Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán lớp 4

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

-Hiện nay tình trang học sinh yếu kém ở tất cả các tỉnh, thành phố. Diện học sinh không đủ kiến thức, kỹ năng, khả năng ở lớp hiện tai tập trung nhiều ở các tỉnh, các vùng khó khăn.

-Với những đặc thù của các trường học vùng dân tộc thiểu số, mỗi học sinh ở lại lớp cũng đồng nghĩa với khả năng em đó sẽ bỏ học trong khi việc vận động học sinh đi học lại rất khó.

-Tỷ lệ học sinh yếu kém về cảc bộ môn Toán và Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số thường cao hơn so với học sinh người Kinh vì các em vừa đồng thời phải tiếp thu những kiến thức khoa học hoàn toàn mới mẻ vừa phải học Tiếng Việt. Khối lượng kiến thức mà các em phải tiếp thu là gấp đôi trong khi thời lượng học của các em chỉ bằng một nửa học sinh người Kinh, các em lại không có thói quen tự học ở nhà, cha mẹ cũng không thể hướng dẫn cho con em học vì nhiều lý do. Bên cạnh đó có học sinh yếu kém do chưa nhận thức đúng mục đích, động cơ học tập, thiếu ý thức.Một số em do hoàn cảnh khó khăn phải tạm nghỉ, khi quay lại trường không theo kịp chương trình học tập.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JÚT 
	CƯMGAR – ĐĂK LĂK 
	Giáo viên : Trần Thị Luân
	Năm học :2009-2010
LỜI MỞ ĐẦU
	Các bạn thân mến !
 Trong giai đoạn hiện nay, hoà chung với phong trào thi đua sôi nổi của nghành giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực” thầy và trò trường Tiểu Học Y JÚT đang cùng nhau nỗ lực, gắng sực thi đua “Dạy tốt-Học tốt”hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình. Biển học là bao la, tri thực là vô hạn”.Mỗi người trong chúng ta đều có những năng lực tiềm ẩn, những kinh nghiệm xuất chúng. Nói như vậy không có nghĩa là đề cao bản thân mình mà xem thường việc học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp. Với quan điểm này, tôi rất muốn chia sẻ với các bạn một kinh nghiệm nho nhỏ với hy vọng được giao lưu học hỏi lân nhau, góp phần nâng cao chát lượng giáo dục của lớp, của trường.Đề tài mang tên “Biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán lớp 4” sẽ giúp các bạn có thêm những biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực nói chung và yếu kém bộ môn toán nói riêng.
	Rất mong sự góp ý nhiệt tình của các bạn
Mọi ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ
	Trần Thị Luân
GV Trường Tiểu Học Y JÚT
	CưMgar-Đăk Lăk 
A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học đã được xác định là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách con người. Cho nên với giáo dục tiểu học, dạy người là mục tiêu cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người.
