Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề truyện hiện đại Việt Nam

C – CHIẾC LƯỢC NGÀ:

I. Tác giả và tác phẩm:

 1. Tác giả:

Nguyễn Quang sáng (1932 – 2014), quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ong là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và sau hòa bình (1975).

 2. Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1966.

- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện.

 II. Nội dung:

 1. Nhân vật ông sáu:

- Ong Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con.

- Gặp được con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng, vồ vập đến con. Nhưng ông rơi vào bi kịch: mong mỏi được gặp con nhưng khi gặp thì con lại không chịu nhận mình là cha

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề truyện hiện đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
A – LÀNG:
	I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
	Kim Lân (1920 – 2007) quê tỉnh Bắc Ninh là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945. Oâng hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
	2. Tác phẩm:
	- “Làng” sáng tác năm 1948 là tác phẩm thành công của Kim Lân và tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
	- Truyện ngắn “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến của người nông dân thời kì kháng chiến: tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
	- Vị trí đoạn trích: gia đình ông Hai cùng bà con rời làng Chợ Dầu tản cư lên vùng tự do. Đang sinh sống cùng đồng bào nơi đây, ông nghe tin làng mình theo giặc
	- Tóm tắt: Ở nơi tản cư, ơng Hai nhớ làng chợ Dầu, ra phịng thơng tin nghe đọc báo để biết tin tức kháng chiến. Trên đường về, ơng gặp người tản cư ở quê lên cho biết làng ơng theo giặc. Ơng xấu hổ, nhục nhã cả đêm 2 vợ chồng khơng ngủ được. Định quay về làng nhưng nghĩ làng đã theo Tây thì phải thù, khơng thể về cái làng đĩ nữa. Bỗng cĩ người ở làng đến cho biết làng khơng theo Tây. Đĩ chỉ là tin đồn, mặt ơng vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Gọi con cháu đến chia quà, tất bật chạy báo cho mọi người biết nhà ơng bị Tây đốt nhưng làng khơng phải Việt gian, cả làng vẫn hăng hái kháng chiến. Ơng càng yêu quí tự hào về làng của mình.
	II. Nội dung:
	1. Tâm trạng của nhân vật ông Hai:
∆_Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
- Tản cư, sống nơi vùng tự do, ông Hai luôn nhớ về làng của mình, nhất là nhớ về những kỉ niệm tham gia phong trào kháng chiến (hát hỏng, bông phèng, đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...).
- Khi đột ngột nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai sững sờ (Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Oâng lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...).
- Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, chi phối:
	+ Oâng tức, cảm thấy nhục nhã vì làng mình có bọn Việt gian bán nước.
	+ Oâng cảm thấy đau đớn (nước mắt cứ giàn ra), nghĩ đến sự “ghê tởm”, “thù hằn” của mọi người.
	+ Song, trong lòng ông đầy mâu thuẫn giữa tin đồn và một bên là không tin đó là sự thật (ông ngờ ngợ... kiểm điểm từng người...).
	+ Nỗi khổ sở ấy chỉ được vơi đi phần nào khi ông trút nỗi lòng mình với đứa con thơ.
∆_Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính: Tâm trạng ông Hai khác hẳn:
- Tính cách ngày nào sống lại, ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên (Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên).
- Oâng Hai sống trong nỗi mừng vui khôn xiết (ông thanh minh với mọi người, thậm chí chẳng buồn phiền khi kể việc Tây “đốt nhẵn” nhà mình).
	2. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện gay cấn (tin thất thiệt làng Chợ Dầu theo giặc).
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua suy nghĩ, hành động, lời nói.
	* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng quê, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì chống thực dân Pháp.
	III. Luyện tập:
Tóm tắt nội dung đoạn trích.
Phân tích cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc.
