Ôn thi THPT Ngữ văn: Nghị luận xã hội

 Ý nghĩa phương pháp trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

 Điểu chỉnh cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu- Một cuộc sống đẹp đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn, bất hạnh nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo lí tưởng “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”, tỏ thái độ bất khuất bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cách sống đẹp, đó là một quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm- Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Đó là thơ văn chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, Và ông đã làm đúng thiên chức đó.

 

doc60 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi THPT Ngữ văn: Nghị luận xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ra đời (gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) cho tới quá trình Đất Nước hoá thân vào cuộc đời mỗi người. Nhờ đó, gương mặt Đất Nước hiện lên gần gũi hơn và mang chiều sâu văn hoá hơn.
b- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện qua việc tác giả giải thích những thắng cảnh của quê hương đất nước:
- Nhân dân đã góp cuộc đời của mình để hoá thân thành những phong cảnh cho đất nước.
- Nhân dân đã gửi gắm trên từng khung cảnh của “ruộng đồng xứ sở”, ao ước, lối sống, khát vọng, dáng hình của chính mình.
+ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng nhiều câu chuyện truyền thuyết, cổ tích như một cách giải thích huyền thoại hoá sự có mặt của núi sông, đồng ruộng đất nước. Cách giải thích khiến tư duy về Đất Nước của ông mang màu sắc tư duy thần thoại đậm nét.
c- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện qua việc Nguyễn Khoa Điềm giải thích về những truyền thống làm nên Đất Nước:
- Truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử của Đất Nước: không phải được tạo dựng từ các triều đại, các chiến công hiển hách mà từ chính cuộc đời, tấm lòng của những người dân bình dị (Con gái con trai bằng tuổi chúng ta).
- Truyền thống lao động sản xuất, truyền thống văn hoá: cũng chính nhân dân là người lặng thầm giữ và truyền để làm nên gương mặt đất nước muôn đời.
d- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân chi phối cách nhìn nhận, vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân với Đất Nước:
 “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
 Để làm nên Đất Nước muôn đời”
KẾT BÀI
Quan niệm Đất Nước của nhân dân từng xuất hiện trong lịch sử văn học dân tộc (Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu) nhưng đến Nguyễn Khoa Điềm nó được đẩy lên thành tư tưởng bao trùm, làm nên vẻ đẹp lớn lao mà bình dị, gần gụi và sâu sắc của hình tượng Đất Nước.
7. Đề 7
Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 (Nguyễn Khoa Điềm)
Tại sao Nguyễn Khoa Điềm viết như vậy? Đoạn trích “Đất Nước” đem đến cho anh/chị những suy nghĩ gì?
* Tại sao NKĐ viết như vậy?
Đã bao giờ ta đi tìm một định nghĩa cụ thể về Đất Nước chưa? Đối với ta hai tiếng đất nước thật to lớn, thiêng liêng. Nhưng rồi khi ta học đoạn trích “Đất Nước” của..., ta mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng Đất Nước không phải cái gì xa xôi, trìu tượng chung chung mà nó hàm chứa biết bao yêu thương, gần gũi và thật nhiều ân tình sâu nặng. Nó không chỉ là mảnh đất ấp ủ, chắt chiu mà hơn thế, đất nước đã là một phần hoà chảy trong dòng máu cơ thể, thành những nhíp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều có một phần Đất Nước.
Nguyễn Khoa Điềm đã có một cảm nhận về Đất Nước hết sức thiêng liêng, để rồi khi đọc xong ta đã có một định nghĩa thật cụ thể về Đất Nước. Đất Nước là gì? - Hãy nhìn vào cuộc sống xung quanh ta và cả tâm hồn ta nữa. Đất Nước là nơi đó. Đất nước là phong tục tập quán, là bản sắc văn hoá, là truyền thống muôn đời của cha ông ta. Đất Nước là mảnh đất dưới chân ta, là ngọn núi, con sông... cùng mình dưới trời xanh... “Trong anh và...”
* Đoạn trích “Đất Nước” đem đến cho anh/ chị những cảm nhận gì?
(Theo bài học)
8. Đề 8: Trong tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” tại sao Phạm Văn Đồng viết: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
 Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.”
