PowerPoint trong dạy học Vật lý
Khi đặt phương thức trình diễn và chuyển tiếp slide ở trên, trong mục Automatically after cho phép tự động hiển thị các slide sau số giây được gõ trong mục Second. Tuy nhiên, có thể đặt chế độ tự động trình chiếu toàn bộ hoặc chỉ một số slide theo cách sau:
1. Mở menu Slide show, chọn Setup show.
2. Trong mục Show type (Kiểu trình chiếu) có các lựa chọn:
- Presented by a speaker: Trình bày mở rộng kín màn hình
- Browsed by an individual : Trình bày với thanh công cụ điều khiển (giống trình duyệt Internet)
- Browsed at a kiosk: tự động lặp lại mà không có điều khiển bằng chuột hoặc bàn phím (chỉ nên dùng khi đã tạo các nút điều khiển)
- Loop continuosly until ' Esc': lặp lại tới khi nhấn phím Esc.
- Show without narrations: trình bày mà không cần tường thuật (tức là để chạy tự động không có sự điều khiển giữa chừng)
- Show without animation: trình bày loại bỏ hết các chuyển động
c (xem ví dụ ô bên phải) 3. Nhấn Apply để áp dụng cho toàn bộ các Slide 1.1.4.6.4. Sử dụng Slide Master định dạng nhanh slide Khi sử dụng các thiết kế có sẵn, một sự cố có thể xảy ra là các Font chữ Việt đều bị mất (không hiện được chữ Việt) hoặc muốn chèn vào tất các các slide một nội dung, hình ảnh nếu làm bằng cách thông thường (tức là tạo trên tất cả các slide), những công việc định dạng lại này mất nhiều thời gian. Slide master (slide chủ) cho phép tạo một địng dạng slide chuẩn cho tất cả các slide trong bản thuyết trình. Cách làm như sau: 1. Mở menu View, chọn Master, chọn tiếp Slide master. 2. Gõ tiêu đề (hoặc định dạng tiêu đề) cho tất các slide vào mục Click to edit Master title style. - Click to edit Master text styles: định dạng kiểu (style) cho các đoạn văn bản (định dạng Font chữ, màu chữ (color).), ở đây có thể định dạng nhiều cấp (level) cho các đoạn văn bản (có thể dùng nút Demote và Promote để tăng hoặc giảm cấp các đoạn văn bản khi nhập văn bản vào các slide nếu sử dụng ở chế độ màn hình outline) - Gõ các chú giải thêm ở chân các slide như: ngày giờ (date/time) 3. Nhấn nút Close của thanh công cụ Master để đóng lại. F Chú ý Bằng cách tạo một slide chủ, chứa định các kiểu định dạng cho toàn bộ các slide, có thể tăng nhanh tốc độ nhập và định dạng các slide, làm theo cách này nên thực hiện các bước như sau: 1. Tạo một bản trình bày mới (New presentation) 2. Tạo Slide master 3. Định dạng một Slide master cho tất cả các slide (Định dạng Font chữ, nền) 4. Nhập thông tin vào các slide (nên nhập ở chế độ Outline) 5. Chỉnh sửa các chi tiết 6. Đánh số trang các slide 7. Ghi vào đĩa và trình chiếu thử. 1.1.4.6.5 Đánh số các trang slide Để đánh số các trang slide trong một bản trình chiếu, cần tiến hành như sau: 1. Mở menu View, chọn Header and Footer, sẽ hiện lên hộp thoại Header and Footer 2. Chọn Slide number 3. Chọn Apply to All 1.1.4.7 Ghi bản trình bày vào đĩa Sau khi nhập thông tin vào các slide hoặc sau mỗi lân chỉnh sửa, nên ghi vào đĩa để lưu lại, tránh sự cố xảy ra do mất điện, treo máy Lần đầu ghi vào