Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn xuôi lãng mạn trước 1945

b. Chữ người tử từ - Nguyễn Tuân

* Nội dung:

- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục . Đặc biệt là vẻ đẹp khí phách, tài hoa, “thiên lương’ của Huấn Cao.

=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp

=> Qua hai hình tượng này, tác giả đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời

- Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện : Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác,

=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người

* Nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn xuôi lãng mạn trước 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N TRƯỚC 1945 ( 2 TIẾT)
A. MỤC TIÊU ÔN
Giúp HS ôn tập 
1. Kiến thức
- Đặc điểm văn xuôi lãng mạn trước 1945 
- Nắm được các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng nghi luận văn xuôi
3. Giáo dục
Giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
SGK, Tài liệu HD ôn tập, vở ghi, vở đề cương
C. PHƯƠNG PHÁP ÔN
- Gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
D. TIẾN TRÌNH ÔN
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đề cương ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt thi tốt nghiệp
Nội dung cần đạt thi đại học
Tiết 1
Gv tổ chức cho HS ôn tập về 
- Đặc điểm văn xuôi lãng mạn trước 1945 
- Nắm được các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu
I. Kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm văn xuôi lãng mạn trước 1945 
* Ðổi mới rõ rệt theo khuynh hướng hiện đại hóa.
- Phá bỏ hệ thống ước lệ của văn học cổ điển. Khuynh hướng hiện đại hóa đã chi phối việc chọn lựa đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng, cốt truyện, thi pháp, việc sử dụng các hình thức tu từ, mỹ từ và ngôn ngữ văn học nói chung.
- Văn học được lái dần đúng hướng trên tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng...
- Văn xuôi và tiểu thuyết được nâng lên địa vị quan trọng nhất trong đời sống văn học và thật sự phát triển mạnh làm thay đổi diện mạo văn học.
- Xuất hiện công chúng rộng rãi đông đảo. Công chúng  có nhu cầu thẩm mỹ mới là một điều kiện thúc đẩy văn học phát triển.
- Sự phát triển phong phú về thể loại: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Bút kí, Phóng sự, Kịch
- Nhiều xu hướng, trào lưu văn học phát triển mạnh. Tình hình đó đưa đến sự phát triển của ngành phê bình, lí luận và nghiên cứu.
* Hình thành và phát triển với hai bộ phận phân biệt rõ rệt về ý thức hệ: văn học tư sản, tiểu tư sản và văn học vô sản.
- Văn học cách mạng vô sản: tinh thần vững chắc và đoàn kết của tinh thần vô sản, của tính đảng cộng sản.
- Ðặc điểm bao quát của văn học lãng mạn là tính chất phức tạp của nó.
- Văn học hiện thực phê phán và tiếng nói của tầng lớp tiểu tư sản nghèo, các nhà văn hiện thực có điều kiện gần gũi với đời sống nhân dân.
Lập bảng thống kê những tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã học
2. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Tác giả
Tác phẩm
Thạch Lam
Hai đứa trẻ
Nguyễn Tuân 
Chữ người tử tù
HS tóm tắt tác phẩm
Cảm nhận chung về nhân vật.
Nhắc lại thành công về nghệ thuật của tác phẩm?
HS tóm tắt tác phẩm.
Nhắc lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
3. Nội dung và nghệ thuật
a. Hai đứa trẻ - Thạch Lam
* Nội dung:
Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, cùng lúc người đọc có thể lắng nghe được nhiều tiếng nói khác nhau, hòa phối trong nhau và có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa khi nhìn từ nhiều góc độ :
- Lời gợi nhắc về tình cảm đối với nguồn cội, quê hương với những mẩu kí ức đẹp mà buồn – Hai đứa trẻ như một bài thơ êm dịu về quê hương trong kí ức tuổi thơ.
- Lời cảnh tĩnh của nhà văn đối với những kiếp sống quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn. (Liên hệ: Tỏa nhị Kiều, Đời thừa, Sống mòn )
- Niềm trân trọng đối với những mong ước nhỏ nhoi, khiêm nhường của những con người nhỏ bé, bất hạnh bị bỏ quên nơi”ga xép” của những chuyến tàu thời gian.
Tuy vậy , cảm hứng bao trùm, chủ đạo của tác phẩm vẫn là niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những kiếp người nhỏ nhoi nơi phố  huyện nghèo, bình lặng, tối tăm và những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ.
=> Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết và tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người.
* Nghệ thuật:
 - Một câu chuyện dung dị, đời thường, không tô vẽ và một lối kể chuyện tâm tình thủ thỉ với chính mình đã tạo nên thành công cho tác phẩm.
- Miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật  tinh tế sâu sắc
-Vận dụng những thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản; nghệ thuật lấy động tả tĩnh,dùng ánh sáng dể tả bóng tối.