Ở bậc tiểu học môn Toán là một trong những môn học quan trọng và chiếm một thời lượng lớn. Môn Toán giúp các em có khả năng tính toán các số liệu cụ thể có liên quan đến đời sống hàng ngày của chính các em.Thời đại ngày càng phát triển – đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học, của công nghệ thông tin, của cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, trước sóng gió của cơ chết thi trường, việc đào tạo ra những con người thích ứng là những chủ nhân của đất nước là một thử thách đối với nghành giáo dục
Qua số liệu thống kê của các trường cho thấy: Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn Toán nói riêng đang ngày một đi lên. Cụ thể ở trường Tiểu Học Y JÚT ( nơi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy) với 2/3 là học sinh dân tộc thiểu số-tỷ lệ học sinh ở mức trung bình trở lên của môn Toán hàng năm đạt trên 90%. So với mặt bằng chung của các trường vùng khó khăn thì tỷ lệ học sinh yếu kém môn toán của trường là không quá cao. Song làm thế nào để không còn học sinh yếu kém, không còn học sinh bỏ học vì không đưổi kịp kiến thức lại là một bài Toán hết sức nan giải.Với 13 năm tuổi nghề mà tôi trăn trở là tìm ra con đường để vực dậy số học sinh yếu kém giúp các em theo kịp với chương trình để từng bước xoá bỏ tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng
Năm học 2009-2010 tôi đã được phân công chủ nhiệm lớp 4B với tổng số là 22 học sinh(dân tộc :15 ;nữ:8; nữ dân tộc :4) với 18% tỷ lệ học sinh yếu kém môn Toán (căn cứ vào bài thi khảo sát chất lương đầu năm)
Các em thực hiện sai đối với những bài toán rất đơn giản. Trên lớp các em thiếu hứng thú với môn học này.Điều đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp các em có kiến thức cơ bản về môn Toán để theo kịp chương trình làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp sau. Thành công của tôi trong năm học này đã giúp tôi có đầy đủ dẫn chứng, tư liệu để viết nên sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán” lớp 4B-trường Tiểu Học Y JÚT-Ea Hđing-CưMgar-Đăk Lăk 
B.NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 
-Hiện nay tình trang học sinh yếu kém ở tất cả các tỉnh, thành phố. Diện học sinh không đủ kiến thức, kỹ năng, khả năng ở lớp hiện tai tập trung nhiều ở các tỉnh, các vùng khó khăn.
-Với những đặc thù của các trường học vùng dân tộc thiểu số, mỗi học sinh ở lại lớp cũng đồng nghĩa với khả năng em đó sẽ bỏ học trong khi việc vận động học sinh đi học lại rất khó.
-Tỷ lệ học sinh yếu kém về cảc bộ môn Toán và Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số thường cao hơn so với học sinh người Kinh vì các em vừa đồng thời phải tiếp thu những kiến thức khoa học hoàn toàn mới mẻ vừa phải học Tiếng Việt. Khối lượng kiến thức mà các em phải tiếp thu là gấp đôi trong khi thời lượng học của các em chỉ bằng một nửa học sinh người Kinh, các em lại không có thói quen tự học ở nhà, cha mẹ cũng không thể hướng dẫn cho con em học vì nhiều lý do. Bên cạnh đó có học sinh yếu kém do chưa nhận thức đúng mục đích, động cơ học tập, thiếu ý thức.Một số em do hoàn cảnh khó khăn phải tạm nghỉ, khi quay lại trường không theo kịp chương trình học tập.
-Tình trạng học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp cũng một phần do lãnh đạo địa phương quan trọng hoá thi đua.Thi đua là cần thiết ở các nghành nhưng chỉ tiêu thi đau đã làm chạy theo bênh thành tích.Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do một số giáo viên còn yếu kém về kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; chưa thực sự tâm huyết với nghề nên chưa quan tâm đúng mức tới học sinh khó khăn trong học tập.
-Từ những khía cạnh đã nêu, việc khắc phục tình trạng yếu kém về kiến thức của học sinh phải bắt nguồn từ sự cộng tác giữa gia đình- nhà trường—xã hội. Thầy cô phải tận tâm, phải có vốn hiểu biết về tâm lý trẻ, phải có sự tìm hiểu, phối hợp từ phía gia đình và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các nghành, các cấp và toàn xã hôị .
