Phiếu bài tập Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 25

Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước

nhớ nguồn.

Câu 1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông

chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Gợi ý: Con đọc kĩ khổ thơ thứ nhất và cho biết tác giả đã ví cửa sông với sự vật gì?

và sự ví von này có gì đặc biệt? Tìm từ ngữ minh hoạ trong khổ thơ thứ nhất.

.

.

.

Câu 2: Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Gợi ý: Con đọc kĩ khổ thơ hai, ba, bốn.

.

.

.

Câu 3: Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm

lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?

Gợi ý: Nhân hoá là biện pháp gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng

để gọi hoặc tả con người.

pdf18 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.........................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 2: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. 
Gợi ý: Con đọc kĩ nội dung toàn bài chú ý những từ ngữ "miêu tả cảnh đẹp của 
thiên nhiên nơi đền Hùng". 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 3: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng 
nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. 
Gợi ý: Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2 và thứ 3. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 4: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? 
 "Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba." 
Gợi ý: Con đọc thật kĩ câu ca dao và trả lời. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT) 
AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI? 
Câu 1: 
Ai là thủy tổ của loài người? 
 Theo một truyền thuyết, Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, 
trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Ở Trung Quốc cũng có 
chuyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần 
tạo ra con người là thần Bra-hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu 
của nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được 
hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ. 
 Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới 
- PH cho HS đọc bài chính tả 2 lần, gạch chân dưới những từ dễ viết sai. 
- Cho HS viết lại những từ khó viết trong bài rồi đọc lại bài chính tả 1 lần nữa. 
- PH đọc bài cho HS viết vào tập trắng. 
- Sau khi viết xong, PH tiến hành rà soát lỗi cho HS. 
Câu 2: Tìm và gạch dưới các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho 
biết những tên riêng đó được viết như thế nào. 
Dân chơi đồ cổ 
Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách 
bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng 
ra đổi. 
Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo : 
- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh 
chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm. 
Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy. 
Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói : 
- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì ? 
Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ. 
Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà 
chỉ gào lên : 
- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một 
đồng ! 
Theo BÍ QUYẾT SỔNG LÂU 
Gợi ý: - Con đọc thật kĩ bài để tìm các tên riêng chỉ người, tên thời đại, tên một loại 
tiền có trong câu chuyện. 
- Quan sát các tên riêng đó hoặc nhớ lại cách viết hoa tên riêng đó. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH 
LẶP TỪ NGỮ 
I. Nhận xét 
1. Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước ? 
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải 
đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang 
múa quạt xoè hoa. 
ĐOÀN MINH TUẤN 
Gợi ý: Con đọc kĩ hai câu để xác định xem từ nào được lặp lại. 
Trả lời: 
Trong câu in nghiêng Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những 
cánh bướm... như đang múa quạt xoè hoa. Từ "đền" lặp lại từ đứng trước. 
2. Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, 
lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không ? 
Gợi ý: Con thử xét xem các từ nhà, chùa, trường, lớp có phải là những từ cùng chỉ 
chung một sự vật và có ý nghĩa ăn khớp với nhau hay không? 
Trả lời: 
Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một câu trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì 
nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác 
nhau: Câu 1 nói về đền Thượng, còn câu 2 lại nói về ngôi nhà, ngôi chùa hoặc trường, 
lớp... 
3. Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì ? 
Gợi ý: Con suy nghĩ và trả lời. 
Trả lời: 
Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết 
chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn 
thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. 
Ghi nhớ: 
1. Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. 
2. Để liên kết một câu với một câu trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy 
những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. 
II. Luyện tập 
2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn 
được liên kết với nhau : 
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn 
thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át 
như cánh chim trong mưa. ........... lưới mui bằng...giã đôi mui cong. .......... khu Bốn 
buồm chữ nhật. ..........Vạn Ninh buồm cánh én.... nào cũng tôm cá đầy khoang. 
Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. 
.......... Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con ........... khoẻ, vót lên hàng giờ 
vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con .......... mình dẹt như 
hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo 
núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con .......... 
tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi 
choi như muốn bơi. 
Theo THI SẢNH 
(cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) 
Gợi ý: 
Con đọc kĩ đoạn văn và điền từ thích hợp và chỗ trống. 
TẬP ĐỌC 
CỬA SÔNG 
Là cửa nhưng không then khóa 
Cũng không khép lại bao giờ 
Mênh mông một vùng sóng nước 
Mở ra bao nỗi đợi chờ. 
Nơi những dòng sông cần mẫn 
Gửi lại phù sa bãi bồi 
Để nước ngọt ùa ra biển 
Sau cuộc hành trình xa xôi. 
Nơi biển tìm về với đất 
Bằng con sóng nhớ bạc đầu 
Chất muối hòa trong vị ngọt 
Thành vũng nước lợ nông sâu. 
Nơi cá đối vào đẻ trứng 
Nơi tôm rảo đến búng càng 
Cần câu uốn cong lưỡi sóng 
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. 
Nơi con tàu chào mặt đất 
Còi ngân lên khúc giã từ 
Cửa sông tiễn người ra biển 
Mây trắng lành như phong thư. 
Dù giáp mặt cùng biển rộng 
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn 
Lá xanh mỗi lần trôi xuống 
Bỗng nhớ một vùng núi non 
QUANG HUY 
- Cửa sông: Nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác 
- Bãi bồi: khoảng đất bồi ven sông, ven biển 
- Nước ngọt: nước không bị nhiễm mặn 
- Sóng bạc đầu: sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa 
- Nước lợ: Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặt thường có ở vùng cửa sông 
giáp biển 
- Tôm rảo: Một loài tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài 
- PH cho HS đọc bài tập đọc 2 lần, gạch chân dưới những từ khó đọc có trong 
bài và đọc lại những từ đó. 
- Cho HS đọc phần chú thích. 
- Cho HS chia đoạn, luyện đọc theo từng đoạn. 
- Cho HS đọc từng câu hỏi và ghi câu trả lời vào chỗ chấm. 
- Cho HS tự rút ra nội dung bài tập đọc. 
Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước 
nhớ nguồn. 
Câu 1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông 
chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? 
Gợi ý: Con đọc kĩ khổ thơ thứ nhất và cho biết tác giả đã ví cửa sông với sự vật gì? 
và sự ví von này có gì đặc biệt? Tìm từ ngữ minh hoạ trong khổ thơ thứ nhất. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 2: Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? 
Gợi ý: Con đọc kĩ khổ thơ hai, ba, bốn. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 3: Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm 
lòng" của cửa sông đối với cội nguồn? 
Gợi ý: Nhân hoá là biện pháp gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng 
để gọi hoặc tả con người. 
Con hãy đối chiếu vào khổ thơ cuối để tìm biện pháp nhân hoá và cảm nhận về ý 
nghĩa của nó. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
TẬP LÀM VĂN 
TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT) 
- Các em hãy đọc kĩ yêu cầu và gợi ý của 5 bài dưới đây rồi chọn 1 đề bài 
để làm vào vở nhé! 
Đề 1: Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em. 
Dàn ý chi tiết 
A. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật được tả 
- Đồ vật em định tả là gì? -> Quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2 
- Em có nó trong hoàn cảnh nào? -> Mẹ mua bộ sách lớp 5 để dùng cho việc học tập 
của em 
B. Thân bài: 
- Tả bao quát: 
+ Sách hình chữ nhật 
+ kích thước 18cm x 24 cm 
+ Độ dày 176 trang. 
- Tả từng bộ phận: 
+ Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên các dân tộc khác nhau với 
chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu 
về quê hương đẹp xinh. 
+ Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người nông 
dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. 
+ Các môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và 
Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biển gây được 
sự chú ý nhất định. 
+ Trước mỗi chủ điểm đều dành hẳn một trang minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài 
học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, 
làm cho bài học dễ hiểu hơn. 
- Công dụng: 
+ Quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai sẽ theo em suốt học kì cuối của năm học, những 
kiến thức mới trong đó sẽ mở mang thêm trí óc non nớt của chúng em. 
+ Mỗi bài tập đọc, mỗi bài kể chuyện lại đem đến cho chúng em những bài học 
bổ ích, dạy chúng em cách sống sao cho hữu ích. 
B. Kết bài 
Không chỉ quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai, cả bộ sách giáo khoa lớp 5, rất cần thiết 
và quan trọng đối với chúng em. Chúng không những hỗ trợ nhau trong việc bồi 
dưỡng, nâng cao kiến thức toàn diện cho chúng em mà còn góp phần khơi gợi, hình 
thành ở chúng em nhân cách tốt. 
Đề 2: Tả cái đổng hồ báo thức. 
Dàn ý chi tiết 
A. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật được tả (Đó là đồ vật gì? Lí do em có nó?) 
- Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín của em, bố mua tặng em chiếc đồng hồ báo thức. 
- Nó là một vật dụng rất gần gũi với em. 
B. Thân bài: 
* Tả bao quát: 
- Vỏ đồng hồ là một khối nhựa cứng hình chữ nhật. 
- Mặt số màu trắng, các chữ số màu đen. 
- Quanh mặt số có mạ một viền bằng đồng xi bóng loáng. 
- Bao ngoài mặt số là mặt gương trong suốt. 
* Tả chi tiết các bộ phận bên trong của chiếc đồng hồ: 
- Đinh trên mặt số là bốn cây kim: 
+ Kim giờ màu đỏ, to, ngắn nhất. 
+ Kim phút nhô dài hơn 
+ Kim giây bé nhất. 
+ Kim báo thức có màu xanh lá cây - phía sau đồng hồ có các nút để lấy giờ và hẹn 
giờ. 
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin 
- Phía dưới có chân đế để giúp đồng hồ không bị ngã. 
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc. 
- Tiếng nhạc chuông báo thức nghe trong trẻo, ngân vang. 
C. Kết bài: 
- Chiếc đồng hồ luôn miệt tích tắc tích tắc đếm thời gian không quản mệt mỏi đêm 
ngày. 
- Chiếc đồng hồ từ bao giờ đã trở thành một người bạn nhắc nhở em đúng giờ trong 
bất kỳ công việc gì. 
- Nhờ có đồng hồ mà em học được cách sắp xếp thời gian hợp lý, trân trọng mỗi một 
