Phiếu học tập môn Địa lí Lớp 4 - Bài: Địa Phương - Năm học 2019-2020
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí huyện Bình Chánh, kinh tế, hoạt động sản xuất, con người và văn hóa.
- Em hãy đọc nội dung sau 4 lần.
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây – Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh. Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 – 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’ vĩ Bắc.
Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố. Dân số năm 2011 là 458.930 người, mật độ dân số trung bình là 1.851 người/km2. Với 15 xã và 01 thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87 ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây với 586,58 ha.
Thứ năm, ngày 16 tháng 4 năm 2020 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp HS biết được vị trí địa lí huyện Bình Chánh, kinh tế, hoạt động sản xuất, xã hội và văn hóa. 2. Kĩ năng - HS nêu được một số hiểu biết về huyện Bình Chánh. 3. Thái độ - HS yêu mến quê hương đất nước, giáo dục tinh thần vì cộng đồng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí huyện Bình Chánh, kinh tế, hoạt động sản xuất, con người và văn hóa. - Em hãy đọc nội dung sau 4 lần. Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây – Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh. Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 – 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’ vĩ Bắc. Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố. Dân số năm 2011 là 458.930 người, mật độ dân số trung bình là 1.851 người/km2. Với 15 xã và 01 thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87 ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây với 586,58 ha. *Địa giới hành chính của huyện như sau: – Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. – Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè. – Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An. – Phía Tây giáp huyện Đức Hoà tỉnh Long An. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thông chính từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với các tuyến đường liên Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hòa (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm. Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau khi Pháp xâm lược và cai trị, đã thay đổi cách thức cai trị và phân ranh hành chánh, theo đó thì Bình Chánh lại thuộc quận Trung Quận (về phía chính quyền cách mạng thì gọi là huyện Trung Huyện) tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957 huyện Bình Chánh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện; và đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến Bình Chánh lại tách ra Nam, Bắc Bình Chánh; Nam gọi là Bình Chánh- Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, Huyện Bình Chánh tách ra thành lập thêm Quận Bình Tân. Và hiện nay Huyện Bình Chánh còn lại 1 thị trấn Tân Túc và 15 xã là: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B., với diện tích là 25.255,58 ha, và dân số năm 2009 là 418.513 người. Với 70% diện tích là đất nông nghiệp, trong quá trình đổi mới, hiện đại hoá- công nghiệp hóa vừa qua, Bình Chánh là một trong những huyện đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả thành các KCN và điều này đã mang lại những thành công. Hai KCN là Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc không chỉ làm cho bộ mặt Bình Chánh hiện đại và công nghiệp hơn mà còn giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động địa phương. Bên cạnh đó, huyện Bình Chánh cũng vẫn giữ lại một số diện tích đất nông nghiệp tốt để trồng lúa, mía, cây kiểng và chăn nuôi rất hiệu quả, xây dựng các trạm bơm nước với công suất 1.000 m3/giờ phục vụ yêu cầu sử dụng và sản xuất của bà con nông dân và đã điện khí hoá nông thôn trên toàn huyện. Huyện Bình Chánh cũng là nơi được nhiều du khách tìm đến để tham quan các di tích văn hoá như đình Tân Túc, đình Bình Trường và đặc biệt là khu văn hóa Láng Le, chùa Bát Bửu Phật Đài tại Xã Lê Minh Xuân hay còn gọi là Phật Cô Đơn... Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Giai đoạn năm 1931 đến 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25 tháng 8 năm 1945. Ngày 15 tháng 4 năm 1948, Trong trận chống càn tại Láng Le – Bàu Cò quân và dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam. Năm Mậu Thân 1968, Bình Chánh đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 04 năm 1975, với thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc. 2. Hoạt động 2: Luyện tập Em hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất ở câu 1, 2, 3. Câu 1. Bình Chánh bao gồm bao nhiêu xã và thị trấn? a. Gồm 1 xã và 15 thị trấn. b. Gồm 15 xã và 1 thị trấn. c. Gồm 16 xã và 1 thị trấn. d. Gồm 16 thị trấn và 1 xã. Câu 2. Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện nào? a. Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. b. Tân An, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. c. Tân Long, phủ Tân AN, tỉnh Gia Định. d. Tất cả các đáp án trên đều sai. Câu 3. Hai khu công nghiệpgiải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động địa phương là hai khu công nghiệp nào? a. Khu chế xuất Linh Xuân. b. Khu công nghiệp Phước Kiểng. c. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc. d. Cả a và b đều đúng. 4. Em hãy nêu vị trí địa lí của huyện Bình Chánh: ... 5. Kể tên các xã và thị trấn ở huyện Bình Chánh mà em biết? 6. Trong chiến tranh Bình Chánh đã đóng góp công sức gì cho sự nghiệp kháng chiến? . 7. Em sẽ làm gì để xứng đáng là người con của quê hương Bình Chánh.
File đính kèm:
- phieu_hoc_tap_mon_dia_li_lop_4_bai_dia_phuong_nam_hoc_2019_2.doc