Phân tích tác phẩm Đất nước (trích Trường ca mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm
* Đề 3 :
Cảm nhận đọan thơ sau :
“ Đất là nơi anh đến trường
....
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
Hướng dẫn làm bài
I. Mở bài
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
- Đất Nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
- Có thể nói, bằng giọng thơ sôi nổi thiết tha, hình ảnh thơ sinh động và gợi cảm đọan thơ sau đây trong “Đất Nước” có thể xem như là những định nghĩa về đất nước thật mới mẻ và độc đáo của nhà thơ :
, văn hoá của Đất Nước. Tất cả đều do Nhân Dân xây dựng, tất cả là của Nhân Dân. Hãy nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non Nghiên...) liệu nơi nào là không hiện diện hình ảnh Nhân Dân? Thiên nhiên, Đất Nước không chỉ là "thiên tạo" là sự ban tặng của thiên nhiên mà còn là "nhân tạo" nữa (nghĩa là nhìn từ một khía cạnh nào đó cũng là do con người, do nhân dân sáng tạo ra). Tính "chính luận" làm cho nội dung, tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động, truyền cảm, biến tư tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Sự kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả, thực sự không dễ, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã làm được (cho dù không phải sự kết hợp ấy bao giờ cũng phải thật nhuần nhuyễn, hài hoà). Đề 2: Cảm nhận về đọan thơ sau : “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có từ ngày đó”. I. Mở bài : - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. - Đất Nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên. - Chín câu thơ đầu của đọan thơ : “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có từ ngày đó”. Là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động,gợi cảm sôi nổi và thiết tha. II. Thân bài * Toàn đọan thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng nhà thơ giúp cho người đọc có những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn và sự hình thành của Đất nước một cách sâu sắc. * Trước hết, ở hai câu thơ đầu, tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước. Đất nước có từ bao giờ ? Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết : “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi, Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái “ngày xửa ngày xưa” ( thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừư tượng, không xác định. Đó là thời gian hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại. Song chính ở “cái ngày xửa ngày xưa” đó, nhà thơ đã giúp cho chúng ta nhận thức được : Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết .Chỉ biết rằng : khi ta cất tiếng khóc chào đời, thì Đất Nước đã hiện hữu. Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của đất nước, nhà thơ còn nỗ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước : “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn, Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” Phải chăng, khởi thủy của đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Ở đây, hình ảnh “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ. Bởi lẽ,“miếng trầu”là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chungcủa tâm hồn dân tộc. Từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước. Và còn nữa, trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân : “Tóc mẹ búi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên, Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần ,sàng”. Bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh “tóc mẹ búi sau đầu”, gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt; và những câu ca dao xưa ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất nước gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Như vậy, trong những cảm nhận ban đầu của Nguyễn Khoa Điềm, khởi nguyên của đất nước chưa phải là những trang sử hào hùng với những chiến tích của thuở hồng hoang vĩ đại mà là những huyền thoại, những truyền thuyết, những phong tục tập quán riêng biệt đã có từ ngàn đời. Lịch sử lâu đời của đất nước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chói lọi mà nhìn từ trong chiều sâu văn hoá và văn học dân gian. Đây cũng chính là điểm mới trong cách tìm về nguồn cội của đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. * Có thể nói, đọan thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước - một câu hỏi quen thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ : nhà thơ không tạo ra khỏang cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình ảnh mĩ lệ, mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi giản dị, tự nhiên với những gì gần gũi thân thiết, bình dị nhất. Gịong thơ thâm trầm, trang nghiêm, cấu trúc thơ theo lối tăng cấp : Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từ giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước (vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước , quê hương của mình. III. Kết bài Tóm lại, chín câu thơ mở đầu cho đọan trích “Đất Nước” đã thật sự để lại những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của đất nước. Bởi lẽ, đọan thơ đã giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những ai mà còn có những nhận thức mơ hồ về đất nước mình thật sự phải suy gẫm.Bởi lẽ, đọan thơ còn cho chúng ta hiểu được đất nước thật thân thương và gần gũi biết nhường nào .Từ đó đọan thơ bồi dưỡng thêm cho chúng ta về tình yêu đất nước, quê hương mình và biến tình yêu ấy bằng thái độ, hành động dựng xây , bảo vệ đất nước. * Đề 3 : Cảm nhận đọan thơ sau : “ Đất là nơi anh đến trường . Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Hướng dẫn làm bài I. Mở bài - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. - Đất Nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên. - Có thể nói, bằng giọng thơ sôi nổi thiết tha, hình ảnh thơ sinh động và gợi cảmđọan thơ sau đây trong “Đất Nước” có thể xem như là những định nghĩa về đất nước thật mới mẻ và độc đáo của nhà thơ : “ Đất là nơi anh đến trường . Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. II. Thân bài * Nếu như chín câu thơ đầu của đọan thơ là sự trả lời của nhà thơ cho câu hỏi : Đất nước có từ bao giờ? Thì ở 16 câu thơ này, nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự cảm nhận của mình về đất nước để trả lời cho câu hỏi : Đất nước là gì? * Câu hỏi đã được nhà thơ trả lời bằng cách nêu ra những định nghĩa về đất nước ở hai phương diện : không gian địa lý và thời gian lịch sử. Trước hết, về không gian địa lý, đất nước là nơi sinh sống của mỗi người : “ Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm”. Không những vậy, đất nước còn là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở say đắm, thiết tha. Đó là “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Đất nước còn là núi sông, rừng bể, là“hòn núi bạc”,là “nước biển khơi”. Và còn nữa, đất nước còn không gian sinh tồn của cộng đồng qua nhiều thế hệ với “những ai đã khuấtnhững ai bây giờ” Cùng với cách cảm nhận về đất nước ở phương diện không gian địa lý, nhà thơ còn cảm nhận đất nước ở phương diện thời gian lịch sử. Ở phương diện này, đất nước có cả chiều sâu và bề dày được nhận thức từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ . Đọan thơ với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là, Nước làĐất Nước là”, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng bằng tinh thần luận lí chân xác. Nếu tách ra làm những thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá thể.Nhưng nếu hợp thành một danh từ thì “Đất Nước” lại có ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, chỉ không gian sinh sống của cả một cộng đồng người như anh em một nhà. * Tóm lại, bằng cách sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian nhà thơ đã lý giải một cách sinh động , cụ thể cho câu hỏi : Đất nước là gì? Từ đó , hình ảnh đất nước hiện lên qua đọan thơ vừa gần gũi - cụ thể, vừa thiêng liêng- khái quát trên cả bề rộng không gian địa lý mênh mông và thời gian lịch sử đằng đẵng của dân tộc. III. Kết bài Có thể nói, đọan thơ là những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước từ chiều sâu văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian để cảm nhận và định nghĩa về đất.Từ đó , đọan thơ giúp cho chúng ta hiểu và gắn bó hơn với đất nước, quê hương mình bằng một tình yêu và ý thức trách nhiệm sâu sắc . * Đề 4 : Cảm nhận về đoạn thơ sau : “ Trong anh và em hôm nay, Làm nên Đất Nước muôn đời”. Hướng dẫn làm bài I. Mở bài - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. - Đất Nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên. - Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước : “ Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước Làm nên Đất Nước muôn đời”. II. Thân bài Đi tìm lời đáp cho câu hỏi Đất Nước là gì ?, trong đoạn thơ trên nhà thơ đã có những phát hiện sâu sắc và mới mẻ về Đất Nước : Đất Nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt Nam. -Hai câu thơ mở đoạn là sự nhận thức chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử của Đất Nước. Đó là một Đất Nước thiêng liêng, gần gũi, giản dị và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người : Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Không đâu xa vời, Đất Nước là sự hoá thân và kết tinh trong mỗi con người. Chỉ một phần nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã diễn đạt một cách “mềm hoá” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”. Và của bao lứa đôi khác : Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. (Giang Nam) -Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “mai sau”. Trước hết, Đất Nước được hình thành và đi lên từ mối quan hệ gắn bó giữa những cá nhân – “anh và em” với cộng đồng – “mọi người” : Khi hay đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Hai chữ cầm tay trong câu “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,... Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương chia sẻ cho nhau những đắng cay ngọt bùi... mới có thể có hình ảnh “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”. Từ hài hoà, nồng thắm đến vẹn tròn, to lớn là cả một bước phát triển và đi lên rất lớn của lịch sử dân tộc và đất nước. Hay nói như nhà thơ Nguyễn Đình Thi là : Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà. (Đất nước) Nghĩa là, chỉ khi nào nêu cao truyền thống “lá lành đùm lá rách”, khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, và chỉ khi nào “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”, hay “Nước Việt Nam – đứng dậy sáng loà”. -Tiếp theo, Đất Nước còn được hiện lên trong sự kì vọng và niềm tin của nhà thơ vào triển vọng sáng tươi trong tương lai : Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng -Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước ông cha “Gánh vác phần người đi trước để lại” để xây dựng đất nước ta “To đẹp hơn, đàng hoàng hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh của những thế hệ mai sau trong hành trình đi tới “những tháng ngày mơ mộng”. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, đẹp ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam văn minh, giàu mạnh. “Mai này” nghĩa là điều mơ ước, kì vọng ấy sẽ thành hiện thực trong thời gian rất gần. -Bốn câu thơ cuối của đoạn cảm xúc dâng trào. Từ những cảm nghĩ trên về Đất Nước, tác giả đã đi đến những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân : Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình ... ... Làm nên Đất Nước muôn đời. -Những câu thơ như một lời tự nhủ, tự dặn mình của nhà thơ và lớn hơn là của cả thế hệ lúc bấy giờ ý thức về bổn phận đối với Đất Nước. Giọng thơ chân thành, tha thiết, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ, tâm tình, nhắn nhủ người yêu. Em ơi em là tiếng gọi yêu thương với bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng. Những từ gắn bó, san sẻ, hoá thân là biểu hiện của trách nhiệm, của lòng yêu nước. Phải biết gắn bó và san sẻ ... phải biết hoá thân ... thì mới có thể Làm nên Đất Nước muôn đời. Tứ thơ rất đẹp. Đất Nước thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất Nước muôn đời”. Đoạn thơ còn đẹp vì sáng ngời niềm tin về tương lai Đất Nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình thể hiện một hồn thơ dạt dào cảm xúc và giàu chất suy tư. III. Kết bài Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương. Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ. * Đề 5: Cảm nhận đọan thơ sau : “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu, Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. Hướng dẫn làm bài I. Mở bài - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. - Đất Nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên. - Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên không gian địa lý - bức tranh văn hóa đất nước muôn màu muôn vẻ : “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu, Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. II. Thân bài : Thật vậy, đây là 12 câu thơ mở đầu phần hai của đọan thơ “Đất Nước” với nội dung ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. 1. Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lý về những danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước. Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa đất nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ lên đó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc. Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc. Trong con mắt của nhà thơ, mỗi danh thắng không chỉ là một nét vẽ tô điểm vào bức “tranh hoạ đồ” Đất Nước mà còn ẩn chứa những nét đẹp tâm hồn của nhân dân trong mấy nghìn năm lịch sử. Đó là nét đẹp của truyền thống thuỷ chung son sắt và tình nghĩa vợ chồng mặn nồng đã “góp cho”, đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất nước : Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái. Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Bình Định,... hòn Trống Mái ở Sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thuỷ chung thì Đất nước mới có tượng hình kì thú ấy. Nhà thơ đã vượt lên lối kể tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ đậm tính nhân văn. Đó là nét đẹp của tinh thần yêu nước và ý thức hướng về tổ tông, nguồn cội đã trở thành truyền thống của dân tộc : Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương. Các từ ngữ “đi qua còn ... để lại”, “góp mình dựng” đã thể hiện mật cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước. -Đó là nét đẹp của sự tự hào về núi cao, biển rộng, sông dài : Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Đất nước ta không những có sông Hồng “đỏ nặng phù sa”, có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng”, có sông Đà “xanh ngọc bích” trữ tình... mà còn có Cửu Long giang với dáng hình “chín ngọn” thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa. Cửu Long giang nổi tiếng với nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông đôi bờ biển lúa bốn mùa. -Đó còn là nét đẹp của truyền thống hiếu học, ý chí vượt khó vươn lên và tinh thần xả thân vì cộng đồng dân tộc : Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Ngắm nhìn núi Bút, non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm không nói về “địa linh nhân kiệt” mà nghĩ về người học trò nghèo hiếu học. Nghèo mà làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng... Thắng cảnh Hạ Long cũng được góp dựng nên từ những gì bình dị nhất trong đời sống hằng ngày. Và những tên làng, tên núi, tên sông như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm... ở vùng cực Nam đất nước xa xôi đã do “những người dân” “đã góp tên”, đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, bộ hổ ... làm nên. Có thể nói, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi. 2. Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này,đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. Với cấu trúc quy nạp ( đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danhđến khái quát mang tính triết lý), dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước. Nên cuối cùng, nhà thơ đã khẳng định : trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một địac chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt. -Cả đoạn thơ trên tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu thơ đậm chất văn xuôi, yếu tố chính luận và trữ tình, cảm xúc hoà quyện; chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng sáng tạo... làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thuỷ chung... được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận bằng tất cả tấm lòng yêu mến và tự hào. III. Kết bài: Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc . Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý-văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người. * Đề
File đính kèm:
- Tuan_34_On_tap_phan_Van_hoc_20150725_041040.doc