Qua tác phẩm đó hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 2- Định hướng làm bài:
MỞ BÀI
 - Giới thiệu tác giả Phạm Văn Đồng và tác phẩm bàn về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Trích ý kiến
THÂN BÀI
* Giới thiệu chung về tác phẩm: 
- Tác phẩm “” là bài viết được đăng trên Tạp chí Văn học số 7/1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1988
 - Nội dung tác phẩm: Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác giả đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối quan hệ khăng khí của hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và thời đại hiện nay; từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ về nhà thơ yêu nước miền Nam, giúp ta càng thêm yêu quí con người và tác phẩm của ông. Bài viết ra đời cách đây 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và tư tưởng.
* Giải thích
Tác giả cho rằng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 
 cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một khái niệm có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước này.
- Đây chính là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không chau chuốt, óng mượt mà chân chất, phác thực, có chỗ tưởng như thô kệch, nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý đối với nhân dân ta “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đồng thóc mấy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này đáng quí lắm, và càng đáng quí khi ta biết nhà thơ sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất hạnh.
 => Vì vậy vẻ đẹp văn chương “thô mà tình” ấy khiến “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”. Lâu nay, chúng ta quen nhìn laoij văn chương trau truốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường nên thật khó cảm nhận được tình ý sâu xa, thấy hết vẻ đẹp đích thực của thơ văn Đồ Chiểu. Vì vậy “phải chăm chú nhìn mới thấy”, tức là phải dày công, kiên trì nghiên cứu, phải chăm chú nhìn bằng cách nhìn khoa học đúng đắn mới khám phá được vẻ đẹp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
 Ý nghĩa phương pháp trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
 Điểu chỉnh cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu- Một cuộc sống đẹp đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn, bất hạnh nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo lí tưởng “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”, tỏ thái độ bất khuất bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cách sống đẹp, đó là một quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm- Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Đó là thơ văn chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, Và ông đã làm đúng thiên chức đó.
* Chứng minh nhận định trên:
 a.Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ từ 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, những bài điếu, tác phẩm “Ngư Tiều ý thuật vấn đáp” đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân- nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù; Thơ Đường luật (CM qua bài “Xúc cảnh”)
 b. Nói đến truyện thơ “Lục vân Tiên”- Phạm Văn Đồng xem như một bài ca hào hùng mà tha thiết về lí tưởng đạo đức của tác giả- cũng là lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết tâm chiến đấu như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hớn Minh Bằng cách nhìn mới mẻ và đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca hấp dẫn” từ đầu đến cuối này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật vốn có của tác phẩm.
 - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có không ít người còn nhìn phiến diện về thơ văn của ông, thậm chí còn chê thơ văn ông thô ráp, nôm na
KẾT BÀI
 Bài văn nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ mà còn xúc động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc, khiến người đọc nhớ mãi.
Người soạn Nguyễn Thị Hồng Lương
Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
12B.C
12D.G
Buổi 5
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
9. Đề 9
“Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức)
 Anh/Chị hãy phân tích bài thơ “Sóng” để làm rõ ý kiến trên.
MỞ BÀI
“Sóng’ là một bài thơ tiểu biểu trong chum thơ viết về biển (“Thuyền và biển”, “Sóng”, Chỉ có song và em”. “Sóng là một bài thơ mang nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh: Hồn hậu, nữ tính, chân thành, đằm thắm, thuỷ chung... Bài thơ “Sóng” đã “thể hiện ....(ý kiến)....”
THÂN BÀI
1. Giới thiệu chung
- Xuân Quỳnh là cây bút thơ ca tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và thời hậu chiến.
- Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Hồn hậu, nữ tính, chân thành, đằm thắm, thuỷ chung...
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: 1967....
2. Giải thích ý kiến
- “một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” có nghĩa là tình yêu trong thơ mang những đặc điểm của tình yêu truyền thống như bao tình yêu người phụ nữ khác. Tình yêu ấy vẫn giữ cho mình một nét hồn hậu, đằm thắm muôn đời.
- “chất hiện đại như tình yêu hôm nay”: đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỉ XX bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Hiện đại ở đây gắn liền với tình yêu tự do chứ không phải thụ động như tình yêu truyền thống.
3. Phân tích và chứng minh: 
a. “Sóng thể hiện một tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”: Tình yêu muôn đời có tự thuở xưa, khi trai gái biết nhớ thương, tình yêu bắt đầu bén dễ, hẹn hò, bắt đầu làm cho tim nhau xốn sang “Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy- Ngán năm ai hồ dễ mấy hai quên”. Nam giới thường chủ động hơn, chủ động đến, chủ động đi, chủ động nói lời bộc bạch. Còn phụ nữ phụ nữ Việt Nam bị bó buộc trong cái “khuôn” có sẵn.
