Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn

* Kỹ năng rửa mặt:

 Rửa mặt là một kỹ năng cần thiết phải dạy cho trẻ để trẻ biết cách rửa mặt đúng thao tác, biết rửa khi mặt bẩn, biết giữ gìn vệ sinh mặt mũi sạch sẽ.

Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia trò chơi : "Ai xinh nhất"

+ Mục đích : Giúp trẻ có kỹ năng rửa mặt nhanh và đúng thao tác, trẻ biết rửa mặt khi mặt bẩn

+ Chuẩn bị : Mỗi trẻ một khăn mặt ướt, thau đựng khăn

Tiến hành :

+ Cách chơi : Chia lớp thành ba tổ , lần lượt từng tổ một sẽ lên nói và thực hiện các thao tác rửa mặt, các tồ còn lại sẽ quan sát và nhận xét. Lần lượt cho trẻ lên thực hiện thao tác đến hết

+ Luật chơi : Bạn nào lau mặt nhanh và đúng thao tác nhất thì được tặng một bông hoa

 Trong quá chơi trẻ nào làm chưa đúng thao tác cô phải sửa sai và hướng dẫn trẻ thực hiện cho đúng với thao tác lau mặt

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ,mới mẽ với trẻ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác nghe và hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chủ yếu so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và khám phá khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một điều nào đó, thì trẻ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
+ kỹ năng chăm sóc bản thân: Đây là kỹ năng cần thiết phải dạy trẻ vì ở nhà ba mẹ thường làm hết cho trẻ nên khi đến trường trẻ không tự mình làm được. Do đó giáo viên cần dạy trẻ những kỹ năng: lựa chọn trang phục, đánh răng, ăn uống, đi giày dép, lau mặt, rửa tay, chải đầu
Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
V / Giáo dục qua các hoạt động hằng ngày 
1/ Kỹ năng sống tự tin:
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm trong quá trình dạy trẻ là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ 
 Ví dụ 1: Cô tổ chức cho trẻ tham thi chương trình “ người dẫn chương trình” 
+ Mục đích : Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp 
 + Chuẩn bị : Micro, hoa
Tiến hành : Cho trẻ lên đóng giả làm những thí sinh thi giới thiệu về tên, tuổi, địa chỉ nhà, sở thích của bản thân, các thành viên trong gia đình 
Cô gợi ý và khuyến khích trẻ nhút nhát tham gia , bạn nào làm tốt cô thưởng cho một bông hoa
Ví dụ 2: Giáo dục trẻ mạnh dạn phát biểu ý kiến qua bài thơ:
 Giờ học
Mỗi khi vào lớp Bé nhớ giơ tay
Bé nhớ chào cô Phát biểu cho hay
Giờ học đến rồi Để cô khen nhé
Không làm ồn ào Ngồi đẹp ngồi ngay
Lắng nghe cô giảng Giờ học hăng say
Khi nào muốn hỏi Cùng nhau học tốt
 ( Sáng tác ) 
Ví dụ 3: tổ chức cho trẻ tham gia thi văn nghệ trong các buổi liên hoan ở trường ,lớp
2/ Kĩ năng chăm sóc bản thân- Chăm sóc và tự bảo vệ bản thân.
 a/ Kỹ năng chăm sóc bản thân
* Kỹ năng lựa chọn trang phục
 Đối với trẻ lớp lá việc tự mặc quần áo trẻ đã làm khá tốt, nên dạy trẻ cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với bản thân cũng như sở thích của trẻ mình, trẻ biết xếp quần áo gọn gàng 
 Ví dụ 1: Tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “Bé làm người mẫu ”
+ Mục đích: Trẻ biết cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với bản thân như về màu sắc, kích cỡ , hoa văn, chất liệu 
+ Chuẩn bị : Mỗi trẻ từ 1-2 bộ quần áo
+ Cách chơi : Các con sẽ được đi shopping để lựa trang phục, trong vòng 5 phút các con sẽ phải lựa chọn cho mình một bộ trang phục thật đẹp và phù hợp với mình nhất . Sau đó các con sẽ mặc và biểu diễn thời trang nói lý do vì sao lại chọn bộ trang phục này cho các bạn khác quan sát và nhận xét 
+ Luật chơi : Ai lựa chọn đồ phù hợp nhanh nhất và biểu diễn đẹp thì bạn đó chiến thắng
Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động chiều tôi tổ chức cho trẻ trò chơi “Ai nhanh tay hơn”
+ Mục đích: Giúp trẻ xếp quần áo nhanh và đẹp và gọn gàng
+ Chuẩn bị: giỏ xách, một bộ quần áo.
 Tiến hành :
+ Cách chơi : Khi các con nghe hiệu lệnh của cô thì hãy xếp quần áo cho nhanh, gọn gàng bỏ vào giỏ. 
+ Luật chơi: Ai xếp quần áo đẹp, nhanh, gọn và làm xong trước thì được cô khen.
* Kỹ năng đánh răng:
 Ở lứa tuổi này trẻ đã biết tự đánh răng nhưng còn nhiều trẻ chưa đúng thao tác. Vì vậy cần phải dạy cho trẻ biết cách đánh răng 
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi : “ Răng ai đẹp thế”
+ Mục đích : Giúp trẻ đánh răng đúng thao tác, biết lấy kem, nước sao cho vừa đủ, có ý thức giữ gìn răng miệng sạch sẽ
+ Chuẩn bị : Bàn chải, kem đánh răng, ly, nước 
+ Cách chơi: Lần lượt từng tổ một sẽ cử một đại diện lên nói các thao tác đánh răng các bạn còn lại của tổ sẽ lên thực hành thao tác đánh răng. Các tổ còn lại sẽ quan sát nhận xét và góp ý nếu tổ bạn làm sai
+ Luật chơi : Tổ nào có nhiều bạn lên nói và thực hiện thao tác đúng nhiều nhất thì tổ đó thắng 
Ví dụ 2: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chuyện của Heo con”
Trong một khu rừng nọ có một chú heo con rất ham ăn. Hằng ngày chú ăn rất nhiều thức ăn khác nhau. Mặc dù rất ham ăn nhưng heo con lại lười biếng chỉ đánh răng qua loa vào buổi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy. Vì thế hàm răng của chú ngày càng vàng ố và không còn chắc khỏe như trước đây nữa. Rồi đến một ngày tự nhiên. Heo con thấy các nứu chân răng bị sưng tấy đỏ và bị chảy máu . Đau quá Heo con liền khóc : Ôi đau răng quá, đau răng quá mẹ ơi! Hu hu!
Vừa lúc đó có bác Gấu đi ngang qua thấy Heo con kêu khóc Bác liền hỏi 
- Có chuyện gì thế ? Sao cháu laị khóc vậy Heo con
- Heo con trả lời : Dạ cháu bị đau răng ạ 
- À thì ra là vậy ! Thế cháu không đánh răng sao ? 
- Dạ cháu có đánh răng ạ !
- Cháu có đánh răng mà sao lại bị sâu răng ?
À bác biết vì sao cháu có đánh răng mà vẫn bị sâu răng rồi !
- Bác biết vậy bác nói cho cháu biết đi
- Tại cháu đánh răng không đúng thao tác nên mới bị sâu răng đó mà !
- Bây giờ cháu phải làm sao đây Bác Gấu 
- Cháu phải thường xuyên đánh răng sau khi ăn xong, vào buổi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng khi thức dậy. Đặc biệt là cháu phải đánh răng đúng thao tác chải răng sạch sẽ thì mới không bị sâu răng cháu à !
- Dạ cháu sẽ nghe theo lời của Bác ạ !
