Ôn thi vào cấp 3 môn Ngữ văn

Bài 7: CON CÒ

A. Kiến thức cần nhớ.

1. Tác giả:

- Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định, là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới.

- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú. Nhưng cũng do những đặc điểm này mà thơ Chế Lan Viên không dễ đi vào công chúng đông đảo.

 

doc108 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi vào cấp 3 môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa Điềm). « Nho nhỏ » và « lặng lẽ » là cách nói khiêm tốn, chân thành. « Dâng cho đời » là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ « Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình » (Tố Hữu). 
+ Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp : Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù là nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến : « Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc bạc ». Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Thơ hay là ở cảm xúc chân thành, Thanh Hải đã nói lên những lời « gan ruột » của mình và ông đã sống như lời thơ ông tâm tình.
=> Khát vọng ấy thật tha thiết và cũng thật khiêm nhường nên nó thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Điều tâm niệm ấy của tác giả cũng là khát vọng chung của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy, tiếng lòng của nhà thơ đã gặp gỡ với tâm trạng của đông đảo và nhà thơ đã nói bằng tiếng nói chung với đại từ « ta ».Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. 
=> Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối của ông.
d. Kết thúc: Một điệu dân ca xứ Húê quen thuộc, ngọt ngào, êm dịu., sử dụng ngôn ngữ giàu nhịp điệu, các vần bằng tha thiết, êm ái. 
Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, hài hoà cân đối cho bài thơ đồng thời thể hiện rõ hơn mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Kết thúc bài thơ là câu hát “Câu Nam ai, nam bình” Nam Ai nam Bình là những điệu ca Huế nổi tiếng
- Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình. 
4. Tổng kết
a. Nội dung: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
b. Nghệ thuật:
+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).
+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.
5. Liên hệ mở rộng cho bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Còn gì cho quê hương 
 Viễn Phương (10/1989)
Nửa mái đầu chớm bạc
Còn gì cho quê hương
Thân xin làm chiếc lá
Thân xin làm hạt sương.
Bài ca mùa xuân 61 (Trích)
 Tố Hữu.
 Ôi tiếng hót mê say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
Thơ đã hát mát trong lời chúc.
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh!”
Con chim chiền chiện (Huy Cận)
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói
Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì.
Tiếng ngọc trong veo
Chim reo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi
Chim bay bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca
Bay cao. Cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời.
Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta.
Thơ của Tố Hữu:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
=======
- “Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.”
(TRở về quê Nội – Lê Anh Xuân)
- Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình”
 (Tố Hữu)
Mặt trời lên càng tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo trên đầu cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót”.
(Thăm lúa - Trần Hữu Thung)
B.Luyện tập :
1. Mở đầu bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết :
 Mọc giữa dòng sông xanh.
	Một bông hoa tím biếc.
Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu của câu thơ trên.
Gợi ý :
- Cách đặt câu đặc biệt theo cấu trúc đảo ngữ : từ «mọc » được đặt ở đầu câu.
- Tác dụng : gợi ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím -> diễn tả sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân.
2. Em hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » như thế nào ? Từ đó nêu chủ đề của bài thơ.
 Sự sáng tạo đặc sắc nhất của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh « mùa xuân nho nhỏ ». Người ta dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như : mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng... nhưng « mùa xuân nho nhỏ » là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ của nhà thơ. Từ láy « nho nhỏ » vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân lớn của cuộc đời vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh đáng yêu của nó. Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến.... tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân nghĩa là ông muốn sống đẹp, có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình và mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé.
3. Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc
- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới
- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc
4. Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?
- Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lí: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nhưng có chỗ chưa thật hợp lí: mưa xuân thường nhẹ và ấm (Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay - Nguyễn Bính), chứ không thể tạo thành giọt.
- Cách hiểu thứ hai hợp lí hơn:
+ Liền mạch với câu thơ trước
+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm giác). Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác. -> Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
5: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ: 
“Mùa xuân người cầm súng.
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”.
- Lộc: chồi non, lá non, là cành biếc non tơ – khi mùa xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Nhưng “lộc”còn là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của mùa xuân, là sức sống mãnh liệt của đất nước, là thành quả hạnh phúc.
Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
6: Trong đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng.
	Tất cả như hối hả
	Tất cả như xôn xao”
a.Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên được không? Vì sao?
b. Viết đoạn văn quy nạp từ 8 đến 10 câu văn phân tích đoạn thơ trên với câu chủ đề sau: Sáu câu thơ là những xúc cảm về mùa xuân đất nước trong chiến đấu, lao động.
Gợi ý: 
a. Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên. Từ “la xao” chỉ đơn giản là gợi âm thanh, âm thanh của thiên nhiên hoặc của con người. Còn “xôn xao” khi đặt trong khổ thơ này, không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộn nhịp lao động khẩn trương của đất nước sau thống nhất, mà còn là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa xuân thiên nhiên, trời đất tươi đẹp của con người. 
b.Viết đoạn văn: (tham khảo bài tập làm văn).
7.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng.
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Gợi ý:
-Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn là: mùa xuân, lộc, tất cả.
-Vị trí điệp ngữ: đầu câu.
-Cách điệp ngữ: cách nhau.
-Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động, chiến đấu.
8. Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 câu với chủ đề: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Gợi ý: 
