Ôn thi học sinh giỏi Địa lý 8 - Chủ đề 2: Châu Á - Năm học 2015-2016
D. ĐÔNG NAM Á?
1. Vị trí địa lí ĐNA, ý nghĩa?
2. Đặc điểm địa hình ĐNA, ý nghĩa của các đồng bằng của khu vực này?
3. Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ mùa đông? vì sao chúng có đặc điẻm khác nhau như vậy?
4. Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở ĐNA?
5. Vì sao nói ĐNA có nền văn hoá gần gũi nhau? sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của ĐNA tạo thuận , khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước?
6. Đặc điểm kinh tế ĐNA? Vì sao nói kinh tế ĐNA phát triển nhanh song chưa vững chắc?
E. ASEAN
1. Các nước ĐNA có đk thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
2. Mục tiêu hợp tác của Asean thay đổi như thế nào qua thời gian?
3. Phân tích những lợi thế, khó khăn của việt nam khi gia nhập Asean?
chân núi Hy-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben-gan hơn 3000km, rộng từ 250-350km. II. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên: - Đại bộ phận Nam á nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, mùa đông có gió mùa đông Bắc với thời tiết lạnh khô, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, gió mùa Tây Nam nóng ẩm. - Trên các vùng núi cao, đặc biệt ở Hy-ma-lay-a, khí hậu phân hoá theo độ cao và hướng sườn. Trên các sườn phía Nam, dưới thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gío mùa ẩm, mưa nhiều, càng lên cao khí hậu mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. ở sườn phía Bắc, có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc ấn độ và Pa-kix-tan thuộc khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hằng năm từ 200-500mm - lượng mưa phân bố không đồng đều trên lãnh thổ> nơi có mưa nhiều là phía Đông Nam và phía Tây dãy Gát tây, nôi đây có những địa điểm lượng mưa dến 11000mm/năm như Sê-ra-phun-ri. Nơi mưa ít ở Tây Bắc, có nơi chỉ khoảng 183mm/năm. - Nam á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ân, sông Hằng, sông Bramaput. - Nam á nhiều kiếu cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, và cảnh quan núi cao. * Địa hình tác động như thế nào đến khí hậu Nam á? Địa hình Nam á phân làm 3 miền rõ rệt, địa hình có tác động lớn đến sự phân hoá lượng mưa Nam á: - Phía Bác là hệ thống núi Hymalaya hùng vỹ, chạy theo hướng TB-ĐN, dài gần 2600km, rộng từ 320-400km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung á và Nam á. Về mùa đông, Hymalaya có tác dụng như một bức tường thành chắn khối không khí lạnh từ Trung á tràn xuống, làm cho Nam á ấm hơn miền Bắc việt Namlà nơi có cùng vỹ độ. Đồng thời nó đón gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa TB 2000-3000mm/năm. - Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây của sơn nguyên là hai dãy Gát Đông và Gát Tây, 2 dãy núi này có tác dụng ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền nên sơn nguyên Đê-can là khu vực ít mưa - Nằm giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ân-Hằng, rộng và bằng phẳng, là hành lang hứng mưa từ gió mùa Tây Nam mang đến. - Trên các vùng núi cao, nhất là Hymalaya, khí hậu thay đổi theo chiều cao và phân hoá rất phức tạp. Các sườn phía Nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Sườn phía Bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. - Vùng Tây Bắc ấn Độ và Pakistan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa từ 200-500mm. III. Dân cư. - Nam A là khu vực tập trung dân cư đông đúc của châu á, mật độ dân số cao. - Ân Độ là nước đông dân nhất trong khu vực, xếp thứ 2 trên thế giới về dân số sau Trung Quốc, năm 2000 dân số Ân Độ đạt hơn 1 tỉ người. - Phân bố dân cư không đều, các vùng đồng bằng và các vùng có mưa nhiều dân cư tập trung đông (đồng bằng Ân-Hăng, đồng bằng ven biển nằm dưới chân núi Gát Tây, Gát đông, khu vực sườn nam núi Hymalaya. - Dân cư chủ yếu theo, An Đô giáo, hồi giáo, phật giáo ... Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế-xã hội ở Nam á. IV. Kinh tế-xã hội - Nam á là cái nôi của nền văn minh thế giới - Trước 1947, toàn bộ Nam á là thuộc địa của đế quốc Anh, nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho các công ty tư bản Anh. - Năm 1947, các nước Nam á giành được độc lập và xây dụng nền kinh tế tự chủ. - Ân Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực + Sản lượn công nghiệp của Ân Độ đứng hàng thứ 10 thế giới, có nhiều ngành đạt trình độ cao: luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử ... + Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu to lón, nhờ 2 cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng Ân Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. 3. Cách mạng xanh là gì? cm trắng là gì? trình bày những thành tựu của nông nghiệp ấn Độ? - Cách mạng xanh là cuộc cách mạng trong nghành trồng trọt, được tiến hành bằng các biện pháp cải tạo, lai tạo, nhập khẩu giống cây trồng, ứng dụng KHKT và trồng trọt, hoá học hoá, điện khí hoá ... nông nghiệp, vì vậy đã cho sản lượng lương thực dồi dào. - Cách mạng trắng là cách mạng trong ngành chăn nuôi, được tiến hành bằng các biện pháp cải tạo giống vật nuôi cho năng suất thit, trứng, sữa cao nhất, đặc biệt là giống trâu và dê khoẻ, cho sản lượng sữa có chất lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân Ân Độ, đặc biệt là những người ăn kiêng. Trước đây ấn độ thường xuyên thiếu lương thực, Nhờ 2 cuộc cách mạng trong nông nghiệp, Ân Độ đã có sản lượng lúa gạo nhiều thứ 2 châu á, cung cấp dủ nhu cầu lương thực thực, thực thực phẩm cho số dân đông thứ 2 thề giới và còn thừa để xuất khẩu. 4. Vì sao nói ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam á? 5. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư nam á? C. ĐÔNG Á: 1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông A - Lãnh thổ Đông á gồm 2 bộ phận khác nhau: phần đất liền và phần hải đảo. Phần đất liền bao gồm Trung Quốc và bán đảO TriềU Tiên. Phần hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, Đảo Đài Loan và đảo Hải nam. - Đông á giáp với Trung á, Nam á, Đông Nam á, phia s đông mở ra Thái Bình Dương rộng lớn. 2. Đặc điểm tự nhiên: * Phần đất liền: + Gồm Trung Quốc va bán đảo triều Tiên, chiếm đại bộ phận diện tích lãnh thổ Đông á (83,7% diện tích lãnh thổ) + Có điều kiện tự nhiên đa dạng, phân thành 2 miền rõ rệt: Đk tự nhiên Nửa phía Tây Nửa phía Đông Địa hình Là miền núi và sơn nguyên cao hiểm trở, xen với các bồn địa rộng. - Núi cao: Thiên Sơn, Côn Luân, Hymalaya - Sơn nguyên Tây Tạng, Thanh hải - Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim... Gồm các núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng rộng, bằng phẳng - Đồng băng: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.. Sông ngòi Nơi bắt nguồn của các con sông lớn (HoàngHà, Trường giang) Nơi các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang) đổ ra biển Khí hậu Nằm sâu trong nội địa, gió mùa không xâm nhập vào được nên Khí hậu khô hạn Khí hậu gió mùa ẩm, một năm có 2 mùa gió, mùa đông có gió mùa Tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Mùa hè gió Đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều. Cảnh quan Chủ yếu là thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc Rừng lá rộng ôn đới và cận nhiệt đới. * Các sông lớn ở phần đất liền: Hoàng Hà, Trường Giang đều phát nguyuồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông nhưng chế độ nước rất khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, Trường Giang có chế độ nước điều hoà. * Phần hải đảo: - Gồm quần đảo Nhật Bản và đảo Đài Loan - Là miền núi trẻ nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi lửa, Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp - Sông ngắn, dốc, nhiều suối nước nóng - Cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng ôn đới và cận nhiệt đới 2. Kinh tế-xã hội khu vực đông á a. Khái quát về dân cư và sự phát triển của khu vực Đông á - Đông á là khu vực có dân số rất đông, hiều hơn dân só của các khu vực lớn như Châu Phi, Châu Âu, Châu Mĩ - Các quốc gia Đông á có nền văn hoá gần gũi nhau - Sau chiến tranh tranh thế giới 2, nền kinh tế các nước Đông A đều kiệt quệ. Ngày nay kinh tế xã hội Đôngá có đặc điểm: + Phát tiển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao + Từ san xuất để thay thế nhập khẩu, nay đã sx để xuất khẩu + Một số nuớc như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành các nền kinh tế mạnh của thế giới. b. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông á 1. Nhật Bản + Nhờ cải cánh Minh Trị (nửa sau thế kỉ XIX), nề kinh tế Nhật phát triển nhanh, trở thành nước tư bản, nước đế quốc đầu tiên ở châu á + Bị thua trận trông thế chiên II, lãnh thổ bị tàn phá, kinh tế Nhật bị suy sụp. Nhờ lòng quyết tâm, tinh thần chịu khó của người đan Nhật và nhận được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngoài, kinh tế nNhật đã khôi phục và phát triển nhanh. + Hiện nay Nhật là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì + Nhật có các ngành công nghiệp mũi nhọn, đứng đầu thế giới như: công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. + Thương mại, du lịch, dịch vụ cũng phát triển mạnh nhờ đó dân Nhật có thu nhập bình quân/ người rất cao. 2. Trung Quốc + Là nứoc đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối cải cách và mở cửa, phat shuy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đay nền kinh tế TQ đã có những thay đổi lớn lao. - Thành tựu quan trọng nhất là: + Đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ dân + Phát triển nha h một nền công nghiệp hoàn chỉnh, có một số ngha hf hiện đại như; điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng khồg vũ trụ. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (trên 7%). Sản lượng lương thực, điện, than đứng đầu thế giới. 1, Nêu những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông á? 2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sông Hoàng Hà và sông Trường giang? 3. Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông á?Điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào? 4. Nêu tên các nước và vùng lảnh thổ Đông á và vai trò của các nước và vùng lãnh thổ Đông á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới? - Đông á gồm các nước: TQ, Hàn Quốc, Nhật, Triều Tiên, và lãnh thổ Đài Loan.Vai trò của các quốc gia Đông á trên thế giới ngày càng lớn. - Nhật Bản là nước phát triển nhất châu A, đứng thú 2 thế giới sau Mĩ. Nhật có các ngành công nghiệp hàng đầu, sản phẩm bán rộng rãi trrên thị trường thế giới như hàng điện tử, hàng tiêu dùng, chế tạo ô tô, tàu biển. - Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, kinh tế phát triển nhanh chóng,tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm. Nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới như: than, lương thực, điện, Nay đang trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. - Hàn Quốc, Đài loan là nước và lãnh thổ công nghiệp mới, tốc độ công nghiệp hoá rất nhanh. 5. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh ? nêu các thành tựu của kinh tế TQ? 6. Vì sao Nhật trỏ thành nước phát triển nhất châu á và đứng thứ 2 TG? 7. Giải thích vì sao phần phía tây Trung Quốc khí hậu khô hạn, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc? D. ĐÔNG NAM Á? 1. Vị trí địa lí ĐNA, ý nghĩa? 2. Đặc điểm địa hình ĐNA, ý nghĩa của các đồng bằng của khu vực này? 3. Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ mùa đông? vì sao chúng có đặc điẻm khác nhau như vậy? 4. Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở ĐNA? 5. Vì sao nói ĐNA có nền văn hoá gần gũi nhau? sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của ĐNA tạo thuận , khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước? 6. Đặc điểm kinh tế ĐNA? Vì sao nói kinh tế ĐNA phát triển nhanh song chưa vững chắc? E. ASEAN 1. Các nước ĐNA có đk thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? 2. Mục tiêu hợp tác của Asean thay đổi như thế nào qua thời gian? 3. Phân tích những lợi thế, khó khăn của việt nam khi gia nhập Asean? II. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC I. Các nhân tố hình thành khí hậu: 1. Vỹ độ địa lí. - Vùng nội chí tuyến, mặt trời chiếu vuông góc xuống mặt đất,nhận được nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao: Nhiệt đới - Từ chí tuyến đến vòng cực, góc chiếu mặt trời giảm dần, nhiệt độ giảm, không nóng như đới nóng, không lạnh như đới lạnh: Ôn đới - Từ vòng cực đến cực,góc chiếu mặt trời nhỏ, nhận được ít ánh sáng, nhiêt độ thấp: Hàn đới 2. Địa hình; - Độ cao địa hình: khí hậu phân hoá từ chân núi lên đỉnh núi - Địa hình đón gió hay khuất gió: sườn đón gió nhiều mưa, ngược lại sướn khất gió mưa ít - Địa hình bờ biển: Địa hình bờ biển càng bị chia cắt, khúc khuỷu thì ảnh hưởng của biển vào đất liền càng lớn, độ ẩm ccàng cao. 3. Kích