đĩa, PowerPoint sẽ cho xuất hiện hộp thoại Save as yêu cầu đặt tên cho File trình bày, lần ghi sau PowerPoint không yêu cầu đặt tên File nữa mà ghi vào File đã được đặt tên lần đầu tiên. Cách ghi bản trình bày vào đĩa như sau: 1. Mở menu File, chọn Save (hoặc nhấn nút Save trên thanh công cụ, hoặc Ctrt+S) 2. Gõ tên File vào ô File name 3. Chọn thư mục (nơi đặt File) trong Save in 4. Nhấn OK để ghi vào đĩa 1.1.4.8 Mở một File trình bày đã được ghi trên đĩa Khi trên đĩa đã có lưu các File trình bày, có thể mở ra để sửa chữa, trình chiếu (show)Cách mở như sau: 1. Mở menu File, chọn Open (Hoặc ấn nút Open trên thanh công cụ, hoặc Ctrt+O) 2. Chọn thư mục chứa File trong Look in 3. Chọn File trong danh sách 4. Nhấn Open để mở 1.1.5 Đặt các hiệu ứng chuyển động Tất cả các đối tượng thông tin trên từng slide, khi trình chiếu, bình thường chúng sẽ xuất hiện đồng thời, xuất hiện và tồn tại ở vị trí mà ở đó chúng được khởi tạo nên. Tuy nhiên, ta cũng có thể đặt các hiệu ứng về cách thức xuất hiện, về sự tồn tại hay biến mất (ẩn) của chúng. Các hiệu ứng này được gọi chung là hiệu ứng chuyển động (Animation effect). 1.1.5.1. Đặt các hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng Để đặt các hiệu ứng chuyển động cho một đối tượng, cần tiến hành như sau: 1.Nhấn chuột vào đối tượng cần đặt hiệu ứng 2.Mở menu Slide show, chọn Custom Animation (những tuỳ chọn cho các hoạt cảnh) 3. Chọn thẻ Effect để lựa chọn các hiệu ứng muốn áp dụng. - Trong mục Entry animation and Sound (đưa vào các loại chuyển động và âm thanh), chọn một trong các chuyển động. (ví dụ: Fly From Bottom: chuyển động từ phía dưới Slide lên) - Trong mục After animation: chọn hiệu ứng sau khi chuyển động xảy ra (Don’t Dim: được giữ nguyên sau khi chuyển động; Hide after animation: tự ẩn đi sau khi dừng chuyển động) - Trong mục Introduce text: chọn cách hiển thị các đoạn văn bản (All at one: hiện toàn bộ đồng thời; by letter: hiện từng ký tự một; by word: hiện từng từ một). 4. Chọn thẻ Oder & Timing để lựa chọn thứ tự thực hiện hiệu ứng đối với từng đối tượng và thời điểm bắt đầu thực hiện hiệu ứng - Trong mục Animation oder, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện hiệu ứng đối với từng đối tượng (có thể sử dụng các nút tăng/giảm để thay đổi thứ tự) - Trong mục Timing, có thể đặt thời điểm bắt đầu thực hiện hiệu ứng (khi kích chuột hay tự động sau khoảng thời gian nào đó khi hiệu ứng trước hoàn thành) 5. Nhấn OK để áp dụng hiệu ứng đã đặt cho các đối tượng (có thể nhấn Preview để xem thử hiệu ứng đã đặt) 1.1.5.2 Đặt hiệu ứng cho các biểu đồ (Chart effect) Việc đặt các hiệu ứng cho biểu đồ giúp việc trình bày một cách tuần tự các thành phần trong biểu đồ. Các hiệu ứng này bao gồm: - Hiển thị ngay toàn bộ (All at one) - Hiển thị từng dãy các đối tượng (By series) - Hiển thị từng thành phần trong dãy các đối tượng (By element in series) - Hiển thị từng loại trong biểu đồ (By category) - Hiển thị từng thành phần trong các loại trong biểu đồ (By element in category) Cách đặt các hiệu ứng như sau: 1. Chọn biểu đồ (nhấn chuột vào biểu đồ) 2. Mở menu Slide show, chọn Custom Animation (những tuỳ chọn cho các hoạt cảnh) 3. Chọn thẻ Chart effects: các hiệu ứng cho biểu đồ) 4. Chọn kiểu thể hiện các thành phần của biểu đồ trong mục Introduce chart element. 