Phân tích tâm trạng ông Hai qua đoạn ông trò chuyện với đứa con út.
Eš&›F
B – LẶNG LẼ SA PA:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả: 
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê tỉnh Quảng Nam. Oâng có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí.
	2. Tác phẩm:
- Lặng lẽ Sa Pa ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
- Tóm tắt: Trên chuyến xe khách đi Lào Cai, bác lái xe trị chuyện với ơng hoạ sĩ và cơ kĩ sư mới ra trường. Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với cơ kĩ sư và ơng hoạ sĩ về một người “Cơ độc nhất thế gian”, đĩ là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh, ơng hoạ sĩ xin phác hoạ bức chân dung anh thanh niên, nhưng anh ấy ko đồng ý. Sau cuộc trị chuyện ấy, cơ kĩ sư càng thấy vững tin hơn vào quyết định lên nhận cơng tác ở miền núi của mình. Họ chia tay trong niềm xao xuyến, bâng khuâng với lời hẹn của ơng hoạ sĩ nhất định sẽ trở lại Sa Pa .
II. Nội dung:
	1. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa:
- Sa Pa hiện ra với cảnh đẹp thơ mộng của “những rặng đào”, không gian yên bình của “những đàn bò” gặm cỏ buổi sáng tinh sương.
- Bức tranh tươi sáng, rực rỡ sắc màu (những cây thông... bằng bạc, những cây tử kinh... màu hoa cà, màu xanh của rừng...) tràn đầy sức sống nhưng vẫn mơ màng, lung linh, huyền ảo.
- Sa Pa “đẹp một cách kì lạ”: một buổi sáng, nắng từ từ lan tỏa làm bừng dậy “rừng cây”, những đám mây, sương còn sót lại tan dần trong không gian ngày mới.
	2. Bức chân dung các nhân vật:
	∆_Nhân vật anh thanh niên:
	F Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:
- Anh đã làm việc 4 năm trên đỉnh Yên Sơn, cao 2.600 m.
- Anh làm việc trong hoàn cảnh cô đơn trên đỉnh núi cao không một bóng người, nhất là hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết vào ban đêm.
- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc hằng ngày chỉ “quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn”, với nhiệm vụ “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu”.
	F Anh thanh niên rất ý thức về việc làm của mình:
- Anh suy nghĩ chín chắn về công việc mình làm. Tuy cô đơn trong công việc nhưng anh không thấy mình lẻ loi (ta với công việc là đôi/ công việc gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia/ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất).
- Người đầy nghị lực, tràn trề lí tưởng: vượt qua cô đơn, gian khổ, gắn bó với công việc (4 năm chưa một ngày nghỉ phép về nhà, chưa bỏ sót lần nào “lấy những con số” “báo về” cơ quan).
- Anh vui sướng khi biết rằng việc làm của mình không những góp phần cho sản xuất mà còn đóng góp cho thắng lợi của việc chống chiến tranh phá hoại của không quân Mĩ.
→ Anh thanh niên tiêu biểu cho hàng vạn thanh niên ngày đêm thầm lặng cống hiến cho đất nước.
F Một người có tính cách dễ mến và phẩm chất đáng trân trọng:
- Tính cách cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tình thân với bác lái xe, thái độ vui mừng, ân cần, niềm nở tiếp ông họa sĩ và kĩ sư).
- Anh làm cho ông họa sĩ già và cô gái cảm động và cuốn hút ngay từ đầu.
- Anh rất khiêm tốn, thành thực: cảm thấy công việc của mình còn nhẹ nhàng, mình chưa xứng đáng được vẽ như một số người khác (như anh bạn trên đỉnh Phăng-xi-păng, ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, đồng chí nghiên cứu sét).
- Anh đã làm cho cô gái càng hiểu thêm cuộc sống, tin tưởng con đường mà mình đang đi,; khơi gợi một sáng tác bừng sáng trong ông họa sĩ.
	∆_Nhân vật ông họa sĩ:
- Suốt cuộc đời gắn bó với nghiệp hội họa.
- Oâng đã đến tuổi về hưu, nhưng vẫn lặn lội thực tế để tìm nguồn sáng tác, luôn khao khát sáng tác.
- Oâng đã bị anh thanh niên cuốn hút hay từ phút đầu gặp gỡ. Oâng cảm thấy sung sướng bởi anh là “một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”, ông yêu thêm cuộc sống
	∆_Nhân vật cô kĩ sư trẻ:
- Cô gái Hà Nội, là kĩ sư mới ra trường, đi nhận việc ở Ty nông nghiệp Lai Châu.