VD: Xuân Diệu bộc bạch tình yêu mãnh liệt lại mượn qua hình ảnh song:
Anh Xin làm song biếc
 Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến nát cả trời
 Anh mới thôi dào dạt
- Thì Xuân Quỳnh mượn sống để nói lân tình yêu đầy nữ tính, dịu dàng, kín đáo
(4 câu đầu “Dữ dội và dịu êm => Sóng tìm ra tận bể) (NT tương phản, đối lập (PT) => tình yêu muôn đời của phụ nữ)
- Con song là sự vĩnh hằng của biển khơi (xưa cũng vậy, nay cũng vậy), và tình yêu luôn là sự khát khao bồi hồi của tuổi trẻ:
“Ôi con song ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ” => Qui luật muôn đời của song ngày xưa và ngày nay “vẫn thế”, nghĩa là nó bất biến, không thay đổi. Nó vẫn chứa đựng nhiều cung bậc dữ dội, ồn ào, dịu êm và lặng lẽ => TY của người phụ nữ bất kì thời nào cũng vậy: tình yêu luôn làm cho con tim người phụ nữ trào dâng bao “khát vọng”, “còn cào”
- 2 khổ thơ “Trước muôn trùng song bể/ Em nghĩ về anh em/ em nghĩ về..../Sóng bắt đầu từ gió/.../ Khi nào ta yêu nhau?” => 3 câu hỏi ấy là những câu hỏi về ngồn gốc của song, gió cũng là ngồn gốc bí ẩn của tình yêu. 3 câu hỏi ấy có chung một câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: nữ tính, đáng yêu, rất con gái. Tình yêu mãi mãi là một ẩn số.
- Tình yêu truyền thống luôn gắn liền nỗi nhớ thương và sự chung thuỷ: Nếu thuỷ chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là thước đo của sự chung thuỷ.
Con song dưới long sâu
Con song trên mặt nước
Ôi con song nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
=> Một trái tim đang nhớ nghĩa là một trái tim đang yêu.
+ Nỗi nhớ qua hình tượng con song ( PT....)
+ Diễn tả trực tiếp “Lòng em nhớ đến anh../ Cả....”: nghiêng tất cả, dốc trọn nỗi nhớ, dốc trọn trái tim minh về phương anh.
 “Cả trong mơ còn thức”: diễn tả nỗi nhớ thường trực. Nghĩa là trong tiềm thức lẫn vô thức, hình bong người yêu vẫn cứ ám ảnh, cứ dày vò khiến cho “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ...” (ca dao).
+ “Dẫu xuôi về.../ Dẫu..../ Nơi nào..../ Hướng về...”: Cấu trúc “Dẫu” đứng ở đầu câu cùng với phép điệp “Dẫu xuôi”, “Dẫu ngược”, ĐT “xuôi”, ‘ngược” + kết cấu “Dẫu... cũng” => vừa gợi lên không gian xa xôi cách trở, vừa như một lời khẳng định: “Nơi nào em cũng nghĩ/ hướng....”
(bài “Tự hát” : “Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi).
2. “Tính hiện đại như tình yêu hôm nay”: vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu ở chỗ mạnh bạo, chủ động bày tỏ khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong long mình.
- Xưa thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”: “Em như con hạc đầu đình/ Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay”.
- Thì ở đây: không thụ động chờ đợi như truyền thống nữa:
+ “Sông không hiểu nổi mình”: không ca, chịu những trói buộc chật hẹp, sự nhỏ nhen, ích kỉ trong tình yêu.
+ Tình yêu hiện đại có nhiều cung bậc: Dữ dội. Dịu êm.../ Cả trong mơ còn thức
+ Có lúc muốn hiến dâng “Làm sao được tan ra/ Để...”: chủ động hiến dâng, dành hết mình cho tình yêu.
4. Đánh giá về ý kiến:
- “ Sóng” là khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh....
- Ý kiến hoàn toàn đúng “....”
KẾT LUẬN
- Khẳng định bài thơ...
- bài học...?