- Câu văn nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu chất thơ và thấm đượm cảm xúc.
-  Lời văn tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng nên bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng, như dệt bằng cảm giác. Ngôn ngữ giàu sức gợi.
b. Chữ người tử từ - Nguyễn Tuân
* Nội dung:
- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục . Đặc biệt là vẻ đẹp khí phách, tài hoa, “thiên lương’ của Huấn Cao.
=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp
=> Qua hai hình tượng này, tác giả đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
- Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện : Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác,
=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người
* Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống.
 Trong tác phẩm, tác giả đã gửi điểm nhìn vào đôi mắt của Liên và An, đặc biệt là nhân vật Liên để khắc họa bức tranh thiên nhiên và những con người nơi phố huyện. Qua những cảm nhận của Liên về bức tranh chiều tối ta nhận thấy đây là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm và rất tinh tế.
 Tác giả đã dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh kết hợp với các từ láy để nhấn mạnh âm thanh của cuộc sống con người đang tắt dần để nhường chỗ cho bản nhạc đồng quê. Ngoài âm thanh, còn có mùi vị đó là mùi âm ẩm bốc lên của rác rưởi, mùi cát bụi, mùi riêng của đất của quê hương này. Tất cả những điều này đã gieo vào tâm hồn Liên cái buồn của buổi chiều quê, thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. Chính sự giao hòa giữa tâm hồn Liên với thiên nhiên đã giúp nhà văn vẽ nên một bức tranh đồng quê quen thuộc, gần gũi, bình dị, nghèo nàn mà vẫn thấm đượm hồn quê.
 Qua hình tượng Huấn Cao -  một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.
  Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh phần ác quỷ, mỗi người còn có phần thiên lương, phần thiên thần. Có khi cái đẹp tồn tại trong môi trường của cái ác, cái xấu nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại nó càng mạnh mẽ và bền bỉ giống như hoa sen mọc trên đầm lầy.
Tiết 2
Gv cung cấp một số dạng đề cơ bản và nâng cao để HS thực hành và tham khảo
II. Rèn luyện kĩ năng
Đề 1: Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ýnghĩa?
Đề 2: Trong  tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả đếnnhững loại ánh sáng nào? Ý nghĩa?
Đề 3: Trong tác phẩm “Hai đứatrẻ”, Thạch Lam viết: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi mộtcái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” “Chừng người ấy”là ai? Họ đang trông đợi điều gì? Ý nghĩa?
Đề 4: Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên? Ý nghĩa?
Đề 5:Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”? Ý nghĩa tình huống truyện trên?
Đề 6: Tại sao nói cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tửtù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Đề 7: Thái độ của Huấn Cao như thế nào khi thầy thơ lại thong báo việc ngày mai vào kinh chịu án tử hình? Thái độ ấy cho thấy Huấn Cao là người như thế nào?
Đề 8: So sánh nghệ thuật ánh sáng và bóng tối qua cả hai truyện ngắn: Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù.
GV tổ chức cho HS rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi.
Chia nhóm có sự phân hóa HS
HS thực hiện theo các bước:
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết một đoạn văn triển khai luận điểm. Hs thực hành theo nhóm bàn với mỗi bàn 1 đề.
- Gv theo dõi, gợi ý
- Hs trình bày kết quả
- Gv bổ sung, sửa chữa và chốt lại. Minh họa các đề tiêu biểu với dàn ý cụ thể.
Gợi ý những nội dung cần đạt để xét Đại học
Gợi ý
Đề 1: 
a.   Hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì cuộc sống mà hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ,lãm lũ,tù đọng,đơn điệu,tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy,từ chập tối cho đến nửa đêm,lúc nào Liên cũng chị thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí,bác Siêu,bác Xẩm). Chừng ấy người ngồi trong bóng tối dưới những thứ đèn leo lắt đang chờ đợi một cái gì đó tươi sang hơn sự sống nghèo khổ hang ngày củahọ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát.
b.    Ý nghĩa: Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với“các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Đề 2: 
a.    Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.”
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là loại ánh sáng rực rỡ nhất,được mọi người trông đợi nhất.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lạinhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.Đó là ánh sáng biểutrưng cho cuộc sống thực tại,mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồnchán của chị em Liên,..; cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờtrongcái đêm tối mênh mông của XH cũ.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Đề 3:
