Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
Phân tích công tác quản lý thiết bị dạy học tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương
* Ban giám đốc
- Quản lý TBDH bằng các quy chế, quy định, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Quản lý bằng công cụ tổ chức: Thông qua chức năng tham mưu của các phòng.
- Quản lý TBDH bằng các nguồn lực: Huy động và sử dụng các nguồn vốn từ nguồn ngân sách được cấp, vốn tự có
* Phòng Hành chính - Tài vụ
- Là đơn vị chức năng của phòng quản lý trực tiếp ngân sách, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho trung tâm về cơ sở vật chất trong đó có TBDH .
- Xem xét với khả năng hiện có của trung tâm làm thế nào để đáp ứng TBDH cho tất cả các đơn vị.
ắt tiền. Bảng nội dung, chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý TBDH Nhiệm vụ quản lý TBDH Nội dung QL TBDH Chức năng QLTBDH Xây dựng, trang bị TBDH Sử dụng TBDH Bảo quản TBDH Lập kế hoạch Lập kế hoạch xây dựng, mua sắm Lập kế hoạch Sử dụng TBDH Lập kế hoạch Bảo quản TBDH Tổ chức Tổ chức xây dựng cơ chế về trang bị và sử dụng Tổ chức cơ chế về bộ máy sử dụng Tổ chức cơ chế về bảo quản Lãnh đạo, chỉ đạo Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng Chỉ đạo việc Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra việc đánh giá xây dựng, mua sắm Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng Kiểm tra bảo quản TBDH 1.3.3. Những yêu cầu về quản lý thiết bị dạy học ở Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương Lập kế hoạch trang bị, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học Khảo sát hiện trạng thiết bị dạy học, những thông số cơ bản về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Đánh giá mức độ trang bị thiết bị dạy học so với yêu cầu dạy và học của trung tâm đồng thời xác định hiệu quả khai thác các thiết bị dạy học hiện có. Xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, mua sắm, sửa chữa, tự làm, sưu tầm thiết bị dạy học. Tổ chức và chỉ đạo công tác thiết bị dạy học: Đây là khâu có tính chất quyết định trong việc thực hiện kế hoạch đề ra trong đó đặc biệt là phân cấp quản lí trong nội bộ nhà trường và từng thành viên liên quan. Kiểm tra và đánh giá: Là một khâu trong công tác quản lí thiết bị dạy học với 3 yêu cầu: đánh giá, phát hiện và điều chỉnh. Kiểm tra việc mua sắm thiết bị dạy học theo kế hoạch về số lượng, chất lượng, chủng loại của thiết bị, lắp đặt và vận hành thử. Kiểm tra và đánh giá cán bộ giáo viên và HSSV sử dụng thiết bị dạy học. Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo dưỡng và kiểm kê thiết bị dạy học theo định kì. Chương 2: THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Vài nét lịch sử phát triển Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương tiền thân là trường Quản lý Cán bộ Giáo dục và trạm Đại học của tỉnh Hải Hưng được thành lập năm 1978. Hơn ba mươi năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND mà trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện nay, Trung tâm đã và đang liên kết đào tạo với hơn 20 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở khu vực phía Bắc, là cơ sở liên kết đào tạo đa ngành nghề, đa bậc học, là trung tâm liên kết đào tạo có uy tín và chất lượng. Trung tâm đã kết hợp với các trường đào tạo một lực lượng lớn nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Hải Dương bao gồm các ngành như cử nhân luật, kinh tế, ngoại ngữ, đất đai, môi trường, giao thông, xây dựng, công nghệ thông tin, giáo viên các