 Thế là từ đó Heo con chăm chỉ đánh răng và chải răng thật sạch sẽ nên chú không còn bị đau răng như trước đây nữa
* Kĩ năng trong ăn uống:
 Đối với trẻ lớp lá cần dạy trẻ một số nghi thức văn hóa trong ăn uống không làm rơi vãi thức ăn,không nói chuyện trong giờ ăn, không nhai nhồm nhoàm, biết cách sử dụng đồ dùng vật dụng trong khi ăn một cách đúng đắn 
Ví dụ 1 : Trước mỗi giờ ăn cho trẻ cùng tham gia hoạt động: “Giờ ăn của bé” 
+ Mục đích : Giúp trẻ biết cách chuẩn bị và biết cách sử dụng đồ dùng, có hành vi văn minh trong ăn uống 
+ Chuẩn bị : Bàn ghế, chén muỗng ,đĩa, hộp khăn giấy, bình hoa
Tiến hành:
- Cô để trẻ tự thảo luận và tự phân công công việc để cùng chuẩn bị giờ ăn 
- Khi ăn cô cho trẻ thi nhau xem bạn nào ăn không rơi vãi, không nói chuyện, nhai không nhồm nhoàm, ăn hết suất
- Trẻ ăn xong tự cất chén muỗng và lau dọn, sắp xếp bàn ghế cho gọn gàng
Ví dụ 2: Cho trẻ cùng tham gia hoạt động : “ Tổ chức sinh nhật”
+ Mục đích : Giúp trẻ biết quan tâm đến bạn, có kỹ năng sử dụng đồ dùng khi ăn uống, biết một số nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết thu dọn gọn gàng sau khi ăn
+ Chuẩn bị : Bàn ghế, bánh kẹo, trái cây, hoa và quà, khăn trải bàn
Tiến hành :
- Cô cho trẻ tự thảo luận các công việc với nhau để cùng chuẩn cho bữa tiệc. Trẻ tự phân công nhau cùng sắp xếp bàn ghế, cùng làm bánh kẹo, bánh kem, bày trái cây vào đĩa, trang trí bình hoa để trang trí cho bàn tiệc, bạn thì làm quà, làm thiệp tặng bạn
- Trẻ biết khi chủ nhân bữa tiệc đến trẻ biết tặng quà và hát chúc mừng sinh nhật bạn. Sau đó cho trẻ dự tiệc và biết thu dọn gọn gàng khi bữa tiệc kết thúc 
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi “những đôi dép xinh ”
 + Mục đích : Giúp trẻ biết cách lựa chọn giày dép phù hợp với bản thân phù hợp với sở thích của mình về màu sắc, chất liệu, kích cỡ, kiểu dáng 
+ Chuẩn bị: mỗi bạn 1- 2 đôi dép.
+ Cách chơi: chia lớp thành 3 tồ, cho lần lượt từng tổ lên chọn cho mình mỗi bạn một đôi dép và đi vào chân sau đó nói lý do vì sao lại chọn đôi dép đó, những bạn còn lại quan sát và nhận xét bạn.
+ Luật chơi: ai chọn dép phù hợp và đi đúng thì bạn đó thắng
Ví dụ 2: Giáo dục trẻ qua bài thơ: 
 Đôi dép xinh xinh
Mẹ mua cho bé Không kéo lê dép
Một đôi dép xinh Không gây tiếng ồn
Bé yêu bé thích Sáng sớm đến lớp
Dép xinh của mình Kệ dép kia rồi
Mỗi khi đi dép Bé để gọn gàng
Bé nhấc nhẹ chân Kẻo trông xấu lắm. 
 ( sưu tầm)
* Kỹ năng rửa tay:
 Rửa tay là một kỹ năng cần phải dạy cho trẻ, để trẻ biết rửa tay đúng thao tác và luôn giữ sạch đôi tay của mình, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. 
Ví dụ 1: Dạy trẻ giữ sạch bàn tay thông qua bài thơ 
Bàn tay xinh
Bàn tay xinh xắn
Để xúc cơm ăn
Viết dòng chữ đẹp
Để mặc áo xinh
Bạn ơi hãy nhớ
Tay mà dơ bẩn
 Phải rửa sạch ngay
 Nếu mà không rửa
 Mọi người cười chê
 (Sáng tác)
Ví dụ 2 : Cho trẻ xem tình huống một bạn rửa tay đúng và một bạn chưa rửa tay đúng cách 
+ Mục đích : Trẻ biết tự nhận xét bạn nào rửa đúng và bạn nào rửa chưa đúng, biết bạn rửa sai ở chỗ nào, biết lấy xà bông và nước như thế nào là đủ không lãng phí 
+ Chuẩn bị : Băng đĩa, máy tính
+ Tiến hành : 
- Cô cho trẻ xem băng tình huống nói về một bạn nhỏ biết rửa tay đúng cách, biết lấy xà bông và xả nước vừa đủ và một bạn nhỏ khác thì ngược lại rửa tay chưa đúng cách và chưa biết tiết kiệm nước. 
