếng phổ thông nên hầu hết các em chưa có kĩ năng sống cơ bản.
Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao.
Học sinh chỉ học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít.
Kỹ năng giao tiếp hạn chế.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục chưa được đồng bộ, trang thiết bị chưa được đầy đủ.
2.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân học sinh thiếu một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử và tự chăm sóc bản thân cho học sinh đó là: 
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn hạn chế, chưa biết khai thác những kiến thức về giáo dục kỹ năng sống trên hệ thống Internet để phục vụ trong công tác dạy và học.
- 80% học sinh là con em dân tộc thiểu số khả năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế dẫn đến các em chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử.
- Khả năng nhận thức và hiểu biết về môi trường sống của một số gia đình học sinh và phong tục tập quán của địa phương còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng phần nào đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
	Nguyên nhân học sinh thiếu một số kỹ năng về ứng phó trước một số tình huống có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập điện, đuối nước, tham gia giao thông đó là:
	- Trong nội dung các bài học chỉ mang tính chất giới thiệu, thời lượng dành cho các nội dung này còn ít, là xã có địa bàn chủ yếu là đồi núi ít sông suối, học sinh ít khi tham gia giao thông ở những tuyến đường có nhiều loại phương tiện tham gia. 
- Khả năng nhận thức về các mối nguy hiểm từ các hiểm họa trên đối với các em còn mơ hồ, việc giáo dục trang bị các kĩ năng này cho các em ở tại gia đình hầu như không có, điều này đã ảnh hưởng phần nào đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
* Số liệu khảo sát 125 HS điểm trung tâm Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, tại thời điểm đầu năm học 2015-2016:
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá thực trạng về kỹ năng giao tiếp của học sinh.
Các kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Mức độ thực hiện
Tổng
Tốt
Khá 
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng chia sẻ những tình cảm của bản thân với thầy cô, bạn bè
30
24
45
36
50
40
125
100
Kỹ năng chia sẻ công việc học tập của bản thân với anh chị/ông bà/ bố mẹ
27
21.6
43
34.4
55
44
125
100
Kỹ năng giao tiếp nơi công cộng
19
15.2
35
28
71
56.8
125
100
Số liệu bảng 2.1. cho thấy: 
Qua đánh giá thực trạng các kĩ năng giao tiếp cho học sinh ta thấy: Kỹ năng giao tiếp nơi công cộng học sinh còn gặp nhiều hạn chế, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tính nhút nhát của học sinh thông qua các mối quan hệ xung quanh. Kỹ năng chia sẻ công việc học tập của bản thân với anh chị/ông bà/ bố mẹ và Kỹ năng chia sẻ những tình cảm của bản thân với thầy cô, bạn bè cũng phần nào được học sinh quan tâm tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là học sinh chưa biết cách chia sẻ và tâm sự, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp của học sinh.
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá thực trạng về kỹ năng ứng xử của học sinh. 
Kĩ năng ứng xử của học sinh
Mức độ thực hiện
Tổng
Tốt
Khá
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng ứng xử của bản thân với thầy cô
23
18.4
38
30.4
64
51.2
125
100
Kỹ năng ứng xử của bản thân với bạn bè
20
14.5
33
26.4
72
57,6
125
100
Kỹ năng ứng xử của bản thân với các mối quan hệ xung quanh
18
14.4
29
23.2
78
62.4
125
100
Số liệu bảng 2.2. cho thấy: 
Trong ba kỹ năng ứng xử của học sinh là: Kỹ năng ứng xử của bản thân với thầy cô; Kỹ năng ứng xử của bản thân với bạn bè; Kỹ năng ứng xử của bản thân với các mối quan hệ xung quanh cho thấy kĩ năng ứng xử của bản thân với các mối quan hệ xung quanh của học sinh còn nhiều hạn chế; do ảnh hưởng trong điều kiện sống từ phía gia đình nên phần nào đã làm cho học sinh chưa mạnh dạn trong giao tiếp với các mối quan hệ đặc biệt là mối quan hệ xã hội.
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá thực trạng về kỹ năng tự chăm sóc bản thân của học sinh.