ngành Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Mầm non Từ khi mới được thành lập, cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học (TBDH) của Trung tâm còn nghèo nàn. Đến nay, Trung tâm đã có một cơ ngơi khang trang hiện đại gồm 5 dãy nhà 3 tầng với trên 40 phòng học được trang bị đầy đủ tiện nghi, tạo điều kiện tốt cho các giờ lên lớp và học tập của giáo viên và học viên; trung tâm đã trang bị 3 phòng vi tính gần 100 máy; 01 phòng học đa chức năng, 01 phòng học truyền hình hai chiều phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 2.1.1. Về nhân sự - cơ cấu tổ chức - Về đội ngũ giáo viên, cán bộ viên chức: Trung tâm có 61 cán bộ viên chức trong đó có 38 là giáo viên. Trình độ Đại học: 37 người, chiếm 61 %. Trình độ Thạc sỹ: 14 người chiếm 23 %, Tiến sỹ: 01 người, nghiên cứu sinh: 01 người. - Về cơ cấu tổ chức: gồm có Ban giám đốc, 6 phòng chuyên môn và chức năng. - Phòng Quản lý chuyên môn I có nhiệm vụ quản lý tất cả các lớp khối sư phạm của ngành giáo dục – đào tạo Hải Dương. - Phòng Quản lý chuyên môn II có nhiệm vụ quản lý các lớp thuộc chuyên ngành luật, kinh tế, đất đai, môi trường, giao thông, xây dựng - Phòng Ngoại ngữ - Tin học trực tiếp quản lý và giảng dạy các lớp tin học và ngoại ngữ. - Phòng Giáo vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, liên hệ với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho. Phối hợp các trường tổ chức tuyển sinh, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cho HV. - Phòng Đào tạo Ngắn hạn có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc tuyển sinh các lớp ngắn hạn theo yêu cầu của người học. Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng quản lý, tổ chức tốt việc dạy và học đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuyển sinh các lớp ngắn hạn về kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ nghề, tin học và ngoại ngữ cho người lao động. Tổ Kỹ thuật trực thuộc phòng Đào tạo Ngắn hạn quản lý và khai thác các phòng máy tính, máy chiếu và phòng học truyền hình, quản lý hệ thống mạng cục bộ (Lan), đường truyền Internet, mạng WIFI, hệ thống camera cho toàn bộ Trung tâm, quản lý hệ thống âm thanh (loa, mic) tại các giảng đường và phòng học. - Phòng Hành chính - Tài vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc lập kế hoạch, quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản, thực hiện công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường, công tác văn thư lưu trữ, khánh tiết. Quản lý nhà khách, ký túc xá và CSVC phục vụ làm việc, giảng dạy và học tập. 2.1.2. Về liên kết đào tạo Các hệ liên kết đào tạo của trung tâm - Các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn - Hệ Trung cấp chuyên nghiệp. - Hệ Trung cấp vừa học vừa làm. - Hệ Cao đẳng vừa học vừa làm. - Hệ Đại học vừa học vừa làm. Với các ngành nghề liên kết đào tạo: Công nghệ thông tin; Sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Sử, Địa, Mỹ thuật, Âm nhạc; Mầm non; Kế toán; Địa chính; Xây dựng; Luật; Kinh tế; Công nghệ May 2.1.3. Về cơ sở vật chất Trung tâm có 35 phòng học lý thuyết, 03 phòng thực hành và 01 thư viện với trên 10.000 đầu sách. Toàn trung tâm có gần 100 máy vi tính các loại; 17 máy chiếu và hệ thống loa mic được gắn cố định tại các phòng học; hệ thống camera theo dõi tại khắp các khu giảng đường và nhà làm việc; hệ thống mạng nội bộ toàn trung tâm, kết nối mạng Internet để phục vụ công tác dạy học và quản lý điều hành. 2.2. Thực trạng thiết bị dạy học trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương 