Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Cuộc đời Chí Phèo có thể chia làm mấy giai đoạn?

- Vì sao Chí Phèo được coi là nhân vật điển hình?

 * Nhân vật Chí Phèo

- Có thể chia cuộc đời Chí thành ba giai đoạn. Đây cũng là 3 tình huống truyện, 3 bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo

+ Giai đoạn thứ nhất: Từ khi Chí Phèo ra đời đến lúc bị đẩy vào tù – Bi kịch bị tha hóa

+ Giai đoạn hai: Từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở - Quá trình thức tỉnh

+ Giai đoạn ba: Từ khi bị thị Nở khước từ tới khi Chí đâm chết bá Kiến và tự sát – Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

- Chí Phèo là nhân vật điển hình

+ Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình - tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị tha hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. * Nghệ thuật

- Xây dựng thành công nhân vật tư tưởng

- Miêu tả phân tích tâm lí nhân vật đạt đến bậc thầy

- Cách dẫn truyện linh hoạt, phóng túng mà vẫn nhất quán

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, cái quen thuộc có tính phổ biến, của cuộc sống.
b. Nó có tham vọng đi tìm chân lí, bản chất và qui luật nằm ở bề sâu các hiện tượng. Nó phân tích lí giải để soi sáng những chân lí ấy.
 Công cụ nhận thức khám phá chân lí đời sống của nó là những tính cách điển hình, có tính khái quát tổng hợp rất cao, nhưng rất chân thực và sinh động, có cá tính riêng độc đáo nhưng lại như đầy rẫy trong xã hội. Qua đó ta hiểu được bản chất của con người và xã hội.
c. Qua nghệ thuật điển hình hoá, nó phát hiện ra mối quan hệ giữa có tính qui luật gữa hoàn cảnh và tâm lí, tính cách con người.
d. Khuynh hướng tư tưởng là đấu tranh cho nền dân chủ và cho chủ nghĩa nhân đạo. Cảm hứng chủ yếu là thể hiện sinh động sâu sắc cuộc sống cơ cực đến thê thảm của người dân lao động trước cách mạng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và nông dân, đồng thời khẳng định vẻ đẹp trong nhân cách, trong tâm hồn cao quí của họ; qua đó bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc, sự trân trọng ca ngợi đồng tình cao độ.
Khắc hoạ bộ mặt tàn bạo, đê tiện , bỉ ổi của bọn thực dân phong kiến đặc biệt là tầng lớp địa chủ cường hào gian ác, chúng đã dùng mọi thủ đoạn bóc lột tàn ác dể đày đoạ người lao động, đưa họ đến những bi kịch đau thương; qua đó các nhà văn thể hiện thái độ lên án tố cáo gay gắt mãnh liệt.
e. Nhược điểm: 
 Chỉ phát hiện chứ không giải quyết, thấy con người bất lực trước hoàn cảnh chứ không thấy khả năng cải tạo hoàn cảnh của họ. Nhân vật thường là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh, là những con người nhỏ bé, nạn nhân bất lực không có lối thoát, thường kết thúc bi quan. Vì quá thiên về tả thực nên nhiều khi tự nhiên chủ nghĩa, coi thường người lao động. Phải đến văn học cách mạng thì tồn tại trên mới được khắc phục.
Liệt kê các tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán trong chương trình ngữ văn lớp 11?
HS: suy nghĩ trả lời
Nêu một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
HS: suy nghĩ trả lời
 - Nêu một số quan niệm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong tác phẩm ?
HS: suy nghĩ trả lời
II. Tác giả và tác phẩm tiêu biểu
Nam Cao-Chí Phèo
Vũ Trọng Phụng – Số đỏ
1. Nam Cao 
a. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
- Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người (đời sống bên trong).
- Có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật (Chí Phèo).
- Thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Kết cấu truyện theo mạch tâm lý linh hoạt.
- Đề tài quen thuộc thường xảy ra hàng ngày nhưng thông qua đó là những vấn đề XH có ý nghĩa sâu sắc.
- Giọng điệu: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.
b. Một số quan niệm nghệ thuật của Nam Cao qua tác phẩm: 
- “Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”.(Trăng sáng)
- “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa)
- “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa)
 Tác phẩm văn chương đích thưc “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”. (Đời thừa)
