Ôn thi vào THPT môn Ngữ văn

Đề 14: Phân tích và phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Dàn bài

A. Mở bài

- Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá năm 1958 tại Hồng Gai (Quảng Ninh).

-Tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc trong những năm đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa, bài thơ là một tiếng hát ca ngợi công việc lao động đánh cá trên biển, ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả hùng vĩ, bao la.

B. Thân bài

 1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (Khổ 1)

a) Hoàng hôn xuống biển cả

- Cảnh “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” đẹp một cách hùng vĩ: Mặt trời như hòn lửa “ lặn” xuống biển mà vẫn rực cháy.

 

doc55 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi vào THPT môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.. 
Dàn ý
A. Mở bài: Giới thiệu về hai tác phẩm hai tác giả
B. Thân bài. Cần đảm bảo các ý sau
Ý 1: Giới thiệu chung 
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa dời tay súng. Hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ là hình ảnh con người đẹp nhất đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ Tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
- Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
Ý 2: Phân tích 
1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
- Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Đồng chí) và Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước (Tiểu đội xe không kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí.
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ....
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường chờ giặc tới, ung dung nhìn thẳng.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ miệng cười buốt giá của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến nhìn nhau mặt lấm cười ha ha của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng.
 2. Những điểm riêng khác nhau
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu khắc hoạ hình ảnh người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình yêu nước khi lý tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.
 Súng bên súng đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
 Đồng chí! 
- Bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất lính đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
C. Kết luận: Đánh giá chung
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người.
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động...
Đề 10: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Dàn ý
A. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang 1à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Tuổi trẻ học đường những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
B. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương/1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.....
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách,đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, thamgia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
C. Kết bài:
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
Đề 11: Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay là vứt rác ra đường hoặc ở những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Dàn ý
A. Mở bài:
- Nhìn vào bộ mặt của các đô thị, người ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của 1 quốc gia.Ở các nước tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,bảo vệ môi trường sạch đẹp được quan tâm thường xuyên.
- Ở nước ta,chuyện vứt rác, xả nước bẩn làm ô uế nơi công cộng khá phổ biến.Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa,văn minh.
B.Thân bài:
1. Nguyên nhân:
-Do lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác (muốn cho nhà mình sạch đem rác vứt ra đường họặc sông, hồ, công viên)
- Do thói quen xấu đã có từ lâu ( tiện tay vứt rác ở mọi nơi kể cả các khu di tích hay thắng cảnh nổi tiếng)
- Do không ý thức được hành vi của mình góp phần phá họai môi trường,vô ý thức và thiếu văn hóa.
-Do việc giáo dục ý thức người dân chưa được làm thường xuyên và việc xử phạt chưa nghiêm túc.
2. Hậu quả:
- Mất vẻ mỹ quan đô thị (dc)
-Ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất......(dc)
-Góp phần làm phát triển dịch bệnh(dc)
-Tốn kém nhiều trong việc thuê người dọn dẹp khác khu di tích,đường phố,công viên.(dc)
3. Biện pháp:
- Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục cho ng dân ý thức bảo vệ môi trường.
- Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
- Không chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đường phố mà cần chú ý đến sông ngòi, kênh rạch.
- Quan trọng hơn cả là mỗi người cần có ý thức, sửa đổi được thói quen xấu của mình.
C. Kết bài:
- Những hành vi thiếu văn hóa trên rất đáng phê phán vì nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội.
-Mỗi người cần nhận thức rõ hành vi của mình,cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con người khỏi những nguy cơ diệt vong.
Đề 13: suy nghĩ về vẻ đẹp của bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Dàn ý
A. Mở bài:
- Hoàn cảnh sáng tác : năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.
B. Thân bài: ( Đảm bảo những luận điểm sau)
1. Cái độc đáo dã bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ. 