thước lãnh thổ: kích thước lãnh thổ rông lớn thì vùng nằm bên trong nội địa khí hậu khô hạn, mùa hè nóng, mùa đông rất lạnh. 4. Vị trí gần hay xa biển: Vùng gần biển mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa hè mát, mùa đông ấm hơn vùng nằm xa biển. II. Sự hình thành các loại gió chính trên trái đất: III. Bài tập: 1. Giải thích vì sao thủ đô Oen-lin-tơn (410N, 1750Đ) của Niu-di-lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ? - Vào ngày 22 tháng 12(Đông Chí), tia sáng Mặt trời chiếu thẳng gốc vào chí tuyến Nam => Nam Bán Cầu nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên đây là mùa hạ của Nam Bán Cầu mà Thủ đô Oen -lin-tơn nằm ở Bán Cầu Nam gần với đường chí tuyến Nam nên đón năm mới vào những ngày nắng ấm. 2, Vẽ sơ đồ các vành đai gió, nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên trái đất? 3, Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, trình bày mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên? 4, vẽ sơ đồ các đới khí hậu trên trái đất. Giải thích sự hình thành các đới khí hậu trên tráI đất? 5. Hướng dẫn phân tích các biểu đồ hình 20.2 trang 71 SGK: * Biểu đồ A: - Nhiệt độ + Nhiệt độ cao quanh năm, có 2 lần nhiệt độ lên cao + Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 4,11 ≈ 300C + Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 12,1 ≈ 270C + Biên độ nhiệt trong năm: 30 => chênh lệch nhiệt độ không nhiều - Lượng mưa + Mưa không đều, phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa tháng 5 -> tháng 9 mùa khô tháng 10 -> tháng 4 => Khí hậu nhiệt đới gió mùa * Biểu đồ B - Nhiệt độ + Nóng quanh năm > 260C - Lượng mưa Mưa nhiều quanh năm, mưa nhiều vào tháng 4, tháng 10 => Khí hậu xích đạo ẩm * Biểu đồ C - Nhiệt độ + Nhiệt độ tháng thấp nhất: Tháng 7: - 100C => mùa đông lạnh + Nhiệt độ tháng cao nhất: Tháng 12,1 ≈ 150C + Biên độ nhiệt trong năm: 250C => chênh lệch lớn - Lượng mưa: + Mưa đều quanh năm, có những tháng mưa dưới dạng tuyết rơi + Số tháng mưa nhiều tháng 6 -> tháng 9 => Khí hậu ôn đới lục địa * Biểu đồ D - Nhiệt độ + Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1, 2: 50C => mùa đông không lạnh lắm + Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 7,8: 250C -> mùa hạ nóng + Biên độ nhiệt trong năm khoảng 200C - Lượng mưa: + Phân bố không đều + Mưa nhiều vào tháng 10 -> 12 (mùa đông) + Mưa ít vào các tháng 6 -> 8 (mùa hạ) Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải Tuần 9, 10 III. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Nhà nướcc ta khẳng định vị thế của VN: VN là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vện lãnh thổ, gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” Việt nam là một bộ phận của thế giới: + Vn gắn liền với lục địa á- âu, thuộc ĐNA + VN có biển là một bộ phận của biển Đông 1, Vì sao khẳng định VN là quốc gia tiêu biểu , thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA? - Về tự nhiên: Tính chất bao trùm của thiên nhiên Việt nam là tính chất nhiệt đới gió mùa, là tính chất chung của khu vực. - Về văn hoá: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc gắn bó với khu vực và có nhiều nét tương đồng nhau (vd) - Về lịch sử: là lá cờ đầu chống thực dân đế quốc. 2, Công cuộc đổi mới của VN bắt đầu từ năm nào? Thành tựu vn đã đạt được trong thời gian qua? Công cuộc đổi mới của vn bất đầu từ năm 1986 đến nay đã đạt những thành tựu, to lớn, toàn diện: Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kt-xh kéo dài, kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP 7%\ năm. Đời sống nhân dân được cảI thiện rõ rệt. Từ chỗ thiếu ăn phảI nhập khâu lương thực, nay trở thành 1 trong 3 nước xk gạo lớn nhất TG (Thái Lan, VN, Hoa Kì) Công nghiệp phát triển nhanh, Nhiều khu CN, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao được hình thành Các ngành DV phát triển nhanh, ngày càng đa dạng Phát triển kinh tế nhiều thành phần, I. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ: 1, Đặc điểm vị trí địa lí co ảnh hưởng như thế nào tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ? -Vị trí nội chí tuyến, cầu nối giữa đất liền và hải đảo, nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật làm cho thiên nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới, gió mùa, ẩm. Không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam á, Bắc Phi. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng. Vd: tính chất nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm trên 210C. Gió mùa và biển mang đến một lượng mưa lớn 1500 -2000mm/năm, độ ẩm > 80%. 2, Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? - Hình dạng lãnh thổ kéo dài bắc nam, hẹp ngang, bờ biển dài uốn cong hình chữ S: Có tác động đến tự nhiên là: + Làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng từ bắc vào nam, từ đông sang tây. + Biển ảnh hưởng sâu vào đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm Đối với giao thông: + Cho phép nước ta phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, hàng không + Lãnh thổ hẹp ngang, nằm sát biển, làm chia cắt giao thông B- N, thiên tai phá hoại các công trình giao thông 3, Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổVN có thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? - Tạo thuận lợi cho VN phát triển kinh tế toàn diện - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước đông nam á và thế giới trong xu thế toàn cầu hoá - Phaỉ luôn chú ý bảo vệ đất nước, Phòng chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời...) II. BIỂN VIỆT NAM 1. Chứng minh biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ĐNA - Biển lớn: đứng thứ 3 trong số các biển thuộc Thái Bình Dương - Tương đối kín: Thông với Thái Bình Dương qua các eo biển hẹp - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: trải từ xích đạo tới chí tuyến bắc, chế độ hải văn theo mùa 2. Biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh qua các yếu tố khí hậu biển? Tính chất nhiệt đới: - Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 230C, không đóng băng. Nhiệt độ thay đổi theo mùa: mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. Tính chất gió mùa: - Chế độ gió: tháng 10 – tháng 4: gió Đông Bắc. tháng 5 – 11: gió Tây Nam. - Dòng biển: hoạt động theo mùa Tính chất ẩm: lượng mưa tb 1100 -1300 mm/năm. 3. Biển đã đem lại những thuận lợi khó khăn gì cho sx và đời sống của nhân dân ta? Cần có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển VN? III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM 1. Lịch sử phát triển tự nhiên nước ta trải qua những giai đoạn nào? Giai đoạn nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?( Tân kiến tạo) 2. ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo đối với sự phát triển tự nhiên hiện nay? (Trình bày quá trình biến đổi cơ bản của lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Tân kiến tạo?) - Nâng cao địa hình, làm núi non sông ngòi trẻ lại - Xuất hiện các cao nguyên ba zan - Sụt lún tạo ra các đồng bằng phù sa trẻ ( Vd) - Mở rộng biển đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa - Góp phần hình thành khoáng sản: dầu mỏ, bôxits, than bùn... - Tiến hoá giới sinh vật, xuất hiện loài người. IV. KHOÁNG SẢN VN: Chứng minh khoáng sản nước ta phong phú đa dạng? Nguyên nhân? Nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta, biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản? V. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM - 3 Đặc điểm: + + + Vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Vn? Chứng minh địa hình nước ta là địa hình già được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào? Giải thích sự hình thành các dạng địa hình: a, Địa hình cacxtơ Nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôI gây phản ứng hoà tan đá CACO3 + H2CO3 => Ca(HCO3)2 Vì vậy bên trên núi đá vôi lởm chởm, sắc nhọn, bên trong có các hang động, thạch nhũ rất đẹp b, Địa hình cao nguyên bazan Vào gđ Tân sinh, vận động tạo núi làm đứt gãy địa hình, dung nham núi lữa phun theo các đứt gãy, tạo ta các cao nguyên bazan ở Tây Nguyên, Nghệ An... c, Địa hình đồng bằng phù sa mới: Tân kiến tạo gây ra các sụt lún, sau đó được sông ngòi mang vật liệu, phù sa tới bồi đắp mà thành d, Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa - Đê sông chủ yếu ở dọc 2 bờ sông Hồng, sông Thái Bình do nhân dân đắp để chống lũ lụt - Đê biển: đắp ven biển chống thuỷ triều, ngăn mặn - Hồ chứa: Đắp đập ngăn sông, suối để làm thuỷ lợi và thuỷ điện 6. Địa hình vùng núi Đông Bắc
File đính kèm:
- dia_li_chau_a.doc