*Nhận định về văn của Nam Cao:
- “Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nổi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”(?)
- “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”( Hà Minh Đức)
-“Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài  năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”(Hà Minh Đức)
- “Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người” (Nguyễn Minh Châu)
-“Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao”( Nhà văn Lê Định Kỵ)
- Nêu một vài đặc điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng?
- HS suy nghĩ, trả lời
2. Vũ Trọng Phụng
 Phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng
- Vũ Trọng Phụng là nhà văn bậc thầy của nghệ thuật trào phúng. Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trào phúng như một đặc điểm nổi bật, là một sở trường, là yếu tố tạo nên sức mạnh nghệ thuật. Yếu tố trào phúng được biểu hiện ở nhân vật trào phúng, tình huống trào phúng, giọng điệu trào phúng, ngôn ngữ trào phúng,.
- Nhân vật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng là những nhân vật điển hình, được xây dựng tuân theo nghệ thuật của sáng tác trào phúng: hầu như không chú ý miêu tả nội tâm, thường tô đậm chất hài của ngoại hình nhân vật ( Ví dụ qua những nhân vật điển hình bất hủ..)- - - Ngôn ngữ nghệ thuật thấm đẫm cá tính sáng tạo: phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, thực sự sắc sảo. 
- Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có những tên gọi gì? Nhận xét về các tên gọi đó?
- HS: suy nghĩ, trả lời
III. Nội dung và nghệ thuật
1.Tác phẩm Chí Phèo
a. Nội dung
* Nhan đề
- Cái lò gạch cũ ( nhan đề ban đầu do Nam Cao đặt): Nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời . Cách gọi này dựa trên hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra ở đầu và cuối tác phẩm; có ý nghĩa nhấn mạnh qui luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên, nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận người nông dân
-Đôi lứa xứng đôi (do nhà xuất bản đổi tên khi phát hành): Nhan đề này dựa trên mối tình Chí Phèo – Thị Nở, là một khơi dậy sự tò mò của người đọc. Tuy nhiên, nhan đề này vẫn chưa thể khái quát được ý nghĩa của tác phẩm, thể hiện cái nhìn sai lệch, hời hợt về ý nghĩa tác phẩm
- Chí Phèo (sự thay đổi cuối cùng của tác giả): Dùng tên nhân vật chính làm nhan đề của tác phẩm là điều không mới; nhưng lại rất phù hợp với Chí Phèo, giúp thể hướng sự chú ý của độc giả vào một hình tượng nhân vật điển hình. Như vậy, đây là nhan đề cụ thể nhưng có tầm khái quát lớn
3. Kiến thức cần nhớ về Tác phẩm Đời thừa
* Cốt truyện: Hộ là một văn sĩ nghèo mang trong mình nhiều hoài bão ước mơ. Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng khốn khổ. Tạm gác ước mơ hoài bão để nuôi gia đình, nhưng rồi nỗi lo cơm áo và những dằn vặt lương tâm của một nhà văn đã biến anh thành một người đàn ông vũ phu. Anh uống say rồi hành hạ, đánh đập vợ con, rồi lại ân hận. Hộ rơi vào cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát.
- Tóm tắt lại truyện ngắn Chí Phèo?
- HS tóm tắt truyện
* Cốt truyện
- Câu chuyện kể về cuộc đời Chí Phèo. Hắn nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.
- Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho nhà người này đến đi ở cho nhà khác. Đến năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà bá Kiến. Bị bá Kiến ghen và hảm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến.
- Một đêm trăng, Chí Phèo say khướt thì gặp thị Nở. Được sự chăm sóc tận tình của thị Nở, Chí Phèo khao khát muốn làm người lương thiện. Bị bà cô thị Nở ngăn cản, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng, uất ức. Chí đến nhà bá Kiến đòi quyền làm người. Chí Phèo đâm chết bá Kiến rồi tự sát.
* Nội dung : Đời thừa thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo. Hộ đồng thời rơi vào hai tấn bi kịch : bi kịch của người nghệ sĩ phải đang tâm chà đạp lên nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật chân chính, bi kịch của người cha người chồng phải chà đạp lên nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra.