- Hai chữ bài thơ nói lên cách khai thác hiện thực : không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
2. Sáng tạo độc đáo nhất là hình ảnh những chiếc xe không kính:
- "Không có kính không phải vì xe không có kính" : câu thơ như một câu văn xuôi....
- Hình ảnh thơ lạ :
+ Hình ảnh xe cộ tàu thuyền đi vào trong thơ thường là được "mỹ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực :
 Đùng đùng gió giục mây vần
 Một xe trong cõi hồng trần như bay
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực, giọng thơ thản nhiên , chất thơ rất đẹp từ hình ảnh ấy.
- Nguyên nhân : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"
- Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.
Khái quát hiện thực trần trụi của chiến tranh...........
3. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
- Tư thế ung dung mà hiên ngang :
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
+ Điệp từ "nhìn" như một niềm sảng khoái bất tận ; "nhìn thẳng":hiên ngang.
+ Diễn tả cụ thể cảm giác của người lính lái xe :
 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 Như sa như ùa vào buồng lái.
ấn tượng thực, qua cảm nhận của tác giả trở thành hình ảnh lãng mạn.
- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy :
 Không có kính, ừ thì có bụi
 .
 Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi
+ "Không có kính, ừ thì...,"chưa cần ..."điệp khúc tạo nên giọng điệu ngang tàng, bất chấp.
+ Niềm vui , lạc quan của người lính :
 Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
"Lại đi, lại đi, trời xanh thêm" :câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi tạo âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng. Hình ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan, yêu đời.
- Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn chính là tình yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc :
 Không có kính, rồi xe không có đèn
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
+ Nghệ thuật tương phản giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có.
+ Sức mạnh để chiếc xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
* Liên hệ thơ Tố Hữu :Tố Hữu đã ca ngợi :
 Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
 Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
 Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
C. Kết bài: 
- Đánh giá bài thơ, phong cách thơ Phạm Tiến Duật.
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,...Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 - 1975
Đề 14: Phân tích và phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Dàn bài
A. Mở bài 
- Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá năm 1958 tại Hồng Gai (Quảng Ninh).
-Tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc trong những năm đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa, bài thơ là một tiếng hát ca ngợi công việc lao động đánh cá trên biển, ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả hùng vĩ, bao la. 
B. Thân bài
 1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (Khổ 1)
a) Hoàng hôn xuống biển cả
- Cảnh “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” đẹp một cách hùng vĩ: Mặt trời như hòn lửa “ lặn” xuống biển mà vẫn rực cháy.
- Sóng biển là then cài, màn đêm là cánh cửa. Cửa đã sập, then đã cài (sóng đã cài then, đêm sập cửa), một ngày đã chấm dứt, bắt đầu một đêm.Khai thác nghệ thuật so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật điều đó.
b) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- Đêm bắt đầu là bắt đầu cảnh lao động của người ngư dân: “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”
- Tiếng hát của những người đánh cá như cùng với gió khơi làm căng thêm buồm, đưa đoàn thuyền đánh cá chạy nhanh ra khơi xa. “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, một sự mở đầu của một đêm lao động vui, hào hứng và khẩn trương.
2. Cảnh lao động đánh cá trên biển cả bao la, hùng vĩ và giàu có (các khổ thơ 2, 3, 4, 5, 6)
a) Biển giàu có
- Cá thu, một loại cá quý ở biển, nhiều như đoàn thoi (Cá thu biển Đông như đoàn thoi).
- Từ sự ví von (cá thu như đoàn thoi), tạo nên một sự liên tưởng ý vị: 
 + Cá đi trên biển là cá dệt biển:
 “ Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”
 + Cá vào lưới là cá dệt lưới:
 “ Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi”
b) Biển hùng vĩ, công việc lao động đánh cá thật hùng tráng:
- Biển hùng vĩ với gió, trăng, mây, với chiều cao, chiều rộng, chiều sâu:
 “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển”. 
- Công việc lao động đánh cá trên biển thật hùng tráng:
+ Thuyền đánh cá có gió làm lái, trăng làm buồm và lướt giữa cái mênh mông bao la của trời, biển giữa mây cao và biển bằng. 
+ Công việc đánh cá là thăm dò tài nguyên của biển (dò bụng biển), là:
 “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Con người làm chủ thiên nhien làm chủ công việc lao động...
c) Biển đẹp và ân tình; công việc lao động đánh cá đầy thi vị lãng mạn và hết sức hào hùng 
-Biển đẹp và ân tình: 
 + Biển đẹp. Đó là cái đẹp “lấp lánh” của những con cá biển:
 “ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”.
 Con cá song đã đẹp, lại càng đẹp trong một cảnh biển đẹp:
 “ Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe
 Đêm thở: sao lùa, nước Hạ Long”. 
 + Biển ân tình như lòng mẹ:
 “ Biển cho ta cá như lòng mẹ 
