Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
- Những cánh rừng xà nu:
+ Tượng trưng cho những đau thương, mất mát, uất hận của dân làng Xô-man: Cả rừng xà nu đều bị thương, có những cây bị “chặt đứt ngang thân”, “chỗ vết thương nhựa ứa ra”, “bần đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”,
+ Cây xà nu tượng trung cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man: Cây xà nu sinh sôi rất khỏe, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng” – cũng như cả dân làng Xô Man dù bị tra khảo, nhưng không ai khai nửa lời. Họ đoàn kết lại, dùng giáo mác tiêu diệt cả tiểu đội giặc.
+ Cây xà nu còn tượng trưng cho các thế hệ người dân Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóng trưởng thành trong chiến tranh: Cạnh một cây mới ngả gục, có bốn năm cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây ngã xuống” - cũng như anh Quyết hi sinh thì có Tnú nối tiếp, Mai ngã xuống thì có Dít thay, và tiếp đến là bé Heng,.
Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Đặt vấn đề. Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên, nhà văn của những tính cách anh hùng. Ông thường viết về hai cuộc kháng chiến của dân tộc là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Trung Thành là “Rừng xà nu”. Tác phẩm được in lần đầu trên tạp trí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung bộ số 2 năm 1965 sau đó được in lại trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc” năm 1969. Qua tác phẩm, ta có thể cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút viết truyện của Nguyễn Trung Thành. Giải quyết vấn đề: Giải thích: Những đặc sắc nghệ thuật hay giá trị nghệ thuật là tất cả những yếu tố về hình thức của tác phẩm, được dử dụng đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm và tạo ra được những rung động thẩm mĩ trong lòng người đọc. Với một tác phẩm tự sự, đặc sắc nghệ thuật bao gồm những yếu tố sau: + Thể loại. + Tình huống hoặc kết cấu. + Không gian và thời gian nghệ thuật. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Ngôn ngữ. Phân tích, chứng minh: Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được kết cấu cốt truyện độc đáo: Kết cấu đầu cuối tương ứng: + Mở đầu tác phẩm là những tai họa mà cả những cây xà nu cổ thụ và những cây con phải gánh chịu dưới làn mưa đại bác của kẻ thù: “ cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào bị thương”, “ nhựa ứa ra tràn trề rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành những cục máu lớn”. Thế nhưng“ đại bác lại không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” để rồi“ cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “có những cây mới nhủ khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”. Hình ảnh những cây rừng xà nu bị tàn phá ở đoạn đầu tác phẩm là biểu tượng cho sự đau thương mất mát của con người, tuy nhiên, đoạn cuối tác phẩm lại khiến ta thấy thấp thoáng ẩn hiện sau mỗi cây xà nu là sự gan góc, sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt, sức mạnh không ngừng lớn lên của những người dân Tây Nguyên . + Cái hay là câu truyện có kết cấu đầu cuối đồng tâm nhưng mở rộng. Mở đầu tác phẩm nhà văn có viết“ Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” và khép lại tác phẩm bằng câu văn “ Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” Đây là kết cấu vòng tròn vừa khép lại câu chuyện này nhưng lại mở ra một câu chuyện khác. Một mặt, nó khiến người đọc cảm tưởng như kì tích của anh hùng Tnú, của dân làng mà tác giả vừa kể chỉ là sự nối tiếp lịch sử ngàn xưa và câu chuyện sẽ còn được tiếp nối bởi những thế hệ mới ở làng Xô-man. Mặt khác, dường như câu chuyện không chỉ bó hẹp trong không gian của làng Xô-man mà được mở rộng ra khắp mọi miền đất nước. Chỉ đổi một chữ “đồi” ở đoạn đầu thành chữ “rừng” ở phần cuối cùng, cách viết này rõ ràng nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ ở người đọc. Câu văn là một sự khẳng định chắc chắn: không gì có thể ngăn được sức sống mãnh liệt của cây xà nù và cũng chính là sức sống mãnh liệt, sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng, sức mạnh không ngừng lớn lên của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung vươn đến ánh sáng