Qua bi kịch của nhà văn Hộ, Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân văn đẹp đẽ: tố cáo hiện thực, lên án sự tha hoá, cảm thông với những con người bất hạnh và khẳng định những quan điểm nghệ thuật chân chính.
- Cuộc đời Chí Phèo có thể chia làm mấy giai đoạn?
- Vì sao Chí Phèo được coi là nhân vật điển hình?
* Nhân vật Chí Phèo
- Có thể chia cuộc đời Chí thành ba giai đoạn. Đây cũng là 3 tình huống truyện, 3 bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo
+ Giai đoạn thứ nhất: Từ khi Chí Phèo ra đời đến lúc bị đẩy vào tù – Bi kịch bị tha hóa
+ Giai đoạn hai: Từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở - Quá trình thức tỉnh
+ Giai đoạn ba: Từ khi bị thị Nở khước từ tới khi Chí đâm chết bá Kiến và tự sát – Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Chí Phèo là nhân vật điển hình
+ Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình - tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị tha hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. 
* Nghệ thuật
- Xây dựng thành công nhân vật tư tưởng
- Miêu tả phân tích tâm lí nhân vật đạt đến bậc thầy
- Cách dẫn truyện linh hoạt, phóng túng mà vẫn nhất quán
- Viết về hiện tượng người nông dân bị lưu manh hóa, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đạt những giá trị nào?
* Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực
+ Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
+ Phản ánh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương
- Giá trị nhân đạo
+ Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục
+ Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng họ bị biến thành quỷ dữ
+ Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
Nêu một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Chí Phèo?
* Nghệ thuật
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, logic
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên: Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
- Trình bày hiểu biết của em về tiểu thuyết Số đỏ? (về hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật)
2. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
(Trích tiểu thuyết Số đỏ)
a. Một số kiến thức cần nhớ về tiểu thuyết Số đỏ
*Hòan cảnh sáng tác : Tác phẩm được ra đời vào năm 1936, năm đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh dân chủ sôi nổi.Chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân tạm thời được bãi bỏ.Bối cảnh ấy đã tạo điều kiện cho các nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất thối nát , giả dối, bịp bợm của các phong trào Âu hóa, Thể thao, Vui vẻ trẻ trungđược bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng đã từng lên cơn sốt vào những năm 30 của thế kỷ XX.
* Cốt truyện : 
 Xuân là một đứa trẻ mồ côi lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề :trèo me, hái sấu, nhặt banh , quảng cáo, bán thuốc lậu. Nhờ số đỏ, tình cờ Xuân lọt vào mắt xanh của bà Phó Đoan- một mụ me Tây dâm đãng.Từ đó Xuân từng bước nhập cuộc vào thế giới thượng lưu của cái gia đình đại tư sản thối nát của cụ cố Hồng với một đám con cháu như :Vợ chồng ông Văn Minh, Vợ chồng cô Hoàng Hôn, Cô Tuyết, cậu Tú Tân và các nhân vật của thế giới Âu hóa như : Tuyt PN, Sư tăng Phú Thế rồi, Xuân đã dần trở thành danh y và anh hùng cưu quốc, làm cho cả xã hội phải kính nể.
* Gía trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: 
 - Về nội dung :
 + Tác phẩm là một bức tranh hiện thực về XH nửa Thực dân, nửa phong kiến đang chạy theo lối sống Văn minh Âu hóa.
 + Từ đó, nhà văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng , đồi bại đương thời.
 - Về nghệ thuật : Tác phẩm thể hiện nghệ thuật trào phúng hết sức đặc sắc của Vũ Trong Phụng : mỗi chương là một màn hài kịch ; mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa xuất sắc ( Xuân , bà phó Đoan, Cụ Cố Hồng, Sư tăng Phú, Phán mọc sừng) 
- Nhắc lại một số kiến thức cần nhớ về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
