Phiếu bài tập Lớp 3 - Tuần 25

8. Tìm và gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”:

a. Vì thương cha nên Chử Đồng Tử đành quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

b. Vì cho là duyên trời sắp đặt nên công chúa Tiên Dung đã kết duyên với Chử Đồng Tử khi gặp chàng trong hoàn cảnh bất ngờ, khó xử.

c. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa và nuôi tằm dệt vải.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập Lớp 3 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 
Lớp: .
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 25 KHỐI 3
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tập đọc: 
Bài:“Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử”
Em hãy đọc bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử “ và trả lời các câu hỏi sau:
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử​
    1. Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
    2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cấm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
    3. Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hóa lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
    4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ
Em hãy chọn ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 3:
1. Chử Đồng Tử quê ở :
Làng Yên Thế .
Làng Chử xá.
Làng Nhật Tân.
2. Cuộc gặp gỡ kì lạ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào:
 a. Chử Đồng Tử bơi dưới sông, công chúa Tiên Dung đứng trên thuyền.
 b. Chử Đồng Tử bơi dưới sông, công chúa Tiên Dung tắm trên bờ .
 c. Công chúa Tiên Dung tắm ở bãi lau nơi Chử Đồng Tử nằm trốn dưới cát.
3. Sau khi gặp gỡ Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung đã:
 a. Kết duyên với chàng .
 b. Bỏ đi nơi khác.
 c. Về kinh lấy chồng.
4. Nối từ ngữ ở cột A cho phù hợp với ý nghĩa tương ứng ở cột B:
A
B
Sững sờ, không ngờ tới. 
 Bàng hoàng 
Hiện lên giúp người.
 Hiển linh
Không có gì bất ngờ.
Con người thật giúp đời.
 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S
 Chử Đồng Tử nhà giàu có, có cuộc sống sung sướng.
 Tiên Dung là công chúa, con gái Vua Hùng.
 6. Nhân dân đã làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
 7. Em học tập được điều gì ở công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử ?
 8. Tìm và gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”:
a. Vì thương cha nên Chử Đồng Tử đành quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
b. Vì cho là duyên trời sắp đặt nên công chúa Tiên Dung đã kết duyên với Chử Đồng Tử khi gặp chàng trong hoàn cảnh bất ngờ, khó xử.
c. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa và nuôi tằm dệt vải.
Môn : Chính tả
Bài:“Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử”
Em hãy đọc thật kĩ đoạn văn sau:
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
 Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
 Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
 Theo Hoàng Lê
Luyện viết các từ khó được in đậm:
Chử Đồng Tử 
hiển linh 
giúp dân 
đánh giặc 
sông Hồng 
suốt mấy tháng .
bờ bãi
.
Em hãy nhờ một người thân đọc chính tả để viết lại bài “Sự tích Lễ hội Chữ Đồng Tử” vào tập nhé!
Bài tập chính tả
Điền vào chỗ trống:
a) r , d hay gi?
 Hoa ấy đẹp một cách  ản ị. Mỗi cánh hoa  ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc  ực  ỡ. Lớp lớp hoa ấy ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
 Theo Trần Hoài Dương
b) ên hay ênh
Hội đua thuyền
 Mặt sông vẫn bập bênh sóng vỗ.
 Đến giờ đua, l phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d. trên mặt nước lập tức lao lphía trước. B..bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k. trên vai cũng hò reo vui mừng . Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr.. mặt nước m. mông.
Môn: Luyện từ và câu
Bài: Từ ngữ về lễ hội, Dấu phẩy
Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :
Bài 1. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A:
Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :
Bài 2. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :
A
B
Tên một số lễ hội
M : lễ hội đền Hùng,
Tên một số hội
M : hội bơi trải,...
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội
M : đua thuyền,..
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :
a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khâp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.
c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
MÔN: TOÁN
Bài: Làm quen với số liệu
Bài 1: Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng , Quân có chiều cao theo thứ tự là:129cm, 132cm, 125cm, 135cm. 
Dựa vào dãy số liệu trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a/ Hùng cao bao nhiêu xăng – ti – mét?
.
Dũng cao bao nhiêu xăng – ti – mét?
.Hà cao bao nhiêu xăng – ti – mét?
.b/ Dũng cao hơn Hùng bao nhiêu xăng – ti – mét?
.Hà thấp hơn Quân bao nhiêu xăng – ti – mét?
.Hùng và Hà, ai cao hơn? Dũng và Quân, ai thấp hơn ai?
..Bài 2: Số kilogam gạo trong mỗi bao được ghi dưới đây?
Hãy viết dãy số kilogam gạo của 5 bao gạo trên:
Theo thứ tự từ bé đến lớn:
.Theo thứ tự từ lớn đến bé
.
MÔN: TOÁN
Bài: Làm quen với số liệu (tt)
Bài 1
Đây là bảng thống kê số học sinh giỏi của các lớp 3 ở cùng một trường tiểu học:
Lớp
3A
3B
3C
3D
Số học sinh giỏi
18
13
25
15
Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a/ Lớp 3B có bao nhiêu học sinh giỏi? Lớp 3D có bao nhiêu học sinh giỏi?
..
b/ Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu học sinh giỏi?
..
c/ Lớp nào có nhiều học sinh giỏi nhất? Lớp nào có ít học sinh giỏi nhất ?
..
Bài 2: Dưới đây là bảng thống kê số mét vải của một cửa hàng đã bán được trong ba tháng đầu năm:
Nhìn vào bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a/ Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại?
..
b/ Trong tháng 3, vải hoa bán được nhiều hơn vải trắng bao nhiêu mét?
..
c/ Mỗi tháng cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải hoa?
..
..

File đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_lop_3_tuan_25.docx
Giáo án liên quan