Các kĩ năng tự chăm sóc bản thân cho học sinh
Mức độ thực hiện
Số HS KS
Tốt
Khá
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng vệ sinh cá nhân
27
21.6
43
34.4
55
44
125
100
Kỹ năng tự quan sát
23
18.4
40
32
62
49.6
125
100
Kỹ năng phối hợp
24
19.2
38
30.4
63
50.4
125
100
Số liệu bảng 2.3. cho thấy: 
Các kỹ năng về tự chăm sóc bản thân cho học sinh đó là: Kỹ năng vệ sinh cá nhân; Kỹ năng tự quan sát; Kỹ năng phối hợp thì kỹ năng tự quan sát và kỹ năng phối hợp của học sinh còn nhiều hạn chế, việc quan sát về môi trường sống xung quanh các em, khả năng phối hợp trong công việc với các bạn bị hạn chế sẽ dẫn đến khả năng tự chăm sóc bản thân của các em đôi lúc sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng về kỹ năng ứng phó trước một số tình huống có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập điện, đuối nước, tham gia giao thông.
Các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống
Mức độ thực hiện
Số HS KS
Tốt
Khá
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng ứng phó trước tình huống hỏa hoạn, chập điện
15
12
20
16
90
72
125
125
Kỹ năng ứng phó trước tình huống đuối nước
17
13.6
25
20
83
66.4
125
100
Kỹ năng tham gia giao thông
17
13.6
23
18.4
85
68
125
100
Số liệu bảng 2.4. cho thấy: 
Các kỹ năng về kỹ năng ứng phó trước một số tình huống có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập điện, đuối nước, tham gia giao thông của các em còn gặp những khó khăn nhất định.	 
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	3.1. Các nguyên tắc đề xuất 
	3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
	3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
	3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi
3.2. Giải pháp rèn kỹ năng sống cơ bản cho học sinh. 
3.2.1. Giải pháp 1: Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học các môn có ảnh hưởng chính
3.2.1.1. Mục tiêu
Cụ thể hóa nội dung giao tiếp cho học sinh thông qua nội dung kế hoạch bài học, các hoạt động giáo dục và các khâu của quá trình day học nhằm tạo cho học sinh được tiếp cận thường xuyên các kỹ năng giao tiếp.
3.2.1.2.Nội dung và cách thức thực hiện
Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài học, giáo viên cần xác định nội dung kiến thức trọng tâm của tiết dạy và nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cần tích hợp đặc biệt cần vận dụng tốt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và các kỹ năng mềm dẻo trong dạy học
Khi tổ chức dạy học có tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần tạo ra môi trường học tập thân thiện nhằm rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Trong quá trình tổ chức giáo dục các kỹ năng giao tiếp, sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên cần rút ra kết luận từ đó điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.
Thành lập các câu lạc bộ theo nhóm sở thích của học sinh, tạo cho các em có cơ hội bình đẳng trong giao tiếp. Những nhu cầu của mỗi học sinh khác nhau. Có những em luôn quan tâm và mong muốn tham gia thảo luận, tranh cãi về những vấn đề mà hay quan tâm, nhiều em khác lại thích thú say mê thể thao, thêu, đan, khâu và nhiều em khác lại khao khát biểu diễn nghệ thuật, làm thơ,...Những nhu cầu này phản ánh lòng mong muốn khát khao của mỗi học sinh; đây là điều kiện và cơ hội để học sinh được chia sẻ những tâm tư cá nhân với bạn bè, thầy cô và môi trường xung quanh
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội về an toàn giao thông, thăm và chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm tạo ra cho các em có văn hóa ứng xử chuẩn mực.
Tăng cường các nội dung sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
3.2.2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng ứng xử cho học sinh
3.2.2.1 Mục tiêu
	Thông qua việc giáo dục các kỹ năng ứng xử, giúp cho các em có cơ hội trải nghiệm nhận thức từ đó giúp các em có cách ứng xử phù hợp với thầy cô, bạn bè và môi trường xung quanh.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thầy cô giáo phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để học sinh noi theo. Đồng thời cán bộ, giáo viên nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những học sinh chưa tôn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề thật khéo léo, nhân văn để học sinh nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn mực trong thái độ, lời nói hành vi của mình đối với thầy cô giáo, từ đó có sự tự điều chỉnh và có hướng khắc phục.
