Rèn kỹ năng giải toán có lời cho học sinh Lớp 3 - Nguyễn Thị Hoa

- Phân loại đối tượng HS

- Giao nhiệm vụ cho từng HS

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện của HS

- Giáo viên nghiễn cứu kĩ chương trình ở SGK, sách tham khảo có liên quan đến bài dạy, hiểu sâu sắc bài dạy để truyền thụ cho HS.

- Đổi mới hình thức trong giờ học. Xây dựng lớp học thành một môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động học tập, phát huy sự sáng tạo của HS để các em vươn tới kết quả cao nhất có thể đạt được. Kích thích cho HS hứng thú học toán, mong được học toán để có dịp thể hiện tài trí của mình, được thầy cô khen. Qua đó khơi dạy tính tò mò, muốn tìm ra những điều mới lạ trong HS. Tất cả những điều đó khẳng định sự đổi mới của thầy quyết định sự tiến bộ của trò.

- Trong các giờ học nói chung và giờ học toán nói riêng thì HS phải là “trung tâm trong quá trình dạy học”. GV chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và mọi HS đều được hoạt động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 15633 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kỹ năng giải toán có lời cho học sinh Lớp 3 - Nguyễn Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng giải toán có lời
 cho học sinh lớp 3
Tác giả: 	Nguyễn Thị hoa
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Nơi công tác: Trường Tiểu học A Xuân Tân
Đơn vị áp dụng sáng kiến: Lớp 3 Trường Tiểu học A Xuân Tân
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường tiểu học có những vai trò to lớn, góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá khác. Đặc biệt với việc giải bài toán có lời văn ở lớp 3 thì khá đa dạng, phức tạp, đòi hỏi kỹ năng phân tích tư duy rất cao ở học sinh.
- Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác mang tính chất trí tuệ để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu tượng hoá, khái quát hoá trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác, nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù, nhẫn lại của con người.
- Các bài toán có lời văn có mặt trong tất cả các tiết toán, đây là một mảng có vị trí vô cùng quan trọng trong bộ môn Toán nói chung và môn Toán 3 nói riêng.
- Hơn nữa ở lớp 3 các em bắt đầu làm quen và giải các bài toán có lời văn có 2 phép tính, đây cũng là cơ sở tiền đề để các em giải tốt các bài toán có lời văn phức tạp hơn có 3, 4, 5 phép tính ở các lớp trên.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
“rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 3”
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh đồng thời rèn kỹ năng giải toán có lời văn tốt hơn.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 3A, năm học 2008 - 2009
- Tài liệu: SGK Toán, sách hướng dẫn GV và một số tài liệu liên quan đến môn Toán
IV. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu đối tượng HS
- Khảo sát chất lượng học tập
- Đánh giá kết quả học tập
V. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát
- Điều tra
- Đánh giá
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1. Sơ lược về những vấn đề nghiên cứu
- Khảo sát tình hình HS lớp 3
Tổng số: 27 HS
+ Học lực giỏi: 5 HS
+ Học lực khá: 10 HS
+ Học lực TB: 10 HS
+ HS yếu kém: 2 HS
2. Một số cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Theo dõi quá trình học tập
- Kiểm tra đánh giá từng đợt
II. Thực trạng của vấn đề viết kinh nghiệm
1. Những tồn tại trong thực tiễn
- Trình độ nhận thức của HS không đồng đều
- ở lớp 1,2 HS mới chỉ giải những bài toán đơn (có 1 câu trả lời và 1 phép tính)
- Còn một số học sinh giải toán có lời văn thiếu chính xác, chưa đúng, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phán đoán, suy luận
- Giáo viên không kiểm tra được thực tế việc học tại gia đình của HS
2. Những mâu thuẫn cần giải quyết:
- Phân loại đối tượng HS
- Giao nhiệm vụ cho từng HS
- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện của HS
- Giáo viên nghiễn cứu kĩ chương trình ở SGK, sách tham khảo có liên quan đến bài dạy, hiểu sâu sắc bài dạy để truyền thụ cho HS.
- Đổi mới hình thức trong giờ học. Xây dựng lớp học thành một môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động học tập, phát huy sự sáng tạo của HS để các em vươn tới kết quả cao nhất có thể đạt được. Kích thích cho HS hứng thú học toán, mong được học toán để có dịp thể hiện tài trí của mình, được thầy cô khen. Qua đó khơi dạy tính tò mò, muốn tìm ra những điều mới lạ trong HS. Tất cả những điều đó khẳng định sự đổi mới của thầy quyết định sự tiến bộ của trò.
- Trong các giờ học nói chung và giờ học toán nói riêng thì HS phải là “trung tâm trong quá trình dạy học”. GV chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và mọi HS đều được hoạt động.
- Do mục đích của môn học là dạy cho các em trở thành người linh hoạt, sáng tạo, làm theo mẫu chuẩn nên mỗi khi có nội dung mới, dạng bài tập mới cần có những mẫu chuẩn để có tác dụng hướng dẫn sự suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày 
bài giải chuẩn, mẫu mực.
- Để HS có kỹ năng giải toán, Gv cần cho HS thực hành nhiều bài tập trong 1 dạng bài. Cần sử dụng nhiều hình thức và phương pháp giảng dạy trong 1 giờ học để thu hút mọi học sinh vào hoạt động học tập. Mặt khác phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng giờ học: Phương pháp trực quan, quan sát, phân tích, tổng hợp, trò chơi,…
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong 1 tiết học cũng là một hình thức để HS ghi nhớ bài học trong việc rèn kỹ năng học toán.
III. Những bài học kinh nghiệm và những giải pháp
* Trước hết phải dạy cho HS nắm được phương pháp cơ bản để giải 1 bài toán.
- HS đọc kĩ đầu bài, nhận xét giữ kiện, tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ hình vẽ.
- HS nắm chắc được các dạng toán cơ bản hay những dạng toán “gốc” ở lớp 3 đầu học kỳ I như:
+ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+ Gấp một số lên nhiều lần.
+ Giảm đi một số lần…
- Học sinh biết trình bày bài giải theo thứ tự: Lời giải - Phép tính - Đáp số.
Từ đó học sinh biết giải và trình bày bài giải các dạng toán giải bằng hai phép tính: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán giải bằng hai phép tính liên quan đến hình học.
- Khi học sinh bắt đầu học về giải bài toán bằng hai phép tính giáo viên phải khắc sâu nội dung bài học để học sinh biết khi nào thì giải bài toán một phép tính, khi nào giải bài toán bằng hai phép tính.
VD: 
Bài toán 1: Lan có 6 bút chì Hằng có nhiều hơn Lan 3 bút chì
a. Hỏi Hằng có bao nhiêu bút chì?
b. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu bút chì?
Bài toán 2: Lan có 6 bút chì Hằng có nhiều hơn Lan 3 bút chì. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu bút chì?
Đối với bài toán 1, học sinh có thể tự tóm tắt và tự giải.
+ Lưu ý: Bài toán 1: Có hai câu hỏi thì có hai lời giải, hai phép tính, hai đáp số (chú ý cả tên đơn vị), đây là bài toán đơn giải gộp hai phép tính.
- Đối với bài toán 2, GV hướng dẫn học sinh tóm tắt.
}
Tóm tắt: 
 Lan 6 bút chì 
 3 bút chì ? bút chì 
Hằng 	
+ GV nêu câu hỏi: Để tìm số bút chì của cả hai bạn trước hết phải tìm số bút chì của bạn nào? (tìm số bút chì của bạn Hằng).
+ Học sinh giải:
Số bút chì của bạn Hằng là:
6 + 3 = 9 (bút)
Số bút chì của cả hai bạn là:
6 + 9 = 15 (bút)
 Đáp số: 15 bút chì 
+ Lưu ý: Bài toán có một câu hỏi và hai câu trả lời, hai phép tính và một đáp số.
* Ngoài việc giải quyết những mâu thuẫn cần thiết trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần có những biện pháp hoàn thiện các phương pháp dạy học thì mới thực hiện rèn kỹ năng học toán cho học sinh.
* Cá biệt hoá trong dạy học, đó là dạy sát từng đối tượng trong lớp, tạo điều kiện cho học sinh nắm được bài và giáo viên phân loại được các đối tượng.