 Nuôi lớn đời ta tựa buổi nào”.
- Công việc lao động đánh cá trên biển thật đầy thi vi lãng mạng và hết sức hào hùng:
 + Cảnh lao động đánh cá đầy thi vi lãng mạng: 
 “ Ta hát bài cá gọi cá vào 
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”.
 + Cảnh lao động đánh cá hết sức hào hùng:
 “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
 “ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về (Khổ thơ cuối)
a) Đoàn thuyền đánh cá trở về
- Tác giả lặp lại câu thơ ở khổ thơ đầu “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi” làm cho khổ thơ cuối giống như một điệp khúc trong một bài hát. Đoàn thuyền ra đi hào hứng, khẩn trương. Đoàn thuyền trở về cũng vẫn tinh thần ấy: khẩn trương, hào hùng.
- Một hình ảnh được xây dựng theo lối khoa trương (Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời), nói lên vẻ đẹp hùng tráng và nhịp điệu lao động khẩn trương của đoàn thuyền đánh cá trên đường về. 
b) Bình minh trên biển cả
- Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển và kết thúc bài thơ là cảnh bình minh trên biển:
 “Mặt trời đội biển nhô màu mới”. 
-Một sự so sánh ngầm (ẩn dụ) táo bạo, bất ngờ và thú vị. Nó gắn bó công việc lao động đánh cá với thiên nhiên trời đất:
 “ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
C. Kết bài
- Đoàn thuyền đánh cá là một khúc hát ca ngợi lao động đánh cá trên biển của người ngư dân làm chủ cuộc đời và biển cả, ca ngợi biển cả bao la, hùng vĩ , giàu và đẹp.
- Miêu tả một cảnh lao động trên biển cả trong đêm, bài thơ đầy ánh sáng, tiếng hát và con người thì lồng lộng giữa trời cao, biển rộng. Bài thơ là một bức tranh đẹp và là một bài ca hào hùng về thiên nhiên và con người , về biển cả và sự lao động của con người làm chủ thiên nhiên, về những năm tháng thi đua lao động và sản xuất xây dựng xã hội ở miền Bắc.
Đề 15: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long.
A. Mở bài: 
- Tác giả: Nguyễn Thành Long là nhà văn tham gia viết văn từ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Tác phẩm: Truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa được ra đời sau chuyến đi thực tế của tác giả vào năm 1970.
- Nội dung: Tác phẩm đề cập tới những nét đẹp của những con người đang ngày đêm sống và cống hiến một cách âm thầm và lặng lẽ cho đát nước.
Giới thiệu nhân vật: Trong tác phẩm anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu - nhân vật chính của tác phẩm đã kể lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên.
B. Thân bài:
1, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
- Anh thanh niên một mình sống trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Bốn bề chỉ có cở cây và mây núi SaPa.
_Công việc của anh là " đo gió ", " đo mưa ", " đo nắng ", " đo chấn động mặ đất ".
_Công việc tuy không vất vả nhưng đòi hỏi con người phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, tỉ mỉ, chính xác. Nhất là nửa đêm gió lạnh tuyết rơi, lại đúng và giờ ốp, anh thanh niên phải một mình vùng dậy ra khỏi nhà trong đêm tối mịt mù. Cái lanh như cắt da cắt thịt gió thì chỉ trực chờ người ra là cuốn đi.
- Nhưng nỗi vất vả nhất mà anh thanh niên ohair vượt qua đó là sự cô đơn, chỉ có một mình anh với núi rừng SaPa, nhiều khi " thèm " người quá anh đã phải một mình vác gỗ chắn đường không cho xe chạy để được nhìn thấy những hành khách trên xe.
2, Nhân vật anh thanh niên có 1 tấm lòng yêu nghề yêu đời và tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình:
- Mặc dù đã mấy năm rồi, anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn như vậy, công việc cũng chỉ một mình. Vậy mà anh rất yêu công việc đó. Anh đã tâm sự với ông họa sĩ " khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao lại gọi là một mình được? Huống chi việc vủa cháu vẫn gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đây chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. "
- Anh cũng có những suy nghĩ rất đúng về hạnh phúc của cuộc đời: Một lần do phát hiện ra đám mây khô, anh đã góp phần với không quân ta bắn rơi bao máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Nghe tin ấy, anh cảm thấy cuộc đời của mình thật là hạnh phúc.
- Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp ổn định: Anh nuôi gà, trồng hoa đọc sách, thỉnh thoảng anh lại xuống đường tìm gặp bác lái xe để trò chuyện cho người nỗi nhớ nhà, vơi bớt nỗi cô đơn.
3, Anh Thanh niên còn là một nhân vật ở nỗi "thèm" người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt , quan tâm đến người khác một chách chu đáo:
- Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, long mến khách nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong lòng anh toát lên trên nét mặt qua từng cử chỉ. Anh biếu bác lái xe củ tam thất để mang về cho vợ bác mới ốm đậy. Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mới mua hộ. Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà mình hồn nhiên kể về công việc cuộc sống của mình. của bạn bè nơi SaPa lặng lẽ.
- Có lẽ, chúng ta khó có thể quên được việc làm đầu tiên khi mọi người lên thăm nhà: hái một bó hoa rực tỡ tặng người con gái chưa hề quen biết "anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa vừa cắt cho cô gái, rất tự nhiên cô đỡ lấy."
- Củ tam thất gửi vợ bác lài xe, làn trứng, bó hoa tặng bác họa sĩ già và cô gái trẻ tiế

File đính kèm:

  • docON_THI_THPT_DO_100_20150725_033810.doc