 10. Đề 10
“Đàn ghi ta của Lorca là một bài thơ mang đậm cảm hứng về người anh hùng nhân dân chống phát xít – nghệ sĩ thiên tài lorca”. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
MỞ BÀI
- Giới tiệu nhà thơ Thanh Thảo và đặc điểm thơ ông.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận (trích ý kiến)
THÂN BÀI
* Vài nét về lorca và hoàn cảnh ra đời bài thơ:
- Làm nên cảm hứng bài thơ là hình tượng Lorca – một thiên tài đất nước TBN nói, một nhà cách tân nghệ thuật, người đấu tranh chống phát xít vì tự do dân chủ. Nhưng Lorca đã bị nhà cầm quyền TBN giết hại giữa lúc tài năng của ông đang nở rộ. Cái chết ấy đã mang đến cho nhân dân TBN nói riêng và nhân dân thế giới nói chung niềm tiếc thương vô hạn. Cảm phúc trước sự hi sinh cao cả của Lorca, Thanh Thảo đã cho ra đời bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”.
- Bài thơ được in trong tập “Khối vuông ru bích” (1985).
* Cảm nhận bài thơ:
a. Câu đề từ: Mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lorca: “Khi tôi chết hãy chon tôi với cây đàn”. Đây là di nguyện vừa thiêng liêng, cao cả. Lorca không muốn mình là cái bóng ngăn cản sự phát triển của những tài năng trẻ của đất nước mình. Đây cũng chính là cái tâm của người nghệ sĩ suốt đời hi sinh cho nghệ thuật và đấu tranh chống thế lực phát xít bạo tàn.
b. Bài thơ.
- Cả bài thơ theo lối diễn đạt không viết hoa đầu dòng như một dòng cảm xúc không có điểm dừng, như một bản đàn ngân vang bằng chuối âm thanh “li la, li la, li la”.
- Đoạn thơ:
 những tiếng đàn bọt nước
 đi lang thang
 .mỏi mòn.
=> Những cầu thơ mở đầu giàu sức gơi khiến ta liên tưởng đến đất nước TBN tươi đẹp, đất nước TBN với truyền thống văn hoá phong phú.VD
+ Sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác sang thị giác: “những tiếng đàn bọt nước”: tiếng đàn như có hình thù, tiếng đàn đầy biến ảo khi thì tròn vo, khi thì phập phồng thổn thức, khi thì vỡ ra tức tưởi như một “thiên bạc mênh” dự báo về con đường chông gai, trắc trở mà số phận người nghệ sĩ phải đón nhận.
+ Màu “áo choàng đỏ gắt”: gợi ra lễ hội đấu bò tót.; hay đó chính là đấu trường chính trị diễn ra rất khốc liệt.
 Màu áo đỏ của đấu sĩ “đỏ gắt”: gợi nền chính trị độc tài phát xít đang thiêu đốt tự do dân chủ và kìm hãm sự phát triển của một nền nghệ thuật đang già cỗi.
=> đây là trận đấu lớn: giữa một bên là khát vọng tự do dân chủ mà người tiêu biểu là Lorc >< nền chính trị độc tài.
+ Âm thanh: li la,li la, li la : âm thanh du dương, bổng trầm của tiếntie của tiếng đàn, một âm thanh trong trẻo, thanh tao quyện mùi hương hoa Li la dịu nhẹ, với những cánh hoa màu tím đầy sức sống và tình yêu thương giữa khung cảnh bạo tàn, chết choc. Đấu trường khốc liệt nhường chỗ cho sự thăng hoa của nghệ thuật. Nghệ thuật vẫn toả hương thơm ngát. Nghệ thuật chính là sức mạnh có thể hoà giải mọi hận thù.
+ Hình ảnh người nghệ sĩ “đi lang thang. mỏi mòn”. Hình ảnh “vầng trăng” “yên ngựa” (trong thơ Lorca “con ngựa đen/ vầng trăng đỏ”); dáng điệu “chếnh choáng”: chất men say trong đấu tranh cách mạng, trong cách tân nghệ thuật
- Đoạn thơ “Tây Ban Nha hát nghêu ngao/ bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ/ lorca bị điệu về bài bắn/ chàng đi như người mộng du”.
+ Lorca đang “hát nghêu ngao” sự thật phũ phàng đến với Lorca, cả đất nước TBN “bỗng kinh hoàng” bang hoàng, không tin vào sự thật, cả thế giời nín lặng trước sự hi sinh của Lorca. Lorca đã bị phát xít giết hại một cách thảm khốc
+ Thanh thảo đã dựng lên cái chết đầy bi phẫn của người anh hùng Lorca bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập: Giữa niềm tin yêu đời lạc quan, khát vọng “hát nghêu ngao”>< với sự thật phũ phàng “áo choàng bê bết đỏ”.