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
 Lớp 4B cố tổng số 22 học sinh 
Trong đó Dân tộc : 15 em chiếm 68%
 Nữ : 8 em chiếm 36%
 Nữ dân tộc : 4 em chiếm 18%
-Số học sinh yếu, kém môn Toán : 4 em chiếm 18%
Trong đó : 3 em là học sinh dân tộc Êđê
Cụ thể kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán của 4 em là 
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM THI MÔN TOÁN
1
Y Ma Kíp Mlô
2
2
Y Hông Niê
3
3
Y Brớt Mlô
3
4
Phạm Thị Thanh Kiều
2
Trong qua trình học tập 4 em này thường không hứng thú với tiết học Toán, thiếu kiến thức cơ bản về môn Toán.Trong giờ học, các em thường không tự phát hiện ra kiến thức, mà chỉ dừng lại ở mức nhắc lại rập khuôn một quy tắc có sẵn. Nhìn chung các em lười tư duy. Khi thảo luận nhóm các em thường ỷ lại các bạn cùng nhóm, không dũng cảm đưa ra ý kiến của cá nhân. Khi nhận xét bài cảu bạn làm thì thường trả lời đúng hoặc sai mà không có lý giải vì sao đúng? Vì sao sai ? Bài tập về nhà thường bỏ trống hoặc làm qua loa cho có bài để đối phó mà thôi.Ở nhà thường không có góc học tập dành riêng cho mình, sách vở không bao bọc cẩn thận, chu đáo. Các em thường có tâm lý tự ti, mặc cảm với bạn bè cung trang lứa, kém chuyên cần trong học tập, ít tham gia các hoạt động tập thể có ý nghĩa như lao động, văn nghệ
 Đặc biệt hoàn cảnh của 4 em này đều khó khăn, bố mẹ làm nông, 3 trong số phụ huynh của các em chưa học hết lớp 5. Đa số phụ huynh đều thiếu quan tâm đến việc học hành của con em mình. Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với các em.Có em còn phải đi làm thêm những công việc như mót cà phê, lượm mủ cao sucó em ở lứa tuổi này phải chứng kiến cảnh chia lay của bố mẹ dẫn đến em đó dường như mất niềm tin trong cuộc sống. Khi tìm hiểu ở 4 em này, các em đều chưa coa ước mơ cho tương lai(chẳng hạn sau này lớn lên em thích làm nghề gì?) hoặc những biện pháp để bổ sung kiến thức cho mình ( chẳng hạn hè này em học thêm ở đâu? Em sẽ nhờ ai giúp đỡ mình tromg học tập?...) các em chưa hiểu gì về phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực”.Các em có came giác sợ cô giáo hỏi bài hoặc chú ý đến mình chứ không phải là tích cực học tập. Thường có tư tưởng chán học và nếu không đựợc coi trọng đầu tư phụ đạo rất có thể các em học đã yếu lại càng yếu hơn. Nguy cơ bỏ học sẽ là điều sớm muộn.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU, KÉM.
Từ những điều đã trình bày ở phần trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ở lớp 4B trường Tiểu Học Y JÚT – CưMgar- Đăk Lăk
Tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể nói vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng bởi “ Giáo viên tiểu học là người quyết định đến chất lượng học tập của học sinh”. Xét ở góc độ này và trong chừng mực bản thân người viết xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp sâu đây với hy vọng về tính khả thi của nó để khắc phcụ phần nào những vấn đề đã nêu.
* Trước hết bản thân phải có ý thức về vai trò của mình.Có như vậy người giáo viên mới có trách nhiệm, sự nhiệt tình và thấy cần thiết trong việc tự bồi dươngc và nâng cao nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hưúng thú cho các em trong lớp nói chung và với 4 em học sinh yếu kém môn Toán nói riêng. Xây dựng hình ảnh đẹp, tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh và lãnh đạo địa phương.
 * Nắm vững bản chất của môn học: đây là bộ môn học khá khô kahn và tính tích hợp rõ ràng do vậy khi dạy học cần lựa chọn hình thực phong phú, hấp dẫn. Có câu hỏi gợi ý một cách logic đi từ đơn giản đến phức tạp; cần liên hệ, xâu chuỗi kiến thức đã học giúp học sinh tự phát hiện kiến thức mới. Đặc biệt thiết kế bài dạy cần phải có những câu hỏi đơn giản hơn dành cho học sinh yếu kém sao cho các em học yếu cũng có cơ hội được phát biểu ý kiến. Chú ý khen ngợi các em khi các em có những biểu hiện tiến bộ dù là rất nhở.
* Tìm hiểu hoàn cảnh, địa chỉ và sở thích của từng em. Xác định rõ nguyên nhân và có kế hoạch phụ đạo cụa thể, thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi ý kiến khi cần thiết. Nếu có hiện tượng “Bất thường” thì phối hợp để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất.