2.2.1. Hệ thống, phân loại thiết bị dạy học ở Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương Đây là một hệ thống thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, phức tạp ở chỗ nó cấu thành bởi nhiều loại hình, nhiều nguồn gốc, cấu trúc, số lượng nhiều, chủng loại đa dạng và chất lượng khác nhau: - Sự không đồng đều về mặt trang bị cung cấp - Chưa sát thực tế, có loại thì thiếu, có loại thì không đúng yêu cầu. - Một số thiết bị dạy học không đảm bảo chất lượng. không sử dụng. - Một số thiết bị dạy học quá cũ kĩ, lạc hậu, hư hỏng. Bảng 2. Điều tra về số lượng trang thiết bị dạy học tại Trung tâm Tên TBDH Số lượng Mức độ Ý kiến của CBQL và GV Ghi chú SL Tỷ lệ Máy chiếu 17 Đủ 8 27% 30 phiếu Tạm đủ 10 33% Thiếu 12 40% Quá thiếu 0 Máy vi tính 90 Đủ 5 20% 25 phiếu Tạm đủ 7 25% Thiếu 13 52% Quá thiếu 0 Laptop 08 Đủ 5 20% 25 phiếu Tạm đủ 8 32% Thiếu 12 48% Quá thiếu 0 Loa lắp cố định 27 bộ Đủ 7 24% 30 phiếu Tạm đủ 10 33% Thiếu 13 43% Quá thiếu 0 Loa rời 08 bộ Đủ 13 43% 30 phiếu Tạm đủ 10 33% Thiếu 7 24% Quá thiếu 0 Mic lắp cố định 27 Đủ 7 24% 30 phiếu Tạm đủ 10 33% Thiếu 13 43% Quá thiếu 0 Mic rời 15 Đủ 13 43% 30 phiếu Tạm đủ 10 33% Thiếu 7 24% Quá thiếu 0 Ampli lắp cố định 27 Đủ 7 24% 30 phiếu Tạm đủ 10 33% Thiếu 13 43% Quá thiếu 0 Ampli rời 01 Đủ 0 20 phiếu Tạm đủ 8 40% Thiếu 12 60% Quá thiếu 0 Máy quay video 01 Đủ 9 45% 20 phiếu Tạm đủ 11 55% Thiếu 0 Quá thiếu 0 Máy quay phòng học truyền hình 01 Đủ 0 25 phiếu Tạm đủ 15 60% Thiếu 10 40% Quá thiếu 0 Đài cassete 03 Đủ 0 35 phiếu Tạm đủ 0 Thiếu 20 57% Quá thiếu 15 43% Hệ thống camera quan sát tại các giảng đường và khu nhà làm việc Đủ 6 24% 25 phiếu Tạm đủ 15 60% Thiếu 4 16% Quá thiếu 0 Bảng 3. Điều tra về chất lượng trang thiết bị dạy học tại Trung tâm Tên TBDH Số lượng Mức độ Ý kiến của CBQL và GV Ghi chú SL Tỷ lệ Máy chiếu 17 Tốt 24 35 phiếu Không tốt 11 Đồng bộ 20 Không đồng bộ 15 Máy vi tính 90 Tốt 3 35 phiếu Không tốt 20 Đồng bộ 0 Không đồng bộ 12 Laptop 08 Tốt 10 20 phiếu Không tốt 3 Đồng bộ 7 Không đồng bộ 0 Loa lắp cố định 27 bộ Tốt 4 30 phiếu Không tốt 15 Đồng bộ 0 Không đồng bộ 11 Loa rời 08 bộ Tốt 0 30 phiếu Không tốt 20 Đồng bộ 0 Không đồng bộ 10 Mic lắp cố định 27 Tốt 7 30 phiếu Không tốt 15 Đồng bộ 0 Không đồng bộ 8 Mic rời 15 Tốt 0 25 phiếu Không tốt 15 Đồng bộ 10 Không đồng bộ 0 Ampli lắp cố định 27 Tốt 2 30 phiếu Không tốt 17 Đồng bộ 0 Không đồng bộ 11 Ampli rời 01 Tốt 10 25 phiếu Không tốt 0 Đồng bộ 15 Không đồng bộ 0 Máy quay video 01 Tốt 0 25 phiếu Không tốt 15 Đồng bộ 10 Không đồng bộ 0 Máy quay phòng học truyền hình 01 Tốt 0 25 phiếu Không tốt 12 Đồng bộ 13 Không đồng bộ 0 Đài cassete 03 Tốt 0 35 phiếu Không tốt 25 Đồng bộ 0 Không đồng bộ 10 2.2.2. Phân tích công tác quản lý thiết bị dạy học tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương * Ban giám đốc - Quản lý TBDH bằng các quy chế, quy định, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. - Quản lý bằng công cụ tổ chức: Thông qua chức năng tham mưu của các phòng. - Quản lý TBDH bằng các nguồn lực: Huy động và sử dụng các nguồn vốn từ nguồn ngân sách được cấp, vốn tự có * Phòng Hành chính - Tài vụ - Là đơn vị chức năng của phòng quản lý trực tiếp ngân sách, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho trung tâm về cơ sở vật chất trong đó có TBDH . - Xem xét với khả năng hiện có của trung tâm làm thế nào để đáp ứng TBDH cho tất cả các đơn vị. + Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch tăng cường bổ sung nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH mua sắm, sửa chữa. + Về tổ chức chỉ đạo thực hiện: Thực hiện tham mưu trong công tác mua sắm, trình duyệt Ban Giám Đốc, thực hiện kế hoạch đầu tư trang bị. Sửa chữa và phục hồi TBDH đã xuống cấp, hư hỏng. +Về kiểm tra đánh giá: Kiểm tra việc mua sắm TBDH đã ghi trong kế họach, xác định chất lượng của TBDH, lắp đặt và cho vận hành thử trước khi bàn giao cho đơn vị cụ thể quản lý. - Hệ thống sổ sách quản lý tài sản của trung tâm. - Tổ chức tiến hành kiểm kê tài sản hàng năm. - Tham mưu tài chính cho việc trang bị, sửa chữa bảo quản TBDH đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu đào tạo của trung tâm. * Sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên trong công tác TBDH - Sở giáo dục và đào tạo Sở giáo dục đào tạo chỉ quản lý trung tâm trong lĩnh vực chuyên môn: Chất lượng đào tạo. Chỉ tiêu tuyển sinh. Loại hình, hệ đào tạo. - Sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư, sở Nội vụ + Quản lý qua kế hoạch trung tâm lập dựa trên nhu cầu đề nghị của các ngành đào tạo, kinh phí được cấp trình Sở duyệt. + Quản lý qua báo cáo thực hiện kế hoạch mua sắm đầu tư của Trung tâm trong năm. + Quản lý qua báo cáo của trung tâm về việc sử dụng, hiệu quả khai thác và bảo quản. Quản lý số lượng TBDH hiện có và kiểm kê thanh lý hàng năm. + Quản lý về cấp kinh phí đầu tư, sửa chữa TBDH cho trung tâm * Quản lý TBDH của các phòng trong trung tâm Tổ kỹ thuật trực thuộc phòng Đào tạo Ngắn hạn quản lý hầu hết các trang thiết bị dạy học trong trung tâm thông qua các quy chế của trung tâm, thông qua tổ chức chỉ đạo bằng kế hoạch của các phòng chuyên môn và chức năng.. * Giáo viên bộ môn (Giáo viên của Trung tâm và các trường liên kết) Giáo viên là người trực tiếp sử dụng và hướng dẫn sử dụng TBDH cho HSSV vì thế vấn đề sử dụng TBDH của họ phải được lưu ý. * Kỹ thuật viên - Là những người thực hiện chức năng quản lý TBDH một cách toàn diện về mặt quản lý nhà nước. Có nhiệm vụ tham mưu cho tổ kỹ thuật về quản lý TBDH, khai thác hiệu quả các thiết bị, phục vụ tốt cho đào tạo kỹ năng thực hành cho học sinh sinh viên, hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên bộ môn, họ là người trực tiếp hoạt động, quản lý trang thiết bị. 2.3 Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế quản lý TBDH 2.3.1. Những ưu điểm trong quản lý thiết bị dạy học tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương - Quy mô liên kết đào tạo của trung tâm ngày càng tăng, đến nay đạt trên 5000 HSSV, liên kết đào tạo đa ngành, đa hệ. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác TBDH trong việc quyết định nâng cao chất lượng. - Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hoá và chọn lọc. - Trung tâm đã có đổi mới về quản lý thiết bị dạy học đó là: + Đã dần tháo bỏ được cơ chế quản lý kiểu bao cấp, thay vào đó là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. + Đã có những đổi mới tư duy về đầu tư trang bị thiết bị dạy học mang tính chất chiến lược lâu dài, đầu tư có trọng điểm, chọn lọc, ưu tiên. + Các thiết bị đầu tư gần đây đã có sự đón đầu công nghệ mới cụ thể là đã đầu tư các thiết bị đồng bộ, hiện đại, đắt tiền. + Lãnh đạo trung tâm đã nhận thức rõ vai trò của thiết bị dạy học cho quá trình dạy học. + Việc lập kế hoạch đầu tư trang bị TBDH tương đối sát với nội dung, chương trình liên kết đào tạo. + Việc tổ chức thực hiện mua sắm đa số các phòng hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch. 2.3.2. Những tồn tại