- Cô để trẻ tự thảo luận và nhận xét xem bạn nào làm đúng bạn nào làm chưa đúng, cho trẻ tự nói bạn làm sai chỗ nào và yêu cầu trẻ lên thực hành lại cho đúng để cả lớp xem
- Giáo viên có thể mời từng tổ lên mô phỏng lại thao tác rửa tay để các tổ khác quan sát và nhận xét. Đối với trẻ làm sai cô hướng dẫn lại cho trẻ làm đúng với thao tác 
Ví dụ 3 : Khi rửa tay cho trẻ chơi trò chơi : : “ Ai rửa tay sạch nhất”
+ Mục đích : giúp trẻ có kỹ năng rửa tay nhanh, sạch và đúng thao tác ,biết tiết kiệm nước
+ Chuẩn bị : Xà bông, nước, khăn lau tay
Tiến hành : 
+ Cách chơi : Cô mời 5-6 trẻ lên rửa tay cho cả lớp xem, những trẻ còn lại thì quan sát và nhận xét. Lần lượt cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay cho đến hết 
+ Luật chơi :Ai rửa tay đúng tay tác và nhanh, sạch, biết tiết kiệm nước thì là người chiến thắng . 
 Trong quá trình thực hiện trẻ làm sai thao tác nào cô nhắc nhở và yêu cầu trẻ làm lại thao tác đó
* Kỹ năng rửa mặt:
 Rửa mặt là một kỹ năng cần thiết phải dạy cho trẻ để trẻ biết cách rửa mặt đúng thao tác, biết rửa khi mặt bẩn, biết giữ gìn vệ sinh mặt mũi sạch sẽ.
Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia trò chơi : "Ai xinh nhất"
+ Mục đích : Giúp trẻ có kỹ năng rửa mặt nhanh và đúng thao tác, trẻ biết rửa mặt khi mặt bẩn
+ Chuẩn bị : Mỗi trẻ một khăn mặt ướt, thau đựng khăn
Tiến hành :
+ Cách chơi : Chia lớp thành ba tổ , lần lượt từng tổ một sẽ lên nói và thực hiện các thao tác rửa mặt, các tồ còn lại sẽ quan sát và nhận xét. Lần lượt cho trẻ lên thực hiện thao tác đến hết 
+ Luật chơi : Bạn nào lau mặt nhanh và đúng thao tác nhất thì được tặng một bông hoa
 Trong quá chơi trẻ nào làm chưa đúng thao tác cô phải sửa sai và hướng dẫn trẻ thực hiện cho đúng với thao tác lau mặt
Ví dụ 2: Giáo dục trẻ thông qua bài thơ : 
 Rửa Mặt
Mèo con vào bếp
Mặt lấm lem dơ
Ra ngoài sân chơi
Quên không rửa mặt
Bé chẳng như thế
Khi mặt bị dơ
Bé lấy khăn lau
Rửa cho thật sạch
 (Sáng tác)
* Dạy trẻ biết nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
 Để cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh thì giáo viên cần giúp trẻ biết được tầm quan trọng của các loại thực phẩm và các món ăn đối với sức khỏe của con người.
Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia hoạt động : “lựa chọn thực phẩm phù hợp với món ăn” 
+ Mục đích :Trẻ biết các món ăn và lựa chọn các thực phẩm và gia vị sao cho phù hợp với những món ăn đó, biết các món ăn có lợi ích gì đối với sức khỏe con người
+ Chuẩn bị : Hình ảnh và tên một số món ăn và lô tô các loại thực phẩm phù hợp với các món ăn đó
+ Tiến hành : Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4- 6 trẻ
- Mỗi nhóm sẽ được cô cho bảng tên của một món ăn ví dụ như món: Cháo hến, bún riêu, bánh mỳ kẹp thịt, súp cua biển
- Cô để trẻ tự lựa chọn các lô tô thực phẩm và gia vị phù hợp với món ăn của nhóm mình. ( ví dụ trẻ biết món cháo hến thì phải có gạo tẻ, gạo nếp, hến, hành ngò, nước mắm, muối , dầu ăn. Món súp cua biển thì phải có bột bắp, cua biển, trứng gà, cà rốt, dầu ăn, hành ngò, nước mắm, muối)
- Sau đó giáo viên dẫn trẻ đi quan sát và nhận xét xem các bạn lựa chọn các loại thực phẩm và gia vị có phù hợp với món ăn của nhóm mình không. Có thể yêu cầu từng nhóm nói cách chế biến, nếu trẻ không biết gợi ý giúp trẻ. 
Ví dụ 2: Cho trẻ xem băng đĩa nói về sự cần thiết của các loại thực phẩm đối với cơ thể của con người 
+ Chuẩn bị : băng đĩa 
+ Tiến hành : Cho trẻ xem những hình ảnh vế các em nhỏ ở Châu Phi đang bị đói không có thức ăn nên cơ thể gầy còm ốm yếu và bị bệnh. Đồng thời cho trẻ xem hình ảnh của bạn nhỏ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và ăn đầy đủ các loại thực phẩm nên cơ thể khỏe mạnh không bị bệnh . Sau khi cho trẻ xem xong yêu cầu trẻ nói lên cảm nhận của mình và hỏi trẻ : Tầm quan trọng của các loại thực phẩm đối với cơ thể con người ? Nếu là con con sẽ làm như thế nào để cơ thể mình khỏe mạnh ?
Ví dụ 3: Cho trẻ tham gia hoạt động : “Tập làm bánh dẻo chay”
+ Mục đích : Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trẻ biết tạo ra một sản phẩm phải theo một quy trình, trẻ biết các chất dinh dưỡng có trong bánh, cách ăn bánh, bánh thường dùng trong ngày lễ nào
+ Chuẩn bị: bột nếp chín, đường, nước, hương bưởi, khuôn bánh, đĩa, khay đựng bánh, dao cắt bánh, sách bé tập làm nội trợ
+ Tiến hành :
Trước khi bắt tay vào thực hành cô hỏi trẻ “ Để làm ra những chiếc bánh dẻo chay chúng ta cần chuẩn bị các loại vật liệu gì?” Sau đó cô cùng trẻ liệt kê các vật liệu và quy trình làm bánh dẻo chay lên bảng. Trẻ cùng cô đong bột, đong nước, trộn và nhào bột, chia bột. Cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ sau đó cô làm trước và hướng dẫn trẻ tự làm. Cô hướng dẫn trẻ các thao tác nhào bột, chia bột, lăn bánh, chia bánh, đóng khuôn, lấy bánh ra khỏi khuôn, trang trí. Sau khi trẻ làm xong cô cho trẻ thưởng thức sản phẩm của mình. 