- Đối với học sinh gặp khó khăn về giải toán.
+ GV cần theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập, sớm phát hiện các trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân.
+ Phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu và điều chỉnh kế hoạch giúp đỡ thích hợp:
+ GV cần tìm phương pháp giảng dạy, thích hợp, có trọng tâm, khắc sâu những cụm từ quan trọng trong các dạng toán:
Ví dụ: Nhiều hơn: làm tính cộng
 ít hơn: làm tính trừ
Gấp một số lần: làm tính nhân
Giảm đi một số lần: làm tính chia
Sau đó giáo viên nâng dần với yêu cầu cao hơn cùng với những lời động viên kịp thời để khuyến khích học sinh yếu, kém hứng thú với việc giải toán tránh định kiến thiếu tin tưởng vào sự tién bộ của HS
+ Kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, cách suy luận của các em và hướng dẫn cụ thể cách học bài và làm bài
+ Tổ chức cho các em khá, giỏi, giúp đỡ các em yếu hơn về phương pháp học tập, cách vận dụng kiến thức như học theo nhóm, học theo tổ.
+ Tổ chức kèm cặp, phụ đạo theo thời gian quy định ở các buổi học này chủ yếu củng cố, kiểm tra các kiến thức cơ bản giảng dạy trên lớp, đồng thời rèn kỹ năng và kiểm tra việc thực hiện ở nhà, chấm chữa tay đôi với HS để củng cố kiến thức, có phân tích cụ thể, xác thực, cái sai lầm học sinh thường mắc phải: Có những học sinh thường mắc phải sai lầm khi giải bài toán bằng hai phép tính học sinh chỉ dựa vào câu hỏi trực tiếp của bài toán để trả lời cho bước tính thứ nhất. Với những học sinh này giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, phân tích kỹ các dữ liệu, tìm được mối liên hệ giữa các giữ liệu để học sinh nêu được câu trả lời tương ứng với phép tính.
+ Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho học sinh học tập và đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở nhà, ở trường của học sinh.
- Đối với những học sinh khá, giỏi thì:
+ Củng cố vững chắc và đào sâu các kiến thức đã học thông qua những gợi ý hay những câu hỏi hướng dẫn đi sâu vào nội dung bài, kiến thức trọng tâm. Thông qua đó yêu cầu học sinh tự tìm các ví dụ minh hoạ, ví dụ dễ, các ví dụ cụ thể hoá các kiến thức chung. đặc biệt thông qua vận dụng, thực hành để giáo viên kiểm tra kiến thức đã tiếp thu.
+ Ra thêm một số bài tập khó hơn trình độ trung bình để đòi hỏi học sinh vận dụng sâu khái niệm đã học hoặc vận dụng những giải pháp linh hoạt sáng tạo.
VD: Khi học về dạng toán “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”rồi giáo viên có thể nêu ra dạng nâng cao như: Một thùng dầu đựng 56 lít dầu, lần thứ 
nhất lấy ra số lít dầu, lần thứ 2 lấy ra số lít dầu còn lại. Hỏi trong thùng còn 
lại bao nhiêu lít dầu?
* GV hướng dẫn học sinh đọc, phân tích kỹ đề bài để biết được lần thứ 2 lấy ra số lít dầu “còn lại”.
 Dựa vào cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số để giải bài toán: Cụ thể là: 
Số lít dầu lần thứ nhất lấy ra là: 
56 : 4 = 14 (lít)
Số lít dầu còn lại sau khi lần thứ nhất lấy ra là:
56-14 = 42 (lít)
Số lít dầu lần thứ 2 lấy ra là:
42 : 3 = 14 (lít)
Số lít dầu còn lại trong thùng là:
56 – (14+14) = 28 (lít)
 Đáp số: 28 (lít)
+ Từ bài toán này HS sẽ khắc sâu và giải các bài toán thuộc dạng “tìm một trong các phần bằng nhau của một số” một cách dễ dàng hơn.
+ Với những HS khá, giỏi thì GV yêu cầu HS giải bài toán bằng nhiều cách phân tích, so sánh tìm ra cách giải hay nhất và hay nhất.
Ví dụ: Cửa hàng A bán được 5 xe đạp, cửa hàng B bán được gấp đôi số xe đạp của cửa hàng A. Hỏi cả hai cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp?
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài. Tóm tắt bài toán bằng cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) hoặc tóm tắt bằng lới để tìm ra cách giải đúng và nhiều cách khác nhau.
Tóm tắt:
Cửa hàng A: 5 xe
Cửa hàng B: gấp đôi (gấp 2 lần)