về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học - Lịch học của các trường liên kết tập trung chủ yếu vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần mà các ngày khác trong tuần chỉ học rải rác nên việc sử dụng trang thiết bị dạy học thường quá tải và thiếu vào cuối tuần. - Một số môn học giảng dạy còn thiên về lý thuyết do thiếu dụng cụ, thiết bị dạy học. - Cơ chế quản lý chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới . - Một số cán bộ giáo viên còn yếu về năng lực sử dụng TBDH, còn có tư tưởng bảo thủ trì trệ, ít cập nhật kỹ thuật mới. - Nhận thức về sử dụng TBDH trong các giờ giảng còn bị hạn chế, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm sử dụng TBDH - Hệ thống TBDH vẫn còn ở tình trạng thiếu, chưa đồng bộ. - Trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính, tự động hoá của người sử dụng thiết bị dạy học còn bị hạn chế. - Đầu tư của trung tâm có tăng nhưng chưa theo kịp với xu thế tăng quy mô liên kết đào tạo do đó khó đáp ứng yêu cầu thiết bị dạy học mà các trường liên kết đề nghị trang bị. - Năng lực quản lý ở các đơn vị phòng, các bộ phận tham mưu còn yếu do sự am tường về lý luận, thực tiễn trong công tác thiết bị dạy học hạn chế, công tác quản lý thiết bị dạy học chưa thật sự được coi là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáo dục. - Nhận thức đa số HSSV, một số giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của thiết bị dạy học chưa cao, hầu hết giáo viên và cán bộ quản lý chuyên môn chưa được tập huấn, bồi dưỡng quản lý về thiết bị dạy học nói riêng và nghiệp vụ quản lý nói chung. - Hệ thống văn bản quy phạm về thiết bị dạy học còn thiếu nhiều và cũng có khi chồng chéo. Còn thiếu các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể nhằm bắt buộc hoặc động viên cán bộ giáo viên trong công tác quản lý trang bị, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học. - Việc lập kế hoạch trang bị đôi khi các đơn vị lập chưa sát với nội dung, chương trình đào tạo, chưa sát với khả năng kinh tế của Trung tâm. - Quản lý sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học còn lỏng lẻo, chưa nghiêm. Khâu kiểm tra, đôn đóc thực hiện chưa thường xuyên. Bảo quản thiết bị dạy học yếu, thiết bị dạy học hư hỏng nhiều và bảo dưỡng, sửa chữa chưa kịp thời. Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc xác lập biện pháp - Đảm bảo tính mục tiêu: Đề tài: “Biện pháp quản lý TBDH ở Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương” chính là tìm ra biện pháp quản lý TBDH nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đối với các trường liên kết đào tạo. - Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống: Các biện pháp quản lý TBDH được thực hiện toàn diện, đồng bộ hỗ trợ nhau trong hệ thống. - Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục: Các biện pháp quản lý TBDH phải đảm bảo được các chức năng quản lý từ: lập kế hoạch, bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra và đánh giá. - Phải phù hợp với điều kiện, yếu tố và các bộ phận có liên quan trong công tác dạy học. - Đảm bảo tính khả thi: Các biện pháp quản lý đề xuất chỉ có giá trị thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị. - Phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, điều kiện khả năng tài chính của trung tâm. - Phải căn cứ vào thực trạng quản lý TBDH, các vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần giải quyết của thực trạng thiết bị dạy học và công tác quản lý thiết bị dạy học. - Phải đảm bảo hiệu quả công việc. 3.2. Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương 3.2.1. Nhóm biện pháp thứ nhất Tổ chức bộ máy và nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH và quản lý TBDH. - Mục đích: Trang bị thêm hiểu biết, hình thành quan điểm đúng, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên. - Nội dung: Xây dựng bộ máy quản lý TBDH có chuyên môn, đủ biên chế, đúng chuyên môn; chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý TBDH. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách. - Cách thực hiện - Về xây dựng bộ máy quản lý TBDH có kiến thức chuyên môn vững vàng, đủ năng lực và nhiệt tình công tác: Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu, tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm quản lý TBDH ngày càng tốt hơn. - Nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong Trung tâm: + Một là, Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý TBDH. Từ đó, phổ biến trong đơn vị vềvị trí, vai trò của TBDH. + Hai là, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong tập thể đối với việc quản lý, sử dụng TBDH. - Về công tác biên chế, tuyển dụng cán bộ đúng theo yêu cầu công việc; quan tâm, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH: Căn cứ qui mô TBDH để xây dựng đội ngũ cán bộ tương xứng, đủ năng lực để đảm bảo hoạt động quản lý đạt hiệu quả. - Về thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý TBDH; tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý TBDH: Cải thiện điều kiện làm việc, thiết bị bảo hộ, phụ cấp độc hại và chế độ khen thưởng cho cá nhân, tập thể thực hiện tốt. - Điều kiện thực hiện: Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tham mưu các cấp quản lý trong việc tuyển dụng cán bộ phụ trách TBDH, cũng như bồi dưỡng cho các đối tượng kiêm nhiệm. 3.2.2. Nhóm biện pháp thứ hai: Quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị TBDH - Mục đích: Làm TBDH đa dạng, phong phú. - Nội dung: Xây dựng KH dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về công tác TBDH để đầu tư có trọng điểm, đồng bộ có chất lượng. - Cách thực hiện: - Về tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác TBDH để đầu tư có trọng điểm, đồng bộ: Kiểm kê tài sản, trang thiết bị... hiện có, đánh giá cụ thể về tình trạng của TBDH, từ đó lập KH sử dụng, thanh lý, sửa chữa. Chú trọng nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng TBDH. - Về xây dựng CSVC và đầu tư TBDH theo hướng đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiện đại và tính trọng điểm: Trước mắt sửa chữa, nâng cấp phòng chức năng phục vụ cho công tác thiết bị. Về lâu dài, phải hướng đến việc xây dựng các phòng học bộ môn theo chuẩn chung. - Về thực hiện đầu tư sửa chữa, mua sắm úng thủ tục theo qui định của nhà nước: Thực hiện đúng Luật đấu thầu và các văn bản hiện hành về qui định mua sắm tài sản công của Nhà nước qui định. - Điều kiện thực hiện: Ngoài ngân sách được cấp, lãnh đạo Trung tâm cần làm tốt công tác xã hội hóa. Vận động sự hỗ trợ của mọi nguồn lực để sửa chữa, mua sắm bổ sung TBDH. 3.2.3.Nhóm biện pháp thứ ba Quản lý sử dụng TBDH có hiệu quả - Mục đích: Nếu quản lý sử dụng TBDH có hiệu quả thì sẽ góp phần giải quyết những khó khăn về tài chính cho công tác TBDH. - Nội dung: Có phân công, phân nhiệm trong quản lý TBDH; chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của các phòng chuyên môn; tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH của cán bộ, giáo viên. - Cách th
File đính kèm:
- SKKN 2014 (1).doc