Phân môn vẽ theo mẫu Mỹ thuật 6
- Giáo viên chủ động đối với phương pháp dạy quan sát mẫu: cần hình tượng, cụ thể hoá mẫu vẽ thành những hình phải đơn giản, cụ thể và dễ mô phỏng. Ví dụ: Vẽ cái cốc trước hết phải hướng dẫn học sinh vẽ một hình học giống cái cốc đã, như hình chữ nhật chẳng hạn. Vậy để vẽ được hình cái cốc cần phải vẽ hình chữ nhật trước, như vậy chúng ta thấy cụ thể hoá hình vẽ rất quan trọng, đó chính là quá trình qui đổi mẫu vẽ thành một hình học có tên, dễ vẽ, từ đó việc biểu hiện mẫu trên bài vẽ là rất dễ dàng, đơn giản.
- Trước đây giáo viên hay cho học sinh nhận xét hay so sánh mẫu bằng lời không. Vì các em còn rất nhỏ, khái niệm về mĩ thuật còn hạn chế nhiều, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh mẫu ngoài bằng lời ra còn bằng cả hành động (động tác). VD: Khi hướng dẫn các em quan sát để tìm ra hình chung của mẫu giống hình gì ? . Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi không, buộc học sinh phải hình dung khó hơn, lâu hơn, nhưng nếu giáo viên hỏi xong rồi dùng thước kẻ chặn hai chiều, theo chiều ngang và chiều dọc. Lúc đó học sinh sẽ được cụ thể hoá hình chung của mẫu là hình học gì? Bằng phương pháp này học sinh sẽ nhận xét nhanh hơn và hiệu quả hơn, tỷ lệ hình dễ chuẩn xác hơn.
- Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ ít chuyên môn (từ khó) mà sử dụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu như: Đối với từ khó: Các em cho biết tỷ lệ của vật mẫu như thế nào ? ; Thay bằng cụm từ dễ hơn: Em hãy so sánh xem chiều cao của mẫu với chiều ngang của mẫu như thế nào ? Khi giáo viên đặt câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ tập trung vào so sánh, nhận xét và đưa ra kết quả ngay, đã giản đơn được một bước phải suy nghĩ tỷ lệ là gì đối với học sinh.
Đó là vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và chu trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của bộ môn mĩ thuật. Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho học sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần riêng sau; vẽ phần chính trước, phụ sau; vẽ đơn giản trước, chi tiết sau; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng chính trước, mảng phụ sau. Nói tóm lại, việc giúp học sinh lớp 6 nắm vững những bước cơ bản trong khi giảng dạy tiết Vẽ theo mẫu có thể là “điểm nhấn” quan trọng cho các phân môn còn lại của bộ môn mĩ thuật. Và đây sẽ là kiến thức cơ bản tạo đà để các em tiếp tục khám phá và làm chủ cái đẹp trong chương trình mĩ thuật đồng tâm ở các khối lớp cao hơn , đặc biệt là biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày. 1.2. Phạm vi áp dụng. Các tiết dạy trong phân môn Vẽ theo mẫu khối 6 Trung học cơ sở. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng. Trong thực tế của ngành giáo dục, tuy môn Mỹ thuật đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học, nhưng đa phần giáo viên giảng dạy chưa chuyên biệt cao, tức là đang dạy kiêm nhiệm nhiều môn do vậy có phần hạn chế trong phương pháp chuyên môn bộ môn Mỹ thuật. Nhiều giáo viên dạy còn phụ thuộc vào nói “suông” hay còn gọi là dạy “chay”, mà dạy “chay” kiểu này rất không hiệu quả, mà còn ảnh hưởng lớn