a. “Chừng người ấy” là: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm
b.  Họ đang trông đợi: chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không khí ồn ào,náo nhiệt cùng các toa đèn sáng.
c.  Ý nghĩa:
-   Ánh sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên và của người dân nghèo nơi phố huyện.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.Đó là niềm khao khát được vượt ra khỏi sự tù túng,ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác tốt hơn.
-  Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của các nhân vật.Dù cuộc sống quẩn quanh,đơn điệu,bế tắc nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai tươi sáng.
Đề 4:
a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên là hình ảnh chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa:
-   Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lý.
-   Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại:mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồn chán nản của chị em Liên;cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờtrong cái đêm tối mênh mông của XH cũ.
-   Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người,đặc biệt là số phận những người nông dân trước năm 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy và sức sống của nhân vật.
Đề 5: 
a. Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu,éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.Xét về phương diện XH,họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục nằm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương diện nghệ thuật,họ là những người có tâm hồn đồng điệu vì họ cùng yêu quý cái đẹp.Lúc đầu Huấn Cao khinh bạc nhưng sau khi hiểu ra “tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục.
b. Ý nghĩa tình huống truyện:
-   Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ,thái độ,hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục,thơ lại khúm núm,run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài,cái dũng,cái thiên lương.
-  Góp phần khắc họa tích cách của các nhân vật,tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
Đề 6:
 Nói cảnh cho chữtrong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có là vì:
-  Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngụctù bẩn thỉu,tường đầy mạng nhện,đất bừa bãi phân chuột,phân gián; cảnh diễn ravào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm).
-  Người cho chữ trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”; ngày mai lại phải vào kinh chịu án tử hình.
-  Vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng,ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ,chịu ơn tử tù). Ngục tù sụp đổ,cái đẹp của nghệ thuật thư pháp và tài hoa,thiên lương thăng hoa.Ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp lên ngôi chiến thắng cái thấp hèn.
Đề 7:
a. Thái độ của Huấn Cao khi thầy thơ lại thong báo việc ngày mai vào kinh chịu án tử hình: thầy thơ lại nói cho Huấn Cao về ý nguyện của quản ngục và ngập ngừng thong báo ngày mai Huấn Cao sẽ vào kinh chịu án tử hình.Huấn Cao lặng nghĩ,mỉm cười “suýt nữa ta đã phụ mất một tấm long trong thiên hạ.”
b. Thái độ ấy của Huấn Cao đã nói lên:
- Thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất củaông,tuy sa cơ thất thế nhưng vẫn lồng lộng uy nghi giữa chốn lao tù.
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn,nhân cách Huấn Cao,biếtcảm tấm long “biệt nhỡn liên tài”, có tâm hồn đồng điệu với những người biếtyêu biết quý trọng cái đẹp.
Đề 8:
So sánh nghệ thuật ánh sáng và bóng tối qua cả hai truyện ngắn: Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù.
* Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối. Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút... Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu". Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.
* Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.
Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải. Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống - "một vùng sáng rực và lấp lánh".
Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay" của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.
4. Củng cố
- HS cần nắm được dặc điểm văn xuôi cách mạng 1945 – 1975, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu.
- Cần có kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
5. Dặn dò
- HS thực hiện ở nhà các đề sau dưới dạng viế

File đính kèm:

  • docCD_On_THPT_Quoc_Gia_Van_Xuoi_LM_truoc_1945.doc