Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Kịch

2. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

 Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ (1984)

2.1. Tác giả

- LQV (1948 -1988), quê gốc ở Đà Nẵng, xuất thân trong gia đình trí thức.

- Từ 1965 – 1978: ông vào bộ đội, sau xuất ngũ ông làm đủ mọi nghề để mưu sinh và bắt đầu sáng tác kịch nói.

- Trước khi đến với thể loại kịch nói, LQV từng làm thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn. Nhưng kết tinh rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông là kịch nói và ông được đánh giá là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2.2. Tác phẩm

- Tác phẩm (1981-1984) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của LQV, đã được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.

- Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

- Tóm tắt nội dung: SGK tr 143.

- Văn bản SGK được trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Kịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ôn thi TN THPT Quốc Gia
KỊCH
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp giảng
A. MỤC TIÊU ÔN
	1. Về kiến thức
	- Đặc điểm chung của kịch, xung đột kịch
	- Đặc điểm kịch thể hiện trong tác phẩm cụ thể.
	- Qua đó HS rút ra bài học nhận thức từ tác phẩm; những thông điệp quan niệm sống tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
	2. Về kĩ năng
	- Tìm hiểu, đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
	- Luyện đề làm văn
	3. Về giáo dục
	- Nhận thức sau giờ ôn tập; HS ôn tập nghiêm túc có chất lượng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Giáo viên
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12
	- Các tài liệu tham khảo khác
	2. Học sinh
	- Sách giáo khoa 12
	- Vở ghi + vở soạn
	- Các tài liệu do giáo viên cung cấp
C. PHƯƠNG PHÁP ÔN
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết trình
	- Trao đổi và thảo luận
D. TIẾN TRÌNH ÔN
1. Ổn định tổ chức
2. Hoạt động ôn tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt thi tốt nghiệp
Nội dung cần đạt thi đại học
Hoạt động 1: GV ôn tập cho HS kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm chung của kịch
Hành động kịch, xung đột kịch
I. Kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm chung kịch
- Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu. 
- Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn. 
- Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại... Một cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn, có kịch ngắn, kịch dài. 
- Do đặc tính riêng ( sáng tác để trình diễn trên sân khấu hoặc đưa lên màn ảnh bị chi phối bởi các yếu tố không gian và thời gian thực tế) kịch khó có thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn như trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự cũng không mang xu hướng bộc lộ những rung động những cảm xúc và suy ngẫm như trong các tác phẩm trữ tình kịch khám phá và diễn tả đời sống bằng việc phát hiện những mâu thuẫn và xung đột coi đó như một phương diện bộc lộ bản chất của đời sống hiện thực đồng thời cũng làm nên hình thức tồn tại riêng biệt của loại hình kịch bên cạnh các loại hình khác của văn học
- Quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành động kịch. Hành động kịch là yếu tố quan trọng hàng đầu của kịch phẩm. Không phải ngẫu nhiên khái niệm kịch drama trong tiếng Hylạp cũng có nghĩa là hành động. Đó là sự tổ chức các tình tiết sự kiện biến cố trong cốt truyện theo một diễn biến logic chặt chẽ nhất quán chi phối bởi một quy luật nhất định mà qua đó công chúng có thể tiếp nhận được những mâu thuẫn xung đột trong đời sống mà kịch tác gia muốn truyền đạt.
- Hành động kịch lại được thực hiện bởi các nhân vật kịch. Trong kịch các nhân vật tự xây dựng nên tính cách riêng biệt của mình chủ yếu qua ngôn ngữ mà nó thể hiện. 
Ngôn ngữ kịch có ba loại :
- Ngôn ngữ đối thoại tức lời các nhân vật đối đáp với nhau
- Ngôn ngữ độc thoại tức lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm của mình
- Ngôn ngữ bàng thoại tức lời nhân vật nói riêng với khán giả
Do đó ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm phẩm chất của nhân vật. M. Gorki đã lưu ý điều này : Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi.
Ngôn ngữ kịch còn mang tính hành động tức là thứ ngôn ngữ mang đặc tính tranh luận biện bác tác động trực tiếp và thúc đẩy mâu thuẫn xung đột tăng tiến tạo kịch tính với những sắc thái tấn công phản công; thăm dò lảng tránh; chất vấn chối cãi; thuyết phục phủ nhận; cầu xin từ chối; đe doạ coi thường
Ngôn ngữ kịch thể hiện cao độ đặc tính sống động giàu chất thông tục của ngôn ngữ đời thường.
+/ Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột có thể phân ra ba loại kịch : bi kịch hài kịch và chính kịch.
- Bi kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa những nhân vật tươi sáng trong trẻo cao thượng có phẩm chất tốt đẹp có tinh thần hướng tới cái tiến bộ với những thế lực đen tối thâm hiểm độc ác 
- Hài kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa các nhân vật ở mức độ không quá trầm trọng phần lớn là từ các tình huống hiểu nhầm hoặc các nhân vật cố tình chọc ghẹo nhau tạo nên tiếng cười thoải mái vui nhộn.
- Chính kịch dùng để chỉ một loại vở diễn trung gian giữa bi kịch và hài kịch trong đó vẫn phản ánh những mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống hàng ngày nhằm hướng tới một sự khẳng định hoặc phủ định nào đó tuy vẫn có lúc sử dụng cả những nét bi hài buồn vui lẫn lộn.
