Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay

nhận định về sự vật )

a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng

Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không

phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh

dũng hy sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc

chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1822. Ở trung

tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp

mang tên hai ông.

- Các em hãy đọc kĩ yêu cầu và làm theo ví dụ mẫu sau nhé!

VD: Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên -> Tác dụng: dùng để giới thiệu về ông

Nguyễn Tri Phương.

Hoàng Diệu Nguyễn Tri Phươn

pdf9 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
PHIẾU GIAO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 
TUẦN 25 (TỪ 13/4/2020 – 17/4/2020) 
CHÍNH TẢ 
Khuất phục tên cướp biển 
- Thân nhờ ph đọc cho các em viết chính tả bài Khuất phục tên cướp biển / SGK 67 
từ “ Cơn giận lắng xuống. thú dỡ nhốt chuồng”vào tập nháp nhé! 
2 
Kể chuyện 
Những chú bé không chết 
Câu 1: Các em hãy dựa vào các tranh dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện 
mới được nghe cô giáo (thầy giáo) kể: 
 Các con hãy quan sát tranh, quan sát các nhân vật và hoàn cảnh để đoán nội dung 
và tranh thể hiện. 
Lời giải chi tiết: 
3 
Tranh 1: Năm ấy, phát xít kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp 
bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận. Một buổi chiều, bọn phát xít bất 
ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, 
chúng tưởng được yên thân. 
Tranh 2: Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau: 
- Bắn ở đâu thế? 
Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói: 
- Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích. 
Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười 
ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi: 
- Mày là ai? 
Chú bé kiêu hãnh trả lời: 
- Tao là du kích! 
Tên sĩ quan quát lớn: 
- Đội du kích của chúng mày đang ở đâu? 
Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ: 
- Tao không biết 
Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú 
không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn. 
Tranh 3: Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. 
Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ. 
Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to: 
- Mày là ai? 
Chú bé kiêu hãnh trả lời: 
- Tao là du kích! 
Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi 
xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên 
rỉ: 
- Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ! 
Rồi hắn gào lên: 
4 
- Treo cổ nó lên! Treo cổ! 
Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành. 
Tranh 4: 
Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác 
đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn 
thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi 
xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú 
bé. 
- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù 
thủy thế này! 
Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật: 
- Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa 
con thứ ba của bác ấy! 
Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng 
đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang 
xả thân chống phát xít xâm lược. 
Câu 2: Sau khi được đọc câu chuyện các em hãy quan sát tranh và kể lại toàn bộ 
câu chuyện bằng lời của mình nhé! 
5 
TẬP ĐỌC 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính / SGK 71, 72 
➔ NHỜ PH CHO CÁC EM ĐỌC BÀI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI GIÚP CÔ 
NHÉ! 
6 
Môn: Luyện từ và câu 
Luyện tập về câu kể Ai là gì? 
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay 
nhận định về sự vật ) 
a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Hoàng 
Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai ông đều không 
phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh 
dũng hy sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc 
chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1822. Ở trung 
tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp 
mang tên hai ông. 
- Các em hãy đọc kĩ yêu cầu và làm theo ví dụ mẫu sau nhé! 
VD: Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên -> Tác dụng: dùng để giới thiệu về ông 
Nguyễn Tri Phương. 
Hoàng Diệu Nguyễn Tri Phương 
7 
b) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một 
chiếc bóng. 
c) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. Cần trục là cánh tay kì diệu của các 
chú công nhân. 
Bài 2: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phân vị ngữ trong 
mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được. 
a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. 
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội 
b) Ông Năm là dân ngụ cư của vùng này. 
c) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. 
Bài 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm.Em giới thiệu 
với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại 
chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì? 
8 
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm 
1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” 
• Gợi ý 
- Từ cùng nghĩa là từ mang ý nghĩa gần giống nhau – VD: can đảm 
- Từ trái nghĩa là từ mang ý nghĩa trái ngược nhau – VD: hèn nhát 
+ Từ cùng nghĩa với “dũng cảm” 
+ Từ trái nghĩa với “dũng cảm” 
9 
2. Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được. 
3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống: 
 anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh. 
 - bênh vực lẽ phải 
 - Khí thế . 
 - Hy sinh  
4. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Em 
hãy khoanh tròn câu thành ngữ lại nhé! 
 - Ba chìm bảy nổi - Gan vàng dạ sắt 
 - Vào sinh ra tử - Nhường cơm sẻ áo 
 - Cày sâu cuốc bẫm - Chân lấm tay bùn 
5. Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4 
VD: -Ông nội em đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Lào. 
-Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt. 

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.pdf