Cả hai: …….xe đạp?
Giải
Số xe đạp cửa hàng B bán được là:
5 x 2 = 10 (xe) 
Số xe đạp cả 2 cửa hàng bán được là:
5 + 10 = 15 (xe)
Đáp số: 15 xe đạp
Nhìn vào sơ đồ các em tìm cách giải khác
Có em sẽ giải như sau:
Giải
Số xe đạp cả 2 cửa hàng bán được là
5 x 2 + 5 = 15 (xe)
Đáp số: 15 xe đạp
- GV giải thích cho HS hiểu: thực ra cách này chính là cách giải trên: Gộp 2 phép tính trên mà thôi.
Sau đó Gv gợi ý HS quan sát sơ đồ, tìm cách giải khác. GV cho HS nhận xét:
+ Số xe đạp cửa hàng A biểu thị mấy phần? (1 phần)
+ Số xe đạp cửa hàng B biểu thị mấy phần? (2 phần)
+ Số xe đạp cả 2 cửa hàng biểu thị mấy phần? (3 phần)
Vậy nhìn vào sơ đồ em hãy tìm cách giải: 
Giải
Tổng sốphần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Số xe đạp cả 2 cửa hàng có là:
5 x 3 = 15 (xe)
Đáp số: 15 (xe)
Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó HS tìm được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách giải khác nhau. HS nắm chắc đề toán, hiểu kỹ đề, tìm nhiều cách giải khác có lời văn chính xác, phát hiện tư duy toàn diện.
+ Tập cho HS tự lập đề toán và giải được các đề toán đó.
+ Giới thiệu ngoại khóa các nhà toán học nhằm giáo dục tình cảm và lòng yêu thích môn toán. Từ đó HS có hoài bão vươn lên.
+ Tổ chức thi “Giải toán tuổi thơ” qua các số ở phạm vi trong lớp.
+ Bồi dưỡng cho các em phương pháp học Toán và tự học toán ở gia đình trên cơ sở của SGK, sách bài tập và tài liệu về toán. Kết hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập.
+ Chú ý bồi dưỡng khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt trong quá trình học toán: Đó là lời văn ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời.
* Ngoài ra trong từng tiết học GV luôn thay đổi các hình thức dạy học như thảo luận nhóm, trò chơi toán học nhằm gây hứng thú cho HS học tập và phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS lớp 3.
VD: Trong dạng bài tập “đặt đề toán rồi giải bài toán theo tóm tắt” GV có thể tổ chức cho HS làm bài theo hình thức trò chơi “thi đặt đề toán nhanh” để thay đổi không khí học tập đồng thời cũng rèn kỹ năng nói và viết cho HS.
Như vậy để rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho HS tốt hơn người GV phải nhiệt tình tận tuỵ với HS và phải không ngừng học tập trau dồi kiến thức cho bản thân. Hiểu được tâm lý hcọ sinh và tạo ra được phương pháp dạy học phù hợp thu hút sự chú ý và óc say mê tò mò của các em.
C. Kết luận và đề xuất kiến nghị
Những vấn đề tôi đã nêu ở trên là những vấn đề tôi không ngừng nỗ lực nghiên cứu và vậ dụng vào quá trình giảng dạy, rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 3A và chất lượng môn học đã có tiến bộ vượt bậc. Cụ thể là:
- 100% HS lớp 3 A đều xếp loại khá và giỏi, không có HS xếp loại TB, yếu kém. Điều đó khẳng định rằng HS lớp tôi đã có kỹ năng giải toán thành thạo.
- Năm học qua, tôi được phân công bồi dưỡng HS giỏi toán lớp 3, đã đạt được thành tích đáng khích lệ, đã có nhiều HS đạt 20/20 điểm môn toán, có nhiều HS đạt giải nhất, nhì, ba cấp huyện. Riêng phần giải toán có lời văn thì 100% HS có kĩ năng trình bày bài giải.
Trên đây là môt số kinh nghiệm nhỏ của tôi rút ra từ thực tế giảng dạy môn Toán lớp 3. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo là chuyên viên, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi có phương pháp giảng dạy tốt hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
Tôi cũng tha thiết mong đợi sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn để tôi bổ sung cho mình những kinh nghiệm hay, những bài học quý để tôi tích luỹ và sử dụng trong quá trình giảng dạy trong các năm tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Xuân Tân, ngày 12 tháng 4 năm 2009
 Đánh giá xếp loại Tác giả sáng kiến
 Của cơ quan đơn vị
 Nguyễn Thị Hoa

File đính kèm:

  • docKinh nghiem day Toan co loi van cho HS lop 3.doc