b/ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
* Dạy trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết và biết phòng tránh một số bệnh thường gặp 
 Dạy trẻ biết ăn mặc phù hợp theo mùa 
 Dạy trẻ biết cách ăn mặc phù hợp với thời tiết để trẻ bảo vệ sức khỏe là một việc làm cần thiết
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi : “Lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa”
+ Mục đích : Giúp trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ cơ thể
+ Chuẩn bị : Lô tô về các loại trang phục theo từng mùa
Tiến hành : 
+ Cách chơi : Chia lớp làm ba đội , từng bạn của ba đội sẽ lần lượt lên chọn lô tô về các loại trang phục theo quy định của đội mình gắn lên trên bảng 
+ Luật chơi : Tổ nào lên chọn lô tô trang phục theo đúng yêu cầu nhanh nhất thì đội đó chiến thắng 
Ví dụ 2 : Cô cho trẻ xem băng đĩa về về các loại trang phục phù hợp với thời tiết 
Cô trò chuyện với trẻ về quần áo mùa hè, mùa đông, về cảm giác khi mặc quần áo không phù hợp. Sau đó cô đưa ra câu hỏi : Theo con mùa đông con sẽ chọn nhũng trang phục nào? Còn mùa hè thì sao? Nếu mình mặc quần áo không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Mùa đông nếu mặc áo mỏng sẽ như thế nào ? mùa hè mặc áo ấm sẽ ra sao? Cô để trẻ tự lựa chọn trang phục cho phù hợp 
 Dạy trẻ biết phòng tránh một số bệnh thường gặp
 Ngoài ra để trẻ biết tự bảo vệ sức khỏe của bản thân thì giáo viên cũng cần dạy trẻ biết tự phòng tránh một sồ bệnh thường gặp 
Ví dụ 1: Giáo dục trẻ qua bài thơ: “Nắng mùa hè” 
 Chuổn chuồn thấy nắng bay cao
 	 Gà con trồn nắng, chạy vào bóng râm
 Mùa hè nắng cháy gắt gay
 Đi đâu cũng phải đội ngay mũ vào
 Nếu không sẽ bị sốt cao
 Phải đi khám bệnh thật là đáng lo
 Bạn ơi hãy nhớ dùm cho
 Nắng mưa phải có nón ngay bên mình.
 ( Sáng tác )
Ví dụ 2 : Giáo dục trẻ qua bải hát: “Chú Lợn con” sáng tác dựa theo lời bài hát
 “ Bắc kim thang”
Đứng trong sân mà trông chú Lợn. Chạy bên này rồi sang bên nọ, thấy cái gì ăn liền vậy đó, uống nước lã rồi lại đồ chua. Ăn no xong mới thấy cồn cào, đau quằn bụng bởi vì cứ ăn tùm lum. 
* Dạy trẻ biết những việc được phép làm và không được phép làm , từ chối không đi theo người lạ và thể hiện nhu cầu cần giúp đỡ khi gặp nguy hiểm 
 Để trẻ tự bảo vệ bản thân thì giáo viên cũng cần dạy trẻ biết những việc nên hay không nên làm, đặc biệt trẻ biết không đi theo người lạ, khi gặp nguy hiểm biết nhờ người khác giúp đỡ. 
Ví dụ 1: Giáo dục trẻ qua bài thơ: “Là bé ngoan”
Là bé ngoan
Em luôn nhớ
Đi ngoài phố
Chẳng kêu la
Gặp người già
Phải nhường bước
Ai nói trước
Không tranh lời
Bạn đang chơi
Không được phá
 	 (Sưu tầm ) 
Ví dụ 2 : Cho trẻ tham gia hoạt động “ Tìm đường về nhà khi bị lạc”
+ Mục đích : Trẻ nói được rõ ràng về nơi ở, tên cha mẹ để đề phòng khi trẻ bị lạc trẻ có thể được đưa về nhà hoặc nhờ giúp đỡ, trẻ biết xử lý tình huống khi bị lạc 
+ Tiến hành : Giáo viên trò chuyện giúp trẻ nhận biết tên họ của cha mẹ trẻ, địa chỉ nhà ở ( số nhà, tên phố, hoặc thôn xã) số điện thoại( nếu có) có thể phối hợp với phụ huynh thường xuyên để giúp trẻ nói lại và ghi nhớ một cách chính xác. 
- Trong khi trò chuyện với trẻ ,giáo viên đưa ra tình huống khi trẻ bị lạc thì trẻ cần phải làm gì ? ( trẻ biết nói với người lớn địa chỉ nhà và tên bố mẹ trẻ hoặc số điện thoại để người lớn liên hệ với gia đình) 
* Dạy trẻ biết phòng tránh một số nơi không an toàn như ổ điện, ao hồ, sông suối, cây cao...
 Vì xung quanh trẻ lúc nào cũng có thể xảy ra những mối nguy hiểm , Vì vậy cần phải dạy trẻ biết phòng tránh một số nơi không an toàn. 