* Ngoài chương trình đã có theo quy định, có chương trình giảng dạy dành riêng cho đói tượng này.
* Để thực hiện được biện pháp này tôi đã đăng ký với BGH nhà trường cho các em tổ chức học nhóm vào các buổi chiều thứ 2, thứ 4, thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần. Chương trình giảng dạy đựoc tiến hành theo các bước sau:
a. Tổ chức học nhóm vào các ngày thứ 2,4,6
Bước 1: Tiến hành kiểm tra lại chất lượng 4 học sinh để đánh giá thực chất (ngày 15/9/2009)
 * Đề kiểm tra :
Bài 1: Đọc, viết số
Đọc số :36.472
Viết số : Chín mươi lăm nghìn ba trăm bốn mươi hai 
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
 a.3472+1540 = ? c. 23 x7 =?
 b. 6384 -195 = ? d. 183 :3 =?
 Kết quả :
STT
Họ và tên
 ĐÁNH GIÁ 
BÀI 1
BÀI 2
a
b
a
b
c
d
1
Y Ma Kíp Mlô
Đúng
Đúng
Sai
Sai
Sai
Sai
2
Y Hông Niê
Đúng
Đúng
Sai
Sai
Đúng
Sai
3
Y Brớt Mlô
Đúng
Đúng
Sai
Sai
Sai
Sai
4
Phạm Thị Thanh Kiều
Đúng
Đúng
Đúng
Sai
Sai
Sai
Bước 2: Dựa vào kết quả khảo sát trên đánh giá thực chất xem các em hổng kiến thức ở dạng nào.
Qua bài kiểm tra cho thấy các em vẫn chưa thành thạo trong cộng trừ có nhớ, chưa thuộc bảng cửu chương.
Bước 3: Tổ chức xếp lại vị trí ngồi học và phân công nhiệm vụ cho 4 em học khá trong lớp kèm cặp, giúp đỡ 4 em này vào các buổi chiều thứ 2,4, 6 (Giáo viên nêu rõ mục đích yêu cầu sau khi phân công và so sánh kết quả học tập của các em sau mỗi tuần ) cụ thể :
Cặp 1: Em Diễm Trinh kèm cặp em Kiều 
Cặp 2 :Em Ngọc Mai kèm cặp em Y MaKíp 
Cặp 3: Em Y Teo kèm cặp em Y Hông 
Cặp 4 :Em Thành kèm cặp em Y Brớt 
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn cho cặp đôi những nhiệm vụ ban đầu cần thiết như:
Yêu cầu cặp đôi của mình thuộc bảng “ phép cộng trừ trong phạm vi 10”
Hướng dẫn cách cộng, trừ nhẩm 
Ví dụ 1 : 8 +5 ( tách 5 thành 2 và 3 để có 2+8 = 10; 10 +3 = 13 )
Ví dụ 2: 15-7 (tách 15 thành 10 và 5, lấy 10- 7 =3; 3+5 = 8)
-Tiếp tục giúp bạn mình học thuộc bảng cửu chương bằng cách nắm được cấu tạo của từng bảng nhân, chia sau đó bạn khá soát lỗi giúp bạn học yếu.
-Vào những buổi phụ đạo thứ 7, giáo viên hướng dẫn cho 4 học sinh cộng, trừ số có nhiều chữ số; nhân chia số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
-Tổ chức thi đua giữa 4 bạn của 4 cặp để đánh giá sự tiến bộ của 4 cặp đôi.
Bước 4: Khảo sát chất lượng môn Toán của 4 em lần 2 ( ngày 15/ 10/2009)
 * Đề kiểm tra:
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 a. 4682 +2395 = c.135 x 7=
 b. 987864 – 783281= 18418:4 =
Bài 2: Lớp 4A thu nhăt được 21 kg giấy vụn.Lớp 4B thu nhặt đựơc nhiều gấp đôi lớp 4A, Hỏi lớp 4B thu nhặt đựơc bao nhiêu ki lo gam giấy vụn?
