Quy trình biên soạn đề kiểm tra

Các câu hỏi nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức độ học khác nhau của HS như: nhớ, hiểu, vận dụng, kỹ năng, thái độ. Có thể sử dụng các từ nghi vấn chung về phẩm chất, về phương thức, về nguyên nhân, về kết quả, về mối quan hệ, so sánh, chứng minh, .để tạo ra các câu hỏi cụ thể.

1. Những câu hỏi nhằm khai thác vốn tri thức, vốn sống, những hiểu biết đã có của HS có thể dùng các từ hỏi chung như sau:

- Em đã biết gì về.?

- Cho một ví dụ về.?

2. Những câu hỏi đòi hỏi HS phải giải thích có thể dùng các từ hỏi chung như sau:

- Hãy giải thích tại sao.?

- Em có thể giải thích như thế nào về .?

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 12351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình biên soạn đề kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra. 
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra.
Bước 3. Xác định nội dung kiểm tra lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Sau đây chúng ta phân tích cụ thể mỗi bước
1. Bước 1- Xác định mục đích của đề kiểm tra
 Mỗi đề kiểm tra phải có mục đích rõ ràng. Xác định mục đích sử dụng của đề kiểm tra (hay thi). Trả lời câu hỏi kiểm tra (hay thi) để làm gì? 
Khi xác định mục tiêu của đề kiểm tra cần trả lời hai câu hỏi sau:
- Xác định “đo” – đánh giá cái gì? Người thiết lập ma trận cần xác định nội dung (khái niệm, cơ chế, quá trình…nào?) cần kiểm tra, so sánh nội dung kiểm tra tương ứng với mục nào trong SGK (bài học). Đọc nội dung SGK để xác định những nội dung sâu hơn, rộng hơn so với yêu cầu của chuẩn KT – KN. Phải liệt kê nội dung các chủ đề cần kiểm tra bằng hệ thống các động từ đo mức độ tư duy (xem phụ lục 3 trong công văn 8773 ngày 30/12/2010)
- Đo đối tượng nào (HS trung bình, khá, giỏi; HS vùng thuận lợi hay vùng khó khăn)? Trả lời câu hỏi này giúp người làm đề kiểm tra xác định được đối tượng HS cụ thể để quyết định tổng số điểm của ma trận là bao nhiêu, sự phân bố của câu hỏi trong các ô của ma trận nghiêng nhiều về cột nhận biết và thông hiểu hay nghiêng nhiều về cột vận dụng thấp và vận dụng cao.
(Ma trận phù hợp là ma trận mà khi ra đề kiểm tra áp dụng phù hợp với năng lực tư duy của trên 50% số HS tham gia kiểm tra; và mỗi HS có trên 50% cơ hội trả lời đúng mỗi câu hỏi trong đề kiểm tra).
	Tìm hiểu nội dung trong chuẩn quy định mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng Þ phân tích, thảo luận nhóm để xác định thống nhất mức độ đo (đánh giá). 
	Thảo luận nhóm, sử dụng động từ hành động đo được để xác định mục tiêu kiểm tra, chỉ rõ 3 mức độ khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng HS:
+ Mức chuẩn đối với các đối tượng HS trung bình và HS chưa đạt trung bình.
+ Mức trên chuẩn đối với HS khá.
+ Mức xuất sắc đối với HS giỏi.
2. Bước 2 - Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra viết có các hình thức sau:
Đề kiểm tra tự luận;
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. 
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
- Xác định hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm hay kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm) sẽ giúp người làm ma trận hình dung được số lượng chuẩn sẽ kiểm tra. Nếu là hình thức tự luận thì số lượng chuẩn được lựa chọn để kiểm tra sẽ ít hơn số lượng chuẩn đối với đề kiểm tra TNKQ và số câu hỏi trong đề kiểm tra tự luận cũng ít hơn trong đề kiểm tra TNKQ.
3. Bước 3 - Xác định nội dung đề kiểm tra lập ma trận đề kiểm tra