- Cô bị cuốn hút ngay giây phút đầu tiên khi được tiếp xúc với anh thanh niên. Cô hiểu thêm cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới.
- Anh thanh niên giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định nhận công tác nơi miền núi xa xôi của mình.
	3. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn (cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, bất ngờ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn).
- Nghệ thuật đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
	* Ý nghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhận vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niếm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
	III. Luyện tập:
Tóm tắt nội dung đoạn trích.
Nhân vật nào trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” gây được ấn tượng và sự thích thú cho em? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trong suy nghĩ và cách sống của nhân vật đó.
Eš&›F
C – CHIẾC LƯỢC NGÀ:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Nguyễn Quang sáng (1932 – 2014), quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Oâng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và sau hòa bình (1975).
	2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1966.
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện.
	II. Nội dung:
	1. Nhân vật ông sáu:
- Oâng Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con.
- Gặp được con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng, vồ vập đến con. Nhưng ông rơi vào bi kịch: mong mỏi được gặp con nhưng khi gặp thì con lại không chịu nhận mình là cha
- Trong ba ngày nghỉ phép, ông quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là “cha”.
- Trước giờ ra đi, ông chia tay con bằng ánh mắt “trìu mến lẫn buồn rầu” (không dám ôm con vì lại sơ nó giẫy lên lại bỏ chạy).
- Niềm sung sướng đến vỡ òa khi bé Thu nhận ông là cha, ông không kìm được xúc động, nước mắt tuôn trào
- Những ngày ở chiến khu, thương con, ông dồn hết tâm trí vào việc làm cây lược bằng ngà voi cho con. Đến phút cuối cùng trước lúc hy sinh, ông chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.
	2. Nhân vật bé Thu:
- Đến năm 8 tuổi, bé Thu mới gặp được cha. Trong tâm trí trẻ thơ, cha em rất phong độ và nguyên vẹn như tấm ảnh mà gia đình lưu giữ.
- Nguyên nhân em không nhận ông Sáu là “ba” vì ông có vết sẹo trên mặt không giống như trong ảnh.
- Em bướng bỉnh không nhận ông Sáu là ba không phải vì em là cô bé ương ngạnh, mà bởi em có cách hiểu và nghĩ rất ngây thơ (cha em phải là người giống như trong bức ảnh).
- Qua đó, cho thấy em là cô bé có cá tính, không dễ dàng gì chấp nhận khi chưa biết rõ sự việc.
- Khi đã rõ chuyện, bé Thu đã nhận “ba”, khóc, ôm chầm, không cho ông Sáu đi: tình cảm cha con trỗi dậy, em cũng giống như bao trẻ thơ khác, luôn muốn được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ
	3. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện éo le, cảm động trong cảnh gặp nhau giữa hai cha con ông Sáu:
	+ Tình huống 1: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
	+ Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc chiếc lược bằng ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp chính tay mình trao chiếc lược chất chứa đầy tình cảm của mình cho con.
- Xây dựng yếu tố bất ngờ, gây sự hấp dẫn cho truyện (cảnh gặp và chia tay với con).
	* Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho chúng ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta phải trải qua trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	III. Luyện tập:
Tóm tắt nội dung đoạn trích:
Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trong đoạn trích. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật.
Eš&›F
D – NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê tỉnh Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.
	2. Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