Tăng cường tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học, nhằm tạo ra các mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô, học sinh với môi trường xung quanh.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục: vui chơi, sinh hoạt tập thể, làm quen với cộng đồng, ... nhằm tạo ra môi trường thân thiện đối với học sinh dân tộc, tránh những tự ti, nhút nhát trong các em.
Xây dựng quy tắc ứng xử phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, nội quy hoạt động của nhà trường, phù hợp với văn hóa địa phương.
Đem vấn đề giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh vào một trong những nội dung giáo dục tư tưởng và đạo đức lối sống thông qua các buổi sinh hoạt hàng tuần. Tổ chức những buổi nói chuyện, các cuộc thi, các hội diễn văn hoá văn nghệ hay sinh hoạt truyền thống. 
3.2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tự chăm sóc bản thân cho học sinh
3.2.3. 1. Mục tiêu
Rèn kĩ năng tự chăm sóc bản thân đối với học sinh tiểu học là việc quan trọng, qua đó tác động trực tiếp đến sức khoẻ để học tập có tác động đến môi trường thân thiện và nhận thức của người thân trong gia đình. 
3.2.3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện
Xây dựng kế hoạch triển khai các chuyên đề, hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về tự chăm sóc bản thân.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, thực hành tại môi trường sống của học sinh, qua đó giúp các em được trải nghiệm với các công việc thực tế, gần gũi với điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh.
Đối với học sinh Tiểu học các em chưa có kỹ năng sống và tự phục vụ, các em còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, chủ yếu dựa vào người lớn, chưa biết xử lý hoặc còn lúng túng khi gặp sự cố. Trong khi đó các em chưa được tạo cơ hội để có những kĩ năng cơ bản.
Mỗi thầy cô giáo trước hết cần nhận thức đúng đắn về việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho học sinh. Hiểu kĩ năng tự phục vụ không phải là những vấn đề lớn mà chỉ là những việc làm cụ thể như: rửa tay, lau mặt, tự lấy thức ăn, tự thay quần áo, tự xắp xếp đồ dùng học tập, lớp học...Từ đó xây dựng chuẩn mực về vệ sinh cá nhân cho học sinh như: việc vệ sinh cá nhân hàng ngày, việc tắm rửa như thế nào cho đúng cách và đảm bảo phòng chống ốm đau, dịch bệnh, giáo dục giới tính, tệ nạn xã hội, kĩ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kĩ năng bảo vệ bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn, .... Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân, biết xắp xếp góc học tập, giường ngủ ngăn nắp, gọn gàng, có tác phong nhanh nhẹn, 
Hướng dẫn học sinh cách chải đẩu, rửa mặt, đánh răng, tự giặt quần áo cho mình, uống nước xong để cốc đúng nơi quy định, bỏ rác vào thùng, dọn đồ chơi sau khi chơi, sử dụng bát đũa, thìa đúng cách, chuẩn bị sách vở đồ dùng trước khi lên lớp, 
Xây dựng môi trường sống gần gũi, hòa đồng, thân thiện để giúp các em tự thể hiện mình và biết lắng nghe, chia sẻ và có trách nhiệm với những người xung quanh.
Tạo cơ hội cho mỗi cá nhân học sinh hiểu và tự thực hiện bổn phận cũng như được hưởng đúng quyền lợi của mình trong cuộc sống. Học sinh biết làm chủ bản thân, biết quản lý thời gian và tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh.
3.2.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng ứng phó trước một số tình huống
3.2.4. 1. Mục tiêu
Rèn kĩ năng ứng phó trước một số tình huống có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập điện, đuối nước, an toàn giao thông
3.2.4. 2. Nội dung, cách thực hiện:
Phối hợp với Đội Thiếu niên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng phòng cháy, phòng điện giật, tránh xa những nơi nguy hiểm, tránh bị đuối nước, công tác an toàn giao thông vào các tiết hoạt động đầu tuần, hoạt động cuối tuần. Giúp các em nắm được một số kỹ năng cơ bản khi gặp tình huống xảy ra, thông qua các em học sinh có thể tuyên truyền tới các bậc phụ huynh học sinh. Ví dụ như: Rèn kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Thực hiện ký cam kết giữa giáo viên chủ nhiệm với nhà trường, giữa học sinh, phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm về an toàn giao thông, tuân thủ các qui định của pháp luật khi tham gia giao thông. Thướng xuyên có báo cáo về việc thực hiện cam kết.