tới ý thức ban đầu về bộ môn. Yêu cầu của phân môn vẽ theo mẫu là cho học sinh vẽ mẫu thực, quan sát mẫu thực. Nhưng cũng có nhiều lí do mà giáo viên vẫn chưa chuẩn bị mẫu thực cho học sinh vẽ được. Chính điều đó, khiến mỗi học sinh không nhận thức được đầy đủ kiến thức, cũng như kết quả của bài vẽ kém hiệu quả. Ngoài thực trạng trên vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng phương pháp cũ mà giờ đây đã trở thành lạc hậu, đã tạo nên sự áp đặt kiến thức một cách cứng nhắc và chưa phù hợp với đại trà đối tượng học, khiến cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, qua loa chiếu lệ, có thái độ không cần thiết. Một số giáo viên vẫn coi bộ môn mĩ thuật là môn phụ, khiến cho việc khích lệ các em khá, giỏi có năng khiếu và các em yếu, trung bình bị hạn chế. Đối với học sinh khi đến tiết học mĩ thuật thường học sinh rất mong đợi nhưng khi thực hành thì lại không tuân thủ (làm theo) các bước cơ bản đã được giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt là phân môn vẽ theo mẫu nếu giáo viên chuẩn bị được mẫu thì học sinh cũng dường như không cần chú ý đến vật mẫu được bầy ở trên bảng, cũng không cần vẽ theo góc nhìn của mình đối với mẫu. Tôi đã nhận thấy một số tiết vẽ theo mẫu (có mẫu) nhưng học sinh lại vẽ theo hình minh họa bảng của giáo viên chứ không vẽ theo những gì mình nhìn thấy. Do vậy khi chuyển sang chương trình Mỹ thuật THCS thì giáo viên lại hầu như phải giải quyết từ khâu đầu tiên của việc hướng dẫn về tỉ lệ đo mẫu vật, bố cục, phác khung hình chung cho đến khi bài hoàn thành. Đầu năm học, tôi đã cho khối lớp 6 khảo sát thử bài vẽ theo mẫu cơ bản: mẫu hình trụ và hình cầu. kết quả là 1/3 số học sinh đạt điểm Đạt (nhưng chỉ ở mức độ trung bình), số học sinh còn lại hoặc là bố cục lệch, hoặc là tỉ lệ không cân đối giữa các mẫu vật, hoặc cách đánh đậm-nhạt không đúng cách, chủ yếu là các em sử dụng cách “chà chì” thành hai mảng sáng tối. 2.2. Các giải pháp Trước thực trạng diễn ra nhiều năm như vậy, cộng với điều kiện dạy học chưa đầy đủ và đồng bộ, phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân môn vẽ theo mẫu thực sự trở thành “xương sống” của bộ môn, để học sinh học mĩ thuật ngoài hứng thú ra còn có khả năng biểu hiện cái đẹp và cảm thụ cái đẹp, bản thân tôi đã tậo trung giải quyết một số vấn đề cụ thể sau: + Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng. + Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. + Hướng dẫn học sinh cách vẽ. + Hướng dẫn học sinh thực hành. + Nhận xét đánh giá bài của học sinh. Năm vấn đề này được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng thành công cho một phân môn quan trọng của bộ môn mĩ thuật. Cụ thể từng vấn đề một sẽ được giải quyết như sau: a. Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng. Đối với môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) là đặc biệt cần thiết. Vì học sinh phải quan sát, nhận xét thì mới hình thành được khái niệm. Hơn thế vẽ theo mẫu lại phải trực quan cụ thể, thực tế. Thực tế ở chỗ vẽ theo mẫu phải có mẫu thực không thể cho học sinh vẽ theo mẫu mà giáo viên minh họa trên bảng được. Trong chương trình lớp 6 có 9 tiết Vẽ theo mẫu, giáo viên cần chuẩn bị đủ mẫu theo đơn vị bài và trực quan cho các bài đó. Từ những mẫu đơn giản như các khối hình (khối hộp, khối trụ, khối cầu…) tới những mẫu cụ thể hơn (như quả cây, đồ dùng vật dụng…). Sự chuẩn bị của giáo viên còn căn cứ theo thực tế của từng tiết và điều kiện ở địa phương. Ở trường tôi, do số lượng học sinh trong một lớp ít do vậy tôi chuẩn bị một bộ mẫu, đối với những tiết vẽ theo mẫu phải sử dụng mẫu tươi như bài 15 “mẫu có dạng hình trụ và hình cầu”- quả táo hoặc bưởi thật thì sau khi sử dụng ở tiết 1(vẽ hình), tôi cất giữ trong tủ lạnh để sử dụng trong tiết 2(vã đậm -nhạt) vì khoảng cách giữa hai tiết là 1 tuần. Và mẫu vật không nhất thiết phải giống trong sách giáo khoa hoặc hình minh họa. Về phương pháp, có nhiều phương pháp được tích hợp trong một tiết nhưng chủ yếu tập trung các phương pháp như vấn-đáp, gợi mở và luyện tập. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học mĩ thuật nói chung và daỵ vẽ theo mẫu nói riêng. Kết quả cuối cùng của việc “dạy” là kiến thức phải “đến” phải “vào” người học. Hơn nữa, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Vì thế khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Do đó, khi Dạy-Học vẽ theo mẫu ở tiểu học giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau: + Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học. + Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi . + Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia nhận thức một cách tự giác. + Động viên nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng. b. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. Dạy mĩ thuật nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng, phải thực hiện theo hướng để học sinh làm bài thực hành là chính (thời gian khoảng 20 - 25 /45 phút của tiết học).Thế nhưng thời gian đầu giờ (15 -20 phút) là thời gian giảng lý thuyết. Phần này tuy chiếm ít thời gian nhưng lại là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức mĩ thuật, kiến thức vẽ theo mẫu đối với học sinh. Trong 9 tiết Vẽ theo mẫu ở lớp 6 là những bài vẽ từ đơn giản và nâng cao dần theo cấu trúc chương trình đồng tâm. Cho nên, việc hướng dẫn quan sát mẫu cho học sinh là rất cụ thể, rất gần gũi, chỉ cần đòi hỏi giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp là sẽ đạt hiệu quả cao. Trong phương pháp giảng dạy cũ: Giáo viên thường vấn đáp học sinh và học sinh trả lời câu hỏi máy móc thậm chí vu vơ bởi học sinh thường không chú ý tới mẫu. Do đó, việc đầu tiên để dạy tốt và hướng dẫn tốt học sinh quan sát, nhận xét thì giáo viên cần chủ động khắc phục cách bày mẫu và chuẩn bị mẫu cũng như phương pháp cho học sinh quan sát mẫu. - Giáo viên bầy mẫu: lớp học thường đông cho nên giáo viên nên bầy mẫu vào giữa lớp và kê bàn ghế theo hình chữ u hoặc để mẫu vẽ vừa tầm mắt học sinh và đảm bảo các em được quan sát mẫu 100%, không có hiện tượng học sinh này quan sát “mẫu” tại “gáy” học sinh ngồi trước mình. - Giáo viên chủ động đối với phương pháp dạy quan sát mẫu: cần hình tượng, cụ thể hoá mẫu vẽ thành những hình phải đơn giản, cụ thể và dễ mô phỏng. Ví dụ: Vẽ cái cốc trước hết phải hướng dẫn học sinh vẽ một hình học giống cái cốc đã, như hình chữ nhật chẳng hạn. Vậy để vẽ được hình cái cốc cần phải vẽ hình chữ nhật trước, như vậy chúng ta thấy cụ thể hoá hình vẽ rất quan trọng, đó chính là quá trình qui đổi mẫu vẽ thành một hình học có tên, dễ vẽ, từ đó việc biểu hiện mẫu trên bài vẽ là rất dễ dàng, đơn giản. - Trước đây giáo viên hay cho học sinh nhận xét hay so sánh mẫu bằng lời không. Vì các em còn rất nhỏ, khái niệm về mĩ thuật còn hạn chế nhiều, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh mẫu ngoài bằng lời ra còn bằng cả hành động (động tác). VD: Khi hướng dẫn các em quan sát để tìm ra hình chung của mẫu giống hình gì ? . Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi không, buộc học sinh phải hình dung khó hơn, lâu hơn, nhưng nếu giáo viên hỏi xong rồi dùng thước kẻ chặn hai chiều, theo chiều ngang và chiều dọc. Lúc đó học sinh sẽ được cụ thể hoá hình chung của mẫu là hình học gì? Bằng phương pháp này học sinh sẽ nhận xét nhanh hơn và hiệu quả hơn, tỷ lệ hình dễ chuẩn xác hơn. - Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ ít chuyên môn (từ khó) mà sử dụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu như: Đối với từ khó: Các em cho biết tỷ lệ của vật mẫu như thế nào ? ; Thay bằng cụm từ dễ hơn: Em hãy so sánh xem chiều cao của mẫu với chiều ngang của mẫu như thế nào ? Khi giáo viên đặt câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ tập trung vào so sánh, nhận xét và đưa ra kết quả ngay, đã giản đơn được một bước phải suy nghĩ tỷ lệ là gì đối với học sinh. - Đối với việc quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu: Hầu hết các tiết ở lớp 6 thường vẽ từ 2 mẫu trở lên (Mẫu có hai đồ vật) do vậy việc gợi ý cho học sinh tìm hiểu tỷ lệ các phần là rất quan trọng, đặc biệt chú ý các vị trí khác nhau sẽ cho một tỷ lệ tương ứng. - Đối với việc quan sát, nhận xét mầu sắc (đậm nhạt) của vật mẫu. Hệ thống bài vẽ theo mẫu, vấn đề quan sát để nhận biết đậm nhạt là rất quan trọng. Để học sinh nhận biết được đậm nhạt, chúng ta cần chọn một hướng ánh sáng chiếu vào mẫu, giáo viên sẽ đóng một vế cửa lại chỉ mở một bên để tạo ánh sáng chiếu một chiều vào vật mẫu. Lúc đó học sinh quan sát mẫu sẽ nhận dạng được tối thiểu 3 sắc độ. Một số giáo viên hướng dẫn quan sát đậm nhạt lại đặt câu hỏi: Em cho biết nhìn mẫu vẽ thấy mấy độ đậm nhạt ? Như vậy khái niệm của thầy chưa cụ thể khiến nhiều học sinh chưa thể hình dung được sắc độ là gì ?. Ngược lại, nếu giáo viên thay bằng: Em nhìn lên mẫu thấy phần bên nào là đậm nhất ? Tương tự như vậy đặt câu hỏi với phần sáng nhất. Còn ở giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào ? (ở giữa là độ sáng trung gian). Nếu mẫu được chuẩn bị là hai vật có mầu đậm nhạt khác nhau thì giáo viên cũng cần gợi ý sự quan sát của học sinh theo cách tương tự. c. Hướng dẫn học sinh cách vẽ. - Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp): Trước hết bài vẽ bao giờ giáo viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh xây dựng ý đồ với một bố cục đẹp, tức là sắp xếp phải cân đối, thuận mắt. Theo tôi để hướng dẫn học sinh vào vấn đề thì nên đặt học sinh trong hoàn cảnh đó: Giáo viên treo