giây, một phút thời gian trôi qua. 
- Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó trở thành một người bạn đồng hành bên 
em lâu thật lâu. 
Đề 3: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. 
Dàn ý tả bộ sa-lông phòng khách 
A. Mở bài: 
Giới thiệu bộ sa-lông: đặt ở phòng khách. 
B. Thân bài: 
* Tả bao quát: 
- Bộ sa-lông màu nâu, gồm một ghế dài và hai ghế rời ra. 
- Thân ghế, lưng ghế, tay ghế được bọc bằng vải simili, nệm ghế bọc vải nỉ màu 
xám. 
* Tả chi tiết: 
- Ghế rời, rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang tám mươi xăng-ti-mét, 
- Ghế dài ngang một phẩy tám mét, rộng sáu mươi xăng-ti-mét. 
- Vải bọc nệm: nỉ tốt màu xám. 
- Gối tựa làm bằng cao su, áo gối may bằng vải sợi tổng hợp dệt kiểu gấm hình lá, 
màu cà phê sữa. 
- Bàn sa-lông: mặt bàn bằng kính tám li, chân bàn bằng thép trắng, kệ để báo bên 
dưới bằng gỗ, đánh véc-ni bóng loáng. 
- Sử dụng: dùng để tiếp khách hoặc cả nhà ngồi xem ti vi, trò chuyện. 
- Nêu cách giữ gìn bộ ghế sa-lông: Mẹ trải khăn bàn, em lau sạch bụi hằng ngày. 
Giặt và ủi vỏ bọc nệm khi sa-lông bẩn, không để vật có cạnh sắc nhọn lên đệm và 
thân ghế. 
C. Kết bài: Tình cảm của em đối với bộ sa-lông 
Sa-lông ôm ấp em khi em nằm lên ghế dài cho đỡ mệt. Mơ màng, em cảm nhận được 
sự êm ái của sa-lông. 
Đề 4: Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. 
Dàn ý tả chiếc cặp sách em được tặng 
A. Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có? 
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới. 
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. 
B. Thân bài: 
* Tả bao quát: 
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc. 
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng. 
- Loại cặp có quai xách và dây mang. 
* Tả từng bộ phận: 
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở 
hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh. 
- Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh 
tách” thật vui tai. 
- Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu. 
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn: 
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập. 
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều 
làm bằng da đen mềm và mịn. 
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về đồ vật đó 
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập 
với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này. 
Đề 5: Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em 
đã có dịp quan sát. 
Dàn ý tả chiếc trống đồng Đông Sơn 
A. Mở bài: 
Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử 
Việt Nam. 
B. Thân bài: 
a. Tả bao quát: 
- Chất liệu: đúc bằng đồng. 
- Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên 
phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. 
b. Tả chi tiết: 
- Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm 
có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người 
đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim. 
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình 
chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi 
sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ. 
- Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân 
đối. 
- Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân 
trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. 
- Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ 
dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. 
- Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt 
xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ. 
c. Cảm xúc của em khi được xem trống: 
- Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc. 
C. Kết bài: 
Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH 
THAY THẾ TỪ NGỮ 
I. Nhận xét 
1. Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? 
 Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh 
họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có 
thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong nhũng điều hệ trọng để làm 
nên chiến thắng là phải cố kết lòng ngưòi. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh 
cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đây, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào 
chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự 
tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. 
Theo LÊ VÂN 
Gợi ý: Con đọc kĩ đoạn văn tìm những cách gọi tên người được nhắc đến trong đoạn 
văn và xét xem những tên đó chỉ ai? 
Trả lời 
Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn. 
Những từ ngữ cho biết điều đó là: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị 
chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người. 
2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt 
trong đoạn văn sau đây ? 
 Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư 
sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng 
Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ 
trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo 
Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ 
đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc 
mà Hưng Đạo Vưong vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. 
Gợi ý: 
Con đọc kĩ cả hai đoạn văn xem sự thay đổi trong cách gọi tên người khiến cho câu 
văn thay đổi như thế nào? 
Trả lời: 
Tuy nội dung hai đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạ ở đoạn 1 hay hơn vì từ 
ngữ được sử dụng linh hoạt hơn - tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ 
một đuối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán nặng nề như ở đoạn 
2. 
Ghi nhớ: 
Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có 
thể dùn

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_tieng_viet_khoi_5_tuan_25.pdf