Ôn tập Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.

Các chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật: tiếng trống dồn dập, người tứ xứ đến xem đông như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, người ta chen lấn nhau, quây kín sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao xem cho rõ.

Câu 2: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ?

Cách đánh của ông Cản Ngũ khác hẳn cách đánh của Quắm Đen.

- Quắm Đen thì lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường.

- Ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.

Câu 3: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?

Việc ông Cản Ngũ bước hụt làm tình hình keo vật thay đổi hẳn

Ông Cản Ngũ bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bước lên. Người xem reo ồ lên và đinh ninh ông Cản Ngũ sẽ bị vật ngã. Keo vật trở nên sôi động, hấp dẫn người xem, không còn vẻ chán ngắt như lúc trước.

Câu 4: Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?

Theo em, Quắm Đen trẻ tuổi, có sức khoẻ, có tinh thần hăng hái nhưng nóng nảy và thiếu mưu trí. Ông Cản Ngũ thì cao tuổi hơn, không còn nhanh nhẹn bằng Quắm Đen, nhưng ông rất khoẻ, giàu kinh nghiệm vật và rất mưu trí. Ông để Quắm Đen ôm chân mình chính là đưa Quắm Đen vào thế bị động và cuối cùng ông đã bình tĩnh nhấc bổng Quắm Đen lên một cách dễ dàng. Như vậy là ông đã thắng nhờ sức khoẻ (cái chân ông chắc như cột sắt), nhờ kinh nghiệm và mưu trí.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Kim Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
LỚP:
TÊN:
NỘI DUNG HỌC TẬP TUẦN 25
MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 3
Ngày:././.
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
I/ MÔN TẬP ĐỌC
Hội vật
1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ.
2. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ Keo vật xem chừng chán ngắt. 
3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt , mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã.
4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.
Theo KIM LÂN
Học sinh đọc bài nhiều lần và vận dụng trả lời câu hỏi ở phần tìm hiểu bài:
+ Giảng từ khó: 
- Tứ xứ : bốn phương, khắp nơi.
- Sới vật : khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật
- Khôn lường : không thể đoán định trước
- Keo vật : một hiệp đấu vật
- Khố : mảnh vải dài, hẹp, quấn che phần dưới thân người.
Tìm hiểu bài:
 HS đọc thầm bài và trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1
Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
Câu 2
Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ?
Câu 3
Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Câu 4
Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
 Nội dung chính của bài: Câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( một già, một trẻ, tính nết khác nhau ) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
II/ Chính tả(Nghe - viết)
Hội vật
Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân.
Theo Kim Lân
Hướng dẫn 
Phụ huynh cho học sinh đọc bài nhiều lần, cho HS phát hiện từ khó viết, phân tích và viết bảng con hay giấy nháp.
Phụ huynh đọc bài cho học sinh viết vào vở.
Học sinh kiểm tra lỗi chính tả. Nếu sai thì sửa, trên 5 lỗi học sinh sẽ chép lại đoạn văn trên.
Bài viết:
Luyện tập
 2/60 Tìm các từ và điền vào chỗ . 
Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
Màu hơi trắng: .
Cùng nghĩa với siêng năng:.
Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió:.
III/ MÔN TẬP ĐỌC
Hội đua voi ở Tây Nguyên
    Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua, trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
    Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất, cả bầy hăng máu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng trai man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.  Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt tình cổ vũ, khen ngợi chúng.
Theo LÊ TẤN
+ Giảng nghĩa từ khó:
 Trường đua : nơi diễn ra cuộc đua
- Chiêng : nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.
- Man-gát : người điều khiển voi (cách gọi của đồng bào Tây Nguyên)
- Cổ vũ : khuyến khích, động viên cho hăng hái hơn.
- Nội dung chính của bài: 
Bài văn miêu tả lễ hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
 Tìm hiểu bài:
Học sinh đọc bài nhiều lần và vận dụng trả lời câu hỏi ở phần tìm hiểu bài. 
Câu 1: Tìm các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua
Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... người phi ngựa giỏi nhất.
Câu 2: Cuộc đua diễn ra thế nào ?
Em hãy đọc đoạn sau: Đến giờ xuất phát... đến hết.
Câu 3: Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương ?
Em hãy đọc đoạn cuối bài, chú ý tới hình ảnh những chú voi đua về đích đầu tiên.
ĐÁP ÁN :
 Chính tả
Hội vật
Luyện tập
 2/60 Tìm các từ và điền vào chỗ . 
Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
Màu hơi trắng: trăng trắng
Cùng nghĩa với siêng năng: chăm chỉ
Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió: chong chóng
TẬP ĐỌC
HỘI VẬT
Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
Các chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật: tiếng trống dồn dập, người tứ xứ đến xem đông như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, người ta chen lấn nhau, quây kín sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao xem cho rõ.
Câu 2: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ?
Cách đánh của ông Cản Ngũ khác hẳn cách đánh của Quắm Đen.
- Quắm Đen thì lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường.
- Ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.
Câu 3: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Việc ông Cản Ngũ bước hụt làm tình hình keo vật thay đổi hẳn 
Ông Cản Ngũ bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bước lên. Người xem reo ồ lên và đinh ninh ông Cản Ngũ sẽ bị vật ngã. Keo vật trở nên sôi động, hấp dẫn người xem, không còn vẻ chán ngắt như lúc trước.
Câu 4: Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
Theo em, Quắm Đen trẻ tuổi, có sức khoẻ, có tinh thần hăng hái nhưng nóng nảy và thiếu mưu trí. Ông Cản Ngũ thì cao tuổi hơn, không còn nhanh nhẹn bằng Quắm Đen, nhưng ông rất khoẻ, giàu kinh nghiệm vật và rất mưu trí. Ông để Quắm Đen ôm chân mình chính là đưa Quắm Đen vào thế bị động và cuối cùng ông đã bình tĩnh nhấc bổng Quắm Đen lên một cách dễ dàng. Như vậy là ông đã thắng nhờ sức khoẻ (cái chân ông chắc như cột sắt), nhờ kinh nghiệm và mưu trí.
TẬP ĐỌC
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
Câu 1: Tìm các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua
Các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua :
Chọn sẵn đoạn đường đua tốt, phẳng lì, dài hơn trăm cây số, chiêng khua trống đánh vang lừng. Mười chú voi dàn hàng ngang ở nơi xuất phát, hai chàng man gát ăn mặc đẹp đẽ ngồi sẵn trên voi với vẻ rất bình tĩnh.
Câu 2:Cuộc đua diễn ra thế nào ?
Cuộc đua diễn ra như sau : Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên. Mười con voi lao đầu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về đích.
Câu 3:Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương ?
Cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương của voi đua : các chú voi chạy tới đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đang nhiệt liệt cổ vũ cho chúng.

File đính kèm:

  • docxon_tap_tieng_viet_khoi_3_tuan_25_truong_tieu_hoc_kim_dong.docx