b. Kiến thức cần nhớ về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
* Vị trí và nội dung : Đọan trích thuộc phần đầu của chương 15 trong tác phẩm.Nội dung đọan trích kể lại cảnh cụ Tổ ( cha, ông ) trong gia đình cố Hồng qua đời và sự vui mừng , hạnh phúc của cả đám con cháu trước cái chết của cụ.
* Ý nghĩa nhan đề
+ “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”.Thật là oái oăm, ngược đời.Bởi lẽ, “hạnh phúc” là niềm vui của con người khi đạt đến một ước nguyện nào đó trong cuộc sống; còn “tang gia” là lúc mọi người buồn đau, khôn xiết khi người thân của mình ra đi vào cõi vĩnh hằng .Như vậy, một đằng là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc; một đằng là biểu tương cho sinh ly, tử biệt không thể bù đắp à lại song hành , gắn kết với nhau, tạo nên sự bi hài, đáng cười, đáng suy gẫm.
=> Nhan đề đọan trích dự báo một màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lý, nhiều pha cười ra nước mắt.Từ đó, hai trục của mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia được triển khai suốt chương truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của đọan trích. 
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng
- GV phân nhóm
- HS hoạt động nhóm
B. Rèn luyện kĩ năng
Nhóm 1: Trình bày khái quát giá trị hiện thực của truyện ngắn Chí Phèo
- HS hợp tác nhóm, trình bày
1. Đề 1: Giá trị hiện thực của truyện ngắn Chí Phèo
Gợi ý:
- Chí Phèo phản ánh xã hội cũ  với hai đối tượng : giai cấp thống trị ( điển hình là Bá Kiến ) và cuộc sống cuả người nông dân ( điển hình là Chí Phèo ) và cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giưã người nông dân và gc thống trị . Nam Cao tố cáo tội ác cuả gc thống trị và lên tiếng kêu cứu cho người nông dân
- Tố cáo tội ác giai cấp thống trị
Bá Kiến ,  một tên gian hùng : Bốn đời làm tổng lý , già đời đục khoét với rất nhiều thủ đoạn Thâm hiểm. BK dung sự tàn bạo để thống trị và bóc lột.Đẩy người lương thiện vào con đường tội ác , để rồi biến họ thành công cụ tội ác cho hắn , hắn bao che tội ác cho chúng  : Sẵn sàng cho đi tù , dung bọn đầu bò để tác oai tác quái “Khi cần chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình .. nó lưà đốt nhà hay cho mấy nhát dao . quăng chai rượu lậu , gây sự rồi kêu làng . Có chúng sinh sự thì mới có dịp mà ăn.( 28 ) ..kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét .Thầy điạ lý bảo đất làng này vào cái thế quần ngư tranh thực .. mồi thì ngon đấy nhưng năm bè bảy mối..
BK đặc biệt gây tội ác với Năm Thọ , Binh Chức và Chí Phèo : làm tha hoá người lương thiện , biến người nông dân lương thiện thành công cụ tội ác cuả  BK .
- Phơi bày tình cảnh bi thảm cuả người nông dân: ( Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo )
Chí Phèo vô cớ bị BK cho đi tù. Về làng không thể sống nổi : “ Đi ở tù còn có cơm mà ăn , bây giờ về làng nước , một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn . Bẩm cụ , con lại đến kêu cụ , cụ lại cho con đi ở tù” . Nhà tù TD , cùng với tình cảnh khốn cùng , dưới thủ đoạn hiểm độc cuả BK , Chí bị đẩy vào con đường lưu manh. Chí bị tha hoá , bị huỷ hoại cả nhân hình , nhân tính , bị tước đoạt quyền làm người lương thiện để rồi chết quằn quại trên vũng máu , chết trong bi kịch , chết tuyệt vọng.
- Phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giưã người nông dân và GC thống trị
 Nam cao tập trung miêu tả cuộc đấu tranh cuả người nông dân với gc thống trị .Ở tù ra Chí tìm đến nhà BK để “ liều chết với bố con nhà “ BK . kết thúc tác phẩm , Chí giết được kẻ thù , nhưng bế tắc phải tự sát .Nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục : “ tre già măng mọc “ BK chết có Lý Cường thay  , Chí Phèo chết , một Chí Phèo con lại ra đời .Người nông dân lương thiện lại tiếp tục kiếp tá điền , sẵn sang bị cho đi ở tù . Rồi như một quy luật   ” mười thằng đã đi ra thì chin thằng trở về với cái vẻ hung đồ.. . Họ không thoát được tay những thằng “ khôn róc đời” như Bá Kiến , để rồi trở thành công cụ tội ác . Có muốn làm người lương thiện cũng không được.
Đề nâng cao: Chí Phèo và Vợ Nhặt  đều viết về tình cảnh người nông dân trước CM tháng 8 / 1945.