“áo choàng bê bết đỏ”, đó là màu máu của Lorca làm cho tấm áo choàng đỏ càng đỏ gắt thêm.
+ Đối với Lorca, ông đã tiên cảm về cái chết nhưng không ngờ cái chết lại đến sớm như vậy “chàng đi như người mộng du”: chấp nhận cái chết với tư thế ung dung, bình thản ra giữa pháp trường.
 “mộng du” là trạng thái tâm hồn đã rời xác nhưng không có nghĩa là biến khỏi thể xác. Tâm hồn và tinh thần Lorca vẫn gửi tất cả vào cuộc đấu tranh vì thế bước chân mộng du đã hoá thành những bước chân anh hùng.
=> Càng tiếc thương Lorca bao nhiêu chúng ta lại càng căm phẫn chế độ đọc tài phát xít TBN bấy nhiêu. Mặc dù Lorca đã hi sinh nhưng chúng đã thất bại, vì chúng chỉ huỷ diệt được thể xác của lorca nhưng không huỷ diệt được sức sống của ông – tinh thần đấu tranh cho chính nghĩa và sự sáng tạo cách tân nghệ thuật.
- Đoạn thơ: “tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy/ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan/ tiếng ghị ta ròng ròng/ máu chảy”
=> Điệp khúc dồng dập qua nhịp thơ như lột tả được cái bang hoàng, căm phẫn trong bản ghi ta bi tráng. Đấy là khúc biến tấu cảu tiếng đàn, nó thay màu chuyển gam rất lẹ, biến ảo không ngừng, đặc biệt luôn sinh sôi nảy nở, giọt này vỡ đi, giọt kia lại trào ra không dứt. Thanh Thảo đã sử dụng chuyển đổi cảm giác mang đến sự linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn.
+ Màu nâu của cây đàn: màu của suy tư ,trầm tĩnh, màu của đất đai, màu của làn da dám nắng trên thân hình vũ nữ Dig gan.thuỷ chung.
+ “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”: màu xanh, màu của cây lá, của thảo nguyên xanh, màu của niềm hi vọng => cái đẹp.
+ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan/tiếng ghi ta ròng ròng/máu chảy”: tiếng đàn không chỉ mang màu sắc mà nó còn có hình thù, hình khối, đường nét như hình hài của sinh mệnh. Nó cũng tức tưởi oà tiếng nói căm phẫn thế lực bạo tàn. Hay nói đúng hơn là tiếng kêu cứu của nghệ thuật khi bị đẩy đến bờ vực của diệt vong.
 Hai tiếng “vỡ tan”: vừa là sự vỡ ra của bọt nước, vừa là sự phập phồng tức tưởi của sự căm phẫn (cái chết)Và nó đến độ cao trào “ròng ròng máu chảy”: cái chết bi phẫn của Lorca khi sự nghiệp còn dang dở.
- Đoạn thơ: “không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn như cỏ mọc hoang/ giọt nước mắt và vầng trăng/long lanh trong đáy giếng”.
+ “không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn(1)”hay không ai có thể chôn cất tiếng đàn (2? Có thể hiểu theo cách thứ 2: bởi nó là văn hoá phi vật thể được kết tinh từ hương sắc cuộc đời người nghệ sĩ nhân dân, bởi sức sống mãnh liệt của nó không gì ngăn nổi.
+ “giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng”: “giọt nước mắt vầng trăng” mang nhiều liên tưởng, gợi nhiều thi vị.
=> Phải chăng đó là vẻ đẹp của nghệ thuật được kết tinh từ mồ hôi, nước mắt và máu, của sức lao động nghệ thuật chân chính, trai qua thời gian đã nhào nặn nên những viên ngọc mang hình hài của giọt nước mắt và vầng trăng long lanh, tinh khiết. Hay đó cũng là vẻ đẹp của cuộc đời Lorca, nơi đáy giếng là nơi tối tăm, lạnh lão mà bọn phát xít không ngờ đã vùi lấp được cả linh hồn thể xác Lorca, nhưng đây lại là nơi tâm hồn Lorca toả sáng.
- Đoạn cuối: “đường chỉ tay đã đứt/dòng sông rộng vô cùng/

File đính kèm:

  • docOn_TN2_20150725_041049.doc