 Kết quả 
STT
Họ và tên
 ĐÁNH GIÁ 
BÀI 1
 BÀI 2
a
b
c
d
1
Y Ma Kíp Mlô
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
2
Y Hông Niê
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
3
Y Brớt Mlô
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Sai 
4
Phạm Thị Thanh Kiều
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
b.Phụ đạo vào buổi sáng thứ 7
 Trong những buổi học phụ đạo, giáo viên hướng dân cho học sinh giải các dạng toán đã học trong tuần. Ưu tiên 4 bạn này được thường xuyên lên bảng thực hiện trước. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.Nếu các bạn đó thực hiện sai thì được các bạn khác phát hiện và yêu cầu bạn đó nêu lại cách thực hiện, nêu rõ xem mình sai ở bước nào.
 Đây là phương pháp giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu cách thục hiện các bài toán. Đặc biệt học sinh biết đựoc lý do mình thực hiện sai để từ đó tìm ra cách làm đúng bài toán.
* Dạy cho các em phương pháp học 
 Giáo viên giúp các em có thể tự đánh giá bài làm của mình bằng cách thử lại kết quả bài toán 
Chẳng hạn :
Lấy phép trừ để thử kết quả phép cộng ( hoặc ngược lại )
Lấy phép nhân để thử kết quả phép chia ( hoặc ngựơc lại)
Lây kết quả thay vào thành phần chưa biết để thực hiện ( dạng bài tìm một thành phần chưa biết )
Lấy số lớn cộng với số bé để đựơc tổng ( dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó )
Lấy số lớn trừ đi số bé để được hiệu (dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó)
* Trong lớp 4B đựoc trang bị loại bàn ghế 2 chỗ ngồi. Tôi đã phân công nhiệm vụ cho từng em( bàn trưởng, bàn phó) để mỗi em đều được giữ một chức vụ và đều phải xác định được nhiệm vụ của mình , góp phần trong việc đưa thành tích của nhóm đôi ngày một đi lên.
* Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các nhóm, tổ nhằm nâng cao chất lượng học tập, tính đoàn kết, thi đua lành mạnh giữa các tổ, tăng cường trách nhiệm đói với những bạn tổ truởng, tổ phó về chất lưọng học tập của tổ mình. Tổ chức bình bầu tổ học tốt vào các tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 6 hàng tuần về nhiều mặt như : Chuyên cần, vệ sinh, học tập
 Tóm lại , các biện pháp đã trình bày trên đay cần được tiến hành đồng bộ, thường xuyên và đều khắp thì kết quả đạt được sẽ khả quan. Tuy nhiên tuỳ từng đối tượng, điều kiện giảng dạy mà giáo viên vận dụng những biện pháp trên một cách linh hoạt và mềm dẻo.
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Trước đây, khi chưa áp dụng những biện pháp trên, số lượng học sinh yếu kém bộ môn này thường là rất khó tiến bộ. Các em gần như mất gốc lượng kiến thức cơ bản,gây tâm lý chán nảm lười học thậm chí có những em bỏ học giữa chừng. Trong thời gian quan, nhờ áp dụng những biện pháp này đối với 4 em học sinh yếu kém môn toán lớp 4B của trường tiểu học Y JÚT đã dần nắm đựơc kiến thức cơ bản, tạo cơ sở ban đầu để học sinh lĩnh hội những kiến thức mới sau này. Các em đã hứng thú hơn với những giờ học toán. Ở đây các em đựơc học tập, được bộc lộ rõ khả năng của mình, đặc biệt các em đựơc học hỏi không chỉ ở thầy cô mà còn ở cả bạn bè.Tình cảm giữa các bạn trong lớp với nhau ngày càng trở nên thân thiện, gần gũi.