      Anh chị hãy chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện . Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy . Nêu ý nghĩa của mỗi cách kết thúc.
Gợi ý:
- Cách kết thúc:
+ Nam cao kết thúc  Chí Phèo  là cảnh người ta bàn tán về cái chết cuả Chí Phèo và BK,  Thị Nở nhìn xuống bụng.Thị thấy thấp thoáng cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người qua lại
+ Kim Lân kết thúc bằng chi tiết : trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật . Hình ảnh này trái ngược với cảnh lo âu và chết đói trong truyện
- Giải thích :
Do hoàn cảnh sáng tác và phương pháp sáng tác :
+ Chí Phèo được viết (1940, in 1941) trước 1945, tình cảnh xã hội VN đang bị TDPK thống trị , cuộc sống nhân dân lao động tăm tối . Phương pháp sáng tác cuả Chí Phèo là PP Hiện Thực Phê Phán , nhà văn miêu tả bề trái hiện thực nhằm mục đích phê phán xã hội
+ Vợ Nhặt được viết sau 1945, khi nhân dân lao động đã được giải phóng. PP sáng tác là PP Hiện Thực XHCN , nhà văn miêu tả hiện thực CM kết hợp với lãng mạn CM, chỉ ra hướng đi lên cuả xh.
- Ý nghĩa mỗi cách kết thúc 
+ Chí Phèo kết thúc tạo nên kết cấu vòng tròn , thể hiện sự bế tắc cuả số phận người  nông dân , đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tồn tại trong xh cũ .
+ Vợ Nhặt mở ra hướng giải thoát số phận các nhân vật . Chỉ ra con đường  sống cuả nhân dân lao động là đi theo CM
Nhóm 2: Trình bày khái quát biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo
- HS hợp tác nhóm, trình bày
2. Đề 2: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo
Gợi ý
- Chia sẻ , cảm thông sâu sắc nỗi thống khổ cuả  người nông dân  
 Nam Cao chia sẻ nỗi nhục nhã khi Chí bị bà ba kêu lên bóp chân , miêu tả tận cùng nỗi đau đớn trong thẳm sâu tâm hồn khi Chí ngồi ôm mặt khóc rưng rức , thương thân , tuyệt vọng , chia sẻ cái khát vọng cháy bỏng muốn làm người lương thiện .., nỗi niềm sâu xa cuả Thị Nở khi ăn nằm với Chí và nỗi uất nghẹn  khi phải cự tuyệt tình yêu với Chí .
Điều sâu sắc là NC phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện cuả Chí và khát vọng muốn làm người lương thiện cuả Chi ngay cả khi Chí đã bị tha hoá mất cả nhân hình và nhân tính
- Nam Cao lên tiếng đòi quyền sống cho người lương thiện,
 NC để cho các nhân vật phản kháng tự phát , họ không còn cách nào khác , họ phải liều mạng Nhưng thực ra , họ lại tiếp tục bị gc thống trị tha hoá : Năm Thọ , Binh Chức , Chí Phèo .
 Nhưng NC cũng chỉ ra rằng muốn cứu những con người lương thiện ấy thì phải thay đổi cái xã hội tàn ác ấy. Bởi vì trong cái xã hội ấy “ bằng ấy cánh du lại với nhau để bóc lột con em “ còn  “ bọn dân  hiền lành chỉ  è cổ ra làm nuôi bọn lý hào ..” 
Thái độ cuả NC là tiến bộ khi đứng về những kiếp lầm than mà lên tiếng, tuy vậy NC vẫn bế tắc trong giải pháp. NC chưa vươn tới chủ nghiã  nhân đạo CM
Nhóm 3: Khái quát những chân dung trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia 
- HS hợp tác nhóm, trình bày
3. Đề 3: Chân dung trào phúng của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Gợi ý:
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công những chân dung điển hình để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong gia đình trưởng giả, vạch trần những cặn bã, những quái thai của xã hội dở tây dở ta buổi ấy.
- Cụ Cố hồng: hút liền một mạch 60 điếu thuốc phiện, hả hê lim dim đôi mắt. Bữa nay cha chết, cụ vui vẻ lắm, cụ nằm hút thuốc mà liên miệng nói câu: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Trong cái dư vị của thuốc phiện, cụ “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng” đến cái giờ phút hạnh phúc, hạnh phúc nhất: mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho vừa khạc vừa khóc mếuđể cho thiên hạ phải trầm trồ “một cái đám ma như thế, mọt cái gậy như thế”, rồi ngạc nhiên chỉ trỏ “Ui kìa, con giai nhớn đã già thế kia kìa”. Con giai đã báo hiếu với cha như vậy! Đó là một nét biếm hoạ thần tình. Tâm hồn sa đoạ, đạo lý suy đồi đến cùng cực từ cha đ

File đính kèm:

  • docCD_VHHT_truoc_CM.doc
Giáo án liên quan