Thiết lập các mục tiêu kiến thức và giáo dục cần đánh giá. Để xác định nội dung đề kiểm tra, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ của phần chương trình đề ra để đánh giá kết quả học tập của học sinh về các hành vi và năng lực cần phát triển tương thích với Chuẩn nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ–BGD&ĐT ngày 05/5/2006.
Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
	Lập một bảng có hai chiều, 
	một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, 
	một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp –vận dụng ở cấp độ cao hơn: phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo). 
	Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho mức độ nhận thức của mỗi chủ đề hoặc đơn vị kiến thức kĩ năng, trong đó: 1 là mức nhận biết, 
	 2 là mức thông hiểu, 
 3 là mức vận dụng thấp, 
 4 là mức vận dụng cao. 
	Nếu qui ước: 100 điểm là mức nhận biết
 200 điểm là mức thông hiểu, 
 300 điểm là mức vận dụng thấp và 
 400 điểm là mức vận dụng cao. Tại sao lại qui định như vậy mà không qui định là 10 điểm như chúng ta vẫn quen làm? Thực chất thì không khác gì vì bản chất mức độ tư duy của HS được đo từ thấp tới cao; Nếu theo thang điểm 10 ta có ít bậc phân chia hơn là cho từ 100 đến 400 điểm.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Chủ đề 
(nội dung, chương…)
Nhận biết
(Bậc 1)
Thông hiểu
(Bậc 2)
Vận dụng ở cấp độ thấp
(Bậc 3)
Vận dụng ở cấp độ cao
(Bậc 4)
Chủ đề 1
...% tổng số điểm =... điểm
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
Chủ đề 2
...% tổng số điểm =... điểm
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
Chủ đề n
...% tổng số điểm =... điểm
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
...% hàng =... điểm
Số câu
100% =
Tổng số điểm 
...% tổng số điểm =... điểm
...% tổng số điểm =... điểm
...% tổng số điểm =... điểm
...% tổng số điểm =... điểm
Kỹ thuật thiết kế câu hỏi
Các câu hỏi nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức độ học khác nhau của HS như: nhớ, hiểu, vận dụng, kỹ năng, thái độ. Có thể sử dụng các từ nghi vấn chung về phẩm chất, về phương thức, về nguyên nhân, về kết quả, về mối quan hệ, so sánh, chứng minh, ...để tạo ra các câu hỏi cụ thể.
1. Những câu hỏi nhằm khai thác vốn tri thức, vốn sống, những hiểu biết đã có của HS có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Em đã biết gì về.......?
- Cho một ví dụ về......?
2. Những câu hỏi đòi hỏi HS phải giải thích có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Hãy giải thích tại sao........?
- Em có thể giải thích như thế nào về ........?
3. Những câu hỏi đòi hỏi HS phải phân tích, so sánh có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Nêu rõ những điểm giống nhau, khác nhau giữa ......và......là gì?
- Những đặc điểm nào chứng tỏ..............?
4. Những câu hỏi đòi hỏi HS nêu lên những phán đoán, những dự đoán, những giả định của mình (trong giải quyết vấn đề, nghiên cứu,...) có thể dùng các từ hỏi chung như sau:
- Điều gì sẽ sảy ra nếu.......?
- Thử dự đoán xem.........như thế nào? khi/nếu.......
- Hiện tượng đó có thể sảy ra không nếu.......
Ngoài ra, trong câu hỏi nên sử dụng các động từ như: phân tích, chứng minh, so sánh, định nghĩa, đánh giá, giải thích, xác định, minh hoạ, liên hệ, tóm tắt, mô tả quá trình,...
5. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
	Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác; 
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra, làm nổi bật sự mô tả mỗi tiêu chí trong bảng ma trận mà tốt nhất là mô tả mức độ hoàn thành công việc của học sinh sẽ tương ứng với điểm số mà họ đạt được.

File đính kèm:

  • docQuy trinh bien soan de kiem tra.doc