5. Nhấn OK. @Ghi chú Các lựa chọn khác trong Entry animation and sound tương tự như Animation effects 1.1.5.3 Đặt phương thức trình diễn và chuyển tiếp slide (Silde Transition) Phương thức trình diễn slide cho phép đặt cách thức trình diễn từng slide và hiệu ứng chuyển tiếp slide kế tiếp. Cách thức đặt như sau: 1. Mở menu Slide show, chọn Slide Transition. 2. Trong mục Effect, chọn hiệu ứng đặt cho cách hiển thị slide. (Xem ví dụ phía trên về cách thức hiển thị slide để chọn kiểu thích hợp) - Mục Advance cho phép lựa chọn thời điểm hiển thị các silde kế tiếp - On mouse click: Khi nhấn chuột - Automatically after: tự động hiển thị các slide sau số giây gõ trong mục Second. 3. Nhấn Apply to all: áp dụng cho tất cả các slide 1.1.5.4 Đặt tự động trình chiếu các slide (Setup show) Khi đặt phương thức trình diễn và chuyển tiếp slide ở trên, trong mục Automatically after cho phép tự động hiển thị các slide sau số giây được gõ trong mục Second. Tuy nhiên, có thể đặt chế độ tự động trình chiếu toàn bộ hoặc chỉ một số slide theo cách sau: 1. Mở menu Slide show, chọn Setup show. 2. Trong mục Show type (Kiểu trình chiếu) có các lựa chọn: - Presented by a speaker: Trình bày mở rộng kín màn hình - Browsed by an individual : Trình bày với thanh công cụ điều khiển (giống trình duyệt Internet) - Browsed at a kiosk: tự động lặp lại mà không có điều khiển bằng chuột hoặc bàn phím (chỉ nên dùng khi đã tạo các nút điều khiển) - Loop continuosly until ' Esc': lặp lại tới khi nhấn phím Esc. - Show without narrations: trình bày mà không cần tường thuật (tức là để chạy tự động không có sự điều khiển giữa chừng) - Show without animation: trình bày loại bỏ hết các chuyển động 3. Trong mục Slides (Trình bày các Slide) có các lựa chọn: - All: Tất cả - From... To: Từ Slide số... tới Slide số... 4. Trong mụcAdvance slides có các lựa chọn: - Manuall: trình bày bằng các nút điều khiển hoặc phím di chuyển con trỏ - Using timings, if present: trình bày theo thời gian đã đặt trong Slide transition 5. Nhấn OK 1.1.6 Trình chiếu các Slide (slide Show) Sau khi soạn thảo xong bài giảng, báo cáo ... để trình bày chúng theo đúng trình tự nội dung và hấp dẫn cần phải nắm được cách thức trình chiếu. 1.1.6.1 Trình chiếu trên màn hình (Show) Để trình chiếu tệp tin (File) đã được soạn thảo, lưu trữ trong đĩa, cần tiến hành các bước sau: 1. Khởi động PowerPoint 2. Mở File trình bày 3. Mở menu Slide Show, chọn Viewshow (hoặc nhấn nút Slide Show- góc trái dưới màn hình) @Ghi chú Có thể trình chiếu trực tiếp mà không cần khởi động PowerPoint bằng cách: 1. Khởi động My Computer (nháy kép biểu tượng trên màn hình nền) hoặc Windows explorer (chuột phải trên nút Start, chọn Explore) 2. Nháy chuột phải lên File