- Viết đoạn văn quy nạp tức là câu chủ đề phải đưa xuống cuối đoạn văn (chú ý có từ liên kết : Quả thật, có thể nói.)
- Để làm rõ câu chủ đề trên, cần phân tích khổ thơ đầu tiên của bài thơ: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
(tham khảo phần phân tích)
- Mùa xuân thiên nhiên trong bài thơ : 
+ Dòng sông.
+ Bông hoa tím biếc.
+ Tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
+ Giọt long lanh....
+ Lộc biếc : trên cành lá nguỵ trang, trên nương mạ.
=> Tất cả đều ở trong trạng thái náo nức, xôn xao.
2. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo cách tổng hợp – phân tích - tổng hợp, nội dung trình bày những cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân xứ Huế trong đoạn thơ đầu của bài thơ. (tương tự câu 1)
9. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên.
====================
BÀI 9: VIẾNG LĂNG BÁC
A. Kiến thức cần nhớ.
1. Tác giả:
- Viễn Phương tên là Phan Thanh Viễn (còn có bút danh khác là Phương Viễn), sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước, là Tổng thư kí Hội văn nghệ giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định.
2. Tác phẩm:
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng Lăng Bác”được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).
- Đây là một rong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3. Gợi ý phân tích bài thơ:
a.Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, gồm 4 khổ, mỗi khổ 4 câu.
Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, là lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và cũng phù hợp với không khí thiêng liêng nơi lăng Bác.
Mạch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:
- Khổ 1: cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre
- Khổ 2,3: Từ cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu.
- Khổ 4: Khi sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ mong muốn lòng mình được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
b. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác.
*Khổ 1: Tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ cùng Bác.
- Hai câu thơ mở đầu bài thơ giản dị, như một lời tự sự nhưng lại mang sức nặng của cảm xúc. 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.
Bác đã vĩnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao năm mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách dùng đại từ xưng hô “con” và Bác vừa gần gũi, thân thương, vừa trân trọng, thành kính. Cách nói giảm, nói tránh : từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.
- HÌnh ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là “hàng tre”. Hàng tre vừa mang tính chất tả thực lại vừa tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc: Hàng tre “bát ngát trong sương” là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê đất nước Việt Nam – bên lăng Bác. Hàng tre “xanh xanh Việt Nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” là ẩn dụ, là biểu tượng của dân tộc VN với vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, kiên cường. 
=> Hình ảnh ẩn dụ này đã gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc. 
+ “Ôi!” là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre.
* Khổ 2, 3: Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Người.
* Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Hình ảnh “mặt trời trên lăng” trong câu thơ trên là hình ảnh thực: một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ - hình ảnh Bác Hồ. Ví Bác như mặt trời là hình ảnh đã quen (thường bắt gặp trong thơ Tố Hữu) khi Bác còn sống:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng.
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người.
Khi Bác ra đi thì chỉ có một VIễn Phương ví Bác như mặt trời, nhưng đem so sánh “mặt trời trên lăng” và “mặt trời trong lăng” là một sáng tạo mới xuất thần của nhà thơ. Cái hay của câu thơ không chỉ ở cụm từ “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, trái tim yêu nước nồng nàn của Bác mà còn ở chỗ: tác giả đặt Bác trong mối liên hệ với vũ trụ vĩnh hằng được mặt trời vũ trụ chiêm ngưỡng; mặt trời Bác luôn toả sáng trong khi mặt trời vũ trụ sẽ lặng khi đêm về. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước, đồng thời thể hiện được sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
- Sự tôn kính ấy còn được thể hiện trong hình ảnh: 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ.
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác. Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận, mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng “bẩy mươi chín mùa xuân”: hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người. Ở đây không chỉ liên tưởng sâu sắc mà còn dùng từ tinh tế, đầy tình cảm nâng niu, quý trọng. Chữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần gây cảm giác một thời gian vô tận, vĩnh viễn không bao giờ ngừng, như tấm lòng nhân dân khôn nguôi nhớ Bác.
* Khổ 3: Cảm xúc trong lăng. Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào, khổ thứ ba đã diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác.
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị, chân thực và mơ mộng:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
- Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước.
 - Nếu như trước đó Hải Như muốn được “canh giấc ngủ của Người” thì giờ đây, Viễn Phương lại để cho vầng trăng ôm ấp, toả sáng giấc ngủ của Người. Bởi có lẽ hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi giấc ngủ ban đêm bởi nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày. Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như một người bạn tri âm, tri kỉ, chả thế mà những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao.(Tố Hữu đã từng viết: Bác sống như trời đất của ta”). 
- Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. Câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào.
*. Khổ 4:.Cảm xúc khi rời lăng: (khổ 4): Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến tiếc, bịn rịn, không muốn rời xa Bác. Khổ thơ thứ tư đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. 
- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình thương sâu lắng. Nỗi thương xót trào rơi nước mắt – không phải “rưng rưng”, “rơm rớm”,mà là “trào” - một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
- Tình thương xót như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn: + Muốn làm chim hót => âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành
+ Muốn làm đoá hoa => toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ
+ Muốn làm cây trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.
- Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và gián tiếp => tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả. Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác. Mọi ước muốn đều quy tụ vào một điểm là mong được gần Bác mãi mãi, hẳn là muồn làm vui, làm khuây, làm vợi nỗi vắng vẻ trong lăng của con người đã suốt đời hi sinh cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc, một con người lúc sinh thời đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu. Sự lặp lại nh

File đính kèm:

  • docon_thi_c3_20150725_033731.doc
Giáo án liên quan