3. 2.4.3 Hiệu quả của sáng kiến
* Kết quả khảo sát 125 HS của điểm trung tâm Trường Tiểu học xã Pắc Ta tính đến thời điểm cuối tháng 2 năm học 2015-2016:
	Bảng 3.1. Kết quả đạt được về kỹ năng giao tiếp của học sinh
Các kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Mức độ thực hiện
Tổng
Tốt
Khá tốt
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng chia sẻ những tình cảm của bản thân với thầy cô, bạn bè
44
35.2
65
52
16
12.8
125
100
Kỹ năng tâm sự công việc học tập của bản thân với anh chị/ông bà/ bố mẹ
40
32
63
50.4
22
17.6
125
100
Kỹ năng giao tiếp nơi công cộng
33
26.4
73
58.4
19
15.2
125
100
Bảng 3.2. Kết quả đạt được về kỹ năng ứng xử của học sinh 
Các kĩ năng ứng xử cho học sinh
Mức độ thực hiện
Tổng
Tốt
Khá
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng ứng xử của bản thân với thầy cô
42
33.6
55
44
28
22.4
125
100
Kỹ năng ứng xử của bản thân với bạn bè
45
36
64
51.2
16
12.8
125
100
Kỹ năng ứng xử của bản thân với các mối quan hệ xung quanh
46
36.8
67
53.6
12
9.6
125
100
Bảng 3.3. Kết quả đạt được về kỹ năngtự chăm sóc bản thân của học sinh
Các kĩ năng tự chăm sóc bản thân cho học sinh
Mức độ thực hiện
Số HS KS
Tốt
Khá
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng vệ sinh cá nhân
47
37.6
66
52.8
12
9.6
125
100
Kỹ năng tự quan sát
43
34.4
68
54.4
14
11.2
125
100
Kỹ năng phối hợp
48
38.4
63
50.4
14
11.2
125
100
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá thực trạng về kỹ năng ứng phó trước một số tình huống có thể xảy ra như hỏa hoạn, chập điện, đuối nước, tham gia giao thông.
Các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống
Mức độ thực hiện
Số HS KS
Tốt
Khá
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kỹ năng ứng phó trước tình huống hỏa hoạn, chập điện
25
20
45
36
55
44
125
100
Kỹ năng ứng phó trước tình huống đuối nước
23
18.4
47
37.6
55
44
125
100
Kỹ năng tham gia giao thông
27
21.6
48
38.4
50
40
125
100
Số liệu các bảng 3.1; 3.2; 3.3; 3.4 cho thấy: 
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng vệ sinh cá nhân của học sinh được nâng lên rõ rệt, số học sinh đánh giá ở mức độ trung bình giảm hẳn. Các em đã có kỹ năng chia sẻ những tình cảm của bản thân với thầy cô, bạn bè; khả năng tự chăm sóc bản thân một cách đúng đắn và kĩ năng ứng xử của bản thân với các mối quan hệ xung quanh
Để đạt được kết quả trên tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp rèn kỹ năng sống cơ bản cho học sinh. Bên cạnh đó phải kể đến sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã góp phần tạo nên sự thành công của sáng kiến.
3.2.4.4: Ứng dụng vào thực tiễn
 1. Những bài học kinh nghiệm
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng, thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 - Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội,
 - Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. 
 - Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động.
 - Giáo dục kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. 
 - Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học mang một ý nghĩa rất quan trọng và là công việc hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được cách rèn luyện và rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng mà các em sẽ gặp lại trong cuộc sống, là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình.
Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói việc làm. Nó còn giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, các em sẽ tích cực hơn. Có kỹ năng tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, đoàn kết, yêu thương, trác

File đính kèm:

  • docBien_phap_ren_ki_nang_song_co_ban_cho_hoc_sinh_dan_toc.doc