trình bày của PowerPoint, chọn Show 1.1.6.2 Chuyển đến silde kế tiếp (Next) , slide trước (Previous) hoặc chuyển nhanh đến một slide nào đó. Trong khi trình bày, để chuyển đến slide kế tiếp, có thể thực hiện một trong các cách sau: Nhấn phím trái chuột tại bất kỳ đâu trên màn hình hoặc chuột phải trên màn hình. Nếu nhấn chuột phải, trên màn hình xuất hiện menu lệnh: * Chọn Next: chuyển đến slide kế tiếp * Chọn Previous: chuyển về slide trước * Chọn Go, chọn tiếp By title, trong danh sách tiêu đề các slide, chọn silde muốn nhảy tới. 1.1.7 In ấn bản trình bày Việc in các slide ra giấy cũng giúp cho việc nắm được bố cục nội dung trình bày cho cả người trình bày và người nghe. Phần mềm PowerPoint cho phép in bản trình bày dưới dạng in các slide (một slide trên một trang giấy hay nhiều slide trên cùng một trang giấy). 1.1.7.1 Đặt trang in (Pape setup) Trước khi in, phải xác định tính chất của trang in, ví dụ như: kích thước slide ứng với từng loại khổ giấy in (Slide sized for), đánh số trang slide từ số mấy, (Number slides from), hướng in đứng hay nằm (Orientation). 1. Mở File muốn in (mở menu File, chọn Open) 2. Mở menu File, chọn Pape setup - Chọn cỡ slide in ra trong Slide size for - Độ rộng của slide (Width) - Độ cao của slide (Height) - Số slide trên 1 trang in (Number slide) - Chọn hướng slide in ra ((Orientation) * Portrait: Hướng đứng * Landscape: Hướng nằm ngang 3. Nhấn OK 1.1.7.2 In các slide (Print) 1. Mở menu File, chọn Print - Chọn vùng in (Print range) * All:In tất cả các slide * Current slide: Chỉ in Slide đang chọn * Slide: Gõ số thứ tự slide muốn in - Number of copies: Số bản in - Print what: Kích vào thanh cuốn để chọn * Slides: In một slide trên một trang * Handouts: In nhiều slide trên một trang (kích vào thanh cuộn để chọn số trang, chọn hướng sắp xếp các trang theo chiều ngang- horizontal hay dọc- vertical) 2. Nhấn OK 1.2 Các ứng dụng chủ yếu của phần mềm powerpoint trong dạy học vật lí 1.2.1 Sử dụng PowerPoint hỗ trợ thiết kế và trình chiếu các đối tượng tĩnh trong dạy học vật lí Trong dạy học vật lí, nhiều thông tin về đối tượng nghiên cứu cần được trình bày trước học sinh một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng và đảm bảo thẩm mỹ, ví dụ như các tranh ảnh (về mẫu vật, mô hình, thiết bị thí nghiệm...với hình không gian, màu sắc thật .... ), hình vẽ, sơ đồ kí hiệu, biểu đồ, bảng số liệu, đồ thị ... Về cơ bản, nhờ phần mềm PowerPoint, ta có thể tạo nên một số trong các loại hình thông tin đó, ví dụ như: hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu, đồ thị ... 