Kết quả cụ thể :
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN TOÁN
GKI
HKI
HKII
1
Y Ma Kíp Mlô
5
6
6
2
Y Hông Niê
6
7
7
3
Y Brớt Mlô
5
5
5
4
Phạm Thị Thanh Kiều
5
5
6
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Muốn khắc phục tình trang học sinh yếu kém về học lực nói chung trước hết người giáo viên cần nhận thức được vai trò của mình trong dạy học,Mỗi giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức sư phạm cần thiết, cần phải học hỏi nhiều hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến, đổi mới phương pháp.Cần có sự tận tâm, có cái nhìn thiện cảm đối với những đối tượng học sinh không may mắn về nhiều mặt.
 Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chác từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích , động viên.
 Xây dựng nề nếp, phương pháp tự học tự rèn ở học sinh.Duy trì khối đoàn kết trong lớp học. Giáo dục cho học sinh thấy tầm quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”
VI. KIẾN NGHỊ 
 Giáo viên chủ nhiệm lớp, khối trưởng, BGH nhà trường phải là những người gương mẫu đi đầu cắt bỏ “ Khối u” thành tích trong cơ thể mình.Thi đua một cách trong sáng, lành mạnh.
 Kiểm tra chất lượng định kỳ cần phải thực hiện nghiêm túc, khách quan hơn nữa để đánh giá chất lượng học sinh. Không để tình trạng đánh giá nhầm.
 Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh yếu kém đựơc phụ đạo thường xuyên.Tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá, kích thích sự hứng thú để học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
 Tổng phụ trách đội cần có hình thức biểu dương, nêu gương “ Vượt khó để học tập tiến bộ” của các em học sinh qua các học kỳ.
KẾT LUẬN
 Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tôt-Học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới 
 Tôi xin trích dẫn lời nói của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh trong lễ khai giảng năm học mới tại một trường ở thị xã Sơn Tây “ Muốn có chất lượng, hiệu quả ở một trường học, giữa hai yếu tố dạy và học thì yếu tố học là cực kỳ quan trọng. Dạy tốt mà học không tốt thì cũng không có được kết qủa tốt. Muốn tiếp thu tốt kiến thức, các thầy, cô giáo dạy thì học sinh phải chăm chỉ học”.
 Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong nghành giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không” cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực”. Những cái tên như thế đã thực sự gắn với trách nhiệm và đựơc sự ửng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội
 Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài thì việc hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học cũng là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của lớp, của trường, của địa phương và của toàn xã hội.
 Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém” sẽ phần nào giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm nhằm duy trì sỹ số, giúp đỡ các em học yếu kém xoá đi mặc cảm và tiến bộ hơn trong học tập.
 Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta, nó tựa như những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào đối tưọng học sinh yếu kém cũng đựơc giáo viên chú trọng nó đòi hởi ở lương tâm người thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra. Khi những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
 Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình đựơc quý vị đón nhận và triển khai trong tương lai để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm 
 Do hạn chế về kiến thức, thời gian nên việc xây dựng sáng kiến kinh nghiệm không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn BGH, BCH công đoàn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này 
 E aHđing, ngày 30 tháng 3 năm 2010
 Người thực hiện 
 Trần Thị Luân 
 DANH MỤC TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 
01: Dạy và học ngày nay ( Tạp chí của Trung Uơng hội khuyến học Việt Nam – NXB Lao Động )
02: Báo giáo dục thời đại cuối tuần số 4,5,6,7 ( NXB Hà Nội)
03: Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết (Biên tập : Hồ Phương Lan- NXB Lao 
Động )
04: Hỏi- đáp về dạy học Toán lớp 4 ( tác giả: Đỗ Đình Hoan- NXB Giáo dục)
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BCH
CÔNG ĐOÀNTRƯỜNG Y JÚT
.
..
.
.
.
..
ĐIỂM
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA
PHÒNG GIÁO DỤC CƯMGAR
.
.
.
ĐIỂM
MỤC LỤC 
 LỜI MỞ ĐÂU..1
A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI2
B.NỘI DUNG	...4
I.Cơ sở lý luận của vấn đề4
II.Thực trạng của vấn đề 	...5
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải q

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon.doc
Giáo án liên quan