Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Kỹ năng Đọc - hiểu

Phong cách ngôn ngữ hành chính:

- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.

- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.

VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):

- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Kỹ năng Đọc - hiểu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh: “Chỉ ra cái cốt tuỷ của toàn bài, hoặc ở đầu bài, hoặc ở giữa bài, hoặc ở cuối bài”. Không ít tác giả nhận thấy: “đầu đề phải nổi lên trên bề mặt văn bản, không có nó không thể xây dựng được mô hình văn bản”. Quan điểm này, đúng với một số trường hợp. Nhà văn Đỗ Chu kể: “Bắt tay vào viết truyện ngắn, có truyện ban đầu đến với tôi bằng một cái tên. Hương cỏ mật, Mùa cá bột, tôi nghĩ ra những cái tên ấy trước, thấy hay hay, rồi liên tưởng ra nhân vật và cốt truyện”. Như vậy, nhan đề tương ứng với ý tưởng và dự đồ sáng tác, nó loé sáng bất chợt và trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩy nhà văn kiếm tìm, suy ngẫm liên tưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức thế giới nghệ thuật. Nhan đề là cái ý tưởng, ý tứ ban đầu thôi thúc nhà văn cầm bút. Lưu Hi Tải tổng kết: Nếu hình thành ý tứ trước khi viết, tác giả sẽ viết nhàn nhã. Nếu cầm bút viết, rồi ý mới nảy sinh, thì chân tay lúng túng” (Nghệ khái văn khái).
Không ít tác phẩm thay đổi tên gọi nhiều lần, do tác giả chưa ưng ý. Cái tác giả cảm thấy chưa thích hợp, theo tôi chính là vì nhan đề chưa trở thành một tín hiệu nghệ thuật nào đó. Chẳng hạn, trong cuộc sống lắm khi vì khó khăn, bị dồn đuổi đến bước đường cùng muốn bám lấy sự sống, nên không tránh khỏi xảy ra chuyện tham lam ăn cắp. oái oăm hơn có kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, làm lẫn lộn hư thực. Nghĩ về thực tế trên, nhà văn Bùi Hiển tâm sự về một trường hợp viết truyện ngắn của mình: “Tên truyện cũ Thằng ăn trộm in ở tuần báo Văn nghệ (do Đời nay ấn hành) tháng 10-1940 không nói được điều đó. Tôi thấy tiếc cho chủ đề và đổi thành Kẻ hô hoán”.
Tác phẩm văn học dân gian thường không có nhan đề, đó là tài sản chung của cộng đồng, phản sánh kiểu tư duy tập thể. Nhan đề, với tư cách yếu tố cận văn bản, xuất hiện hầu hết ở các tác phẩm văn học viết. Việc đặt nhan đề hay không đặt nhan đề liên hệ mật thiết với ý thức sáng tạo cá nhân, với ý thức sở hữu văn bản
II. Tiếng Việt
1.Văn bản: 
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được tạo lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn tạo thành một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức và hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định.
2. Đoạn văn và cách triển khai
- Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Nội dung đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Nội dung và hình thức đoạn văn
 Nội dung: Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn có thể một câu văn hoặc do một số câu tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản.
 Hình thức: Chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào khoảng một ô (1cm) tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.
-Cách triển khai
Diễn dịch : Diễn dịch là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể, chi tiết. Đoạn diễn dịch là câu chốt (câu chủ đề) đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh họa cho câu chốt.
Quy nạp : Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung, khái quát. Trong đoạn quy nạp các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chốt (câu chủ đề) đứng cuối đoạn.
Song hành : Đoạn Song hành là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn Song hành không có câu chủ đề.
Tổng - phân - hợp : Tổng - phân - hợp là đoạn văn mà câu đầu nêu ý khái quát. Các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể, chi tiết. Câu cuối đoạn văn tổng hợp lại các ý khái quát.
* Một số cách triển khai đoạn văn khác: móc xích, tam đoạn luận,...
3. Các phép liên kết
 Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.
 - Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
- Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
+ Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
- Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
+  kết từ,
+ kết ngữ,
+  trợ từ, phụ từ, tính từ,
+  quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
- Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
- Tương phản -Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
+  Từ trái nghĩa
+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
+ Từ ngữ dùng ước lệ
- Phép tỉnh lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác.
4. Phong cách chức năng
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm.đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng: 
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
 Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lô gíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm: 
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. 
 Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. 
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập khoa luật” )
Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí: 
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
5. Biện pháp tu từ
So sánh: Là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. 
Ví dụ:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
Ẩn dụ: Là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng. 
Ví dụ:
Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây.
(Ca dao)
Nhân hoá : Là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng không phải là người. 
Ví dụ:
Những chị luá phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Ðàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông.
(Trần Ðăng Khoa) 
Hoán dụ: Là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng. 
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Khoa trương: Là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ... của đối tượng được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ:
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.
(Ca dao)
-Nói giảm- nói tránh; Nói giảm: Là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm. Nói giảm không có phương tiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các hình thức ẩn dụ hay hoán dụ tu từ. Biện pháp tu từ này thường được dùng để nói về cái chết.
Ví dụ:
Áo bào thay chiếu anh về đất
(Tây Tiến - Quang Dũng)
-Điệp từ- điệp ngữ Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc. 
Ví dụ: 
Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
(Nguyễn Khuyến)
- Tương phản- đối lập: Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
+  Từ trái nghĩa
+ Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
+ Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
+ Từ ngữ dùng ước lệ
- Phép liệt kê
 Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, hay của tư tưởng, tình cảm. Các kiểu kiệt kê:
+ Xét theo cấu tạo: kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa: kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê tăng tiến
- Ví dụ:
+ Phép liệt kê không theo cặp và không tăng tiến:
"Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng." 
+ Phép liệt kê tăng tiến:
"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,..."
 Câu hỏi tu từ Là loại câu hỏi đặc biệt không nhằm mục đích lấy thông tin mà nhằm thể hiện 1 tâm trạng, 1 cảm xúc.Trong câu hỏi tu từ thường bao hàm câu trả lời.
 VD: Tây Bắc ư? có riêng gì Tây Bắc
- Cách sử dụng từ láy
 Các loại từ láy:
+Láy toàn phần
VD: xanh xanh, đỏ đỏ....
+Láy phụ âm đầu
VD: Lấp lửng, lập lòe...
+Láy phụ âm cuối
VD:lom khom, lác đác....
Tác dụng: nhấn mạnh vào nội dung mà từ láy chuyển tải.
6. Kiểu câu 
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,
Câu Nghi Vấn: 
Câu cầu khiến: 
Câu cảm thán 
Câu Trần thuật: 
Câu đơn
Câu ghép
Câu rút gọn
7. Dấu câu
 Dấu câu là một trong những phương tiện quan trọng giúp người viết thể hiện điều muốn trình bày một cách mạch lạc, chính xác nhất. Không chỉ sử dụng đúng dấu câu, cần vận dụng sáng tạo đa dạng, độc đáo để biểu đạt cảm xúc, đem lại giá trị mới mẻ cho mỗi loại dấu câu.