trực quan bao gồm 4 hình vẽ vật mẫu trong đó có một hình chuẩn về bố cục và gợi ý học sinh tìm hình chính xác nhất về bố cục, như vậy tránh được hiện tượng học sinh vẽ theo sự sắp xếp tự do không có chuẩn mực nào cả. - Hướng dẫn học sinh vẽ hình chung của mẫu. Khung hình chung có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa chọn vẹn bên trong khung hình ấy. Khi xác định bố cục của bài vẽ chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình chung sẽ chiếm từng ấy. Khi vẽ khung hình chung học sinh chủ động được tỷ lệ với trang giấy là điều mà mỗi giáo viên chúng ta ai cũng rất cần. Việc hướng dẫn vẽ kung hình chung này được đơn giản và hiệu quả thì phần quan sát nhận xét sẽ đóng một vai trò tương đối quan trọng. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ khung hình chung cần đặc biệt chú ý tới tỷ lệ (tức là chiều rộng so với chiều cao). Nên yêu cầu các em chỉ sự dụng tay và chì để vẽ, khi tay đã vẽ luyện nét thuần thục rồi thì việc vẽ các phân môn khác là rất khả dĩ. Chính vì vậy, mà giáo viên không được để các em dùng thước kẻ hoặc compa để vẽ theo mẫu nếu vẽ như vậy thì nét vẽ của học sinh không mềm mại, thay vào đó là nét vẽ cứng nhắc, đơn điệu, việc tạo nên nét vẽ đơn điệu và cứng nhắc là điều gây cản trở lớn khi học sinh học cao lên, đòi hỏi vẽ mẫu khó hơn. - Tìm và xác định vị trí của các bộ phận chi tiết trên mẫu vẽ. Phần này học sinh sẽ làm tương đối nhanh, giáo viên cũng không nên hướng dẫn nhiều bởi nó sẽ thừa vì phần hướng dẫn quan sát nhận xét giáo viên đã cụ thể rõ ràng. Như vậy, giáo viên cần tập trung hướng dẫn học sinh một số thao tác vẽ (cách dựng hình cơ bản), những thao tác này vẫn còn nhiều giáo viên bỏ qua, hoặc xem nhẹ dẫn đến học sinh cũng vẽ đại khái. - Hướng dẫn học sinh vẽ phác bằng nét thẳng: Tới phần này thì bài vẽ đã đang dần hiện bộ khung của bài. Để vẽ được bài giáo viên không nên cho học sinh vẽ nét cong giống thực luôn mà phải vẽ phác bằng nét thẳng trước. Ở bước này giáo viên cũng yêu cầu học sinh luôn: khi phác hình phải dùng bút chì, nhưng vẽ nhẹ tay để tạo thành nét mờ. - Hướng dẫn vẽ chi tiế . Bước vẽ này có thể coi là bước hoàn thiện hình.Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy trên vật mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. Từ những nét vẽ phác trông bản thân nó đã gần giống mẫu, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ bám theo các nét thẳng để hoàn thiện. Việc hướng dẫn học sinh, giáo viên cần chú ý tới đối tượng của mình dưới lớp. Cũng có nhiều em có năng khiếu hoặc tiếp thu nhanh và dễ dàng vẽ bài, nhưng cũng có nhiều em do khả năng của bản thân và yêu cầu của bộ môn vẫn chưa đáp ứng được hay vẽ còn lúng túng, thao tác còn vụng về. Chính vì điều đó mà giáo viên phải sử dụng những phương pháp phù hợp để các em giỏi, có năng khiếu vẫn thích thú, các em yếu lấy đó làm lời động viên, khích lệ và có hứng thú học tập hơn. - Hướng dẫn học sinh vẽ đậm - nhạt: Giáo viên không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh và cũng không nên quá coi nhẹ vấn đề này. Yêu cầu học sinh bước đầu nhận biết được đậm nhạt khi vẽ theo mẫu tức là cần vẽ được ba độ đậm nhạt: Sáng, tối, trung gian. Nhưng vấn đề ở đây là giáo viên làm thế nào để hướng dẫn học sinh hiểu được ba sắc độ tối thiểu ấy. Cũng như nhiều phần hướng dẫn trước giáo viên sẽ sử dụng một số phương pháp tích cực rất đặc thù của bộ môn để các em tiếp thu bài một cách hiệu quả. Giáo viên vẫn sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, nhưng vấn đáp nên hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể ở phần này giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tìm được phần nào là phần đậm nhất, phần nào là phần sáng nhất, giữa đậm và nhạt (sáng) là độ đậm gì? Nó không phải là đậm và cũng không phải là nhạt vậy sẽ là độ đậm trung gian của sáng - tối. Khi giáo viên đặt câu hỏi tìm độ đậm nhất: VD: Em hãy tìm trên mẫu phần nào trông đậm nhất ?. Như vậy, học sinh sẽ quan sát và nhận xét sau đó đưa ra kết quả ngay. Tương tự như vậy, giáo viên hỏi các độ đậm nhạt khác học sinh cũng sẽ tìm ra dễ dàng. Tới lúc đó giáo viên sẽ giảng giải độ đậm nhạt có do đâu? và tại sao lại cần độ đậm nhạt?: Giáo viên treo bài mẫu (đã chuẩn bị) hoàn thiện có đậm nhạt lên bảng để học sinh quan sát. * Toàn bộ các bước hướng dẫn này nó có một vai trò rất quan trọng. Trong thực tế giảng dạy giáo viên vận dụng linh họat các bước. Chú ý: theo tôi, để tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao tính thực tế cho tiết dạy, ở phần này giáo viên cần vừa hướng dẫn vừa minh họa các bước lên bảng cho các em theo dõi (hạn chế treo tranh các bước hoặc chiếu hình vẽ lên bảng phụ), nhưng yêu cầu giáo viên phải có chuyên môn cao. d. Hướng dẫn học sinh thực hành. Như đã biết, phần thực hành chúng ta phải dành 2/3 tiết học để các em thể hiện bài, hơn nữa đây lại là vẽ theo mẫu thì việc đó càng quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh thực hành chúng ta cần chú ý những nội dung như: để học sinh quan sát và vẽ độc lập; giáo viên sẽ tham gia góp ý cho cá nhân học sinh. Lâu nay giáo viên vẫn thường xuyên để học sinh thực hành một cách tự do thoải mái, nhiều khi coi giờ thực hành của học sinh là giờ nghỉ giải lao của giáo viên. Nếu quan niệm như vậy là sai nghiêm trọng, trong lúc học sinh làm bài thì giáo viên phải tập trung theo dõi từng em một làm bài. Chú ý tới cách vẽ và xem các em có vẽ theo góc độ của mình ngồi hay không. Yếu tố ấy sẽ khẳng định được học sinh có làm việc độc lập hay tự, vẽ không. Giáo viên hướng dẫn cá nhân: Việc hướng dẫn cá nhân rất quan trọng trong thời gian thực hành của học sinh. Phần hướng dẫn học sinh đã nắm được bài một cách tương đối đầy đủ, tuy nhiên tới giờ thực hành các em sẽ không tránh khỏi những sai sót, cũng như gặp phải một số vướng mắc, chính vì vậy việc hướng dẫn cá nhân là rất cần thiết. Tuy là giáo viên cần phải hướng dẫn cá nhân học sinh trong giờ thực hành nhưng cũng có nhiều khi giáo viên phải hướng dẫn tập thể do một điều đó là: có quá nhiều em mắc phải một lỗi khi vẽ bài, trong trường hợp này giáo viên yêu cầu học sinh dừng bài trong ít giây để giáo viên uốn nắn kịp thời. e. Nhận xét, đánh giá bài của học sinh. Đối với vấn đề này giáo viên cần nắm được tinh thần đổi mới phương pháp trong việc đánh giá nhận xét bài của học sinh. Thực