- Tóm tắt: Ba cơ gái thanh niên xung phong Thao, Phương Định và Nho biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. Cơng việc của các chị hết sức nguy hiểm thường xuyên phải chạy trên cao điểm. Đặc biệt phải đối mặt với « thần chết » trong mỗi lần phá bom. Cuộc sống tuy vất vả nguy hiểm nhưng các chị hồn nhiên, gắn bĩ yêu thương nhau trong tình đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Thao và Phương Định đã cứu Nho đưa về hang chăm sĩc. Truyện khép lại bởi một cơn mưa bất ngờ khiến các cơ đều cảm thấy vui thích.
II. Nội dung:
	1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong:
- Họ sống dưới chân một cao điểm giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn ác liệt. Nơi đồn trú là một cái hang, dưới chân một cao điểm, tách xa đơn vị.
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
- Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào.
→ Một công việc mạo hiểm, thần kinh luôn căng thẳng đòi hỏi sự bình tĩnh, tập trung cao độ.
	2. Vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong:
	∆_Những nét chung:
- Có tinh thần trách nhiệm cao; dũng cảm, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Tình đồng đội gắn bó sâu sắc, hiểu được tính tình của nhau, quan tâm chăm sóc nhau chu đáo.
- Trẻ trung, giàu cảm xúc, hay mơ mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư; rất nữ tính, thích làm đẹp.
	∆_Những nét riêng:
- Nho: được coi như em út, thích ăn kẹo, tính nết như con trẻ, thích thêu thùa, khi bị thương lại rất cứng rắn.
- Chị Thao: là chị cả, hay làm dáng, lông mày tỉa nhỏ như que tăm, thích chép bài hát, trong công việc rất “cương quyết, táo bạo” nhưng lại sợ máu, sợ vắt.
- Phương Định: là cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng, hay nhớ lại kỉ niệm những ngày ở thành phố.
	3. Nhân vật Phương Định:
	∆_Cô gái có tâm hồn trong sáng:
- Phương Định là người con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên mẹ và thành phố thanh bình.
- Vào chiến trường đã ba năm, hằng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết nhưng vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mộng mơ:
	+ Nhạy cảm, thích quan tâm về hình thức, biết mình được nhiều người để ý thấy tự hào nhưng không vồn vã mà kín đáo, người không hiểu tưởng cô kiêu kì.
	+ Hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát (thích hát, thuộc rất nhiều bài hát; thích ngồi bó gối mơ màng; say sưa tận hưởng cơn mưa đá khi vừa phá bom xong).
	+ Yêu mến, gắn bó thân thiết với hai đồng đội trong tổ.
	+ Quí trọng tất cả các chiến sĩ bộ đội có ngôi sao trên mũ.
	∆_Người chiến sĩ thanh niên xung phong kiên cường, quả cảm:
- Ba năm sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, ác liệt nhưng cô không hề nao núng, chưa hề có một biểu hiện lung lay tinh thần; luôn hoàn thành công việc được giao.
- Tính cách được bộc lộ trong một lần máy bay địch đánh phá và cùng đồng đội phá bom:
	+ Chấp hành sự phân công ở nhà, song cảm thấy không bằng lòng vì không được trực tiếp quan sát cuộc ném bom của địch.
	+ Cô rất gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh trong từng thao tác phá bom.
	+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc (việc phá bom căng thẳng, hồi hộp nhưng không phải sợ chết mà lo “bom có nổ không”, lo bị thương vì rất sợ điều trị ở trạm quân y làm khổ mọi người).
	4. Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn từ nhân vật Phương Định.
- Truyện kể chân thực sinh động; miêu tả tâm lí nhân vật sống động.
- Ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với nhân vật kể chuyện: tự nhiên, trẻ trung, nữ tính. Đặc biệt, với nhiều câu văn ngắn gọn phù hợp với không khí căng thẳng khẩn trương nơi chiến trường.
	* Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
	III. Luyện tập:
Tóm tắt nội dung đoạn trích.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”.
* Gợi ý: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội, các anh lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm
---***---

File đính kèm:

  • docOn_TS10__Chuyen_de_TRUYEN_HIEN_DAI_VIET_NAM__Thanh_Nguyen_20150725_033500.doc
Giáo án liên quan