Quy trình biên soạn câu hỏi / bài kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Mức nhận biết gắn với thực tiễn

Câu 1: Sức khỏe có vai trò như thế nào trong học tập?

Câu 2: Em hãy nêu 4 hành vi thể hiện việc tự chăm sóc sức khỏe của bản thân?

Mức thông hiểu – gắn thực tiễn.

Câu 1: Tại sao nói “sức khỏe quý hơn vàng”?

Câu 2: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, hành vi nào trái ngược với tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

A. Lan sáng nào cũng tập thể dục.

B. Vì sợ học muộn nên hà ăn cơm vội vàng.

C. Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm.

D. An hay đau bụng nhưng ngại đi khám.

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình biên soạn câu hỏi / bài kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM HƯƠNG SƠN
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI / BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Bài 1 TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ ( Giáo dục công dân 6)
Bước 1: Xác định chuẩn về kiến thức kĩ năng thái độ.
Kiến thức: 
Hiểu được thân thể, sức khỏa là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
Kĩ năng: 
Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.
Thái độ:
Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Bước 2: Xác định được năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình dạy học .
Năng lực tự học, tự rèn luyện.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực hiểu biết xã hội.
Bước 3.
BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
(chuẩn KT KN)
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
Giải thích được vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe
Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Nêu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
Liệt kê được những biểu hiện tự chăm sóc sức khỏe.
Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
Phân biệt được hành vi tự chăm sóc và rèn luyện thân thể và hành vi trái với việc chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và người khác.
Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.
Đề xuất được biện pháp tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Điều chỉnh hành vi nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi, hệ thống câu hỏi 
Mức nhận biết gắn với thực tiễn
Câu 1: Sức khỏe có vai trò như thế nào trong học tập?
Câu 2: Em hãy nêu 4 hành vi thể hiện việc tự chăm sóc sức khỏe của bản thân?
Mức thông hiểu – gắn thực tiễn.
Câu 1: Tại sao nói “sức khỏe quý hơn vàng”? 
Câu 2: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, hành vi nào trái ngược với tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Lan sáng nào cũng tập thể dục.
Vì sợ học muộn nên hà ăn cơm vội vàng.
Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm.
An hay đau bụng nhưng ngại đi khám.
Vận dụng ở mức độ thấp.
Câu 2: Em hãy lập kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe trong một ngày Vận dụng ở mức độ cao:
Câu 1. Ở lớp em hiện đang có một số bạn bị đau mắt đỏ, em hãy đề xuất 3 biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh dịch đau mắt đỏ cho bản thân?
Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi / bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi/ bài tập.
Bước 7: Xác định một số phương pháp và hình thức dạy học cơ bản cho chủ đề
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp động não.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp giải quyết vấn đề.
NHÓM 3 : PHÒNG HƯƠNG SƠN
 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
Các bài: Liêm khiết, giữ chữ tín, pháp luật và kỉ luật, tự lập, lao động tự giác và sáng tạo
Chủ đề(nội dung, chương trinh…)
Chuẩn cần KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1
Liêm khiết
Hiểu thế nào là liêm khiết
Nhận dạng được một số biểu hiện về liêm khiết
Số câu: 1
Số điểm: 1 
Tỉ lệ %: 10 
1
1
10
Số câu: 1 
1 điểm = 10%
Chủ đề 2: Giữ chữ tín
Ý nghĩa của việc giữ chữ tín
Từ 1 trường hợp cụ thể trình bày được ý nghĩa của việc giữ chữ tín
Số câu: 1
Số điểm: 2 
tỉ lệ %:20
1
2
20
Số câu: 1
2 điểm = 20%
Chủ đề 3: Pháp luật và kỉ luật
Phân biệt được pháp luật và kỉ luật.
Từ một vấn đề cụ thể nhận diện được pháp luật, kỉ luật 
Số câu: 1
Số điểm: 2 
tỉ lệ %: 20
1
2
20
Số câu:1 
2 điểm= 20%
Chủ đề 4 Tự lập
Ý nghĩa của tự lập
Phát biểu ý kiến cá nhân về một vấn đề.
Số câu: 1 
Số điểm: 2 tỉ lệ %: 20
1
2
20
Số câu 1
2 điểm= 20%
Chủ đề 5: Lao động tự giác và sáng tạo
Tích cực tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
Giải quyết tình huống
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ %: 30%
1
3
30
Số câu: 1
3 điểm= 30%
Số câu: 5
10 điểm
= 100%
II : ĐỀ KIỂM TRA
 Câu 1: Điền các từ , cụm từ còn thiếu vào dấu … để hoàn thành khái niệm liêm khiết.
 Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống …., ….., ….. , ….. về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
 Câu 2: Trong những hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện giữ chữ tín ( hay không giữ chữ tín) giải thích tại sao?
 a. Lan mượn của Hoa cuốn sách và hứa 3 hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Hoa cũng được.
b. Bạn Nam hứa sẽ đưa em gái đi xem xiếc tối nay nhưng vì có công việc đột xuất nên Nam không thể đưa em đi được.
 Câu 3: a. Bản nội quy của nhà trường có thể coi là pháp luật không? Tại sao? 
 b. Trong lớp em có những bạn thường xuyên đi học muộn . Nếu em là lớp trưởng thì em sẽ làm gì? 
 Câu 4: Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ chưa cần phải rèn luyện tính tự lập. Em có tán thành với ý kiến đó không? Hãy nêu 3 việc làm của bản thân thể hiện tính tự lập?
 Câu 5. Lớp em được nhà trường phân công lao động vườn sinh địa. Do vườn sinh địa cỏ mọc nhiều nhưng lớp em không đưa đầy đủ dụng cụ cần thiết. 
 Là một người lớp trưởng em hãy đề xuất 4 cách giải quyết để lớp có thể hoàn thành công việc được giao trong buổi lao động đó.

File đính kèm:

  • dockiem tra danh gia theo dinh huong nang luc mon GDCD.doc