chất đây lại là phần đã gián tiếp tác động tư tưởng yêu thích bộ môn đối với học sinh. Thông thường học sinh hay thích vẽ theo đề tài và vẽ tự do, còn vẽ theo mẫu các em vốn cũng chưa mặn mà nhiều. Chính vì lý do đó việc nhận xét bài của học sinh cần phát huy được tinh thần khích lệ các em hăng hái học phân môn là chính, và phải tôn trọng ý kiến của học trò nếu là tích cực, nếu phê bài yếu kém thì giáo viên cũng phải dùng cách khen trước để rồi chê sau. Tôi vẫn tâm niệm một điều bởi đây là một môn nghệ thuật chứ không phải một môn khoa học tự nhiên hay một môn khoa học xã hội, tuy nhiên ở lớp 6 là dạy cho học sinh bước đầu cảm thụ nghệ thuật hội họa là chính. Lời nhận xét của giáo viên có thể khiến học sinh tiếp tục làm bài nhưng cũng có thể khiến học sinh không thèm làm bài. Dưới đây là một số nội dung về đánh giá nhận xét bài của học sinh mà ở vấn đề này chúng ta cần giải quyết: Cho ít nhất từ 5 đến 10 em học sinh nhận xét cảm nhận của mình khi xem các bài vẽ đó, yêu cầu học sinh chọn ra được các bài vẽ đẹp. Giáo viên còn tiếp tục vấn đáp để học sinh tự nhận xét được vì sao bài đó đẹp, vì sao bài đó chưa đẹp. VD: Giáo viên đặt câu hỏi như em hãy chọn các bài theo em coi đó là đẹp?, Tại sao em thấy bài đó đẹp hơn các bài kia ?, Em hãy nhận xét về hình vẽ của các bài em coi là đẹp ?, Những bài vẽ chưa đẹp em thấy hình vẽ của các bạn đó như thế nào? Như em thấy bạn vẽ các độ đậm nhạt như thế nào, trông khối hình đã rõ hay chưa? Theo em với những bài vẽ chưa đẹp này thì cần vẽ sửa những điểm nào? Theo em thì những bài đẹp này được bao nhiêu điểm, những bài chưa đẹp này được bao nhiêu điểm? Bằng hệ thống câu hỏi trực tiếp đối với học sinh nhận xét đã làm cho học sinh chủ động nêu cảm nhận của mình trước những bài mĩ thuật, như vậy đã rèn được thói quen phê bình và tự phê bình bài vẽ của bạn cũng như của mình. Giáo viên căn cứ vào thực tế bài vẽ nhận xét khách quan các bài đã dán lên bảng đó và cuối cùng cho điểm khích lệ học sinh bằng cách cho điểm cao đối với những bài vẽ đẹp và hứa giờ sau chấm tiếp các bài còn lại. 3. KẾT LUẬN Việc đổi mới phương pháp dạy vẽ theo mẫu nói riêng mĩ thuật nói chung và cũng như bao môn khác là điều cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay. Đối với đề tài này, bản thân tôi đã áp dụng vào công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật qua các năm và nhận thấy được sự thay đổi thực tế rất cao, hầu hết đến cuối năm học tỷ lệ học sinh thực hiện một bài vẽ theo mẫu đạt yêu cầu là từ 95%-100% trong đó về bố cục và tỷ lệ hình vẽ cân đối khi hoàn thiện là 95%, cách đánh bóng đậm-nhạt tốt từ 80-85%. Kết quả cụ thể năm học 2012-2013: - Khảo sát chất lượng đầu năm: Lớp S.lượng Xếp loại Ghi chú Đạt yêu cầu % Chưa đạt % 6A 31 15 48,4 16 51,6 6B 31 12 38,7 19 61,3 - Khảo sát chất lượng cuối học kì 1: Lớp S.lượng Xếp loại Ghi chú Đạt yêu cầu % Chưa đạt % 6A 31 26 83,9 5 16,1 6B 31 23 74,2 8 25,8 - Khảo sát chất lượng cuối học kì 2: Lớp S.lượng Xếp loại Ghi chú Đạt yêu cầu % Chưa đạt % 6A 31 31 100 0 0 6B 31 31 100 0 0 Với kết quả như trên tôi thấy việc dạy học mĩ thuậ
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem My thuat.doc