của lí tưởng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Đây là một sản phẩm tất yếu của một cảm quan nghệ thuật luôn bám sát xu hướng vận động của Cách mạng – cảm quan nghệ thuật của một nhà văn Cách mạng có tinh thần ái quốc, luôn ca ngợi sức mạnh chính nghĩa, phê phán tội ác của chiến tranh hủy diệt, luôn hướng đến ánh sáng, tương lai, hòa bình, tự do. Kết cấu truyện lồng trong truyện: Truyện ngắn này có hai mạch truyện lồng ghép vào nhau. Chuyện bắt đầu từ một lần về thăm làng Xô-man của Tnú sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng. Trong đêm ấy, quây quần quanh bếp lửa, cả dân làng được nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bị tráng về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô-man. Quá khứ của Tnú là quá khứ của một đời người, một thế hệ dân làng đau thương, khổ nhục dưới bàn tay của kẻ thù. Chuyện về Tnú là tình tiết chính và cũng là cốt lõi của câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô-man. Số phận Tnú là số phận cá nhân của một con người nhưng gắn liền với số phận của cộng đồng. Bi kịch của Tnú là bi kịch của cộng đồng, là nỗi đau chung của những người dân mất nước. Cách xây dựng kết cấu này làm cho câu truyện mang đậm tính sử thi hùng tráng. Kết cấu đan xen giữa hiện tại và quá khứ: + Ở phần đầu và phần cuối của truyện là thời gian hiện tại gần với sự việc Tnú về thăm làng chỉ một đêm và sáng hôm sau lại ra đi. + Phần giữa – cũng là phần chính của truyện, chủ yếu tái hiện những sự việc thuộc thời gian quá khứ. Nhưng đôi lúc mạch kể quay lại với thời gian hiện tại bằng việc miêu tả cảnh dân làng nghe cụ Mết kể chuyện về Tnú. Cách phối hợp các lớp thời gian như vậy làm cho truyện vừa mở ra được nhiều sự kiện, biến cố, tái hiện được cả một giai đoạn lịch sử một cách ngắn gọn. Kết cấu cốt truyện độc đáo này giúp nhà văn có thể thay đổi được không gian, thời gian nghệ thuật một cách linh hoạt, làm tăng thêm tính trữ tình cho câu truyện, đồng thời cũng làm cho câu truyện trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn. Xây dựng được không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo: Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được 2 không gian nghệ thuật độc đáo, đó là không gian núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, tráng lệ với những cánh rừng xà nu bát ngát và không gian sinh hoạt mang đậm vẻ đẹp của vùng đất Tây Nguyên. Những cánh rừng xà nu: + Tượng trưng cho những đau thương, mất mát, uất hận của dân làng Xô-man: Cả rừng xà nu đều bị thương, có những cây bị “chặt đứt ngang thân”, “chỗ vết thương nhựa ứa ra”, “bần đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”, + Cây xà nu tượng trung cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man: Cây xà nu sinh sôi rất khỏe, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng” – cũng như cả dân làng Xô Man dù bị tra khảo, nhưng không ai khai nửa lời. Họ đoàn kết lại, dùng giáo mác tiêu diệt cả tiểu đội giặc. + Cây xà nu còn tượng trưng cho các thế hệ người dân Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóng trưởng thành trong chiến tranh: Cạnh một cây mới ngả gục, có bốn năm cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây ngã xuống” - cũng như anh Quyết hi sinh thì có Tnú nối tiếp, Mai ngã xuống thì có Dít thay, và tiếp đến là bé Heng,... + Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng, tự do của người dân Tây Nguyên: Cây xà nu là một loại cây họ thông, gỗ và nhựa rất quý, sinh sôi nảy nở “rất khỏe, rất ham ánh sáng mặt trời”, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Cây xà nu có một sức sống mãnh liệt và chịu đựng dẻo dai “đạn đại bác không giết nổi chúng”. Nhà văn đã mượn những tính chất này của cây xà nu để nói lên sức sống mãnh liệt của người dân Tây Nguyên trong khát vọng vươn đến tự do trước sự đàn áp dã man của quân thù. Không gian sinh hoạt mang đậm chất Tây Nguyên: là không gian gần gũi, thân thuộc, mang tính điển hình, tiêu biểu cho con người Tây Nguyên. Không gian ấy gợi cảm giác ấm áp, thân thương, là cái nôi nuôi dưỡng những người con kiên cường, anh dũng. + Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng gắn bó với xà nu: ngọn lửa xà nu cháy bập bùng trong đống lửa ở nhà ưng( nhà hội họp, sinh hoạt chung của dân làng, như “nhà rông” của người Ba-na) tập hợp cả dân làng, khói xà nu đen nhẻm trên thân mình lũ trẻ, khói xà nu làm cho tấm bảng nứa đen kịt để anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ, + Những sự kiện quan trọng của làng Xô-man cũng gắn liền với xà nu: . Ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ về chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. . Đêm đêm cả làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu . Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu. . Rồi ngọn lửa từ các đuốc xà nu soi sáng rực cả làng đêm nổi dậy, lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú, nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vấn đỏ, xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó. + Những chi tiết mang đậm chất Tây Nguyên: . “Vẫn là con đường cũ, qua cái nà bắp đã trồng sắn và cây pom chuvatws lên hai cái dốc đứng sững đã được cắt ra từng bực, chui qua một rừng lách rậm ngày mưa thì vô số vắt lá, rồi đến cái làng nhỏ của anh.” . “Bữa cơm tối ở nhà cụ Mết” với “món canh tàu môn bạc hà nấu lạt trong ống nứa Ông cụ không nêm muối vào canh. Ông chia cho mỗi người mấy hạt, họ ãn sống từng hạt, ngậm rất lâu trong miệng để nghe chất mặn đậm đà tan dần. Cơm gạo trắng ghế rất nhiều củ pom chu”. . Còn ở trong nhà, cụ Mết “gõ ống điếu lẽn đầu ông táo, bẻ một que nứa nhỏ ờ sạp, cẩn thận xoi cho hết tàn thuốc trong ống điếu”. Cô thiếu nữ ngồi thụp xuống, “hai chân xếp về một bên, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân” . Tiếng chiêng nổi lên + Ngôn ngữ đậm chất Tây Nguyên: . Cách xưng hô của cụ mết với Tnú : Tau – mày. . Cách nói: “Nó đấy! Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô-man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Đêm nay tau kể chuyện nó cho cả làng nghe, để mừng nó về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe”. Sự đan xen 2 không gian này khiến người đọc liên tưởng tới mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, với đất nước ; sự gắn bó khăng khít giữa số phận của cá nhân với vận mệnh của dân tộc. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Cách xây dựng nhân vật: Nhân vật được chia làm 2 loại chính diện(người dân làng Xô Man và cán bộ cách mạng bao gồm: Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, anh Quyết, bé Heng,...) và phản diện(bọn giặc mà tiêu biểu nhất là thằng Dục ). + Tạo nên thế tương phản đối chọi giữa hai tuyến nhân vật như hai lực lượng tiêu biểu cho chính nghĩa và phi nghĩa, sự tàn bạo và lòng nhân ái, sự hủy diệt và sự sống bất diệt. + Lớp nhân vật chính diện rất nhiều thế hệ, sát cánh bên nhau, nối tiếp nhau hết lớp này đến lớp khác tương ứng với hình ảnh rừng xà nu trùng trùng điệp điệp tràn đầy sức sống. Xây dựng một hệ thống các nhân vật điển hình với những điểm chung mang tầm khái quát và những nét riêng thể hiện thính cách khác biệt. Tác giả đã xây dựng được hình ảnh những người anh hùng ở cùng đất Tây Nguyên, họ đều là những người con ưu tú của làng Xô-man, được miêu tả tương ứng với rừng cây xà nu qua nhiều thế hệ. Tất cả những nhân cật đều hiện lên chân thực, sinh động qua những chi tiết miêu tả về ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Ngôn ngữ của nhân vật có tính cá thể hóa, thể hiện được khẩu khí của những người anh hùng. Hệ thống nhân vật: Cụ Mết: là già làng, là người lớn tuổi nhất, là thế hệ đi trước, là cây đại thụ của buôn làng, là linh hồn trong cuộc đấu tranh của dân làng Xô-man. + Cụ Mết hiện lên với một vẻ đẹp quắc thước, lực lưỡng và rắn rỏi, cụ là cây xà nu lực lưỡng và rắn rỏi nhất giữ rừng xà nu căng tràn sức sống. + Giọng nó có sức vang vọng, lay động lòng người, có uy lực như một mệnh lệnh chiến đấu, một lời liệu triệu đấu tranh, có tác động mạnh mẽ đến dân làng Xô-man. + Cụ rất yêu thương, quan tâm đến những người dân trong buôn làng của mình, cụ còn yêu và tự hào về buôn làng của mình. + Cụ có nhận thức đúng đắn về cách mạng, là một người chiến sĩ anh hùng, có tinh thần chiến đấu dũng cảm. + Cụ là người có trách nhiệm gìn giữ, giáo dục và truyền lại cho con cháu truyền thống tốt đẹp của buôn làng. Tnú: là thế hệ nối tiếp của