Phiếu tự học ở nhà môn Chính tả Lớp 5 - Tiết 6+7: Ôn tập giữa học kì I - Năm học 2019-2020
1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ?
a) Mùa thu ở làng quê.
b) Cánh đồng quê hương.
c) Âm thanh mùa thu.
2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ?
a) Chỉ bằng thị giác (nhìn).
b) Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe).
c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).
3. Trong câu "Chúng không còn là hồ nước nữa. chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất", từ đó chỉ sự vật gì ?
a) Chỉ những cái giếng.
b) Chỉ những hồ nước.
c) Chỉ làng quê.
4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ?
a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất.
b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác.
c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là "những cái giếng không đáy" nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.
PHIẾU TỰ HỌC Ở NHÀ Thứ ba, ngày 5 tháng 5 năm 2020 CHÍNH TẢ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 6+7) I. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Kiểm tra đọc lấy điểm. - Kiểm tra các kiến thức đã học về tập đọc, luyện từ và câu học kì II. b. Kĩ năng: - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết sử dụng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những ví dụ đã cho. - Rèn kĩ năng đọc, hiểu, vận dụng vốn các hiểu biết về luyện từ và câu để làm bài tập. c. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. - Các em hãy đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng những bài thơ mà các em đã học từ tuần 19 đến tuần 27. - Các em hãy nắm vững lại những nội dung các bài tập đọc đã học. 2. Hoạt động 2: Ôn tập các kiến thức về liên kết các câu trong đoạn văn. Câu 2 (trang 102 sgk Tiếng Việt 5, tập 2): Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn sau: a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là "mùi người" sẽ bị gấu phát hiện...xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi. Theo Trần Thanh Địch b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, ...rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Theo Trần Nhật Thu c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong... đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển....còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. ...sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt ..., tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của... Theo Anh Đức Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5, tập 2): Em hãy đọc thầm đoạn văn sau: Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là một hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng. Gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ. Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới. Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đầu dao cổ nghe vui tai: Khói về rứa ăn cơm với cá Khói về ri lấy đá chập đầu Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai. Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. Theo Nguyễn Trọng Tạo Nông giang: sông đào phục vụ sản xuất nông nghiệp Rứa (tiếng Trung Bộ): thế, như thế Ri (tiếng Trung Bộ): thế này, như thế này Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5, tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng: 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ? a) Mùa thu ở làng quê. b) Cánh đồng quê hương. c) Âm thanh mùa thu. 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ? a) Chỉ bằng thị giác (nhìn). b) Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe). c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi). 3. Trong câu "Chúng không còn là hồ nước nữa.. chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất", từ đó chỉ sự vật gì ? a) Chỉ những cái giếng. b) Chỉ những hồ nước. c) Chỉ làng quê. 4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ? a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất. b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác. c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là "những cái giếng không đáy" nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất. 5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ? a) Đàn chim nhạn, con đê và những cánh đồng lúa. b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ? a) Một từ. Đó là từ : ... b) Hai từ. Đó là các từ : ... c) Ba từ. Đó là các từ : ... 7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển? a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. b) Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển. c) Cả ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển. 8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào ? a) Các hồ nước. b) Các hồ nước, bọn trẻ. c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ? a) Một câu. Đó là câu : ... b) Hai câu. Đó là các câu : ... c) Ba câu. Đó là các câu : ... 10. Hai câu "Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai." liên kết với nhau bằng cách nào ? a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ thay cho từ... b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ .... c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 3. Hoạt động 3: Dặn dò - Tiếp tục hoàn chỉnh các bài tập vào vở, sửa các bài sai. - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiết 8.
File đính kèm:
- phieu_tu_hoc_o_nha_mon_chinh_ta_lop_5_tiet_67_on_tap_giua_ho.doc