 Trên thực tế, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt như: ...!!!     ...???    Trong trường hợp này, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt đoạn mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau để chê bai, nghi ngờ một cách hay hơn, tinh tế hơn.
- Dấu chấm
- Dấu phẩy
- Dấu chấm hỏi
- Dấu chấm than
- Dấu ngoặc đơn
- Dấu hai chấm 
- Dấu ngoặc kép 
- Dấu chấm lửng 
- Dấu chấm phẩy 
Ví dụ
- Dấu chấm lửng: thể hiện sự trăn trở, hoài nghi
_Dấu chấm than: thể hiện cảm xúc 1 cách trực tiếp (mừng,, giận, vui , buồn..)
_Dâu ba chấm: thể hiện cảm xúc sâu lắng miên man, những điều khó nói.
8. Từ loại 
Trong ngữ pháp, từ loại (còn được gọi là lớp từ, lớp từ vựng, hoặc bộ phận câu nói trong ngữ pháp truyền thống) là một lớp từ ngôn ngữ học (hay chính xác hơn là lớp các mục từ vựng) được xác định bằng các hành vi cú pháp hoặc các hành vi hình thái học của mục từ vựng trong câu hỏi. Phân loại ngôn ngữ học phổ biến gồm có danh từ và động từ và các loại từ khác. Có các lớp từ mở thường xuyên đòi hỏi các thành viên mới, và có các lớp từ đóng hiếm khi đòi hỏi các thành viên mới.
Thực từ: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
Hư từ; Phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
9. Phát hiện lỗi sai, chữa lỗi. 
Lỗi về câu
- Các lỗi sai thường gặp: lỗi về cấu tạo câu, lỗi dấu câu, lỗi liên kết câu. 
- Cách xác định lỗi: 
 + Nắm chắc kiến thức về cấu tạo câu, dấu câu, các phép liên kết, đặc trưng về câu trong các phong cách ngôn ngữ. 
 + Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung, thể loại, phong cách văn bản 
 + Phân tích cấu tạo câu (các thành phần câu, dấu câu, các phép liên kết) để chỉ ra lỗi sai. 
Lỗi về từ 
- Các lỗi thường gặp: lặp từ, từ không đúng nghĩa, từ không phù hợp phong cách. 
- Cách xác định lỗi: 
 + Nắm chắc kiến thức về từ loại tiếng Việt, hiểu ý nghĩa của từ, đặc trưng về từ ngữ trong các phong cách ngôn ngữ. 
 + Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung, phong cách của văn bản
 + Chỉ ra những từ dùng sai (lặp từ, từ dùng không đúng nghĩa, từ không đúng phong cách). 
Lỗi chính tả. 
Lỗi dấu câu
- Lỗi thường gặp: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ở cuối câu (câu hỏi, câu cảm thán, câu lửng) dùng không đúng. 
- Cách xác định lỗi: 
 + Nắm chắc cấu tạo câu, các kiểu câu (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp, theo mụ đích nói). 
 + Hiểu cách dùng các loại dấu câu
 + Phân tích cấu trúc câu, kiểu câu để chỉ ra lỗi sai về dấu. 
III. Tập làm văn: 
Luận điểm
Lựa chọn luận điểm: Trước một luận đề, có thể nêu ra nhiều luận điểm làm nội dung cho bài nghị luận của mình. Các luận điểm nêu ra cần phải rõ ràng, sát hợp với đề, có tính khái quát và có ý nghĩa đối với thực tế xã hội. Cao hơn nữa, luận điểm phải mới mẻ, sâu sắc
Cách lập luận trong văn bản
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
- Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí (phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp nêu phản đề,).
Cách diễn đạt trong văn bản
Khi viết văn nghị luận cần chú ý:
* Về cách dùng từ ngữ: 
- Lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, độc đáo; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
- Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
* Về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu:
- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
* Lập luận chặt chẽ, sắc sảo: cần vận dụng tốt các cách triển khai như: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, tương phản, loại suy,..và còn cần phải đặt mình vào vị thế người đọc để lập luận cho kín kẽ.
* Về cách tạo giọng điệu: giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể. Quan tâm đến cách sử dụng các từ xưng hô, tình thái từ một cách linh hoạt, có ý thức phát huy vai tro của ngữ âm, nhịp điệu, giúp cho bài viết sinh động.
4. Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp.
5. Phương thức biểu đạt và kiểu văn bản
Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặc trưng: 
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp. 
 Miêu tả.
* Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Nghị l

File đính kèm:

  • docON_THPT_QG_Ki_nang_doc_hieu.doc