1.2.1.1 Vẽ hình Nhờ phần mềm PowerPoint, ta sử dụng thanh đồ hoạ (Draw) để: - vẽ các loại đường: đường thẳng (Line), đường cong (Curve), đường tự do (Freeform), - vẽ các mũi tên chỉ hướng (Arrow), nối các điểm với nhau theo các đường tuỳ ý (Connectors) - vẽ các hình cơ bản hai chiều hay ba chiều: hình vuông, chữ nhật (Rectangle), hình tròn hay oval (Oval), hình lăng trụ (Can)...v..v.... - vẽ các biểu đồ phát triển (Flowchart) với các màu sắc khác nhau. Các bước vẽ các hình đó như sau: 1. Nhấn nút hình cần vẽ (ví dụ hình Oval) trên thanh công cụ 2. Đưa chuột vào vị trí trên Slide cần vẽ (lúc đó con trỏ chuột biến thành hình dấu +) 3. Rê chuột trên màn hình để tạo thành hình cần vẽ như ý muốn (ví dụ hình Oval) Nếu cần vẽ các mũi tên hình khối chỉ hướng (Block Arrow), đường nối các điểm với nhau theo các dạng tuỳ ý (Connectors), các hình cơ bản (Basic Shapes), các biểu đồ phát triển (Flowchart) thì trước khi thực hiện các bước trên, ta cần làm như sau: - Nhấn nút AutoShapes trên thanh công cụ, lựa chọn các loại đối tượng cần vẽ - Đưa chuột vào loại đối tượng cần vẽ, khi đó xuất hiện hình các đối tượng khác nhau. - Nhấn chuột vào hình đối tượng cần vẽ (Sau đó thực hiện tiếp các bước trên) 1.2.1.2 Lập bảng số liệu, vẽ đồ thị Trong dạy học vật lí, ở nhiều bài, ta cần lập bảng số liệu đo thu được từ thực nghiệm và từ đó vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí. Nếu lập bảng, điền số liệu rồi từ đó vẽ đồ thị theo phương pháp truyền thống thì mất nhiều thời gian, nhất là khi phải vẽ đồ thị có dạng phức tạp với nhiều số liệu thực nghiệm. Nhờ phần mềm PowerPoint, ta có thể tạo nên dạng bảng số liệu một cách nhanh chóng và đẹp đẽ, rồi từ bảng số liệu đó, vẽ ngay tức khắc (trong vòng 1 vài giây) đồ thị tương ứng với các số liệu đó. Muốn lập bảng số liệu để từ bảng số liệu vẽ đồ thị tương ứng, ta không nên sử dụng cách thức chèn bảng dưới dạng Word mà nên chèn một biểu đồ (Chart). Khi chèn xong biểu đồ Chart, kèm theo nó đã có một bảng số liệu dưới dạng Excel. Với bảng ở dạng Excel này cho phép ta dễ dàng điền các giá trị đo vào bảng và sau đó vẽ ngay đồ thị mối quan hệ giữa các đại lượng có tên trong bảng. Dưới đây là ví dụ việc lập bảng mối quan hệ giữa áp suất vào thể tích của khối lượng khí không đổi trong điều kiện nhiệt độ không đổi. Bước 1: Tạo nên biểu đồ (Chart), rồi điền các giá trị của thể tích và áp suất tương ứng thu được trong thí nghiệm vào bảng DataSheet. Công việc này đã được trình bày ở phần trước. Bước 2: Chọn menu Chart, chọn Chart Type. Khi xuất hiện cửa sổ Chart Type, nhấn nút Standard Type, chọn dạng biểu đồ Line (hình dưới bên trái), rồi nhấn OK, cho đồ thị (hình dưới bên phải). Muốn cho đường nối các điểm không bị gãy khúc thì khi xuất hiện cửa sổ Chart Type, ta nhấn nút Custom Type, sau đó chọn dạng biểu đồ Smooth Line. @Ghi chú Để có thể viết tên đồ thị P-V, tên các trục toạ độ (trục hoành - trục thể tích và trục tung - trục áp suất) ta làm như sau: 1. Chọn menu Chart, rồi Chart Options 2. Nhấn nút Title - Điền tên đồ thị (ví dụ: Đồ thị P-V vào ô Chart Title - Điền tên trục hoành vào ô Category (X) axis (ví dụ: Thể tích) - Điền tên trục tung vào ô Category (Y) axis (ví dụ: áp suất) 3. Nhấn nút Gridlines để chọn các lựa chọn thích hợp (Major gridlines hay Minor gridlines) cho việc vẽ các đường kẻ ô trên đồ thị 4. Nhấn OK 5. Chọn Font chữ tiếng Việt cho các chữ viết (bằng cách nhấn chuột vào các chữ viết rồi chọn Font chữ) Như vậy, nhờ phần mềm, ta vừa nhập được số liệu vào bảng, vừa vẽ ngay được đồ thị. Dưới đây là ví dụ về sử dụng PowerPoint trong việc lập bảng và vẽ đồ thị trong việc nghiên cứu tìm ra các qui luật vật lí. Ta có thể vẽ đồ thị thực nghiệm quãng đường theo thời gian của một chuyển động thẳng. Ví dụ, một xe chuyển động trên một máng nghiêng với vận tốc ban đầu bằng 0, sau đó chuyển động trên đường bằng, từ thí nghiệm ta thu được toạ độ x theo thời gian t. Nhờ phần mềm PowerPoint, ta nhập số liệu vào Datasheet như sau: Sau đó ta vẽ ngay được đồ thị x – t theo các số liệu ở bảng (hình dưới) Từ việc phân tích bảng số liệu cũng như đồ thị, ta nhận thấy: - Trong khoảng thời gian t= 0 s đến 4 s, xe chuyển động nhanh dần đều (nếu tính toán, ta xác định được gia tốc của chuyển động ở đoạn này có giá trị a= 2 cm/ s2) - Trong khoảng thời gian t= 4 s đến 12 s, xe chuyển động đều với vận tốc v= 8 cm/s @Ghi chú Để có các hình ảnh (tranh, bản đồ với hình khối không gian và màu sắc tự nhiên) thì trước hết phải được tạo chúng bằng các thiết bị chụp ảnh số, hay dùng máy Scaner (máy quét ảnh) để quét các ảnh trên giấy rồi lưu trữ các ảnh này trong máy tính. Ngoài ra, ta có thể sưu tập các ảnh liên quan đến vật lí trên các trang Web hay ở các Encyclopedia (Bách khoa toàn thư) dưới dạng số. Để sửa các ảnh này hay điền các chú thích trong phần ảnh, có thể dùng các phần mềm xử lí ảnh như Pain, PhotoShop ..v..v... 1.2.2 Sử dụng PowerPoint hỗ trợ trình chiếu các hiện tượng, quá trình và các thí nghiệm vật lí Trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, khi nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vật lý xảy ra nhanh, các thí nghiệm vật lý khó thực hiện, thực hiện sẽ nguy hiểm hoặc không thể thực hiện do các điều kiện về cơ sở vật chất, cần sử dụng các băng ghi hình các quá trình vật lý tạo điều kiện quan sát kỹ và chính xác các quá trình xảy ra. Một số các hiện tượng trong chương trình vật lí cần thu vào băng ghi hình có thể kể ra ở đây là: chuyển động Brao-nơ của các hạt phấn hoa, quá trình khuếch tán của hơi Brôm trong không khí ở các nhiệt độ khác nhau, hiện tượng rơi tự do, hiện tượng ném xiên,... Chuyển động của các hạt phấn hoa Khuếch tán của hơi Brôm trong không khí Do các hiện tượng vật lí có thể thu được vào trong băng hình và nhờ phần mềm PowerPoint, trình chiếu trên màn hình nên ta có thể đưa các hiện tượng vật lí gắn liền với thực tiễn, đời sống vào trong dạy học ở trường phổ thông, xoá bỏ ngăn cách giữa nhà trường với thực tiễn cuộc sống. Ví dụ như, khi nghiên cứu chuyển động ném xiên, ta có thể trình chiếu đoạn phim người ném bóng rổ, hay ném còn. Ném bóng rổ Ném còn Để tạo ra các đoạn phim video và có thể chèn chúng vào các Slide trong tệp PowerPoint, về công nghệ, cần tiến hành như sau: Nhờ một Videocamera (analog hay digital) ghi các quá trình vật lý vào băng hình. Các băng hình ghi tín hiệu dưới dạng analog, muốn sử dụng trên MVT, cần được chuyển sang dạng số, lưu trữ trong đĩa dưới các tệp dạng Movie nhờ các card video gắn