 Những lưu ý khi đọc kịch bản văn học
- Phải đọc kĩ lời giới thiệu tiểu dẫn để nắm được một số tri thức cần thiết giúp các em có những hiểu biết chung về tác giả tác phẩm thời đại tác phẩm ra đời vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
- Trong kịch bản lời thoại của các nhân vật cần được đặc biệt chú ý vì lời thoại của nhân vật vừa bộc lộ tính cách phẩm chất những ý nghĩ thầm kín bên trong của nhân vật vừa là yếu tố thúc đẩy mâu thuẫn xung đột.
- Đằng sau những mâu thuẫn xung đột bao giờ cũng là những vấn đề lớn về xã hội về số phận con người. 
Hoạt động 2: GV ôn tập cho HS qua tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
2. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
 Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ (1984)
2.1. Tác giả
- LQV (1948 -1988), quê gốc ở Đà Nẵng, xuất thân trong gia đình trí thức.
- Từ 1965 – 1978: ông vào bộ đội, sau xuất ngũ ông làm đủ mọi nghề để mưu sinh và bắt đầu sáng tác kịch nói. 
- Trước khi đến với thể loại kịch nói, LQV từng làm thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn. Nhưng kết tinh rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông là kịch nói và ông được đánh giá là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.2. Tác phẩm
- Tác phẩm (1981-1984) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của LQV, đã được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
- Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 
- Tóm tắt nội dung: SGK tr 143.
- Văn bản SGK được trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
2.3. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Hồn Trương Ba có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
- Lời cảnh báo của tác giả: khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn và nhân văn hơn.
2.4. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân
- Trong thân xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những điều trái với tư tưởng của mình để thỏa mãn đòi hỏi của thể xác.
- Những người thân trong gia đình người thì xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm; người lại buồn bã, đau khổ;  song, tất cả đều không giúp gì được và Hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn. Vì thế, Hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát.
2.5. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích 
- Hồn không chấp nhận cảnh sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
- Đế Thích khuyên Hồn nên chấp nhận. Hồn kiên quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của LQV.
2.6. Đoạn kết
Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
2.7. Nghệ thuật
- Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện, 
Cuộc đối thoại Hồn - Xác, là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người (con người trong mối quan hệ với chính mình): giữa nội dung và hình thức, con người của nhu cầu và con người bản năng, cái cao cả và cái tầm thường: 
Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn trơ trọi một mình với nỗi đau tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát những cũng đầy quyết liệt
Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hoá thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thời gian
Hoạt động 3: Rèn kỹ năng làm văn
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Đề bài: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, (Lưu Quang Vũ ), nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình: “Không thể bên trong một đằng, bên  ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy viết một bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.
2. Gợi ý cách làm bài
Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề , trích dẫn câu nói của nhân vật
Thân bài:
Giải thích ý nghĩa câu nói:
– Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.
– Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).
– Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.
– Bên trong một đằng, bên  ngoài một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng.
– Ý nghĩa câu nói của Trương Ba:  Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.
Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
+ khẳng định đây là quan niệm sống đúng đắn
+chứng minh trong Hồn Trương ba da hàng thịt: 
phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.
xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.
Hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt:  trong trường hợp này  trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.
– Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.
+Liên hệ thực tế :
– Khi con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân sẽ được mọi người yêu mến.
– Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:
+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.
+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.
Đánh giá, bàn bạc:
– Mỗi người cần tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục.
-Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.
– Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.
Kết bài:
Khẳng định lối sống đúng đắn: hãy là chính mình, hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”.
3. Củng cố
- Đặc điểm nổi bật của kịch
- Nội dung và nghệ thuật khái quát của tác phẩm hồn trương Ba, da hàng thịt
 4. Hướng dẫn tự học
- Ôn tập và nắm chắc kiến thức trong giờ ôn.
 - Tìm đọc tài liệu tham khảo và đề liên quan đến tác phẩm đã ôn.
5. Dặn dò
Chuẩn bị chuyên đề tiếp theo

File đính kèm:

  • docOn_THPT_QGKich.doc
Giáo án liên quan