cụ Mết, anh Quyết, là người con ưu tú của buôn làng Xô-man, là thế hệ đã trưởng thành dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng. Anh chính là kết tinh cho vẻ đẹp lí tưởng của con người Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Số phận và bi kịch của Tnú là của cá nhân một con người nhưng lại gắn liền với cộng động, là nỗi đau chung của những người dân mất nước. + Tnú có lòng yêu nước, căm thù giặc, sớm giác ngộ lí tưởng và tuyệt đối trung thành với lí tưởng. + Tnú có tình cảm gắn bó sâu sắc với buôn làng của mình. + Tnú rất mực yêu thương vợ con. + Tnú là một người anh hùng kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm. Dít: là hiện thân cho vẻ đẹp của những người thiếu nữ ở núi rừng Tây Nguyên – 1 vẻ đẹp vừa duyên dáng, tình từ, vừa mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Nhân vật này còn là hiện thân cho những con người mang phẩm chất yêu nước anh hùng cách mạng, sống có lí tưởng, nhiệt huyết và sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cách mạng. + Dít hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, quyến rũ nhưng cũng rất mạnh mẽ, khỏe khoắn, một vẻ đẹp trong sáng, phóng khoáng, vẻ đẹp ấy khiến Tnú thấy có một luồng lạnh rân tân ở mặt và ngực. + Dít có lòng yêu nước, căm thù giặc và sớm giác ngộ lí tưởng. + Dít còn là một cô gái giàu tình cảm, yêu thương gắn bó với buôn làng và gia đình. + Dít còn là một cô gái duyên dáng, tinh tế và kín đáo. + Dít còn là một người có cá tính mạnh mẽ, gan góc, cứng cỏi, có bản lĩnh kiên cường. Bé Heng: là thế hệ nối tiếp của Tnú, Mai và Dít, cậu sẽ nối tiếp con đường mà Tnú đã chọn, cậu sẽ viết tiếp vào những trang sử vàng đánh giặc giữ nước của đồng bào Xô-man. + Heng là nhân vật nhỏ tuổi nhất ở trong truyện, chỉ xuất hiện ở phần đầu tác phẩm nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: Cậu mặc một chiếc áo bà ba dài phết đít mà vẫn đóng khố; cậu đội một cái mũ sụp xịn được của 1 anh giải phóng quân nào đó cậu mang một cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng quân nào đó; cậu mang một khẩu súng trường đeo chéo ở ngang lưng. + Heng hiện lên là một cậu bé hồn nhiên, hiếu động nhưng đã sớm có tinh thần cách mạng, sớm ấp ủ ước mơ trở thành một người chiến sĩ. Dù còn nhỏ tuổi nhưng cậu đã làm liên lạc, có đóng góp tích cực cho cách mạng và kháng chiến. Ngôn ngữ: Tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều bút pháp: tả thực, lãng mạn, sử thi. Góp phần tái hiện một cách chân thực cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, câu chuyện bi tráng về cuộc đời của Tnú, đồng thời làm cho tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn. Nhà văn đã lựa chọn và sử dụng nhiều chi tiết có giá trị biểu tượng: + Đôi bàn tay của cụ Mết: biểu tượng cho truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh của người dân Nam Bộ, + Đôi bàn tay của Tnú: là đôi bàn tay lao động, đôi bàn tay chiến đấu của người chiến sĩ; là bàn tay của tình yêu thương, bàn tay đau đớn, căm thù; bàn tay biểu tượng cho sức mạnh khối đoàn kết cộng đồng, bàn tay vô địch trước sức mạnh của kẻ thù; bàn tay biểu tượng cho những đau thương mất mát và tố cáo tội ác của bọn Mỹ Ngụy. + Rừng xà nu. Nghệ thuật trần thuật: + Truyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng nhà văn đã chuyển điểm nhìn trần thuật vào điểm nhìn của nhân vật( cụ Mết). Cách kể này là hoàn toàn phù hợp với kết cấu cốt truyện, làm cho câu truyện mang màu sắc chủ quan, giúp người đọc hình dưng một cách cụ thể, sinh động về sự việc, con người được kể. + Ngôn ngữ trần thuật đậm chất Tây Nguyên, phù hợp với tính cách nhân vật, giàu tính tạo hình. + Giọng điệu chủ đạo là tự hào, ngợi ca; giọng điệu của cụ Mết khi kể về cuộc đời Tnú trang nghiêm, âm vang, phảng phất lối kể khan Tây Nguyên. Kết thúc vấn đề. Những đặc sắc nghệ thuật trên đã góp phần thể hiện được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, ca ngợi chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của những người dân Tây Nguyên. Đồng thời qua đó, một lần nữa khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành.
File đính kèm:
- Dac_sac_nghe_thuat_trong_truyen_ngan_Rung_Xa_Nu__Nguyen_Trung_Thanh_20150725_040838.doc