Ví dụ 1 : Cho trẻ tham gia hoạt động: “Không chơi ở những nơi nguy hiểm” 
+ Chuẩn bị : 
Tranh , truyện có hình ảnh về những nơi đễ xảy ra tai nạn như ao, hồ, sông , suối, một số vận dụng nguy hiểm như bếp lửa, ổ điện, bàn ủi 
+ Tiến hành : 
Cho trẻ quan sát tranh và nhận xét về nội dung của những bức tranh đó. Đàm thoại về mức độ nguy hiểm của việc đến gần sông , suối ao, hồ hay nguy hiểm của các đồ dùng về điện nếu không biết cách sử dụng và phòng tránh. Cuối cùng cô khuyên trẻ biết vâng lời của ông bà cha mẹ và cô giáo tránh xa những nơi nguy hiểm 
Ví dụ 2 : Giáo dục trẻ thông qua câu chuyện : “Gà con đi học” 
Hôm nay Gà con đi học, trước khi đi gà mẹ dặn : Con yêu của mẹ, đi học con nhớ đi đến nơi về đến chốn, con đừng la cà hay lại gần ao hồ sẽ bị rơi xuống ao nha con. Gà con vâng dạ rối rít rồi chào mẹ để đi học 
Đến lớp cô giáo Họa Mi cũng dạy các bạn không được lại gần ao, hồ, sông, suối vì chẳng may rớt xuống ao thì nguy hiểm lắm . Sau buổi học trên đường về Gà con có đi ngang qua một cái ao nước rất trong và mát. Dưới ao còn có rất nhiều cá đang bơi lội tung tăng. Thích quá Gà con liền lại gần bờ ao để ngồi xem. Nhưng chẳng may bị trượt chân Gà con bị rơi tõm xuống nước. Gà con đập cánh để bơi lại gần bờ nhưng mãi không được. May sao vừa lúc ấy có cô Vịt Bầu đang bơi ở gần nên Gà con đã được cô Vịt Bầu đưa vào bờ . Gà mẹ ở nhà đợi mãi chẳng thấy Gà con đi học về nên đã đi tìm. Đến gần ao nhìn thấy Gà con mình ướt sũng Gà mẹ liền hỏi : Con bị làm sao vậy ? Gà con ấp úng trả lời : Dạ con bị rơi xuống ao ạ. Con xin lỗi mẹ từ nay con sẽ vâng lời mẹ con sẽ không lại gần ao, hồ nữa. Được rồi con biết lỗi như vậy là ngoan. Hai mẹ con liền cảm ơn cô Vịt Bầu và đi về nhà . 
3/ Kỹ năng sống hợp tác:
 Để hoàn thành tốt các thử thách thì đòi hỏi trẻ phải biết hợp tác cùng nhau. Vì vậy cần dạy trẻ biết hợp tác chia sẻ cùng với bạn 
.Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia trò chơi : “Thử tài đồng đội”
+ Mục đích : Giúp trẻ biết hợp tác, phối hợp cùng với các bạn trong tổ 
+ Chuẩn bị : một số đồ dùng cho trẻ chơi, 3 tấm bảng
Tiến hành : 
+ Cách chơi: Cô chia lớp làm ba tổ, cô lần lượt cho 3 trẻ đứng đầu hàng của 3 tổ sẽ chạy lên phía sau tấm bảng để xem đồ dùng của đội mình là cái gì, Sau đó chạy về nói nhỏ tên đồ dùng vào tai bạn đứng kế mình cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng của tổ sẽ chạy lên đọc lớn tên đồ dùng của tổ mình cho cả lớp biết
+ Luật chơi : Tổ nào đọc tên đồ dùng đúng và nhanh nhất thì tổ đó chiến thắng 
 Ví dụ 2: Thông qua hoạt động vui chơi ở chủ đề “ Ngày hội 20-11”
+ Góc phân vai cháu biết phân vai cho nhau làm từng nhiệm vụ như bạn thì chuẩn bi quần áo , bạn thì chuẩn bị giày dép

File đính kèm:

  • docskkn.doc