Ôn tập Văn bản lớp 8 - Chương trình Học kì II

Bàn luận về phép học

Nguyễn Thiếp

Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.

Thuế máu

Nguyễn Ái Quốc Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.

Đi bộ ngao du

Ru-xô Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Văn bản lớp 8 - Chương trình Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần văn bản:
Văn bản
Tác giả
Nội dung
Nhớ rừng
Thế Lữ
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Quê hương
Tế Hanh
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Khi con tu hú
Tố Hữu
Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Ngắm trăng
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm..
Đi đường
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Thuế máu
Nguyễn Ái Quốc
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
Đi bộ ngao du
Ru-xô
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. 
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Mô-li-e
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
II. Thơ:
Nhớ rừng:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, 
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa. 
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, 
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, 
Với khi thét khúc trường ca dữ dội, 
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, 
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, 
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. 
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, 
Là khiến cho mọi vật đều im hơi. 
Ta biết ta chúa tể của muôn loài, 
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi. 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? 
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, 
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? 
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? 
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Quê hương:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: 
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. 
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. 
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... 
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ 
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. 
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe". 
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng, 
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng, 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; 
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, 
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, 
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi con tu hú:
Khi con tu hú gọi bầy 
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 
Trời xanh càng rộng càng cao 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... 
Ta nghe hè dậy bên lòng 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. 
Ngột làm sao, chết uất thôi 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tức cảnh Pắc Bó:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Ngắm trăng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngăm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Đi đường:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, 
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
 Đi đường mới biết gian lao, 
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
 Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Nước Đại Việt ta:
Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Núi sông bờ cỏi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương; 
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
Song hào kiệt đời nào cũng có. 
Cho nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại; 
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; 
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét 
Chứng cớ còn ghi.

File đính kèm:

  • docon_tap_VB_lop_8_hoc_ki_II.doc
Giáo án liên quan