Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020
Bài tập 1. Tìm các từ:
a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
M: xinh đẹp
b. Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
M: thùy mị,
Bài tập 2. Tìm các từ:
a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật:
M: tươi đẹp
b. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, người:
M: xinh xắn
PHIẾU GIAO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TUẦN 22,23 (TỪ 30/3/2020 – 3/4/2020) TẬP ĐỌC SẦU RIÊNG ➔ NHỜ PH CHO CÁC EM ĐỌC BÀI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI GIÚP NHÉ! LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT: Cái đẹp ( SGK trang 40, 41) Bài tập 1. Tìm các từ: a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người. M: xinh đẹp b. Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. M: thùy mị, Bài tập 2. Tìm các từ: a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: M: tươi đẹp b. Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, người: M: xinh xắn Bài tập 3. Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2. Bài 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp ở cột B dưới đây: A B Đẹp người đẹp nết .........................................................., em mỉm cười chào mọi người Mặt tươi như hoa Ai cũng khen chị Ba ............................................... .. chữ như gà bới Ai viết cẩu thả chắc chắn ..................................... . CHÍNH TẢ SẦU RIÊNG - Thân nhờ ph đọc cho các em viết chính tả bài Sầu riêng đoạn từ “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm tháng năm ta” vào tập nháp nhé! - TẬP ĐỌC CHỢ TẾT ➔ NHỜ PH CHO CÁC EM ĐỌC BÀI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, HỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ GIÚP NHÉ! Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi hoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. Tìm hiểu bài 1.Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 2. Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao? 3. Bên cạnh những dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung? 4. Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MRVT: Cái đẹp ( SGK trang 52, 53) • Gợi ý Phẩm chất là đạo đức tốt đẹp bên trong mỗi người. Hình thức là vẻ đẹp bề ngoài của mỗi người. Em hiểu câu “phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài” như thế nào? - Giá trị đạo đức tốt đẹp bên trong của mỗi con người quý hơn vẻ đẹp về hình thức bên ngoài. Em nghĩ gì khi có người nói “Hình thức thường thống nhất với nội dung” ? - Nhìn vẻ bề ngoài của mỗi người,ta có thể hiểu (đánh giá) được bản chất trong của họ. ➔ Em hãy vận dụng những điều đã học được ở trên để làm bài tập dưới đây nhé! Bài 1 : Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau : Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Hình thức thường thống nhất với nội dung Cái nết đánh chết cái đẹp. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon. Bài 2 : Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những tục ngữ nói trên. Mẫu: Một hôm,Lan và bà ngoại đi mua cặp.Lan chọn một chiếc cặp có màu sắc và hình ảnh rất đẹp.Bà ngoại Lan chọn một chiếc cặp khác có màu sắc không đẹp lắm và khuyên: - Cháu nên chọn chiếc cặp này vì “tốt gỗ hơn tốt nước sơn.”tuy chiếc cặp này không đẹp mắt bằng chiếc cặp kìa nhưng nó có quai đeo chắc chắn,có nhiều ngăn và rất bền.. Bài làm Bài 3 : Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. M: tuyệt vời Bài 4: Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 3. TẬP ĐỌC HOA HỌC TRÒ ➔ NHỜ PH CHO CÁC EM ĐỌC BÀI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI GIÚP NHÉ! Luyện từ và câu Dấu gạch ngang ( SGK trang 45, 46) I. Nhận xét Bài tập 1: Gạch dưới câu có dấu gạch ngang ( dấu -) trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu gạch ngang: Bài tập 2: Theo em, trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì? VD: a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi : - Cháu con ai ? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. -> Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại. II. GHI NHỚ: ( Để giúp các em ghi nhớ bài học thì chúng ta cùng học ghi nhớ sau nhé!) III. Luyện tập Bài tập 1: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu : • Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại • Phần chú thích trong câu. • Các ý trong một đoạn liệt kê 2) Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. CHÍNH TẢ SẦU RIÊNG - Thân nhờ ph đọc cho các em viết chính tả bài Sầu riêng đoạn từ “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm tháng năm ta” vào tập nháp nhé! Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. (SGK trang 41, 42) Bài 1: Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? a/ Tả lá cây : Lá bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài. Màu lục: Màu xanh sẫm pha vàng b/ Tả thân cây và gốc cây Cây sồi già Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ phải gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy. ➔ Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? (tác giả tả bộ phận nào của cây, tả theo trình tự nào, tìm hình ảnh so sánh và nhân hóa?) Bài 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích. VD mẫu: 1. Những cây chuối trong vườn đã được mấy năm tuổi rồi. Những cây chuối mẹ, chuối con sống quây quần bên nhau. Nổi bật hơn cả là những cây chuối mẹ cao lớn. Thân cây mọc lên cao, thẳng và hơi vững. Lúc còn nhỏ, da nó nhẵn, mịn màng và mỗi khi áp má vào đó em thấy mát như da em bé. Thân chuối được làm thành từ rất nhiều bẹ. Từng bẹ lớn nhỏ bao bọc lẫn nhau. Nhưng đến khi đã lớn, những cái bẹ bên ngoài khô đi và dần dần thay một cái áo mới. 2. Lá của giống đa lông rất đặc biệt. Trên mặt lá, cuống lá thường bao phủ một lớp lông tơ mịn màng màu trắng. Lớp lông mềm mại này đã tạo nên cho chiếc lá bầu dục, màu xanh lam thêm một lớp bàng bạc lóng lánh. Nếu nhìn dưới ánh mặt trời, nó sẽ càng lấp lánh hơn, sáng bóng hơn. Những chiếc lá to hơn bàn tay đứa trẻ lên năm, xếp vòng quanh và đối nhau qua thân cây.. Trông nó tựa như những bàn tay trẻ thơ xòe ra hứng lấy tia nắng mặt trời. CHÍNH TẢ CHỢ TẾT - Thân nhờ ph đọc cho các em học thuộc lòng bài Chợ Tết từ “ Dải mây trắng ngộ nghĩnh đuổi theo sau” sau đó cho các em nhớ viết vào tập nháp nhé! Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. (SGK trang 50, 51) Bài tập 1: Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. a) Tả hoa. Hoa sầu đâu Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi đất của ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên, Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say một thứ men gì. Theo Vũ Bằng ➔ Hoa sầu đâu được tác giả miêu tả có những đặc điểm gì? b) Tả quả. Quả cà chua Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những quả nõn chung màu với cây với lá. Cà chua ra quả xum xuê, chi chít, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người Theo Ngô Văn Phú ➔ Câu 1: Tác giả đã tả quả cà chua vào những thời điểm nào? ➔ Câu 2: Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của quả cà chua như thế nào? * LƯU Ý - Chọn một số nét đặc sắc, nổi bật của các sự vật để miêu tả. - Diễn tả chúng bằng các cách dùng từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh; như các biện pháp so sánh, nhân hóa, - Kết hợp tả sự vật với diễn đạt cảm xúc của người bằng nhiều giác quan. Bài tập 2: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. TẬP ĐỌC ➔ NHỜ PH CHO CÁC EM ĐỌC BÀI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, HỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ GIÚP NHÉ!
File đính kèm:
- phieu_bai_tap_tieng_viet_lop_4_tuan_2223_nam_hoc_2019_2020.pdf