vào máy tính, ví dụ như: card capture (card dùng để số hoá) DV500, Maxtrox GT 4000...). Còn các băng hình ghi tín hiệu dưới dạng digital thì có thể tải trực tiếp ngay vào máy tính mà không cần card capture. @Ghi chú Khi chạy các phần mềm trên máy tính, nếu muốn tạo ra tệp Movie quay lại tất cả những diễn biến xảy ra trên màn hình MVT, ta có thể sử dụng các phần mềm capture màn hình, ví dụ như SnagIt, ScreenCapture ...v..v... Để trình chiếu các tệp Movie, có thể sử dụng các phần mềm như: Windows Media Player, Herosoft, VCD Player...Với các chức năng làm dừng hình, xem đi xem lại nhiều lần các phần mềm này cho phép ta quan sát cẩn thận, chính xác quá trình vật lý cần nghiên cứu. Một đoạn phim phục vụ cho việc giảng dạy có thể thu lại trên Tivi hay tự quay nhờ Videocamera, sau đó số hoá chuyển thành một tệp Movie. Nhiều tệp Movie về các hiện tượng, quá trình vật lí có sẵn trên mạng, ta có thể tải trực tiếp về máy tính cá nhân. 1.2.3 Sử dụng PowerPoint hỗ trợ thiết kế (mô phỏng) và trình chiếu các đối tượng động Trong dạy học vật lí, nhiều hiện tượng, quá trình vật lí xảy ra trong tự nhiên rất khó quan sát hoặc không thể quan sát được vì diễn biến của quá trình xảy ra quá nhanh, hay quá chậm, ví dụ như: chuyển động rơi; chuyển động ném ngang của một vật; chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên chất khí, chất lỏng; chuyển động của khối tâm và của các điểm của vật rắn; quá trình phân rã hạt nhân, phóng xạ.... Ngoài ra, trong chương trình vật lí phổ thông được đưa vào nhiều khái niệm về hiện tượng, quá trình vật lí cũng như các khái niệm về đại lượng vật lí. Các đại lượng vật lí này được khái quát và mô hình hoá từ việc nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vật lí. Các thông số liên quan đến việc xác định các đại lượng đó luôn luôn biến đổi. Việc hình dung chính xác sự biến đổi của các đối tượng này chỉ thông qua mô tả hay các hình vẽ cũng thường rất khó. Ví dụ như khái niệm, pha dao động trong quá trình truyền dao động; sự biến đổi của số đường cảm ứng từ gửi qua ống dây dẫn; khái niệm cường độ dòng điện hay hiệu điện thế trong quá trình truyền điện. Ngoài những hiện tượng, quá trình vật lí có thể thu vào băng hình, rồi tạo ra các tệp Movie để trình chiếu lại được trên màn hình thì tất cả các quá trình, hiện tượng vật lí cũng như các đại lượng vật lí và sự biến đổi của chúng đều gây khó khăn trong việc nghiên cứu chúng nếu giáo viên chỉ mô tả bằng lời trước học sinh. Một trong các giải pháp có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu hiệu quả hơn, là sử dụng phần mềm PowerPoint để mô phỏng động các hiện tượng, quá trình cũng như sự biến đổi của các đại lượng vật lí đó. Để việc mô phỏng các quá trình, hiện tượng vật lí hay các đại lượng vật lí cũng như sự biến đổi của chúng đạt hiệu quả cao, cần chú ý tuân theo các bước sau: Phát hiện nhu cầu cần mô phỏng cái gì: Trước hết phải xác định rõ nội dung vật lí cần mô phỏng; mục đích mô phỏng nhằ
File đính kèm:
- PowerPoint trong day hoc Vat ly.doc